ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 47/2016/QĐ-UBND |
Bắc Ninh, ngày 21 tháng 12 năm 2016 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ QUAN ĐIỂM VÀ NGUYÊN TẮC ĐẦU TƯ XỬ LÝ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH, GIAI ĐOẠN 2016-2020
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC NINH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường năm 2014;
Căn cứ các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh: số 31/2016/NQ-HĐND ngày 08/12/2016 về việc hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp và hạ tầng nông thôn giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh; số 35/2016/NQ-HĐND18 ngày 08/12/2016 về quan điểm và nguyên tắc đầu tư xử lý ô nhiễm môi trường nông thôn và ô nhiễm môi trường làng nghề trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2016-2020;
Xét đề nghị của Sở Tài nguyên và Môi trường,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quan điểm và nguyên tắc đầu tư xử lý ô nhiễm môi trường nông thôn và ô nhiễm môi trường làng nghề trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2016-2020, với các nội dung chủ yếu như sau:
1. Đối với môi trường nông thôn
- Đối với xử lý chất thải từ hoạt động chăn nuôi, hạ tầng nông thôn (hệ thống thoát nước…): thực hiện theo Quyết định số 46/2016/QĐ-UBND ngày 21/12/2016 của UBND tỉnh về việc hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp và hạ tầng nông thôn giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh. Riêng các chất thải phát sinh từ hoạt động chăn nuôi thì các hộ gia đình, cá nhân bỏ chi phí xây dựng Biogas để xử lý trước khi thải ra khu xử lý chung;
- Đối với việc thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt: Nhà nước hỗ trợ kinh phí vận chuyển, xử lý từ điểm tập kết đến khu xử lý; kinh phí mua chế phẩm sinh học để khử mùi. Nhân dân đóng góp kinh phí thu gom, vận chuyển từ gia đình đến điểm tập kết;
- Đối với việc kiểm soát bao bì hóa chất bảo vệ thực vật đã sử dụng: Nhân dân đóng góp kinh phí thu gom, vận chuyển đến khu xử lý. Nhà nước hỗ trợ kinh phí xây dựng khu xử lý chung;
- Đối với việc xử lý chất thải từ hoạt động trồng trọt: Kinh phí thu gom, xử lý do nhân dân đóng góp.
2. Đối với môi trường làng nghề
2.1 Về xử lý nước thải
- Đối với các doanh nghiệp đầu tư mới: Phải tự đầu tư và vận hành công trình xử lý nước thải đảm bảo theo tiêu chuẩn quy định trước khi thải ra hệ thống xử lý chung.
- Đối với làng nghề đã tồn tại từ lâu đời:
+ Đối với nước thải phát sinh tại các cơ sở: Các cơ sở phải tự đầu tư hệ thống xử lý nước thải sơ bộ trước khi đấu nối vào hệ thống thu gom, xử lý tập trung.
+ Đối với công trình xử lý nước thải tập trung: Đề nghị áp dụng như làng nghề sản xuất giấy tại phường Phong Khê. Trong đó, Nhà nước hỗ trợ 80% tổng kinh phí thực hiện dự án, 20% còn lại do doanh nghiệp, cơ sở phát sinh chất thải đóng góp (UBND cấp huyện yêu cầu các doanh nghiệp trong làng nghề phải ký cam kết và đóng góp đủ 20% tổng kinh phí thì mới cho thực hiện dự án). Kinh phí vận hành công trình xử lý chất thải tập trung do các doanh nghiệp trong làng nghề đóng góp chi trả 100%.
2.2 Về xử lý chất thải rắn
- Đối với chất thải rắn tồn đọng tại các làng nghề từ trước đến nay: Nhà nước hỗ trợ 100% kinh phí để thu gom, vận chuyển và xử lý.
- Đối với chất thải rắn phát sinh từ các cơ sở sản xuất trong làng nghề: Các cơ sở sản xuất phải bỏ chi phí thuê đơn vị có đủ năng lực để thu gom, vận chuyển và xử lý.
2.3 Về xử lý khí thải: Các cơ sở sản xuất trong làng nghề phải đầu tư xây dựng hệ thống xử lý khí thải đảm bảo khí thải sau khi xử lý đạt Quy chuẩn môi trường Việt Nam hiện hành.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 01/01/2017.
Thủ trưởng các cơ quan trực thuộc UBND tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân liên quan căn cứ Quyết định thực hiện./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.