UỶ BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 46/2012/QĐ-UBND |
Lai Châu, ngày 28 tháng 12 năm 2012 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH NỘI DUNG CHI, MỨC CHI HOẠT ĐỘNG KHUYẾN NÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LAI CHÂU
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LAI CHÂU
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 02/2010/NĐ-CP ngày 08/01/2010 của Chính Phủ về khuyến nông;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 183/TTLT-BTC-BNN ngày 15/11/2010 của Liên bộ Bộ Tài chính - Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước cấp đối với hoạt động khuyến nông;
Căn cứ Thông tư số 38/2011/TT-BNNPTNT ngày 23/5/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 02/2010/NĐ-CP ngày 08/01/2010 của Chính phủ về Khuyến nông;
Xét đề nghị của liên ngành Tài chính - Nông nghiệp và PTNT tại Tờ trình số 530/TTrLN:NN&PTNT-TC ngày 19/12/2012,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định nội dung chi, mức chi hoạt động khuyến nông trên địa bàn tỉnh Lai Châu.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Tài chính, Nông nghiệp và PTNT, Kế hoạch & đầu tư, Giám đốc Kho bạc nhà nước tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. UỶ BAN
NHÂN DÂN |
NỘI DUNG CHI VÀ MỨC CHI HOẠT ĐỘNG KHUYẾN NÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
LAI CHÂU
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 46/2012/QĐ-UBND ngày 28/12/2012 của Uỷ ban
nhân dân tỉnh Lai Châu)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
1.1. Quy định này Quy định về việc sử dụng ngân sách địa phương vào hoạt động khuyến nông trong các lĩnh vực: Sản xuất, chế biến, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thuỷ nông, ngành nghề nông thôn;
1.2. Những nội dung về hoạt động khuyến nông không quy định trong Quy định này thực hiện theo quy định tại Nghị định số 02/2010/NĐ-CP ngày 08/01/2010 của Chính phủ về khuyến nông và Thông tư liên tịch số 183/2010/TTLT-BTC-BNN ngày 15/11/2010 của Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước cấp đối với hoạt động khuyến nông và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
2. Đối tượng áp dụng
2.1. Người sản xuất là nông dân, chủ trang trại, xã viên tổ hợp tác và hợp tác xã, công nhân nông, lâm trường, doanh nghiệp vừa và nhỏ;
2.2. Người hoạt động khuyến nông theo quy định tại Điều 1 Nghị định số 02/2010/NĐ-CP ngày 08/01/2010 của Chính phủ;
2.3. Cơ quan có chức năng quản lý nhà nước về khuyến nông.
Điều 2. Nguồn kinh phí đảm bảo hoạt động khuyến nông
1. Nguồn kinh phí ngân sách nhà nước theo phân cấp hiện hành của Luật Ngân sách nhà nước.
2. Thu từ thực hiện các hợp đồng tư vấn và dịch vụ khuyến nông.
3. Tài trợ và đóng góp hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước.
4. Nguồn thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Quy định cụ thể nội dung chi, mức chi hoạt động khuyến nông
Các tổ chức thực hiện và người sản xuất sử dụng kinh phí khuyến nông từ ngân sách nhà nước cho các hoạt động khuyến nông phải thực hiện theo đúng định mức, chế độ chi tiêu tài chính hiện hành do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và theo đúng cam kết với cơ quan khuyến nông. Quy định này cụ thể thêm một số nội dung chi sau:
1. Chi tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn và đào tạo
1.1. Đối tượng
a) Người sản xuất, bao gồm: Nông dân sản xuất nhỏ, nông dân sản xuất hàng hoá, nông dân thuộc diện hộ nghèo; chủ trang trại, xã viên tổ hợp tác và hợp tác xã; công nhân nông, lâm trường; doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa tham gia chương trình đào tạo dạy nghề có cùng nội dung do nhà nước hỗ trợ;
b) Người hoạt động khuyến nông là cá nhân tham gia thực hiện các hoạt động hỗ trợ nông dân để phát triển sản xuất kinh doanh trong các lĩnh vực: Sản xuất, chế biến, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thuỷ nông, ngành nghề nông thôn.
1.2. Nội dung chi tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn, đào tạo, gồm:
Chi in ấn tài liệu, giáo trình trực tiếp phục vụ lớp học; văn phòng phẩm; nước uống; thuê phương tiện, hội trường, trang thiết bị phục vụ lớp học; vật tư thực hành lớp học (nếu có); chi bồi dưỡng cho giảng viên, hướng dẫn viên thực hành thao tác kỹ thuật, chi tiền đi lại, tiền ở, phiên dịch (nếu có); chi cho học viên: Hỗ trợ tiền ăn, đi lại; tiền ở (nếu có); chi khác: Khai giảng, bế giảng, in chứng chỉ, tiền y tế cho lớp học, khen thưởng.
1.3. Mức hỗ trợ
a) Đối với người sản xuất
- Người nông dân sản xuất nhỏ, nông dân thuộc diện hộ nghèo được hỗ trợ:
+ 100% chi phí tài liệu học;
+ Tiền ăn: Đối với các lớp bồi dưỡng, tập huấn, đào tạo tổ chức tại tỉnh là 70.000 đồng/ngày thực học/người; tổ chức tại huyện là 50.000 đồng/ngày thực học/người; tổ chức tại xã, phường, thị trấn là 25.000 đồng/ngày thực học/người;
+ Tiền đi lại: Đối với người học xa nơi cư trú từ 10 km trở lên hỗ trợ theo giá giao thông công cộng; đối với nơi không có phương tiện giao thông công cộng được thanh toán khoán tiền tự túc phương tiện theo số km thực đi nhân với đơn giá khoán (giá vé bình quân/01km đối với phương tiện hành khách phổ biến trên địa bàn);
+ Tiền thuê chỗ ở cho học viên: Lớp bồi dưỡng, đào tào, tập huấn tổ chức tại thị trấn, thị xã trong tỉnh: 150.000 đồng/ngày/người; tổ chức tại xã trong tỉnh: 50.000 đồng/ngày/người.
- Người nông dân sản xuất hàng hóa, chủ trang trại, xã viên tổ hợp tác và hợp tác xã, công nhân nông, lâm trường được hỗ trợ: 100% chi phí tài liệu học; hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại, tiền nghỉ bằng 50% theo mức quy định đối với hỗ trợ người nông dân sản xuất nhỏ, nông dân thuộc diện hộ nghèo tại Tiết a, Điểm 1.3, Điều 3 quy định này.
- Doanh nghiệp vừa và nhỏ trực tiếp hoạt động trong các lĩnh vực khuyến nông được hỗ trợ 50% chi phí tài liệu học khi tham dự đào tạo.
b) Đối với người hoạt động khuyến nông khi tham gia bồi dưỡng, tập huấn và đào tạo được hỗ trợ:
- Người hoạt động khuyến nông hưởng lương từ ngân sách nhà nước:
+ Hỗ trợ 100% chi phí tài liệu học;
+ Đối với chỗ ở cho người học: Đơn vị tổ chức đào tạo bố trí chỗ ở cho các học viên thì được hỗ trợ chi phí dịch vụ: Chi phí điện, nước, chi phí khác (nếu có); trường hợp thuê chỗ ở cho học viên thì được hỗ trợ: Lớp bồi dưỡng, tập huấn và đào tạo tổ chức tại thị trấn, thị xã trong tỉnh:150.000 đồng/ngày/người; tổ chức tại xã trong tỉnh: 50.000 đồng/ngày/người.
- Người hoạt động khuyến nông không hưởng lương từ ngân sách nhà nước được hỗ trợ 100% chi phí tài liệu học; hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại, chỗ ở cho người học theo mức hỗ trợ quy định tại Tiết a, Điểm 1.3, Điều 3 qui định này.
c) Chi bồi dưỡng giảng viên, báo cáo viên, hướng dẫn viên: 25.000 đồng/giờ.
2. Chi thông tin tuyên truyền:
2.1. Đối với khuyến nông cấp tỉnh
Hỗ trợ kinh phí thông tin tuyên truyền về hoạt động khuyến nông cho các tổ chức, cá nhân có dự án thông tin tuyên truyền được UBND tỉnh phê duyệt để phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác khuyến nông; phổ biến tiến bộ khoa học và công nghệ, kết quả mô hình trình diễn, điển hình tiên tiến, bao gồm:
a) Xuất bản ấn phẩm thông tin khuyến nông
- Chi phụ cấp ban biên tập, nhuận bút cho người viết tin, bài, ảnh theo quy định tại Quyết định số 67/2006/QĐ-UBND, ngày 20/11/2006 của UBND tỉnh về việc ban hành quy định mức chi trả nhuận bút một số loại hình tác phẩm trong các lĩnh vực: Báo chí, phát thanh truyền hình, xuất bản phẩm, văn học nghệ thuật.
- Chi phí làm makét, in ấn: Theo hợp đồng.
b) Xây dựng chuyên mục nông nghiệp, nông thôn trên Đài Phát thanh, Truyền hình và Báo Lai Châu: Sở Nông nghiệp và PTNT, các cơ quan khuyến nông chủ động phối hợp với Đài Phát thanh - Truyền hình, Báo Lai Châu xây dựng dự án thông tin tuyên truyền về nông nghiệp, nông thôn và nông dân, gửi Sở Tài chính thẩm định dự toán, trình UBND tỉnh phê duyệt. Định mức chi theo quyết định số 67/2006/QĐ-UBND, ngày 20/11/2006 của UBND tỉnh về việc ban hành quy định mức chi trả nhuận bút một số loại hình tác phẩm trong các lĩnh vực: Báo chí, phát thanh truyền hình, xuất bản phẩm, văn học nghệ thuật.
c) Diễn đàn khuyến nông: Chi thuê hội trường; tài liệu; tiền nước uống, báo cáo viên; hỗ trợ ăn, ở, đi lại cho đại biểu tham gia diễn đàn.
Mức chi: Hỗ trợ tiền ăn, ở, đi lại và tài liệu cho đại biểu tham gia diễn đàn thực hiện theo quy định tại Tiết a, Điểm 1.3 Khoản 1, Điều này; Chi thuê hội trường, nước uống, báo cáo viên thực hiện theo Quyết định số 37/2010/QĐ-UBND ngày 31/12/2010 của UBND tỉnh và các quy định sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có) về chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Lai Châu.
d) Hội nghị: Hội nghị tổng kết khuyến nông, hội nghị giao ban khuyến nông. Mức chi theo quy định tại Quyết định số 37/2010/QĐ-UBND ngày 31/12/2010 của UBND tỉnh và quy định sửa đổi, bổ sung (nếu có) về chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Lai Châu.
đ) Chi hội thi về các hoạt động khuyến nông cấp tỉnh, cấp vùng, cấp quốc gia:
- Tham gia các hội thi cấp vùng, cấp quốc gia: Mức chi theo dự toán được UBND tỉnh phê duyệt.
- Tổ chức hội thi cấp tỉnh: Chi thông tin, tuyên truyền, thuê hội trường, trang thiết bị, văn phòng phẩm; ban giám khảo chấm thi; hội đồng tư vấn khoa học, soạn câu hỏi và đáp án; khai mạc, bế mạc; thức ăn, hoá chất, vật tư, dụng cụ phục vụ cuộc thi (nếu có); đạo diễn và biên tập chương trình thi; hỗ trợ đưa đón thi sinh dự thi và chi khác. Mức chi theo quy định hiện hành và dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2.2. Đối với khuyến nông cấp huyện:
- Chi tham gia hội thi về các hoạt động khuyến nông cấp tỉnh. Mức chi theo dự toán được UBND cấp huyện phê duyệt.
- Chi hội nghị: Hội nghị tổng kết khuyến nông, hội nghị giao ban khuyến nông. Mức chi theo quy định tại Quyết định số 37/2010/QĐ-UBND ngày 31/12/2010 của UBND tỉnh và quy định sửa đổi, bổ sung (nếu có) về chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Lai Châu.
3. Chi xây dựng các mô hình trình diễn về khuyến nông
3.1. Nội dung
a) Xây dựng các mô hình trình diễn về tiến bộ khoa học và công nghệ phù hợp với cấp huyện, tỉnh.
b) Xây dựng các mô hình ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp. Tiêu chuẩn mô hình ứng dụng công nghệ cao theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phù hợp với quy định của Luật Công nghệ cao.
c) Xây dựng mô hình tổ chức, quản lý sản xuất, kinh doanh tổng hợp nông nghiệp hiệu quả và bền vững.
3.2. Mức hỗ trợ
a) Chi hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn để phổ biến và nhân rộng những tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất.
- Mô hình sản xuất nông nghiệp trình diễn.
+ Ở địa bàn các xã khó khăn và huyện nghèo được hỗ trợ 100% chi phí mua giống, các vật tư thiết yếu (bao gồm các loại phân bón, hoá chất, thức ăn gia súc, thức ăn thuỷ sản);
+ Ở địa bàn các xã khác được hỗ trợ 100% chi phí mua giống và 50% chi phí mua vật tư thiết yếu bao (gồm các loại phân bón, hoá chất, thức ăn gia súc, thức ăn thuỷ sản).
- Mô hình cơ giới hóa nông nghiệp, bảo quản chế biến và ngành nghề nông thôn được hỗ trợ chi phí mua công cụ, máy cơ khí thiết bị:
+ Ở địa bàn các xã khó khăn và huyện nghèo được hỗ trợ 100% chi phí, nhưng tối đa không quá 150 triệu đồng/mô hình;
+ Ở địa bàn các xã khác được hỗ trợ 75% chi phí, nhưng không quá 125 triệu đồng/mô hình.
- Mô hình ứng dụng công nghệ cao hỗ trợ tối đa 30% tổng kinh phí thực hiện mô hình, nhưng không quá 200 triệu đồng/mô hình.
- Mô hình tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh tổng hợp nông nghiệp hiệu quả và bền vững: Hỗ trợ tối đa không quá 30 triệu đồng/mô hình.
b) Chi thuê cán bộ kỹ thuật chỉ đạo mô hình trình diễn tính bằng mức lương tối thiểu khu vực hành chính sự nghiệp/22 ngày nhân (x) số ngày thực tế thuê.
c) Chi triển khai mô hình trình diễn: Tập huấn cho người tham gia mô hình, tổng kết mô hình và chi khác (nếu có). Mức chi tối đa không quá 12 triệu đồng/mô hình, riêng mô hình công nghệ cao tối đa không quá 15 triệu đồng/mô hình.Trong đó mức chi hỗ trợ tiền ăn cho người tham gia tập huấn 25.000 đồng/người/ngày;
Quy mô, mô hình, mức hỗ trợ, định mức cán bộ kỹ thuật, chi hướng dẫn kỹ thuật cho từng mô hình theo quy định của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn.
4. Chi nhân rộng mô hình, điển hình sản xuất tiên tiến ra diện rộng: Hỗ trợ kinh phí thông tin, tuyên truyền, quảng cáo, hội nghị đầu bờ. Mức chi 15 triệu đồng/1mô hình, điển hình sản xuất tiên tiến; trong đó mức hỗ trợ cho người tham gia triển khai mô hình, giảng viên, hướng dẫn viên thực hành thao tác kỹ thuật là 25.000 đồng/giờ.
5. Chi mua bản quyền tác giả, mua công nghệ mới gắn với chương trình, dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
6. Chi biên soạn và in giáo trình, tài liệu mẫu (chỉ áp dụng cho khuyến nông cấp tỉnh) để hướng dẫn, đào tạo, tư vấn khuyến nông áp dụng theo quy định tại Thông tư số 123/2009/TT-BTC ngày 17/6/2009 của Bộ Tài chính và các quy định sửa đổi, bổ sung (nếu có) về quy định nội dung chi, mức chi xây dựng chương trình khung và biên soạn chương trình, giáo trình các môn học đối với các ngành đào tạo đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp.
7. Chi thuê chuyên gia trong và ngoài nước phục vụ hoạt động khuyến nông; thuê chuyên gia đánh giá hoạt động khuyến nông
a) Căn cứ mức độ cần thiết và khả năng kinh phí, Thủ trưởng đơn vị được giao chủ trì thực hiện chương trình, dự án khuyến nông quyết định lựa chọn thuê chuyên gia trong nước và nước ngoài; hình thức thuê (theo thời gian hoặc theo sản phẩm) cho phù hợp. Mức chi theo hợp đồng thực tế thỏa thuận với chuyên gia bảo đảm phù hợp giữa yêu cầu của công việc và trình độ của chuyên gia;
b) Trường hợp phải thuê chuyên gia có kinh nghiệm trong nước và nước ngoài để đánh giá hoạt động khuyến nông, căn cứ mức độ cần thiết và khả năng kinh phí Chủ tịch UBND tỉnh quyết định thuê chuyên gia, hình thức thuê (theo thời gian hoặc theo sản phẩm) cho phù hợp; mức chi theo hợp đồng thực tế thỏa thuận với chuyên gia bảo đảm phù hợp giữa yêu cầu công việc và trình độ của chuyên gia;
c) Nguồn kinh phí chi thuê chuyên gia đánh giá hoạt động khuyến nông từ nguồn hỗ trợ xây dựng các chương trình dự án, kiểm tra, giám sát đánh giá quy định tại Khoản 10, Điều này.
8. Chi tham quan, học tập trong nước, nước ngoài
a) Tham quan học tập trong nước: Mức chi theo quy định hiện hành.
b) Chi tham quan học tập nước ngoài: Theo quy định hiện hành về chế độ công tác phí cho cán bộ, công chức nhà nước đi công tác ngắn hạn nước ngoài do ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí.
9. Mua sắm trang thiết bị phục vụ trực tiếp cho các hoạt động khuyến nông được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Việc mua sắm trang thiết bị thực hiện theo quy định hiện hành.
10. Chi quản lý chương trình dự án khuyến nông
a) Cơ quan quản lý kinh phí khuyến nông được sử dụng tối đa không quá 2% kinh phí khuyến nông do cấp có thẩm quyền giao hàng năm để hỗ trợ xây dựng các chương trình, dự án, kiểm tra, giám sát đánh giá, gồm: Thuê chuyên gia, lao động (nếu có); chi làm thêm giờ theo chế độ quy định; văn phòng phẩm, điện thoại, bưu chính, điện nước; chi công tác phí, xăng dầu, thuê xe đi kiểm tra (nếu có); chi thẩm định xét chọn, nghiệm thu chương trình, dự án khuyến nông; chi khác (nếu có). Cơ quan quản lý kinh phí khuyến nông báo cáo cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nội dung và kinh phí.
b) Đối với tổ chức thực hiện dự án khuyến nông: Đơn vị triển khai thực hiện dự án khuyến nông được chi không quá 4% dự toán dự án khuyến nông (để chi công tác quản lý, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, chi khác (nếu có).
11. Chi khác phục vụ hoạt động khuyến nông (nếu có).
Điều 4. Lập, phân bổ, giao dự toán, quyết toán kinh phí khuyến nông
Căn cứ Luật Ngân sách và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước; Nghị định số 02/2010/NĐ-CP ngày 08/01/2010 của Chính phủ về khuyến nông; Thông tư liên tịch số 183/2010/TTLT-BTC-BNN ngày 15/11/2010 của Liên Bộ Tài chính - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và mức hỗ trợ tại Quy định này và hướng dẫn của cơ quan tài chính, các đơn vị liên quan thực hiện việc lập, chấp hành, quyết toán và kiểm tra phê duyệt quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước cấp đối với hoạt động khuyến nông đảm bảo theo quy định.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành có liên quan hướng dẫn triển khai thực hiện quyết định này; xây dựng quy định về việc xét chọn các dự án khuyến nông trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt.
- Phối hợp với Sở Tài chính định kỳ, đột xuất kiểm tra tình hình thực hiện chương trình, dự án khuyến nông, bảo đảm việc quản lý, sử dụng kinh phí khuyến nông đúng mục đích, có hiệu quả.
- Định kỳ 6 tháng, năm tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả và tổng hợp báo cáo UBND tỉnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. UBND các huyện, thị xã
Căn cứ Quy định này và văn bản hướng dẫn của các cơ quan chuyên ngành chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc triển khai thực hiện theo quy định hiện hành; định kỳ 6 tháng, năm tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả và tổng hợp báo cáo UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
3. Sở Tài chính
Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, địa phương lập, chấp hành và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước cấp cho hoạt động khuyến nông; thẩm tra phương án phân bổ dự toán ngân sách giao và thẩm tra hoặc kiểm tra quyết toán kinh phí hoạt động khuyến nông theo quy định.
4. Kho bạc Nhà nước tỉnh
Căn cứ các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước; quy định hiện hành về chế độ, định mức và quy định này thực hiện và hướng dẫn Kho bạc Nhà nước các huyện, thị xã thực hiện kiểm soát chi đúng quy định.
5. Các sở, ban, ngành liên quan: Căn cứ nội dung chi và mức chi tại quy định này và hướng dẫn của các cơ quan chuyên môn triển khai thực hiện.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các đơn vị, địa phương phản ánh về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính, để xem xét, tổng hợp báo cáo UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.