ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 47/2011/QĐ-UBND |
ngày 27 tháng 07 năm 2011 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND đã được Quốc hội thông qua ngày 26/11/2003;
Căn cứ Quyết định số 14/2008/QĐ-TTg ngày 22 tháng 01 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch tổng thể phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học ở Việt Nam đến năm 2020;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tại Tờ trình số 19/TTr-SKHCN ngày 22/3/2011về việc ban hành tiêu chí lựa chọn và chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào Trung tâm Ứng dụng Công nghệ Sinh học tỉnh Đồng Nai,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định tiêu chí lựa chọn và chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào Trung tâm Ứng dụng Công nghệ Sinh học tỉnh Đồng Nai, gồm 04 chương, 24 điều.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND huyện Cẩm Mỹ; các doanh nghiệp và các nhà đầu tư có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG NAI |
TIÊU
CHÍ LỰA CHỌN VÀ CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH DOANH NGHIỆP ĐẦU TƯ VÀO TRUNG TÂM ỨNG DỤNG
CÔNG NGHỆ SINH HỌC TỈNH ĐỒNG NAI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 47/2011/QĐ-UBND ngày 27 tháng 7 năm 2011 của
UBND tỉnh Đồng Nai)
Quy định này nhằm tạo cơ sở cho việc xem xét chấp thuận dự án đầu tư của các nhà đầu tư để cấp giấy phép đầu tư, giao đất, cho thuê đất, hợp tác trong Khu Trung tâm Ứng dụng Công nghệ Sinh học tỉnh Đồng Nai (sau đây gọi là Trung tâm Ứng dụng CNSH) và việc xem xét áp dụng các chính sách khuyến khích.
Điều 2. Phạm vi và đối tượng áp dụng
Quy định này áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và đơn vị sự nghiệp hoạt động theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ đầu tư vào Trung tâm Ứng dụng Công nghệ Sinh học (sau đây gọi chung là nhà đầu tư).
TIÊU CHÍ LỰA CHỌN DOANH NGHIỆP ĐẦU TƯ VÀO TRUNG TÂM ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SINH HỌC
Nhà đầu tư khi đầu tư vào Trung tâm Ứng dụng CNSH phải cam kết đăng ký kinh doanh; mở chi nhánh (sau khi được chấp thuận dự án) tại Trung tâm Ứng dụng CNSH khuyến khích các doanh nghiệp hoạt động độc lập.
Nhà đầu tư khi có nhu cầu thuê đất để đầu tư vào Trung tâm Ứng dụng CNSH phải thực hiện theo thủ tục hướng dẫn đầu tư vào Trung tâm và lập phương án đầu tư sơ bộ về dự án (đối với dự án từ 10 ha trở lên, các dự án đầu tư có điều kiện, các dự án BOT, BT, BTO), trình cơ quan có thẩm quyền xem xét chấp thuận theo quy định. Nội dung của dự án đầu tư tuân thủ theo quy định của Luật Xây dựng và các quy định hiện hành về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. Đồng thời, nhà đầu tư muốn đầu tư vào Trung tâm Ứng dụng CNSH thì công nghệ và các sản phẩm phải thuộc danh mục Công nghệ cao, Công nghệ Sinh học, cụ thể như sau:
1. Công nghệ ứng dụng CNSH:
a) Ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất các giống cây trồng, vật nuôi cho chất lượng và năng suất cao, ổn định. Cụ thể, doanh nghiệp ứng dụng một trong các nhóm công nghệ sau đây:
- Công nghệ chuyển gen tạo giống cây có năng suất, chất lượng cao, sức đề kháng sâu bệnh, điều kiện thời tiết bất lợi.
- Công nghệ tích hợp đa gen, công nghệ làm “Câm” gen, công nghệ chỉ thị phân tử tạo các giống cây trồng mới.
- Công nghệ nuôi cấy mô để tạo vật liệu, nhân nhanh giống sạch bệnh.
- Công nghệ tạo vi củ (micro) nuôi trong ống nghiệm.
- Công nghệ cứu phôi để phục tráng các cây trồng bản địa.
- Công nghệ đơn bội, công nghệ dung hợp tế bào trần để chọn giống thuần nhanh.
- Công nghệ sản xuất hàng loạt, chất lượng đồng bộ cây giống từ khâu đầu tiên tới cuối cùng (rau và hoa).
- Công nghệ OPU (Ovum pick up) - IVM (Invitro Maturity) - IVF (Invitro Fertilization) - IVC (Invitro Culture) và ET (Embrya Transfer) giúp rút ngắn thời gian và nhân nhanh đàn bò sữa có chất lượng cao.
- Công nghệ chọn tạo giống mới bằng gây đột biến gen (sử dụng kỹ thuật phóng xạ hạt nhân, hóa chất…).
- Công nghệ tạo giống vật nuôi có tốc độ phát triển nhanh và kháng bệnh.
b) Ứng dụng CNSH (enzym, vi sinh,…) trong sản xuất các chế phẩm sinh học phục vụ sản xuất công nghiệp và nông nghiệp:
- Công nghệ tách chiết và sản xuất protein.
- Công nghệ sản xuất chế phẩm liposome.
- Công nghệ chiết xuất các hoạt chất thiên nhiên từ nguồn dược liệu quý trong nước.
- Công nghệ nuôi trồng giống vi tảo làm nhiên liệu phục vụ các ngành công nghiệp mỹ phẩm, dược phẩm.
- Công nghệ sản xuất phân bón vi sinh thế hệ mới.
- Công nghệ sản xuất thuốc bảo vệ thực vật thế hệ mới.
- Công nghệ sản xuất các enzym để chế biến và bảo quản thực phẩm.
- Công nghệ sản xuất ethanol có độ tinh khiết cao từ sắn lát khô và nước mía theo hai công đoạn chưng cất và làm khan.
- Công nghệ sản xuất ethanol có độ tinh khiết cao từ xen-lu-lo và phụ phẩm nông nghiệp.
- Công nghệ sản xuất diesel sinh học từ hạt cây có dầu jatropha.
- Công nghệ sản xuất xúc tác enzym (lipaza) để sản xuất diesel sinh học từ các loại dầu mỡ động thực vật.
c) Ứng dụng CNSH trong bảo quản nông sản, đặc biệt là loại cây ăn trái thế mạnh của Đồng Nai (bưởi, sầu riêng, xoài, nhãn, chôm chôm, chuối…): Điều chỉnh thành phần không khí (MA - Modified Atmosphere, MAP - Modified Atmosphere Packaging và CA - Control Atmosphere); vi sinh vật (enzym ức chế sản sinh ethylen).
d) Ứng dụng CNSH trong xử lý môi trường:
- Công nghệ xử lý ô nhiễm (kim loại nặng, thuốc trừ sâu hóa học, Dioxin-POP, dầu tràn, hóa chất, mỏ…) bằng các tác nhân sinh học, thân thiện với môi trường.
- Công nghệ quản lý, xử lý ô nhiễm, tái sử dụng nước trong nuôi trồng thủy sản đạt một số chỉ tiêu cơ bản.
- Công nghệ chuyển hóa, sản xuất năng lượng từ chất thải.
đ) Ứng dụng công nghệ sinh học trong chế biến các nông sản: Công nghệ lên men vi sinh, enzim - protein, axit amin, axit hữu cơ, enzym công nghiệp, phụ gia thực phẩm, men và enzym thực phẩm.
e) Ứng dụng CNSH trong chuẩn đoán, điều trị:
- Công nghệ gen ứng dụng trong chẩn đoán, điều trị.
- Công nghệ DNA tái tổ hợp.
- Công nghệ tế bào gốc trong chuẩn đoán và điều trị.
- Công nghệ chế tạo, sản xuất vắc xin thế hệ mới, vắc xin tái tổ hợp phòng chống các bệnh nguy hiểm ở người.
- Công nghệ chế tạo, sản xuất protein tái tổ hợp phục vụ điều trị các bệnh hiểm nghèo.
- Công nghệ chế tạo và sản xuất các KIT chẩn đoán bệnh.
- Công nghệ chế tạo vắc xin thế hệ mới phòng chống các bệnh phổ biến cho gia súc, gia cầm.
- Công nghệ tế bào - phôi động vật.
- CNSH phân tử giúp phát hiện sinh vật lạ, sinh vật ngoại lai, sinh vật chuyển gen.
2. Sản phẩm công nghệ cao CNSH:
Sản xuất sản phẩm ứng dụng CNSH trong nông nghiệp, y tế phục vụ tiêu dùng, xuất khẩu và bảo vệ môi trường. Cụ thể, doanh nghiệp sản xuất một trong các nhóm sản phẩm sau đây:
a) Trong lĩnh vực nông nghiệp:
- Giống cây trồng, vật nuôi trên cơ sở áp dụng CNSH truyền thống có cải tiến và hiện đại (tế bào, gen,...).
- Các dòng thực vật biến đổi gen thích ứng với biến đổi khí hậu và môi trường bất thuận (chịu hạn, nóng, phèn mặn,…) Kháng sâu bệnh, tăng cường hiệu quả xử lý ô nhiễm môi trường (khử kim loại nặng, chất hữu cơ, các chất độc hại,… trong đất, nước).
- Cây giống invitro có hoạt tính dược, siêu sạch bệnh, có giá trị kinh tế cao … các vi củ (micro) nuôi trong ống nghiệm.
- Phụ gia sinh học sử dụng trong bảo quản và chế biến nông phẩm, dược phẩm.
- Chế phẩm sinh học trong sản xuất nông nghiệp, bảo quản và chế biến nông sản.
- Protein tái tổ hợp sử dụng làm thuốc trừ sâu sinh học, bảo quản trước và sau thu hoạch.
- Vắc xin thế hệ mới cho thú y.
- KIT sinh học, điện cực sinh học chẩn đoán trị liệu cây trồng, vật nuôi.
- Thuốc bảo vệ thực vật (diệt côn trùng, tuyến trùng diệt nấm, vi khuẩn gây bệnh).
- Phân vi sinh CNC (cung cấp chất dinh dưỡng vi sinh, chế phẩm phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng).
- Sinh khối thực vật (mô, tế bào, PLBs) sản xuất bằng bioreacter (fermenter) cung cấp cho các cơ sở sản xuất cây giống chất lượng cao quy mô công nghiệp.
- Mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt (GAP).
- Mô hình trồng rau, cây ăn quả công nghệ cao.
b) Trong công nghiệp:
- Thực phẩm bổ dưỡng được sản xuất bằng các quy trình CNSH công nghiệp.
- Các enzyme thủy phân (chịu nhiệt, chịu axit, ba zơ) dùng cho công nghiệp chế biến thực phẩm sản xuất thức ăn chăn nuôi (gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản) và sản xuất chất tẩy rửa.
- Chế phẩm probiotic cho người, cho chăn nuôi, nuôi trồng thủy hải sản.
- Chế phẩm sinh học sử dụng trong bảo quản và chế biến thực phẩm (bacteriocin).
- Các sinh khối vi sinh vật (vi khuẩn, vi nấm) sản xuất bằng công nghệ fermenters, cung cấp cho ngành sản xuất phân bón vi sinh và các chế phẩm xử lý môi trường, chế biến thực phẩm.
- Nhiên liệu sinh học thay thế nhiên liệu tự nhiên (Etanol, xăng dầu từ xenloluza, Hydro sử dụng Hydrogenase, dầu diesel từ dầu thực vật).
- Chất xúc tác enzym (lipaza) để sản xuất biodiesel sinh học từ các loại dầu mỡ động thực vật.
- Màng polymer sinh học.
- Enzim tái tổ hợp.
- Axit amin, Axit hữu cơ.
- Thiết bị nghiên cứu và sản xuất CNSH.
c) Trong lĩnh vực y tế
- Vắcxin thế hệ mới cho người.
- KIT chuẩn đoán trong y tế, Chip ADN.
- Protein tái tổ hợp phục vụ chữa một số bệnh cho người.
- Thuốc kháng sinh cho người.
- Vật liệu nano sinh học.
- Giác mạc được sản xuất từ tế bào gốc.
- Chỉ khâu kỹ thuật và màng mỏng sinh học dùng trong y tế.
- Các thuốc chữa bệnh đái tháo đường được sản xuất theo công nghệ giải phóng theo chương trình.
- Thuốc giải phóng chậm từ công nghệ chế tạo thuốc giải phóng chậm.
- Viên tác dụng chậm trên nền công nghệ Matrix.
- Dược liệu thuốc y học cổ truyền của Việt Nam có tác dụng tăng sức đề kháng, hệ miễn dịch chống các bệnh về virus.
- Dược liệu bảo vệ cơ thể khỏi phóng xạ.
- Dược liệu cổ truyền chống các bệnh về rối loạn chuyển hóa (gutt, hệ thống đường máu, tim mạch - lipit, ect).
- Nguyên liệu làm thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau.
d) Trong môi trường
- Chế phẩm sinh học cho xử lý môi trường.
- Thiết kế và chế tạo dây chuyền xử lý chất thải (rắn, lỏng) bằng công nghệ sinh học.
- Thiết bị xử lý ô nhiễm môi trường, xử lý chất thải tiên tiến khác.
- Các giống thực vật có khả năng xử lý ô nhiễm và bảo vệ môi trường hiệu quả cao.
3. Thiết bị khoa học trong lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ sinh học:
a) Thiết bị y tế trong công nghệ phân tích và công nghệ chiết xuất trong y học.
b) Các thiết bị, dụng cụ điều chỉnh, kiểm soát tự động (điều nhiệt, điều áp).
c) Các thiết bị, dụng cụ đo, kiểm (đo, kiểm cho chất lỏng, khí; đo, kiểm áp).
d) Các thiết bị phân tích định lượng công nghệ cao (Sắc ký lỏng cao áp HPLC, UV-vis…).
đ) Các thiết bị, dụng cụ phân tích lý, hóa (phân tích gas, khói, quang phổ, phóng xạ quang học, đo ánh sáng).
e) Các thiết bị, dụng cụ cân nhạy, kiểm tra độ cứng, đo mật độ.
g) Ống nhòm, thiết bị trong thiên văn học, các ống viễn vọng quang học (kính hiển vi quang học, kính hiển vi quang học đa hợp, kính hiển vi lập thể, v.v…).
h) Các dụng cụ tinh thể lỏng, các thiết bị laser và quang học khác.
i) Các thiết bị, dụng cụ cho chụp ảnh, quay phim, sợi quang học.
Có bản quyền về sản phẩm thuộc một trong các nhóm sản phẩm nêu ở Khoản 1 hoặc bản quyền về công nghệ thuộc một trong các nhóm công nghệ nêu trong Khoản 2, Điều 4 của Quy định này.
Ưu tiên doanh nghiệp nhận chuyển giao công nghệ từ kết quả nghiên cứu của các tổ chức nghiên cứu và phát triển trong Trung tâm Ứng dụng CNSH.
1. Diện tích thuê đất hoặc giao đất phải phù hợp với đơn vị quy hoạch của Trung tâm Ứng dụng CNSH và quy mô sử dụng nhỏ nhất phải tương ứng ít nhất là một đơn vị trong quy hoạch của Trung tâm Ứng dụng CNSH.
2. Ưu tiên dự án có suất đầu tư cao (đ/m2); (suất đầu tư = tổng mức đầu tư/tổng diện tích đất của dự án).
3. Trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày nhận mặt bằng nhà đầu tư phải khởi công xây dựng dự án. Thời hạn kết thúc xây dựng và đi vào sản xuất kinh doanh không quá 02 năm.
Ưu tiên tuyển dụng lao động ở tại địa bàn thực hiện dự án.
Điều 8. Hệ thống quản lý chất lượng
Hệ thống quản lý chất lượng của dự án phải đạt các tiêu chuẩn Quốc tế chuyên ngành (ví dụ: ISO 9000/2001, CMM, GMP, v.v.); phải áp dụng hệ thống quản lý doanh nghiệp bằng máy tính; phải đạt được chứng nhận về hệ thống quản lý chất lượng môi trường ISO 14000.
Tuân thủ các quy chuẩn về môi trường trong lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật Việt Nam. Các dự án đầu tư vào Trung tâm Ứng dụng CNSH phải có công nghệ tiên tiến và hiện đại, khuyến khích doanh nghiệp đạt được các tiêu chuẩn Quốc tế về môi trường.
Điều 10. Lợi ích kinh tế, xã hội
1. Các doanh nghiệp phải cam kết thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước tại địa bàn tỉnh Đồng Nai: Nộp thuế, các loại phí, lệ phí đầy đủ, kịp thời theo chính sách và quy định hiện hành.
2. Các doanh nghiệp cam kết đảm bảo thu nhập ổn định cho người lao động, đảm bảo mức lương tối thiểu theo quy định và thực hiện đầy đủ quyền lợi người lao động như: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hộ lao động... Theo Luật Lao động hiện hành.
Nhà đầu tư phải cam kết thực hiện chế độ kế toán, thống kê và thực hiện thông tin báo cáo theo quy định của pháp luật.
CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH DOANH NGHIỆP ĐẦU TƯ VÀO TRUNG TÂM ỨNG DỤNG CNSH
1. Nhà đầu tư ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao trong Trung tâm Ứng dụng CNSH được giao đất không thu tiền sử dụng đất, miễn thuế sử dụng đất đối với đất sử dụng ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao.
2. Doanh nghiệp thành lập mới trong Trung tâm Ứng dụng CNSH từ dự án đầu tư sản xuất sản phẩm CNSH thuộc danh mục sản phẩm công nghệ cao (do Bộ KH & CN quy định) được khuyến khích phát triển được giao đất không thu tiền sử dụng đất.
3. Các doanh nghiệp xuất thân từ các vườn ươm của các Viện, trường được khuyến khích phát triển, giao đất không thu tiền sử dụng đất.
4. Các nhà đầu tư sản xuất, kinh doanh vào Trung tâm Ứng dụng CNSH không thuộc Điều 2 được thuê đất trong thời gian hoạt động với giá thuê đất thấp nhất theo quy định tại địa bàn huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai.
Điều 13. Chính sách xúc tiến đầu tư
1. Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và Sở Xây dựng có nhiệm vụ hỗ trợ miễn phí cho chủ đầu tư về thành lập doanh nghiệp, giấy phép đầu tư; thủ tục cho thuê đất; giấy phép xây dựng; và một số hỗ trợ khác về thủ tục hành chính liên quan trực tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp trong Trung tâm Ứng dụng CNSH;
2. Nhà đầu tư được tạo điều kiện thuận lợi và được cung cấp miễn phí các thông tin về tiềm năng, cơ hội đầu tư, cơ chế khuyến khích, cũng như các trình tự và hướng dẫn cần thiết để khảo sát và lập dự án đầu tư;
3. Nhà đầu tư được hỗ trợ chi phí tư vấn thủ tục đầu tư (nghiên cứu, điều tra, khảo sát, lập dự án) là 20.000.000 đồng/doanh nghiệp.
Điều 14. Hỗ trợ xây dựng hệ thống quản lý tiên tiến, tiêu chuẩn hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm
1. Hỗ trợ xây dựng hệ thống quản lý tiên tiến:
a) Với mức bằng 50% giá trị hợp đồng tư vấn xây dựng hệ thống quản lý tiên tiến nhưng mức hỗ trợ tối đa là 60.000.000 đồng cho một doanh nghiệp;
b) Đối với việc áp dụng các công cụ khác như Kaizen, 07 công cụ thống kê, 5S... Được hỗ trợ 50% kinh phí thực hiện nhưng không quá 20.000.000 đồng;
c) Thực hiện kiểm toán năng suất chất lượng và xây dựng các giải pháp cải tiến năng suất chất lượng cho doanh nghiệp: 50% kinh phí thực hiện của doanh nghiệp nhưng không quá 100.000.000 đồng.
2. Hỗ trợ xây dựng tiêu chuẩn và quy chuẩn:
a) Xây dựng các tiêu chuẩn cơ sở cho các sản phẩm với mức hỗ trợ 50% kinh phí xây dựng nhưng tối đa là 20.000.000 đồng/doanh nghiệp;
b) Đánh giá hợp chuẩn, hợp quy cho các sản phẩm của doanh nghiệp với mức hỗ trợ 50% kinh phí đánh giá, nhưng tối đa là 10.000.000 đồng/doanh nghiệp;
c) Thiết lập kế hoạch đảm bảo tuân theo tiêu chuẩn đề ra với mức hỗ trợ 50% kinh phí thực hiện nhưng tối đa là 10.000.000 đồng/doanh nghiệp.
Điều 15. Hỗ trợ bảo hộ tài sản trí tuệ
Nhà đầu tư sản xuất kinh doanh trong Trung tâm Ứng dụng CNSH được:
1. Hỗ trợ đăng ký sáng chế/giải pháp hữu ích:
a) Tư vấn tra cứu thông tin, viết bản mô tả sáng chế/giải pháp hữu ích,… Mức hỗ trợ không quá 10.000.000 đồng/hợp đồng;
b) Hỗ trợ 100% lệ phí nộp đơn quốc gia sáng chế/giải pháp hữu ích.
2. Hỗ trợ xây dựng và đăng ký kiểu dáng công nghiệp:
a) Tư vấn nghiên cứu, thiết kế kiểu dáng công nghiệp, mức hỗ trợ không quá 10.000.000 đồng/hợp đồng;
b) Hỗ trợ 100% lệ phí nộp đơn Quốc gia kiểu dáng công nghiệp. Đối với các +kiểu dáng công nghiệp có nhiều phương án thì mức hỗ trợ tối đa là 01 kiểu dáng công nghiệp và 02 phương án.
3. Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa trong nước:
a) Tư vấn, thiết kế nhãn hiệu mức hỗ trợ không quá 5.000.000 đồng/hợp đồng.
b) Với mỗi nhãn hiệu hàng hóa đăng ký cho một nhóm sản phẩm, hỗ trợ 100% lệ phí nộp đơn Quốc gia. Mỗi doanh nghiệp được hỗ trợ tối đa 03 nhãn hiệu hàng hóa, mỗi nhãn hiệu cho một nhóm sản phẩm hoặc tối đa 01 nhãn hiệu hàng hóa cho 05 nhóm sản phẩm.
4. Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa ra nước ngoài:
Hỗ trợ 15.000.000 đồng cho một nhãn hiệu tại một Quốc gia. Trường hợp nhãn hiệu đăng ký theo hệ thống cộng đồng (một đơn đăng ký nhiều Quốc gia) chỉ hỗ trợ kinh phí theo số lượng đầu đơn, mức hỗ trợ là 15.000.000 đồng/đầu đơn.
5. Xây dựng Website và áp dụng công nghệ thông tin vào sản xuất:
a) Nhà đầu tư thiết kế, xây dựng website được hỗ trợ 50% kinh phí nhưng tối đa là 50.000.000 đồng cho một doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp chỉ được hỗ trợ cho việc thiết kế, xây dựng 01 website.
b) Nhà đầu tư áp dụng các phần mềm quản lý công nghệ thông tin vào sản xuất (mỗi doanh nghiệp chỉ được hỗ trợ 01 lần): Hỗ trợ 50% tổng giá trị hợp đồng nhưng không quá 50.000.000 đồng.
Điều 16. Hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng, giải phóng mặt bằng
Ngân sách tỉnh đầu tư xây dựng toàn bộ hệ thống kết cấu hạ tầng (đường, viễn thông, điện, nước) trong Trung tâm Ứng dụng CNSH, khu xử lý nước thải. Doanh nghiệp phải nộp phí xử lý nước thải.
Tỉnh Đồng Nai chịu trách nhiệm đền bù toàn bộ (100%) giá trị tài sản trên đất và tổ chức giải phóng mặt bằng trước khi giao đất cho nhà đầu tư.
Các dự án đầu tư vào Trung tâm Ứng dụng CNSH được hưởng thuế suất thu nhập doanh nghiệp là 10% trong thời hạn mười lăm năm (15 năm); được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 04 năm, kể từ khi có thu nhập chịu thuế; được giảm 50% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp cho 09 năm tiếp theo.
1. Nhà đầu tư được hỗ trợ 50% học phí đào tạo lao động kỹ thuật phục vụ cho nhu cầu của doanh nghiệp theo quy định tại Hướng dẫn số 90/LĐTBXH-ĐN ngày 18 tháng 5 năm 2009 của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Đồng Nai về tiêu chuẩn đối tượng được tham gia bồi dưỡng, đào tạo và định mức hỗ trợ bằng nguồn kinh phí của chương trình 01.
2. Công nhân làm việc trong Trung tâm Ứng dụng CNSH được ưu tiên thuê nhà tại khu nhà ở cho người thu nhập thấp.
3. Chuyên gia làm việc trong Trung tâm Ứng dụng CNSH được ưu tiên thuê nhà trong khu đô thị Công nghệ của Trung tâm Ứng dụng CNSH.
Điều 19. Hỗ trợ bảo dưỡng hạ tầng
Nhà đầu tư đóng chi phí duy tu, bảo dưỡng hạ tầng bằng 50% chi phí duy tu bảo dưỡng theo quy định, hướng dẫn chung của Nhà nước trong thời hạn năm năm (05 năm).
Điều 20. Khuyến khích chuyển giao công nghệ, nghiên cứu khoa học
1. Nhà đầu tư vào Trung tâm Ứng dụng CNSH thực hiện chuyển giao công nghệ cho các hộ, các tổ chức kinh tế trong tỉnh được hưởng ưu đãi cao nhất về chính sách thuế theo Điều 44 trong Luật Chuyển giao công nghệ;
2. Nhà đầu tư đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, công nghệ; ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ vào thực tế sản xuất được hỗ trợ 30% kinh phí hợp đồng tư vấn nhưng không quá 40.000.000 đồng cho một doanh nghiệp;
3. Nhà đầu tư thực hiện chi phí chuyển giao công nghệ mới tiên tiến được hỗ trợ 30% kinh phí nghiên cứu xây dựng đề án, dự án (kể cả tư vấn) chuyển giao công nghệ, nhưng không quá 100.000.000 đồng cho một doanh nghiệp trong một năm;
4. Nhà đầu tư thực hiện nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, nghiên cứu cải tiến, đổi mới thiết bị công nghệ; nghiên cứu chế tạo nguyên vật liệu mới, sử dụng nguyên vật liệu trong nước thay cho nhập khẩu; nghiên cứu ứng dụng khoa học vào sản xuất được hỗ trợ 30% tổng kinh phí dự án/đề tài nghiên cứu, nhưng tổng kinh phí hỗ trợ tối đa là 350.000.000 đồng cho một doanh nghiệp.
Các dự án đầu tư vào Trung tâm Ứng dụng CNSH được ngân sách tỉnh hỗ trợ 100% lãi suất vay ưu đãi hoặc vay tín dụng thương mại trong thời gian xây dựng cơ bản, theo dự án được các cơ quan có thẩm quyền quyết định chấp thuận.
Điều 22. Hỗ trợ thực hiện tiết kiệm năng lượng
1. Nhà đầu tư xây dựng, ứng dụng giải pháp tiết kiệm năng lượng vào sản xuất kinh doanh được hỗ trợ tối đa 100.000.000 đồng cho một doanh nghiệp.
2. Nhà đầu tư thực hiện kiểm toán năng lượng và lập báo cáo khả thi đề xuất các giải pháp kỹ thuật cần thiết để thực hiện tiết kiệm năng lượng với mức hỗ trợ tối đa là 100.000.000 đồng cho một doanh nghiệp.
Điều 23. Ưu đãi cho nhà đầu tư tiên phong
Ưu tiên chọn khu đất thuận lợi, phù hợp với quy hoạch chi tiết của Trung tâm Ứng dụng CNSH cho năm (05) nhà đầu tư đầu tiên.
Điều 24. Giao Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc các nhà đầu tư thực hiện Quy định này. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn vướng mắc kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét để điều chỉnh cho phù hợp./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.