ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 47/2021/QĐ-UBND |
Hà Tĩnh, ngày 19 tháng 11 năm 2021 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015, Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 10/2020/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô;
Căn cứ các Thông tư của Bộ Giao thông vận tải: Số 12/2020/TT-BGTVT ngày 29 tháng 5 năm 2020 quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ; số 02/2021/TT-BGTVT ngày 04 tháng 02 năm 2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2020/TT-BGTVT ngày 29 tháng 5 năm 2020 quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông vận tải tại Tờ trình số 3297/TTr-SGTVT ngày 22 tháng 9 năm 2020, Công văn số 3877/SGTVT-QLVT ngày 28 tháng 10 năm 2021 về việc ban hành các quy định về quản lý hoạt động vận tải trên địa bàn tỉnh; Báo cáo thẩm định số 419/BC-STP ngày 18 tháng 9 năm 2020 và Văn bản số 931/STP-XDKT&TDTHPL ngày 14 tháng 10 năm 2021 của Sở Tư pháp.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này Quy định về quản lý hoạt động của xe ô tô vận tải trung chuyển hành khách trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 12 năm 2021.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã; các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA XE Ô TÔ VẬN TẢI TRUNG
CHUYỂN HÀNH KHÁCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH
(Kèm theo Quyết định số: /2021/QĐ-UBND ngày tháng năm 2021
của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh)
Quy định này quy định về việc quản lý hoạt động của xe ô tô vận tải trung chuyển hành khách để tổ chức đón khách từ điểm hẹn đến bến xe, điểm dừng đón, trả khách trên tuyến và ngược lại trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
1. Các doanh nghiệp, hợp tác xã có Giấy phép kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo loại hình tuyến cố định được Sở Giao thông vận tải Hà Tĩnh chấp thuận khai thác tuyến cố định trên địa bàn tỉnh.
2. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Điều 3. Quy định về xe trung chuyển hành khách
1. Xe ô tô sử dụng để vận tải trung chuyển hành khách không được hoạt động kinh doanh vận tải theo quy định tại Khoản 10, Điều 26 và phải đáp ứng các quy định tại Điều 21 Thông tư số 12/2020/TT-BGTVT ngày 29/5/2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ vận tải đường bộ (sau đây gọi tắt là Thông tư số 12/2020/TT- BGTVT).
2. Số lượng, chất lượng, cách bố trí ghế ngồi trong xe trung chuyển phải đảm bảo đúng theo thiết kế của xe; trên xe trung chuyển phải trang bị dụng cụ thoát hiểm, bình chữa cháy còn sử dụng được và còn hạn sử dụng theo quy định.
3. Đáp ứng quy định về thiết bị giám sát hành trình của xe thực hiện theo các nội dung quy định tại Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4, Khoản 5 và Khoản 6 Điều 12, Nghị định số 10/2020/NĐ-CP ngày 17/01/2020 của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.
4. Xe trung chuyển phải thuộc quyền sở hữu và sử dụng hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách tuyến cố định.
5. Chỉ được sử dụng xe trung chuyển để vận chuyển hành khách từ điểm hẹn đến bến xe, điểm dừng đón, trả khách trên tuyến đã đăng ký khai thác và ngược lại; hành khách không phải trả thêm bất kỳ khoản chi phí nào khác ngoài giá vé trên tuyến cố định theo quy định.
Điều 4. Phạm vi hoạt động của xe trung chuyển
1. Xe trung chuyển hành khách chỉ được sử dụng để vận chuyển hành khách đi trên các tuyến cố định của doanh nghiệp, Hợp tác xã kinh doanh vận tải đến bến xe, điểm đón trả khách trên tuyến hoặc ngược lại theo phương án kinh doanh của đơn vị.
2. Xe trung chuyển hành khách không được hoạt động vượt quá ranh giới địa bàn tỉnh Hà Tĩnh sang phạm vi tỉnh liền kề để đón, trả khách.
Điều 5. Thời gian hoạt động của xe trung chuyển
1. Xe trung chuyển hành khách được phép hoạt động trung chuyển hành khách trên địa bàn trong phạm vi quy định 24/24 giờ, nhưng phải đảm bảo phù hợp với thời gian đi và đến theo phương án, biểu đồ hoạt động của phương tiện vận tải tuyến cố định mà đơn vị đã đăng ký với cơ quan quản lý tuyến và niêm yết tại bến xe (trước giờ xuất bến và sau giờ đến bến 01 giờ 30 phút).
2. Xe trung chuyển hành khách được ưu tiên hoạt động khi tổ chức giao thông tại đô thị.
Điều 6. Quyền hạn, trách nhiệm của lái xe
1. Thực hiện các nội dung quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 8, 9, 11 Điều 27 Thông tư số 12/2020/TT-BGTVT , quy trình bảo đảm an toàn giao thông và các quy định khác có liên quan.
2. Có quyền từ chối vận chuyển nếu hành khách không có mặt đúng giờ tại điểm đón; có quyền phản ánh, kiến nghị đến các cơ quan có thẩm quyền về các hành vi vi phạm của bến xe khách (nếu có).
3. Chỉ được phép hoạt động trong phạm vi quy định theo phương án kinh doanh của đơn vị; không được phục vụ vận chuyển hành khách của các loại hình kinh doanh vận tải khác.
4. Chấp hành nội quy và hướng dẫn của nhân viên điều hành bến xe khách khi xe vào bến đón, trả khách.
Điều 7. Quyền hạn và trách nhiệm của hành khách đi xe
1. Được yêu cầu doanh nghiệp, hợp tác xã cung cấp dịch vụ đúng thời gian, địa điểm hẹn đón và không phải trả thêm tiền ngoài giá cước đã quy định.
2. Được khiếu nại, phản ánh những hành vi vi phạm quy định về quản lý vận tải của đơn vị kinh doanh vận tải, người lái xe và yêu cầu bồi thường thiệt hại (nếu có).
3. Có trách nhiệm đăng ký trung chuyển hành khách với đơn vị vận tải, phải có mặt đúng giờ tại điểm đón theo lịch hẹn với đơn vị vận tải.
4. Chấp hành các quy định khi đi xe để đảm bảo an toàn, an ninh trật tự trên xe; lên, xuống xe tại bến xe hoặc các điểm đón, trả khách theo quy định và các quy định pháp luật khác có liên quan.
Điều 8. Quyền hạn và trách nhiệm của đơn vị kinh doanh vận tải
1. Thực hiện các nội dung quy định tại Điều 26, Thông tư số 12/2020/TT- BGTVT và các quy định khác có liên quan.
2. Trước khi đưa xe vào hoạt động phải đăng ký với đơn vị quản lý bến xe khách để được ra, vào bến đón, trả khách.
3. Chấp hành sự điều động phương tiện của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để giải tỏa hành khách trong các dịp lễ, tết hoặc các trường hợp đặc biệt khác theo quy định của pháp luật.
1. Tổ chức quản lý và cấp phù hiệu “XE TRUNG CHUYỂN” theo mẫu quy định tại Khoản 3 Điều 21 Thông tư số 12/2020/TT-BGTVT cho các xe hoạt động vận tải trung chuyển hành khách của các doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định trên địa bàn tỉnh.
2. Chủ trì, phối hợp Công an tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh trong công tác quản lý hoạt động xe trung chuyển hành khách trên địa bàn tỉnh.
3. Tổ chức kiểm tra và xử lý những vi phạm liên quan đến quản lý hoạt động xe trung chuyển hành khách trên địa bàn tỉnh theo quy định.
4. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến những quy định về công tác quản lý hoạt động xe trung chuyển hành khách trên địa bàn tỉnh.
5. Định kỳ hoặc đột xuất báo cáo công tác quản lý hoạt động xe trung chuyển hành khách trên địa bàn tỉnh theo quy định.
1. Tổ chức kiểm tra và xử lý những vi phạm liên quan đến quản lý hoạt động xe trung chuyển hành khách trên địa bàn tỉnh theo quy định.
2. Kết nối, chia sẻ thông tin về xử phạt vi phạm hành chính đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng ô tô với Sở Giao thông vận tải để phối hợp quản lý.
Điều 11. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
1. Phối hợp với Sở Giao thông vận tải tăng cường công tác quản lý hoạt động xe trung chuyển hành khách thuộc địa bàn quản lý.
2. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến những quy định về công tác quản lý hoạt động xe trung chuyển hành khách trên địa bàn.
1. Giám đốc Sở Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm tổ chức triển khai, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Quy định này.
2. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có phát sinh, vướng mắc, các ngành, địa phương, tổ chức và cá nhân phản ánh bằng văn bản về Sở Giao thông vận tải để nghiên cứu, tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.