BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN |
CỘNG HOÀ XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 46/2005/QĐ-BNN |
Hà Nội, ngày 25 tháng 7 năm 2005 |
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Pháp lệnh Thú y ngày 29 tháng 4 năm
2004;
Căn cứ Nghị định số 33 /2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y;
Căn cứ Nghị định số 86/2003/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Thú y,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Danh mục đối tượng kiểm tra vệ sinh thú y; Danh mục đối tượng thuộc diện phải kiểm tra vệ sinh thú y; Danh mục đối tượng thuộc diện phải kiểm tra vệ sinh thú y bắt buộc áp dụng tiêu chuẩn vệ sinh thú y”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo. Những quy định trước đây trái với Quyết định này đều bãi bỏ.
Điều 3. Cục trưởng Cục Thú y, Thủ trưởng các đơn vị, các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG |
ĐỐI TƯỢNG KIỂM TRA VỆ SINH THÚ Y; DANH MỤC ĐỐI TƯỢNG THUỘC
DIỆN PHẢI KIỂM TRA VỆ SINH THÚ Y; DANH MỤC ĐỐI TƯỢNG THUỘC DIỆN PHẢI KIỂM TRA VỆ
SINH THÚ Y BẮT BUỘC ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN VỆ SINH THÚ Y
(Ban hành kèm theo Quyết định số 46/2005/QĐ-BNN ngày 25 tháng 7 năm 2005 của
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
MỤC 1: DANH MỤC ĐỐI TƯỢNG KIỂM TRA VỆ SINH THÚ Y
1. Vi khuẩn hiếu khí: Streptococcus spp, Staphylococcus areus, Escherichia Coli, Enterobacter, Klebsiella, Salmonella spp, Bacillus cereus, Campylobacter spp, Listeria monocytogenes, Yersinia spp, Pseudomonas aeruginosa, Shigella spp, Vibrio, Hepatitis và các loại vi khuẩn hiếu khí gây ô nhiễm khác;
2. Vi khuẩn kỵ khí: Clostridium spp và các loại vi khuẩn yếm khí gây ô nhiễm khác;
3. Vi sinh vật gây bệnh cho động vật, gây bệnh cho người và động vật;
4. Nội độc tố và ngoại độc tố của vi trùng;
5. Nấm mốc, độc tố nấm mốc;
6. Ký sinh trùng, trứng và ấu trùng của ký sinh trùng;
7. Các chất hormon: kích thích sinh trưởng, kích dục tố và các loại hormon khác;
8. Nhiệt độ, độ ẩm, độ ồn, độ bụi, độ nhiễm khuẩn, ánh sáng;
9. Khí độc, chất độc: NH3, H2S, CO, CO2, Nitrat, Nitrit và các loại khí độc, chất độc khác;
10. Hoá chất bảo vệ thực vật: Carbaryl; Coumaphos; DDT; 2,4 D; Lindan; Trichlorphon, Dichlorvos, Diazinon, Fenchlorphos, Chlopyrifos và các loại hoá chất bảo vệ thực vật khác;
11. Kim loại nặng: Thuỷ ngân (Hg), Chì (Pb), Cadimi (Cd), Asen (As), Kẽm (Zn) và các loại kim loại nặng khác;
12. Chất phóng xạ;
13. Chất kháng sinh: Chloramphenicol, Nitrofuran, Streptomycin, Tetracyclin và các loại kháng sinh khác;
14. Các hóa chất bảo quản thực phẩm và phụ gia thực phẩm;
15. Các đối tượng kiểm tra vệ sinh thú y khác theo yêu cầu của nước nhập khẩu hoặc theo quy định của các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.
MỤC 2: DANH MỤC ĐỐI TƯỢNG THUỘC DIỆN PHẢI KIỂM TRA VỆ SINH THÚ Y
I. ĐỘNG VẬT:
1. Gia súc, gia cầm ở các cơ sở chăn nuôi tập trung; cơ sở sản xuất, kinh doanh con giống;
2. Động vật làm cảnh, biểu diễn ở các rạp xiếc, vườn thú, động vật tham gia hội chợ, triển lãm, thi đấu thể thao;
3. Ong nuôi lấy mật.
II. SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT:
1. Thịt, phủ tạng, phụ phẩm và sản phẩm từ thịt ở dạng tươi sống, sơ chế tại các cơ sở giết mổ động vật, sơ chế, bảo quản, kinh doanh;
2. Trứng tươi, trứng muối và các sản phẩm sơ chế từ trứng ở các cơ sở chăn nuôi, sơ chế, bảo quản, kinh doanh;
3. Sữa tươi ở các cơ sở chăn nuôi, thu gom, sơ chế, bảo quản, kinh doanh;
4. Mật ong, sữa ong chúa, sáp ong ở các cơ sở chăn nuôi, thu gom, sơ chế, bảo quản, kinh doanh;
5. Nguyên liệu có nguồn gốc động vật dùng để sản xuất thức ăn chăn nuôi và các loại sản phẩm động vật khác không sử dụng làm thực phẩm ở các cơ sở sơ chế, chế biến, bảo quản, kinh doanh;
III. THỨC ĂN CHĂN NUÔI:
Thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm.
VI. NƯỚC SỬ DỤNG, CHẤT THẢI, THỨC ĂN CHĂN NUÔI, NHÀ XƯỞNG, TRANG THIẾT BỊ, PHƯƠNG TIỆN VẬN CHUYỂN, DỤNG CỤ ĐỐI VỚI:
1. Cơ sở chăn nuôi động vật tập trung;
2. Khu cách ly kiểm dịch;
3. Cơ sở ấp trứng, sản xuất, kinh doanh con giống;
4. Vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật;
5. Đồng cỏ chăn nuôi, bãi chăn thả động vật;
6. Nơi tập trung, bốc xếp, thu gom, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật;
7. Cơ sở giết mổ động vật, sơ chế, bao gói, bảo quản sản phẩm động vật;
8. Cơ sở sản xuất nguyên liệu thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc động vật và các sản phẩm động vật khác không sử dụng làm thực phẩm;
9. Cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hoá chất dùng trong thú y;
10. Cơ sở xét nghiệm, cơ sở xét nghiệm chẩn đoán bệnh động vật.
1. Động vật để giết mổ;
2. Thịt, trứng, sữa ở dạng tươi sống, sơ chế lưu thông, tiêu thụ trong nước;
3. Nguyên liệu thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm có nguồn gốc động vật;
4. Thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm;
5. Nước sử dụng trong cơ sở chăn nuôi tập trung, giết mổ động vật, sơ chế, bảo quản sản phẩm động vật;
6. Cơ sở chăn nuôi, sản xuất, kinh doanh con giống;
7. Cơ sở giết mổ động vật, sơ chế, bảo quản sản phẩm động vật;
8. Khu cách ly kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật;
9. Nơi tập trung, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật;
10. Cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hoá chất dùng trong thú y;
11. Cơ sở xét nghiệm, cơ sở xét nghiệm chẩn đoán bệnh động vật;
12. Phương tiện vận chuyển, dụng cụ chứa đựng, bao gói động vật, sản phẩm động vật.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.