THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 461/QĐ-TTg |
Hà Nội, ngày 14 tháng 4 năm 2022 |
PHÊ DUYỆT NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH VÙNG TÂY NGUYÊN THỜI KỲ 2021-2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ số 76/2015/QH13 ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14 ngày 24 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch ngày 20 tháng 11 năm 2018;
Căn cứ Nghị quyết số 751/2019/UBTVQH14 ngày 16 tháng 8 năm 2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về giải thích một số điều của Luật Quy hoạch;
Căn cứ Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch;
Căn cứ Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ về triển khai thi hành Luật Quy hoạch;
Căn cứ Nghị quyết số 119/NQ-CP ngày 27 tháng 9 năm 2021 của Chính phủ về các nhiệm vụ và giải pháp để nâng cao chất lượng và đẩy nhanh tiến độ lập các quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030;
Căn cứ Quyết định số 1226/QĐ-TTg ngày 24 tháng 9 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về thành lập Hội đồng quy hoạch quốc gia thời kỳ 2021 - 2030;
Căn cứ Báo cáo thẩm định số 32/BC-HĐTĐNVLQHV ngày 22 tháng 3 năm 2022 của Hội đồng thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch vùng thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Xét đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 2028/TTr-BKHĐT ngày 30 tháng 3 năm 2022.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Nhiệm vụ lập quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (sau đây gọi tắt là quy hoạch vùng Tây Nguyên) với những nội dung chính như sau:
1. Tên quy hoạch, phạm vi ranh giới, thời kỳ quy hoạch
a) Tên quy hoạch: Quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
b) Phạm vi ranh giới quy hoạch
- Phạm vi ranh giới về hành chính: Bao gồm toàn bộ khu vực lãnh thổ nằm trong địa giới hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thuộc 05 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng.
- Phạm vi nghiên cứu của quy hoạch: Không gian nghiên cứu được mở rộng đến các khu vực có ảnh hưởng và tác động đến vùng Tây Nguyên trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa - xã hội, môi trường, an ninh - quốc phòng, liên kết vùng và hợp tác quốc tế.
c) Thời kỳ quy hoạch: Quy hoạch được lập cho thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
2. Quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc lập quy hoạch
a) Quan điểm lập quy hoạch
- Quy hoạch vùng Tây Nguyên phải gắn kết với thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030, các chủ trương, chính sách lớn của Đảng, Nhà nước về phát triển vùng và liên quan đến vùng.
- Quy hoạch bảo đảm cho vùng phát triển nhanh và bền vững, phù hợp với tiềm năng, lợi thế, điều kiện đặc thù của vùng và sự phát triển của khoa học công nghệ; phát triển đi đôi với bảo vệ, bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên, di sản văn hóa, cân đối, hài hòa các mặt kinh tế, văn hóa - xã hội, môi trường và bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh.
- Quy hoạch bố trí không gian, kết cấu hạ tầng tạo được điều kiện cho đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội của vùng, các địa phương trong vùng nhất là phát triển những ngành, lĩnh vực có lợi thế, giải quyết những khâu đang là điểm nghẽn đối với phát triển vùng, liên kết nội vùng, liên vùng, hợp tác khu vực và quốc tế.
- Bảo đảm giảm thiểu các tác động tiêu cực từ quá trình phát triển đối với sinh kế của các cộng đồng dân cư. Quá trình lập quy hoạch cần kết hợp với các chính sách khác để thúc đẩy phát triển các khu vực khó khăn, đặc biệt khó khăn và đảm bảo sinh kế bền vững của người dân.
b) Mục tiêu lập quy hoạch
- Là công cụ quản lý của nhà nước trong việc điều hành phát triển kinh tế - xã hội, nhằm huy động, phân bổ, sử dụng hiệu quả, hợp lý các nguồn lực để hoạch định chính sách và kiến tạo động lực phát triển.
- Cụ thể hóa phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu và giải pháp kinh tế - xã hội đối với vùng Tây Nguyên được đề ra trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030 là: Nâng cao hiệu quả các diện tích cây công nghiệp, cây dược liệu, hình thành các chuỗi liên kết trong sản xuất, chế biến, bảo quản và phân phối, xây dựng thương hiệu sản phẩm trên thị trường quốc tế. Chú trọng khôi phục và phát triển kinh tế rừng. Phát triển năng lượng tái tạo. Phát triển các trung tâm du lịch lớn, hình thành các tuyến du lịch chuyên đề đặc thù vùng Tây Nguyên. Phát triển nguồn nhân lực, ổn định dân cư, ưu tiên bảo tồn và khôi phục các giá trị truyền thống, bản sắc của các dân tộc vùng Tây Nguyên. Xây dựng đường bộ cao tốc và nâng cấp mạng lưới giao thông nội vùng, các tuyến kết nối các tỉnh Tây Nguyên với Đông Nam Bộ, ven biển Nam Trung Bộ với Nam Lào và Đông Bắc Campuchia. Bảo vệ vững chắc an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh trong mọi tình huống.
- Cụ thể hóa phương hướng tổ chức không gian phát triển các ngành, lĩnh vực trên phạm vi lãnh thổ của vùng Tây Nguyên được đề ra trong các quy hoạch cấp quốc gia; là cơ sở để lập quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị... trên phạm vi lãnh thổ vùng nhằm đảm bảo tính liên kết, đồng bộ, kế thừa, ổn định và hệ thống giữa các quy hoạch.
- Đề xuất các định hướng, nhiệm vụ và giải pháp đẩy nhanh việc thực hiện các đột phá chiến lược nhằm phát huy tối đa lợi thế so sánh về vị trí địa kinh tế của vùng, hội nhập quốc tế sâu rộng, tạo môi trường và động lực để các địa phương trong vùng phát triển theo định hướng phát triển của quốc gia.
c) Nguyên tắc lập quy hoạch
- Bảo đảm tuân thủ các quy định về quy trình, nội dung, nguyên tắc lập quy hoạch theo quy định của pháp luật về quy hoạch.
- Bảo đảm tính khả thi trong triển khai, phù hợp với khả năng huy động các nguồn lực trong giai đoạn 2021 - 2025,2026 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.
- Bảo đảm tính khoa học, ứng dụng công nghệ hiện đại, số hóa thông tin, cơ sở dữ liệu trong quá trình lập quy hoạch; đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn, kỹ thuật và phù hợp với yêu cầu phát triển, hội nhập quốc tế và liên kết vùng.
- Bảo đảm có sự tham gia của các cơ quan, tổ chức liên quan trong lập và triển khai thực hiện quy hoạch; lấy ý kiến rộng rãi của các tầng lớp, thành phần xã hội, doanh nghiệp, cộng đồng có liên quan tới phát triển vùng.
3. Phương pháp tiếp cận và yêu cầu đối với phương pháp lập quy hoạch
a) Yêu cầu chung
- Về tính khoa học
+ Phương pháp có cơ sở lý luận, lý thuyết rõ ràng được phổ biến, công nhận trong nghiên cứu, ứng dụng lập quy hoạch; phương pháp kỹ thuật chuyên ngành được quy định, hướng dẫn bởi các bộ, ngành, cơ quan chức năng của Nhà nước.
+ Các phương pháp, công cụ được sử dụng nhằm cung cấp những căn cứ, luận chứng khoa học cho việc đánh giá thực trạng, đối sánh với quốc tế, dự báo bối cảnh, xác định mục tiêu, phương hướng và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
+ Các phương pháp, công cụ được áp dụng đảm bảo cơ sở lý luận và thực tiễn, đánh giá được các nhân tố phát triển trong mối quan hệ mang tính động và có so sánh, cập nhật, bảo đảm tính khách quan trong nghiên cứu.
+ Phương pháp lập quy hoạch bảo đảm cập nhật, bổ sung, điều chỉnh phù hợp với tình hình và bối cảnh mới trong và ngoài nước; đồng thời phương pháp lập quy hoạch bảo đảm tính phản biện của cộng đồng.
+ Các phương pháp lập quy hoạch phải tuân thủ các quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc gia ban hành. Hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong quy hoạch cần mang tính tổng hợp, phản ánh được bản chất các vấn đề kinh tế, xã hội và môi trường, bảo đảm tính linh hoạt, đa dạng phù hợp với thực tế và bối cảnh của kinh tế thị trường.
+ Các phương pháp lập quy hoạch liên quan đến vấn đề lượng hóa trong xử lý tổng hợp cần được xem xét trên nguyên tắc hiệu quả; bảo đảm tính logic, chặt chẽ, khoa học, thống nhất và có thể theo dõi, giám sát, kiểm tra sau khi quy hoạch được phê duyệt.
- Về tính tin cậy của phương pháp được ứng dụng
+ Phương pháp phải cho ra kết quả, sản phẩm của lập quy hoạch có thể đánh giá, đo lường, kiểm nghiệm được; đảm bảo phản ánh đúng xu hướng khách quan; đáp ứng được các tiêu chuẩn, định mức kỹ thuật, tiêu chí và các yêu cầu khác theo quy định đối với lập quy hoạch vùng.
+ Các phương pháp lập quy hoạch phải căn cứ vào thực tiễn (tư liệu, số liệu tin cậy), phản ánh được yêu cầu thực tế của vùng. Những thông tin cần thiết cho việc lập quy hoạch phải phù hợp và tương thích với thông tin và chỉ tiêu kinh tế - xã hội hiện có.
+ Thông tin phục vụ lập quy hoạch vùng phải được thu thập từ các nguồn thông tin chính thống do các cơ quan có chức năng cung cấp, hoặc được cập nhật từ các nguồn thông tin đáng tin cậy.
b) Phương pháp tiếp cận lập quy hoạch
- Cách tiếp cận tổng thể, hệ thống, xem vùng Tây Nguyên là một bộ phận của tổng thể phát triển quốc gia; các tiểu vùng, địa phương trong vùng là một bộ phận của tổng thể phát triển vùng; các yếu tố, điều kiện về kinh tế, xã hội và môi trường trên lãnh thổ vùng trong quá trình nghiên cứu phải bảo đảm có tính hệ thống.
- Cách tiếp cận chiến lược: trong quy hoạch vùng cần tập trung giải quyết các vấn đề trọng tâm, mang tính chiến lược đối với sự phát triển dài hạn thông qua lựa chọn các bước đi và định hướng ưu tiên phát triển trong từng giai đoạn phù hợp với khả năng huy động nguồn lực.
- Cách tiếp cận từ tiềm năng, lợi thế (bao gồm cả lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh): phân tích, đánh giá trên cơ sở phát huy các thế mạnh, đặc điểm riêng của vùng về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng, trình độ ứng dụng khoa học - công nghệ, bản sắc văn hóa... để xác định mục tiêu, phương hướng phát triển vùng; kết hợp giữa các tiềm năng, lợi thế của quốc gia, vùng với điều kiện của các địa phương trong vùng, qua đó, huy động hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội.
- Cách tiếp cận dựa trên không gian, xem xét, đánh giá toàn diện các tác động của các phương án phát triển để đưa ra các giải pháp phù hợp, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững và cân bằng của toàn vùng, giữa các tiểu vùng và các địa phương trong vùng.
- Cách tiếp cận tích hợp đa ngành bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất giữa các ngành, lĩnh vực, hạn chế sự chồng chéo, mâu thuẫn giữa các ngành; nâng cao hiệu quả tổng thể dựa trên sự phát triển tương hỗ giữa các ngành, lĩnh vực.
- Cách tiếp cận đa chiều, từ trên xuống, từ dưới lên, có sự tham gia của nhiều bên (cơ quan quản lý nhà nước ở cấp trung ương và địa phương, viện nghiên cứu, nhà khoa học, nhà đầu tư, doanh nghiệp, tổ chức chính trị - xã hội, cộng đồng dân cư...) nhằm bảo đảm tính khả thi, hiệu quả, minh bạch của quá trình lập, triển khai và giám sát thực hiện quy hoạch, cũng như hướng tới mục tiêu phát triển bao trùm và bền vững.
- Cách tiếp cận dựa trên nguyên tắc thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó phối kết hợp hài hòa giữa các cơ chế chính sách và công cụ quản lý của nhà nước với cơ chế thị trường trong việc hoạch định phương hướng, giải pháp phát triển.
- Cách tiếp cận dựa trên luận chứng: để xác định các định hướng, giải pháp phải dựa trên dữ liệu, số liệu tin cậy và phương pháp, mô hình phân tích, đánh giá, dự báo khoa học; ứng dụng công nghệ hiện đại trong thu thập, xử lý, phân tích dữ liệu, số liệu nhằm đảm bảo tính khoa học và thực tiễn của quy hoạch.
c) Các phương pháp được sử dụng trong lập quy hoạch
- Phương pháp khảo sát thực địa có sự tham gia của nhiều bên và có đánh giá nhanh; thu thập thông tin dữ liệu sơ cấp và thứ cấp; thu thập, rà soát, tham khảo các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án phát triển có liên quan đến lập quy hoạch vùng.
- Phương pháp phân tích thống kê.
- Phương pháp phân tích hệ thống, phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức (SWOT).
- Phương pháp phân tích liên ngành, liên vùng.
- Phương pháp dự báo phân tích kịch bản.
- Phương pháp phân tích chỉ số, định mức quy hoạch.
- Phương pháp bản đồ, sử dụng công nghệ thông tin địa lý (GIS).
- Phương pháp hội thảo, tham vấn ý kiến chuyên gia.
4. Nội dung chính của quy hoạch
Nội dung chính của quy hoạch vùng được thực hiện theo quy định của Luật Quy hoạch và Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch, bao gồm:
a) Phân tích, đánh giá thực trạng các yếu tố, điều kiện tự nhiên, nguồn lực đặc thù của vùng; đánh giá tổng hợp điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức; các vấn đề trọng tâm cần giải quyết trong quy hoạch vùng.
b) Dự báo triển vọng và nhu cầu phát triển vùng các mặt kinh tế, xã hội và môi trường và tổ chức không gian lãnh thổ; xây dựng và lựa chọn kịch bản phát triển.
c) Xác định quan điểm về phát triển vùng, tổ chức không gian phát triển các hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, phát triển kết cấu hạ tầng, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường trên lãnh thổ vùng trong thời kỳ quy hoạch.
d) Xây dựng mục tiêu tổng quát phát triển vùng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, phát triển kết cấu hạ tầng, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường gắn với tổ chức không gian phát triển vùng cho thời kỳ đến năm 2030 và cho từng giai đoạn 5 năm.
đ) Xây dựng phương hướng phát triển ngành có lợi thế của vùng.
e) Xây dựng phương án phát triển, sắp xếp, lựa chọn và phân bố nguồn lực phát triển trên lãnh thổ vùng.
g) Phương hướng xây dựng vùng.
h) Xây dựng phương hướng phát triển kết cấu hạ tầng vùng.
i) Xây dựng phương hướng bảo vệ môi trường, khai thác, bảo vệ tài nguyên nước lưu vực sông, phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu trên lãnh thổ vùng.
k) Danh mục dự án quan trọng của vùng và thứ tự ưu tiên thực hiện.
l) Xác định các giải pháp và dự kiến nguồn lực thực hiện quy hoạch.
5. Hợp phần quy hoạch: Xây dựng 11 hợp phần quy hoạch để tích hợp vào quy hoạch vùng (theo Phụ lục đính kèm).
Bảo đảm đúng thời hạn theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ và tiến độ tại Nghị quyết số 119/NQ-CP ngày 27 tháng 9 năm 2021 của Chính phủ về các nhiệm vụ và giải pháp để nâng cao chất lượng và đẩy nhanh tiến độ lập các quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030.
7. Thành phần, số lượng và quy cách hồ sơ quy hoạch
a) Thành phần hồ sơ quy hoạch
- Sản phẩm báo cáo quy hoạch:
+ Dự thảo văn bản trình thẩm định quy hoạch.
+ Dự thảo văn bản trình phê duyệt quy hoạch.
+ Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch.
+ Báo cáo thuyết minh tổng hợp kèm theo danh mục bản đồ khổ A3.
+ Báo cáo tóm tắt quy hoạch.
+ Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược quy hoạch.
+ Báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến góp ý về quy hoạch; bản sao ý kiến góp ý kèm theo.
+ Báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến thẩm định.
+ Bản đồ quy hoạch, cơ sở dữ liệu về quy hoạch vùng Tây Nguyên được lưu trong đĩa CD phải bảo đảm theo yêu cầu chung của hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về quy hoạch.
+ Các văn bản pháp lý, tài liệu liên quan.
- Sản phẩm báo cáo hợp phần quy hoạch:
+ Báo cáo thuyết minh tổng hợp kèm theo danh mục bản đồ khổ A3.
+ Báo cáo tóm tắt hợp phần quy hoạch;
+ Bản đồ và cơ sở dữ liệu các hợp phần quy hoạch.
+ Báo cáo thẩm định đối với hợp phần quy hoạch; bản sao ý kiến của các đơn vị, cá nhân có liên quan.
+ Báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến thẩm định.
- Danh mục bản đồ:
+ Hệ thống bản đồ theo quy định tại Mục VIII Phụ lục I Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ.
+ Sản phẩm bản đồ có lưới chiếu sử dụng Hệ tọa độ VN-2000 theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường; tỷ lệ bản đồ thực hiện theo đúng quy định tại Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ.
+ Các sản phẩm bản đồ giao nộp phải được đóng gói, chuẩn hóa về định dạng GIS làm cơ sở để tích hợp vào hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về quy hoạch.
+ Đối với bản đồ và cơ sở dữ liệu quy hoạch của các hợp phần quy hoạch phải bảo đảm theo yêu cầu và mục đích của các nội dung được xác định tích hợp vào quy hoạch vùng.
b) Số lượng và quy cách hồ sơ quy hoạch
- Số lượng hồ sơ: Đảm bảo đáp ứng yêu cầu về số lượng để xin ý kiến về quy hoạch, trình thẩm định, trình phê duyệt, công bố, lưu trữ hồ sơ quy hoạch theo quy định của pháp luật.
- Quy cách hồ sơ:
+ Các văn bản, báo cáo, bản đồ về quy hoạch bao gồm bản in màu và bản điện tử đáp ứng yêu cầu theo quy định về thành phần hồ sơ quy hoạch; kỹ thuật trình bày tuân thủ quy định của pháp luật có liên quan.
+ Cơ sở dữ liệu về quy hoạch: Thực hiện theo quy định của pháp luật về quy hoạch, quy định pháp luật về đo đạc và bản đồ, quy định pháp luật khác có liên quan; được đóng gói, chuẩn hóa đảm bảo tích hợp đồng bộ với hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về quy hoạch.
8. Chi phí lập quy hoạch: Thực hiện theo quy định của pháp luật về quy hoạch, pháp luật về đầu tư công và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
1. Căn cứ nội dung nhiệm vụ được phê duyệt tại Điều 1 của Quyết định này, Hội đồng quy hoạch quốc gia có trách nhiệm chỉ đạo tổ chức lập Quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo quy định của pháp luật về quy hoạch và các quy định của pháp luật hiện hành.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân các tỉnh trong vùng Tây Nguyên thực hiện các nhiệm vụ sau:
a) Lập, tổ chức thẩm định và phê duyệt dự toán chi phí lập Quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (bao gồm cả dự toán lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược quy hoạch vùng) theo quy định của pháp luật về quy hoạch, pháp luật về đầu tư công và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
b) Trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, chấp thuận phương án lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt để lập Quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược quy hoạch vùng theo Nghị quyết số 119/NQ-CP ngày 27 tháng 9 năm 2021 của Chính phủ.
c) Xây dựng nhiệm vụ nghiên cứu các hợp phần quy hoạch bảo đảm yêu cầu tích hợp vào quy hoạch vùng; triển khai lập quy hoạch vùng Tây Nguyên theo quy định của pháp luật về quy hoạch và nhiệm vụ lập quy hoạch vùng được phê duyệt, lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược quy hoạch vùng, đáp ứng tiến độ theo yêu cầu tại Nghị quyết số 119/NQ-CP ngày 27 tháng 9 năm 2021 của Chính phủ.
d) Trình cấp có thẩm quyền thẩm định và trình phê duyệt Quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo quy định của pháp luật về quy hoạch.
3. Các bộ được Thủ tướng Chính phủ giao tổ chức lập hợp phần quy hoạch tại Phụ lục kèm theo Quyết định này có trách nhiệm đề xuất Viện nghiên cứu thuộc bộ tham gia lập hợp phần quy hoạch, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp để xây dựng phương án lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt; phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư chỉ đạo triển khai lập họp phần quy hoạch; tổ chức thẩm định hợp phần quy hoạch theo đúng quy định của pháp luật về quy hoạch, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp để tích hợp vào quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
4. Ủy ban nhân dân các tỉnh trong vùng có trách nhiệm phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong quá trình lập Quy hoạch vùng Tây Nguyên; chủ động phối hợp, cập nhật thông tin của Quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 để điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện quy hoạch tỉnh bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ giữa các cấp quy hoạch theo quy định tại Nghị quyết số 751/2019/UBTVQH14 ngày 16 tháng 8 năm 2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về giải thích một số điều của Luật Quy hoạch.
1. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký ban hành.
2. Hội đồng quy hoạch quốc gia, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh trong vùng Tây Nguyên và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
|
KT.
THỦ TƯỚNG |
CÁC HỢP PHẦN QUY HOẠCH TÍCH HỢP VÀO QUY HOẠCH
VÙNG TÂY NGUYÊN THỜI KỲ 2021 - 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050
(Kèm theo Quyết định số 461/QĐ-TTg ngày 14 tháng 4 năm 2022 của Thủ tướng
Chính phủ)
TT |
Các báo cáo hợp phần quy hoạch vùng |
Cơ quan chủ trì |
1 |
Thực trạng và phương hướng tổ chức không gian phát triển các khu vực động lực phát triển và khu vực khó khăn, đặc biệt khó khăn trên địa bàn vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 |
Bộ Kế hoạch và Đầu tư |
2 |
Thực trạng và phương hướng phát triển và phân bố hệ thống khu công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 |
|
3 |
Thực trạng và phương hướng phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 |
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
4 |
Thực trạng và phương hướng phân bố phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng thủy lợi, hạ tầng phòng, chống lũ vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 |
|
5 |
Thực trạng và phương hướng phát triển và phân bố hệ thống cơ sở hạ tầng năng lượng, cấp điện vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 |
Bộ Công Thương |
6 |
Thực trạng và phương hướng phát triển và phân bố hệ thống cơ sở hạ tầng văn hóa, thể thao và du lịch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 |
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch |
7 |
Thực trạng và phương hướng sử dụng tài nguyên nước, ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 |
Bộ Tài nguyên và Môi trường |
8 |
Thực trạng và phương hướng phân bố phát triển hệ thống đô thị và nông thôn vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050 |
Bộ Xây dựng |
9 |
Thực trạng và phương hướng phân bố phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 |
Bộ Giao thông vận tải |
10 |
Thực trạng và phương hướng phân bố phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng thông tin và truyền thông vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 |
Bộ Thông tin và Truyền thông |
11 |
Thực trạng và phương hướng sử dụng đất quốc phòng và phân bố không gian các khu đất quốc phòng, địa hình ưu tiên cho quân sự, quốc phòng vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 |
Bộ Quốc phòng |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.