ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4638/QĐ-UBND |
Thanh Hóa, ngày 11 tháng 11 năm 2015 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Khoa học và Công nghệ ngày 18/6/2013; Nghị định số 08/2014/NĐ-CP ngày 27/01/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoa học và Công nghệ;
Căn cứ Luật Sở hữu trí tuệ ngày 29 tháng 11 năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ ngày 19 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Công văn số 4468/BKHCN-KHTH ngày 02/12/2014 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc phân bổ ngân sách nhà nước năm 2015 cho hoạt động khoa học và công nghệ của các tỉnh, thành phố;
Căn cứ Quyết định số 2204/QĐ-TTg ngày 06 tháng 12 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2011-2015;
Căn cứ Thông tư số 03/2011/TT-BKHCN ngày 20 tháng 4 năm 2011 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc hướng dẫn tuyển chọn và quản lý dự án thuộc Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2011-2015;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 112/2011/TTLT/BTC-BKHCN ngày 02 tháng 8 năm 2011 của liên Bộ Tài chính và Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn quản lý tài chính đối với Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2011-2015;
Căn cứ Quyết định số 3404/QĐ-UBND ngày 16/10/2012 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2012-2015, tỉnh Thanh Hóa; Quyết định số 2826/QĐ-UBND ngày 03 tháng 9 năm 2014 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt bổ sung danh mục dự án thuộc Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2012-2015, tỉnh Thanh Hóa;
Căn cứ Quyết định số 4546/2014/QĐ-UBND ngày 18/12/2014 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc giao dự toán thu ngân sách nhà nước, chi ngân sách địa phương và phân bổ ngân sách cấp tỉnh năm 2015 của tỉnh Thanh Hóa;
Căn cứ Quyết định số 248/QĐ-UBND ngày 21/01/2014; Quyết định số 1338/QĐ-UBND ngày 07/5/2014 và Quyết định số 307/QĐ-UBND ngày 27/01/2015 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt và cấp kinh phí thực hiện các dự án khoa học và công nghệ thuộc Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2012-2015 tỉnh Thanh Hóa;
Theo đề nghị tại Tờ trình số 856/TTr-SKHCN ngày 30/10/2015 của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ xin phê duyệt và cấp kinh phí cho các dự án thuộc Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2012-2015 tỉnh Thanh Hóa,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt và cấp kinh phí bổ sung thực hiện các dự án thuộc Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2012 - 2015 tỉnh Thanh Hóa, gồm: 06 nhiệm vụ
Với kinh phí sự nghiệp khoa học là: 1.092.240.000 đồng
(Một tỷ, không trăm chín mươi hai triệu, hai trăm bốn mươi ngàn đồng chẵn)
(Danh mục kèm theo).
Nguồn kinh phí: Sự nghiệp khoa học năm 2015 chưa phân bổ.
Điều 2. Căn cứ vào Quyết định này và danh mục các nhiệm vụ khoa học, công nghệ được duyệt:
1. Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ quyết định bổ nhiệm chủ nhiệm dự án, ký kết các hợp đồng nghiên cứu; có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện, kiểm tra và lập hội đồng nghiệm thu, báo cáo kết quả về UBND tỉnh.
2. Sở Tài chính có trách nhiệm:
- Cấp kinh phí trực tiếp cho các Chủ dự án để triển khai thực hiện.
- Theo dõi việc sử dụng kinh phí và thanh, quyết toán kinh phí đã cấp cho các đơn vị.
3. Cơ quan chủ trì, chủ nhiệm dự án chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện nội dung dự án được duyệt, quản lý và sử dụng kinh phí đúng quy định, hiệu quả cao.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Các ông: Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Kho bạc tỉnh, Chủ nhiệm dự án và Thủ trưởng các ngành, các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
KT. CHỦ TỊCH |
DỰ
ÁN THUỘC CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN TÀI SẢN TRÍ TUỆ GIAI ĐOẠN 2012 - 2015 TỈNH
THANH HÓA ĐƯỢC CẤP KINH PHÍ SNKH NĂM 2015
(Kèm theo Quyết định số:
4638/QĐ-UBND ngày 11/11/2015 của
Chủ tịch UBND tỉnh)
STT |
|
Đơn vị chủ trì |
Mục tiêu, nội dung chính |
Dự kiến kết quả đạt được |
Kết quả thực hiện bước 1 |
Kế hoạch thực hiện tiếp theo và kết quả dự kiến |
Thời gian thực hiện |
Kinh phí (triệu đồng) |
|
|||||
Tổng số |
SNKH |
Đã cấp |
Cấp năm 2015 |
Thu hồi |
|
|||||||||
Mục tiêu |
Nội dung |
|
||||||||||||
1. |
Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận Tương Làng Ái cho sản phẩm tương xã Định Hải huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa. |
UBND huyện Yên Định |
- Xác lập quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu chứng nhận Tương Làng Ái. - Thiết lập cơ chế bảo hộ, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận tương Làng Ái. - Xây dựng và áp dụng trên thực tế mô hình quản lý nhãn hiệu chứng nhận Tương Làng Ái. |
- Xác định quyền đối với nhãn hiệu chứng nhận “Tương Làng Ái” - Nội dung quản lý và phát triển NHCN. - Tổ chức đánh giá hiệu quả và hoàn thiện mô hình quản lý và khai thác NHCN. |
- Báo cáo kết quả điều tra hiện trạng sản xuất, kinh doanh; quy mô của việc sản xuất và thị trường tiêu thụ sản phẩm. - Kết quả xác lập quyền đối với NHCN: Được Cục SHTT ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ. - Xây dựng hệ thống công cụ để quản lý NHCN. - Xây dựng hệ thống tổ chức quản Iý NHCN. - Khai thác và triển khai quản lý NHCN. |
- Điều tra, khảo sát, thu thập thông tin tài liệu về sản phẩm. - Xác định các tiêu chí cần chứng nhận cho sản phẩm Tương Làng Ái. - Đăng ký nhãn hiệu chứng nhận “Tương Làng Ái”. - Xây dựng hệ thống văn bản làm cơ sở cho công tác quản lý. - Xây dựng hệ thống phương tiện, điều kiện quảng bá, khai thác giá trị NHCN. |
- Xây dựng quy chế tổ chức và phối hợp hoạt động của hệ thống chứng nhận - Hỗ trợ tổ chức giám sát việc tuân thủ quy chế sử dụng NHCN. - Xây dựng phim tư liệu. - Hỗ trợ tập huấn cho các tổ chức cá nhân sử dụng NHCN. - Điều tra, thu thập thông tin về hệ thống thương mại; tham gia hội chợ triển lãm. - Nghiệm thu cấp cơ sở. |
02/2014 - 11/2015 |
628,630 |
401,380 |
151,380 |
170,000 |
|
|
2. |
Xây dựng, quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý “Thường Xuân” cho sản phẩm Quế Ngọc huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa. |
UBND huyện Thường Xuân |
Thiết lập được cơ chế bảo hộ, quản lý và phát triển CDĐL “Thường Xuân” cho sản phẩm quế Ngọc huyện Thường Xuân nhằm nâng cao danh tiếng, uy tín, chất Iượng và tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm quế trên thị trường; góp phần giải quyết công ăn việc làm, đảm bảo đời sống cho các hộ trồng, sản xuất và kinh doanh quế trên địa bàn huyện. |
- Điều tra, khảo sát, thu thập thông tin để xây dựng hồ sơ đăng ký CDĐL. - Đăng ký xác lập quyền đối với chỉ dẫn địa lý Thường Xuân - Xây dựng hệ thống quản lý và sử dụng chỉ dẫn địa lý - Xây dựng phương án khai thác, phát triển chuỗi giá trị chỉ dẫn địa lý. - Theo dõi, đánh giá và tổng kết dự án. |
- Bộ tài liệu về cơ sở khoa học và thực tiễn phục vụ cho việc xây dựng hồ sơ đăng ký CDĐL Thường Xuân cho sản phẩm quế Ngọc; - Chỉ dẫn địa lý Thường Xuân được Cục SHTT cấp văn bằng bảo hộ; - Mô hình quản lý và sử dụng chỉ dẫn địa lý được vận hành thử nghiệm; - Các công cụ quảng bá, nâng cao nhận thức về chỉ dẫn địa lý. |
- Điều tra, khảo sát, thu thập thông tin để xây dựng hồ sơ đăng ký chỉ dẫn địa Iý Thường Xuân cho sản phẩm Quế ngọc. - Lập hồ sơ đăng ký bảo hộ CDĐL “Thường Xuân” cho sản phẩm Quế ngọc. - Xây dựng hệ thống quản lý và sử dụng chỉ dẫn địa lý. |
- Đăng ký xác lập quyền đối với chỉ dẫn địa lý Thường Xuân: Được Cục SHTT ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ. - Xây dựng hệ thống quản lý và sử dụng chỉ dẫn địa lý. - Xây dựng phương án khai thác, phát triển chuỗi giá trị chỉ dẫn địa lý. - Theo dõi, đánh giá và tổng kết dự án. |
02/2015 - 8/2016 |
1418,27 |
830,670 |
400,000 |
250,670 |
|
|
3. |
Xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu Tập thể “Bánh gai Tứ Trụ” cho bánh gai xã Thọ Diên, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. |
UBND huyện Thọ Xuân |
+ Xác lập quyền Sở hữu trí tuệ đối với Nhãn hiệu tập thể. + Quản lý và khai thác có hiệu quả nhãn hiệu tập thể trên thực tế nhằm mở rộng sản xuất và thị trường tiêu thụ của bánh gai. |
- Điều tra, khảo sát, thu thập thông tin tài liệu về sản phẩm. - Đăng ký xác lập quyền NHTT. - Xây dựng hệ thống công cụ để quản lý; Xây dựng mô hình hệ thống tổ chức quản lý NHTT - Xây dựng phương án khai thác và phát triển NHTT; Triển khai thực hiện thí điểm một số nội dung quản lý, khai thác và phát triển NHTT - Đánh giá hiệu quả mô hình và đề xuất mô hình chuẩn. |
- Báo cáo kết quả điều tra hiện trạng sản xuất, kinh doanh; Báo cáo kết quả tham quan học tập kinh nghiệm; - Kết quả xác lập quyền đối với NHTT: Được Cục SHTT ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ. - Xây dựng hệ thống công cụ để quản lý Nhãn hiệu tập thể. - Xây dựng hệ thống tổ chức quản lý Nhãn hiệu tập thể: - Khai thác và triển khai quản lý Nhãn hiệu tập thể. |
- Điều tra, khảo sát, thu thập thông tin tài liệu về sản phẩm. - Đăng ký xác lập quyền NHTT. - Xây dựng hệ thống công cụ để quản lý nhãn hiệu tập thể. - Xây dựng mô hình hệ thống tổ chức quản lý NHTT. - Xây dựng phương án khai thác và phát triển NHTT. - Triển khai thực hiện thí điểm một số nội dung quản lý, khai thác và phát triển NHTT. - Nội dung chi mua máy móc trang thiết bị. |
- Xây dựng phương án khai thác và phát triển nhãn hiệu tập thể “Bánh gai Tứ Trụ” - Triển khai thực hiện thí điểm một số nội dung quản lý, khai thác và phát triển nhãn hiệu tập thể cho “Bánh gai Tứ Trụ”. - Đánh giá hiệu quả mô hình và đề xuất mô hình chuẩn. - Tổ chức tham quan, học tập kinh nghiệm. |
5/2014 - 11/2015 |
1163,680 |
627,130 |
310,000 |
180,130 |
|
|
4. |
Xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu Tập thể “Nước mắm Khúc Phụ” cho sản phẩm nước mắm huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa. |
UBND huyện Hoằng Hóa |
+ Xác lập quyền Sở hữu trí tuệ đối với Nhãn hiệu tập thể Nước mắm Khúc Phụ. + Quản lý và khai thác có hiệu quả nhãn hiệu tập thể Nước mắm Khúc Phụ trên thực tế nhằm mở rộng sản xuất và thị trường tiêu thụ của nước mắm. |
- Điều tra, khảo sát, thu thập thông tin tài liệu về sản phẩm. - Đăng ký xác lập quyền nhãn hiệu tập thể. - Xây dựng hệ thống công cụ để quản lý; Xây dựng mô hình hệ thống tổ chức quản lý NHTT; Xây dựng phương án khai thác và phát triển NHTT. - Triển khai thực hiện thí điểm một số nội dung quản lý, khai thác và phát triển NHTT - Đánh giá hiệu quả mô hình và đề xuất mô hình chuẩn. |
- Các loại báo cáo kết quả điều tra hiện trạng sản xuất, kinh doanh; Báo cáo kết quả tham quan học tập kinh nghiệm. - Kết quả xác lập quyền đối với NHTT: Được Cục SHTT ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ. - Xây dựng hệ thống công cụ để quản lý Nhãn hiệu tập thể. - Xây dựng hệ thống tổ chức quản lý Nhãn hiệu tập thể: - Khai thác và triển khai quản lý Nhãn hiệu tập thể. |
-Thành lập Hiệp hội sản xuất nước mắm xã Hoằng Phụ. - Điều tra, khảo sát, thu thập thông tin tài liệu về sản phẩm. - Đăng ký xác lập quyền NHTT. - Xây dựng hệ thống quản lý, khai thác và phát triển nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm Nước mắm Khúc Phụ. - Triển khai thực hiện thí điểm một số nội dung quản lý, khai thác và phát triển NHTT Nước mắm Khúc Phụ. - Đánh giá hiệu quả mô hình và đề xuất mô hình chuẩn. |
- Hỗ trợ quảng bá, giới thiệu sản phẩm. - Xây dựng phim tư liệu quảng bá giới thiệu sản phẩm. - Xây dựng phương án, giới thiệu, tiếp thị sản phẩm mang NHTT. - Hỗ trợ phát triển thương hiệu. - Tổ chức vận hành kênh thương mại cho sản phẩm. - Hội thảo đánh giá kết quả, đề xuất nhân rộng mô hình. - Viết báo cáo tổng kết dự án và Nghiệm thu cấp cơ sở. |
5/2014 - 11/2015 |
927,710 |
539,440 |
260,000 |
151,440 |
|
|
5. |
Xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể “Tơ Hồng Đô” cho sản phẩm tơ truyền thống tại xã Thiệu Đô, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa. |
UBND huyện Thiệu Hóa |
+ Xác lập quyền Sở hữu trí tuệ đối với Nhãn hiệu tập thể. + Quản lý và khai thác có hiệu quả nhãn hiệu tập thể trên thực tế nhằm mở rộng sản xuất và thị trường tiêu thụ của tơ. |
- Điều tra, khảo sát, thu thập thông tin tài liệu về sản phẩm. - Đăng ký xác lập quyền nhãn hiệu tập thể. -Xây dựng hệ thống công cụ để quản lý; Xây dựng mô hình hệ thống tổ chức quản lý NHTT; Xây dựng phương án khai thác và phát triển NHTT. - Triển khai thực hiện thí điểm một số nội dung quản lý, khai thác và phát triển NHTT - Đánh giá hiệu quả mô hình và đề xuất mô hình chuẩn. |
- Các loại báo cáo kết quả điều tra hiện trạng sản xuất, kinh doanh; Báo cáo kết quả tham quan học tập kinh nghiệm; - Kết quả xác lập quyền đối với NHTT: Được Cục SHTT ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ. - Xây dựng hệ thống công cụ để quản lý Nhãn hiệu tập thể. - Xây dựng hệ thống tổ chức quản lý Nhãn hiệu tập thể: - Khai thác và triển khai quản lý Nhãn hiệu tập thể. |
- Điều tra khảo sát, thu thập thông tin tài liệu về sản phẩm và vùng sản xuất. - Đăng ký xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu tập thể Tơ Hồng Đô: Được Cục SHTT ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ. - Xây dựng hệ thống văn bản tài liệu phục vụ công tác quản lý, khai thác và phát triển nhãn hiệu tập thể - Xây dựng mô hình hệ thống tổ chức quản lý nhãn hiệu tập thể - Xây dựng phương án khai thác và phát triển nhãn hiệu tập thể. |
- Xây dựng phương án khai thác và phát triển nhãn hiệu tập thể: - Triển khai thực hiện thí điểm một số nội dung quản lý, khai thác và phát triển nhãn hiệu tập thể. - Đánh giá hiệu quả mô hình và đề xuất mô hình chuẩn: - Nghiệm thu cấp cơ sở, nghiệm thu cấp tỉnh. |
02/2014 - 11/2015 |
712,330 |
455,340 |
155,340 |
190,000 |
|
|
6. |
Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể “Nón lá Trường Giang” cho sản phẩm Nón lá huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa. |
UBND huyện Nông Cống |
- Xác lập quyền Sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu tập thể Nón lá Trường Giang, - Quản lý và khai thác có hiệu quả nhãn hiệu tập thể trên thực tế nhằm mở rộng sản xuất và thị trường tiêu thụ của nón lá. |
- Điều tra, khảo sát, thu thập thông tin tài liệu về sản phẩm và vùng sản xuất. - Đăng ký xác lập quyền nhãn hiệu tập thể. - Xây dựng hệ thống công cụ để quản lý NHTT; xây dựng mô hình hệ thống tổ chức quản lý NHTT - Xây dựng phương án khai thác và phát triển NHTT; Triển khai thực hiện thí điểm một số nội dung quản lý, khai thác và phát triển NHTT. - Đánh giá hiệu quả mô hình và đề xuất mô hình chuẩn. |
- Báo cáo kết quả điều tra hiện trạng sản xuất, kinh doanh; quy mô của việc sản xuất và thị trường tiêu thụ sản phẩm. - Xác lập quyền đối với nhãn hiệu tập thể Nón lá Trường Giang: Được Cục SHTT ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ. - Xây dựng hệ thống công cụ để quản lý Nhãn hiệu tập thể. - Xây dựng hệ thống tổ chức quản lý Nhãn hiệu tập thể. - Khai thác và triển khai quản lý Nhãn hiệu tập thể. |
- Thành lập Hiệp hội sản xuất nón lá Trường Giang. - Điều tra, khảo sát, thu thập thông tin tài liệu về sản phẩm và vùng sản xuất sản phẩm. - Đăng ký xác lập quyền NHTT. - Xây dựng hệ thống quản lý, khai thác và phát triển nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nón lá Trường Giang. - Tham gia Hội chợ quảng bá sản phẩm. |
- Hỗ trợ quảng bá, giới thiệu sản phẩm; xây dựng website quảng bá; phim tư liệu; xây dựng phương án, giới thiệu, tiếp thị sản phẩm. - Tổ chức vận hành kênh thương mại. - Đánh giá hiệu quả mô hình và đề xuất mô hình chuẩn. - Viết báo cáo tổng kết dự án và Nghiệm thu cấp cơ sở. |
02/2014 – 11/2015 |
628,420 |
408,780 |
158,780 |
150,000 |
|
|
Cộng |
1.092,240 |
|
|
Tổng kinh phí SNKH năm 2015 cấp đợt này cho 06 dự án là: 1.092.240.000 đồng
(Một tỷ, không trăm chín mươi hai triệu, hai trăm bốn mươi ngàn đồng chẵn)./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.