ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 453/QĐ-UBND |
Bạc Liêu, ngày 02 tháng 11 năm 2021 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẠC LIÊU
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Quyết định số 431/QĐ-UBND ngày 18/10/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu ban hành Quy định tạm thời các biện pháp hành chính “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu;
Căn cứ tình hình công tác phòng, chống dịch Covid-19 đã và đang được triển khai tại địa phương;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại Tờ trình số 170/TTr-SXD ngày 25/10/2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành Quy định phòng, chống dịch Covid-19 tại các công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.
Điều 2. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố Bạc Liêu và các tổ chức, đơn vị có liên quan căn cứ Quyết định thi hành.
Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG TRONG ĐIỀU KIỆN THÍCH ỨNG VỚI TÌNH
HÌNH DỊCH BỆNH COVID-19 TẠI CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẠC LIÊU
(Ban hành kèm theo Quyết định số 453/QĐ-UBND ngày 02/11/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu)
1. Mục đích
Tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 và giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm dịch Covid-19, đảm bảo sức khỏe và môi trường làm việc an toàn cho người lao động trên công trường xây dựng. Đảm bảo mục tiêu vừa phòng, chống dịch Covid-19, vừa tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh; hạn chế tác động của dịch bệnh trong quá trình thi công xây dựng.
2. Phạm vi và đối tượng áp dụng
2.1. Phạm vi
- Áp dụng cho tất cả các công trình xây dựng tại các khu vực, địa phương đang thực hiện cấp độ 3 theo Quyết định số 431/QĐ-UBND ngày 18/10/2021 của UBND tỉnh ban hành Quy định tạm thời các biện pháp hành chính “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.
- Cấp độ 1, cấp độ 2: Hoạt động xây dựng tại các công trường trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu hoạt động bình thường nhưng phải tuân thủ 5K: “Khẩu trang - Khử khuẩn - Khoảng cách - Không tập trung - Khai báo y tế” theo khuyến cáo của Bộ Y tế. Khuyến khích các Chủ đầu tư sử dụng vốn đầu tư công và vốn khác (bao gồm công trình nhà ở riêng lẻ) thực hiện theo quy định này.
- Cấp độ 4: Dừng hoạt động xây dựng trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu. Riêng các công trình sử dụng vốn đầu tư công được tiếp tục thi công khi đảm bảo các điều kiện theo quy định này.
2.2. Đối tượng áp dụng
- Chủ đầu tư, chủ quản lý, sử dụng công trình (sau đây gọi là chủ đầu tư).
- Các nhà thầu tham gia hoạt động xây dựng trên công trường: khảo sát thiết kế, giám sát thi công xây dựng, thi công xây dựng, kiểm định, cung ứng vật tư, vật liệu, thiết bị, đơn vị cung cấp dịch vụ ăn uống, vận chuyển, vệ sinh và các dịch vụ khác cho người lao động ở công trường;
- Người lao động: Người làm việc trên công trường thuộc thẩm quyền quản lý của các Nhà thầu.
II. CÁC QUY ĐỊNH VỀ PHÒNG, CHỐNG COVID-19 TRÊN CÔNG TRƯỜNG XÂY DỰNG
Tổ chức, cá nhân quy định tại Mục 2.2 Quy định này phải tuân thủ đầy đủ các quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, hướng dẫn của Bộ Y tế, Bộ Xây dựng, các bộ, ngành có liên quan và địa phương về phòng, chống dịch Covid-19 (sau đây gọi là phòng, chống dịch) để tổ chức hoạt động thi công xây dựng đảm bảo an toàn; chịu trách nhiệm thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch trước pháp luật đối với nhiệm vụ được phân công.
Thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 (sau đây gọi là Ban chỉ đạo) trên công trường, gồm: Đại diện chủ đầu tư, tư vấn giám sát; chỉ huy trưởng, giám sát an toàn của các nhà thầu, người làm công tác y tế ... (thành viên); phân công cụ thể nhiệm vụ cho mỗi thành viên Ban chỉ đạo và công khai thông tin liên lạc của các thành viên. Ban chỉ đạo có trách nhiệm sau:
- Đầu mối chỉ đạo triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời các yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền tại địa phương liên quan đến công tác phòng, chống dịch;
- Điều phối chung và tổ chức triển khai công tác phòng, chống dịch trên công trường; chuẩn bị sẵn sàng phương án, kịch bản xử lý các tình huống trong trường hợp công trường bị phong tỏa, cách ly;
- Phê duyệt Kế hoạch phòng, chống dịch Covid-19 (sau đây gọi là “Kế hoạch”) cho công trường do nhà thầu thi công xây dựng lập;
- Phối hợp với nhà thầu, lập danh sách và trình Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố nơi có công trình xây dựng để đăng ký tiêm vắc xin và xét nghiệm Covid-19 theo định kỳ cho người lao động tham gia xây dựng công trình.
- Ban hành các quy định, hướng dẫn về phòng, chống dịch trên công trường, quy định về xử lý vi phạm; thực hiện kiểm tra, xử lý vi phạm nếu các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động thi công xây dựng trên công trường không tuân thủ “Kế hoạch” và trách nhiệm được giao nêu tại Quy định này;
- Thiết lập kênh liên lạc với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, Trung tâm Y tế dự phòng cấp huyện, Trạm Y tế cấp xã hoặc thông qua đường dây nóng của Sở Y tế theo quy định của địa phương để được hướng dẫn, phối hợp và hỗ trợ triển khai công tác phòng, chống dịch cho công trường.
- Định kỳ, đột xuất giám sát và kiểm tra, đánh giá việc thực hiện phòng, chống dịch theo “Kế hoạch” đối với tất cả các nhà thầu trên công trường và yêu cầu các nhà thầu có phương án để khắc phục các tồn tại (nếu có).
3. Trách nhiệm của các nhà thầu
- Thành lập Tổ công tác phụ trách phòng, chống dịch Covid-19 (Tổ công tác) phù hợp với quy mô, đặc điểm, nhiệm vụ thi công trên công trường (gồm Chỉ huy trưởng, người phụ trách công tác an toàn, một số cán bộ kỹ thuật, người làm công tác y tế...); phân công nhiệm vụ cụ thể cho thành viên Tổ công tác và công khai số điện thoại để liên lạc; phối hợp với Ban chỉ đạo để thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch;
- Tổ chức đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch Covid-19 trên công trường trước khi thi công để lập “Kế hoạch” theo Phụ lục và trình Ban chỉ đạo phê duyệt “Kế hoạch”;
- Đảm bảo và duy trì các điều kiện an toàn để thi công trên công trường;
- Triển khai thực hiện các quy định, hướng dẫn về phòng, chống dịch trên công trường; phổ biến, tuyên truyền, tập huấn cho người lao động thuộc thẩm quyền quản lý các quy định về phòng, chống dịch theo hướng dẫn của địa phương, của ngành y tế và của Ban chỉ đạo; xử lý vi phạm nếu các tập thể, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý không tuân thủ quy định;
- Cập nhật và cung cấp thông tin kịp thời về các địa điểm, khu vực có dịch bệnh Covid-19 hoặc đang bị cách ly để thông báo cho người lao động thuộc thẩm quyền quản lý biết và chủ động phòng tránh;
- Đảm bảo an toàn, sức khỏe và điều kiện sinh hoạt tối thiểu cho người lao động trong trường hợp công trường bị phong tỏa, cách ly dài ngày (khi phát hiện có ca nhiễm Covid-19);
- Phối hợp với Cơ sở y tế để tổ chức xét nghiệm sàng lọc, định kỳ vi rút SARS-CoV-2 cho người lao động theo khuyến cáo của Bộ Y tế;
- Chủ động liên hệ với Cơ sở y tế địa phương để sớm tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho người lao động thuộc thẩm quyền quản lý;
- Hạn chế các hoạt động tập trung đông người theo quy định, giảm mật độ người lao động tại các vị trí làm việc.
- Tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ và vệ sinh môi trường;
- Định kỳ, đột xuất giám sát, kiểm tra và đánh giá việc thực hiện phòng, chống dịch của người lao động thuộc thẩm quyền quản lý để có phương án khắc phục các tồn tại (nếu có) hoặc điều chỉnh “Kế hoạch” phòng, chống dịch cho phù hợp.
4. Trách nhiệm của Người lao động
- Tuân thủ các quy định, biện pháp phòng, chống dịch trên công trường, nơi lưu trú tập trung (nếu có); sử dụng đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân, các thiết bị, dụng cụ y tế đã được cấp phát trên công trường; thực hiện nghiêm túc nguyên tắc 5K (Khẩu trang-Khai báo y tế-Không tụ tập-Khoảng cách-Khử trùng);
- Không được giấu các biểu hiện nghi nhiễm Covid-19 (mệt mỏi, sốt > 38°C, ho, đau rát họng, khó thở, giảm hoặc mất vị giác hoặc khứu giác ...) của bản thân, người xung quanh; nếu phát hiện phải thông báo ngay với Tổ công tác trên công trường, nơi cư trú tập trung để có phương án xử trí kịp thời;
- Chỉ được phép làm việc trên công trường khi đảm bảo các điều kiện: Trong tình trạng sức khỏe tốt; không có biểu hiện nghi nhiễm Covid-19, không thuộc đối tượng cách ly y tế theo quy định của Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19.
5. Điều kiện an toàn để thi công xây dựng
- Phải đảm bảo nguy cơ lây nhiễm Covid-19 tại công trường được đánh giá ở cấp độ thấp;
- Phải tổ chức đo kiểm tra thân nhiệt, khai báo y tế, kiểm soát đeo khẩu trang cho tất cả người lao động ra/vào công trường; không cho phép người không có nhiệm vụ vào công trường;
- Phải bố trí khu vực riêng đối với người đến làm việc, giao dịch tại công trường và quản lý chặt chẽ số lượng, thông tin nơi cư trú, số điện thoại để theo dõi; bắt buộc thực hiện 5K để phòng, chống dịch;
- Người lao động trên công trường phải đảm bảo các điều kiện, quy định nêu tại Mục 6 này và phải được trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân theo quy định;
- Phải có biện pháp tổ chức thi công hợp lý để đảm bảo khoảng cách, giãn cách theo quy định; hạn chế tối đa việc tiếp xúc gần. Trong trường hợp bất khả kháng, do đặc thù công việc bắt buộc phải tiếp xúc gần dưới 2m hoặc có nguy cơ lây nhiễm thì người lao động phải được trang bị và sử dụng kính (loại ôm sát mặt) hoặc chụp mặt nạ;
- Phải có biện pháp kỹ thuật để đảm bảo thông gió khi làm việc trong nhà, trong các không gian kín (ví dụ: phòng kín, tầng ngầm...);
- Phải niêm yết công khai thông tin liên lạc (tên, số điện thoại...) của Ban chỉ đạo trên công trường;
- Các tổ chức, cá nhân cung cấp vật tư, vật liệu, thiết bị, dịch vụ cho công trường phải có cam kết đảm bảo thực hiện các quy định về phòng, chống dịch với địa phương khi ra/vào công trường;
- Bộ phận y tế trên công trường phải được trang bị đủ các trang thiết bị, dụng cụ y tế cần thiết để phòng, chống dịch: như nhiệt độ kế, khẩu trang y tế, xà phòng, nước rửa tay, dung dịch sát khuẩn tay (chứa ít nhất 60% cồn), thuốc thông thường... và có phòng/khu vực riêng để xử trí khi phát hiện người có biểu hiện nghi nhiễm Covid-19 theo hướng dẫn của ngành y tế;
- Đối với các khu vực phục vụ ăn, uống, chỗ ở/nghỉ cho người lao động:
+ Phải bố trí nước uống, khu vực ăn ca, khu vệ sinh, nghỉ tạm (nếu có) đáp ứng được nhu cầu cần thiết của người lao động, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và đáp ứng các yêu cầu về phòng, chống dịch;
+ Trong trường hợp, có tổ chức lưu trú tập trung cho người lao động thì nơi lưu trú tập trung phải đảm bảo theo quy định.
- Nếu tổ chức đưa đón người lao động bằng phương tiện ô tô phải đảm bảo các quy định về số lượng người trên xe, thông gió, đo kiểm tra thân nhiệt cho người lao động, rửa tay sát khuẩn, quản lý danh sách, vệ sinh khử khuẩn trên xe và các quy định khác;
1. Các Sở, Ban, Ngành cấp tỉnh
- Giao Sở Xây dựng tổ chức phổ biến cho các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng trên địa bàn Tỉnh biết và thực hiện Quy định hoạt động xây dựng trong điều kiện thích ứng với tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu; theo dõi, báo cáo và đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết những khó khăn, vướng mắc (nếu có).
- Giao Ban Quản lý các Khu Công nghiệp chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng và các đơn vị, địa phương có liên quan hướng dẫn các chủ đầu tư, doanh nghiệp hoạt động xây dựng bên trong khu công nghiệp thực hiện theo quy định này.
- Các Sở, ban, ngành cấp tỉnh liên quan hỗ trợ kịp thời các chủ đầu tư, doanh nghiệp hoạt động xây dựng trong giải quyết các thủ tục hành chính có liên quan hoặc hướng dẫn, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc nếu có.
2. UBND các huyện, thị xã, thành phố:
- Xem xét, ưu tiên tiêm vắc xin cho người lao động tham gia xây dựng công trình trong thời gian sớm nhất.
- Tổ chức phân luồng giao thông và tạo điều kiện cho người lao động tham gia hoạt động xây dựng, phương tiện vận chuyển vật liệu xây dựng, máy móc, thiết bị thi công xây dựng lưu thông trong địa bàn có dịch.
- Chỉ đạo các cơ quan y tế thuộc thẩm quyền, tổ chức hướng dẫn, tạo điều kiện để hỗ trợ việc xét nghiệm Covid-19 theo định kỳ tại công trình khi Nhà thầu có yêu cầu (chi phí do nhà thầu chi trả).
- Tổ chức theo dõi, kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm đối với các chủ đầu tư, các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng trên địa bàn mình quản lý, nếu không tuân thủ điều kiện phòng, chống dịch Covid-19 theo quy định của Bộ Xây dựng và của địa phương nơi xây dựng công trình (bao gồm các công trình do UBND tỉnh quyết định đầu tư).
CÁC BIỂU MẪU ÁP DỤNG TRONG CÔNG TÁC
PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19 TRÊN CÔNG TRƯỜNG XÂY DỰNG
(Kèm theo Quyết định số 453/QĐ-UBND ngày 02 tháng 11 năm 2021 của Chủ tịch Ủy ban nhân
dân tỉnh)
TÊN
ĐƠN VỊ… |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……/KH-………. |
……, ngày tháng năm 202… |
MẪU
KẾ HOẠCH
PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19 VÀ CÁC PHƯƠNG ÁN XỬ TRÍ
KHI CÓ CÁC TRƯỜNG HỢP MẮC COVID-19
Căn cứ Quyết định số 431/QĐ-UBND ngày 18/10/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu ban hành Quy định tạm thời các biện pháp hành chính “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu;
Đơn vị/Nhà thầu …… xây dựng Kế hoạch phòng, chống dịch Covid-19 và các phương án phòng, chống dịch khi có các trường hợp mắc Covid-19 tại đơn vị cụ thể như sau:
A. THÔNG TIN CHUNG
1. Tên Nhà thầu: ………………………….
2. Ngành nghề: …………………………..
3. Mã số thuế: ……………………………..
4. Tổng số người lao động: ……………….
5. Các thông tin khác: Thời gian làm việc (ca): ………………………….
6. Cán bộ đầu mối phụ trách công tác phòng, chống dịch tại đơn vị:
- Họ và tên: ………………………….
- Số điện thoại: ……………………..
- Email: ………………………………
- Chức vụ: …………………………..
B. MỤC TIÊU VÀ YÊU CẦU
1. Mục tiêu chung:
- Chủ động phát hiện sớm và xử lý kịp thời trường hợp nghi mắc, mắc Covid-19 tại đơn vị.
- Đảm bảo thi công an toàn và thực hiện mục tiêu kép; hạn chế tác động của dịch bệnh đến hoạt động thi công của đơn vị.
2. Mục tiêu cụ thể:
- Khi chưa ghi nhận trường hợp bệnh: Thực hiện đầy đủ các quy định phòng, chống dịch, đánh giá nguy cơ, tổ chức diễn tập các tình huống, phát hiện sớm người lao động có nguy cơ lây nhiễm.
- Khi xuất hiện các trường hợp bệnh trong đơn vị: Khoanh vùng, xử lý kịp thời triệt đổ ổ dịch nhằm hạn chế thấp nhất việc lây lan ra toàn đơn vị. Đảm bảo vệ sinh khử khuẩn môi trường tại đơn vị.
- Khi có dịch bệnh lây lan trong cơ sở lao động: Đáp ứng nhanh, khoanh vùng, xử lý kịp thời, triệt để các ổ dịch nhằm hạn chế thấp nhất dịch lan trong cơ sở lao động và lan ra cộng đồng.
3. Yêu cầu:
Lãnh đạo, toàn thể người lao động trong đơn vị hiểu rõ mục đích và nghiêm túc thực hiện kế hoạch phòng chống dịch Covid-19 và các phương án xử trí khi có các trường hợp mắc Covid-19 nhằm giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm Covid-19 tại đơn vị.
C. BAN CHỈ ĐẠO PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19:
1. Ban hành quyết định thành lập Ban chỉ đạo (Mẫu số 1 Phụ lục), thành phần bao gồm:
- Trưởng ban: Giám đốc...
- Thường trực: Phó giám đốc...
- Thành viên khác: đại diện các phòng ban, nhân sự, vật tư, công đoàn/tổ chức đại diện người lao động, tổ trưởng tổ sản xuất/phân xưởng, an toàn vệ sinh viên...
- Phân công chi tiết nhiệm vụ của các thành viên trong Ban chỉ đạo đối với từng nội dung trong công tác phòng, chống dịch tại đơn vị.
2. Ban chỉ đạo có quy chế họp định kỳ hoặc khẩn cấp theo tình hình dịch.
3. Ban hành các nội quy, quy định đối với người lao động và khách đến làm việc đảm bảo phòng, chống dịch COVID-19.
4. Ký cam kết về thực hiện các quy định về phòng, chống dịch với Ban quản lý khu công nghiệp/ UBND cấp huyện theo mẫu số 3 tại Phụ lục 1.
5. Thực hiện tự đánh giá nguy cơ lây nhiễm và cập nhật trên bản đồ an toàn Covid-19.
6. Tổ chức tự kiểm tra, giám sát thực hiện công tác phòng, chống dịch của đơn vị theo mẫu số 7 tại Phụ lục 1.
7. Phân công người kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện.
8. Đề xuất các biện pháp khắc phục.
D. NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19:
1. Chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất để đảm bảo phòng, chống dịch
- Điểm kiểm soát thân nhiệt tại cổng ra vào, điểm quét mã QR code.
- Rà soát và bổ sung điểm rửa tay với xà phòng/sử dụng sát khuẩn tay nhanh tại các vị trí có nguy cơ cao.
- Lắp đặt camera giám sát thực hiện và hỗ trợ truy vết tại các vị trí làm việc, nhà ăn, khu vực công cộng.
- Ký hợp đồng với đơn vị chịu trách nhiệm vệ sinh khử khuẩn khi có trường hợp mắc Covid-19 tại đơn vị.
2. Chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị phục vụ phòng, chống dịch
- Khẩu trang, kính chống giọt bắn, găng tay, bộ quần áo chống dịch
- Nhiệt kế không tiếp xúc
- Máy đo thân nhiệt tự động.
- Dung dịch sát khuẩn tay, hóa chất khử khuẩn, dụng cụ vệ sinh, thùng đựng chất thải có nắp đậy.
- Tài liệu/phương tiện truyền thông, camera giám sát
- Test kháng nguyên nhanh (có thể ký hợp đồng với đơn vị có khả năng thực hiện).
- Vắc xin tiêm cho người lao động
- Bố trí tăng cường quạt thông gió tại nơi làm việc.
3. Quản lý người lao động
- Lập danh sách người lao động bao gồm đầy đủ thông tin về nhà trọ, nơi lưu trú.
- Yêu cầu người lao động:
+ Tuân thủ 5K, cài đặt ứng dụng Bluzone, khai báo y tế bắt buộc theo quy định.
+ Ký cam kết với người sử dụng lao động theo mẫu số 2 tại Phụ lục.
+ Báo cáo cho người sử dụng lao động/cán bộ đầu mối công tác phòng, chống dịch của đơn vị khi đi/đến từ khu vực có dịch hoặc tham gia các sự kiện tập trung đông người có nguy cơ cao.
+ Nếu người lao động thuộc diện F1, F2 báo cáo với cán bộ đầu mối phòng, chống dịch tại cơ sở lao động.
+ Các trường hợp người lao động bị cách ly, cần thông báo tình hình sức khỏe hàng ngày về cán bộ đầu mối phòng, chống dịch tại đơn vị.
+ Người lao động nếu có các triệu chứng sốt, ho, khó thở... không được đến nơi làm việc, phải khai báo với nhà quản lý và đi khám bệnh. Chỉ đi làm khi hết các triệu chứng.
- Sắp xếp người lao động cố định ca làm việc.
- Xây dựng kế hoạch lấy mẫu định kỳ hàng tuần cho người lao động theo quy định.
- Xây dựng kế hoạch tiêm vắc xin cho người lao động.
4. Phòng chống lây nhiễm Covid-19 trong khu vực làm việc
- Bố trí đầy đủ dung dịch sát khuẩn tay tại các vị trí thuận tiện ở các khu vực ra/vào công trường.
- Thực hiện đeo khẩu trang đối với 100% người lao động trong suốt thời gian làm việc.
E. PHƯƠNG ÁN XỬ TRÍ KHI CÓ TRƯỜNG HỢP NGHI MẮC, MẮC COVID-19
I. Khi có trường hợp ho, sốt, khó thở
1. Thông báo cho cán bộ quản lý/cán bộ đầu mối phòng chống dịch tại đơn vị.
2. Cung cấp và hướng dẫn đeo khẩu trang y tế đúng cách.
3. Hướng dẫn hạn chế tiếp xúc với những người xung quanh, tránh tiếp xúc gần dưới 01 mét với những người khác.
4. Gọi điện cho đường dây nóng của Sở Y tế hoặc cơ quan y tế theo quy định của địa phương để được tư vấn và nếu cần thì đến cơ sở y tế khám, xét nghiệm và điều trị.
5. Không sử dụng phương tiện giao thông công cộng để di chuyển đến cơ sở y tế.
6. Thường xuyên cập nhật thông tin tình hình sức khỏe của người lao động đó.
7. Lập danh sách người tiếp xúc và thực hiện khử khuẩn tại nơi làm việc khi cơ quan y tế yêu cầu.
8. Khi người lao động không có mặt tại đơn vị nếu có các biểu hiện ho, sốt, khó thở... yêu cầu người lao động tự theo dõi sức khỏe tại nhà, thông báo cho người sử dụng lao động và cơ quan y tế địa phương.
TÊN
ĐƠN VỊ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /QĐ…… |
……, ngày tháng năm 20… |
Về việc thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19
GIÁM ĐỐC …………………………………….
Căn cứ Quyết định số 431/QĐ-UBND ngày 18/10/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu ban hành Quy định tạm thời các biện pháp hành chính “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19" trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu;
Căn cứ Quy chế hoạt động của đơn vị, xét theo tình hình thực tế tại đơn vị, Ban Giám đốc đơn vị:
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 gồm các Ông (Bà) có tên sau đây:
1. Ông (Bà) …… - Giám đốc Ban QLDA - Trưởng ban
2. Ông (Bà) …… - Giám đốc Ban QLDA - Phó ban
3. Ông (Bà) ………
Điều 2. Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 có nhiệm vụ:
- Tổ chức triển khai các công tác phòng, chống dịch Covid-19 theo Quyết định số....QĐ-UBND ngày....tháng....năm 20....;
- Xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch Covid-19 tại nơi làm việc;
- Ban hành các nội quy, quy định đối với người lao động làm việc đảm bảo phòng, chống dịch Covid-19.
- Ký cam kết về thực hiện các quy định về phòng, chống dịch với Ban quản lý khu công nghiệp/ UBND cấp huyện.
- Tổ chức tự kiểm tra, giám sát thực hiện công tác phòng, chống dịch của đơn vị.
- Phân công người kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện.
- Đề xuất các biện pháp khắc phục.
Điều 3: Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên trong Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 (đính kèm bản phân công chi tiết...ai, làm gì...).
Điều 4: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Điều 5. Các Ông/Bà có tên ở Điều 1 và các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
GIÁM ĐỐC |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------
……, ngày... tháng... năm 2021
THỰC HIỆN PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19 CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG VỚI NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG
Họ và tên: ………………………………………………………………………..
Ngày tháng năm sinh: ……… Giới tính……… Quốc tịch ………
Nơi cư trú/lưu trú: ………………………………………………….
Điện thoại: …………………………………………………………..
Để chủ động phòng, chống dịch Covid-19, tôi xin cam kết với người sử dụng lao động thực hiện tốt các nội dung sau đây:
1. Trước khi đến nơi làm việc.
- Thông báo cho người sử dụng lao động và không đi làm nếu có một trong các biểu hiện mệt mỏi, sốt, ho, đau rát họng, khó thở...; và đang trong thời gian cách ly, theo dõi y tế tại nhà.
- Thực hiện nghiêm túc các khuyến cáo phòng, chống dịch của Chính phủ và của địa phương nơi cư trú.
2. Tại nơi làm việc:
- Luôn đeo khẩu trang, đảm bảo giãn cách.
- Rửa tay thường xuyên tại các thời điểm trước khi ra/vào làm việc.
- Không đưa tay lên mắt, mũi, miệng để tránh lây nhiễm bệnh.
- Báo cho người quản lý/bộ phận y tế tại nơi làm việc khi có trường hợp sốt, ho, đau rát họng, khó thở, hoặc là ca bệnh, hoặc người tiếp xúc vòng 1 (F1), vòng 2 (F2).
- Không có thái độ kỳ thị và phân biệt đối xử đối với người nghi ngờ/mắc Covid-19.
3. Thực hiện đầy đủ nội dung, biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 và các quy định và hướng dẫn xử trí khi có trường hợp mắc Covid-19 tại nơi làm việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động.
Tôi cam kết thực hiện đúng các nội dung trên, nếu vi phạm tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Bản cam kết làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản,./.
ĐẠI
DIỆN NGƯỜI |
NGƯỜI
CAM KẾT |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------
……, ngày ... tháng ... năm 2021
Kính gửi: Ban Quản lý KCN/UBND Huyện……………………………..
Họ và tên người cam kết: …………………………………………
Là người đại diện theo pháp luật của Nhà thầu trên địa bàn KCN ……/ Huyện…… (sau đây gọi là cơ sở):
Địa chỉ: ………………………………………………………………
Điện thoại: ……………………………………………………………
Để chủ động phòng, chống dịch Covid-19, Đại diện Nhà thầu xin cam kết với Ban quản lý khu công nghiệp/địa phương thực hiện tốt biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 như sau:
1. Thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo yêu cầu của Ban quản lý khu công nghiệp/Chính quyền địa phương và của ngành y tế.
2. Xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch Covid-19 và các phương án xử trí khi có trường hợp nghi ngờ/mắc Covid-19 tại đơn vị.
3. Bố trí phòng cách ly y tế tạm thời đối với trường hợp người lao động có một trong các biểu hiện sốt, ho, khó thở trong quá trình làm việc.
4. Tổ chức ký cam kết và giám sát thực hiện phòng, chống dịch Covid-19 của người lao động và tất cả các đơn vị cung cấp dịch vụ.
5. Thực hiện vệ sinh khử khuẩn theo quy định
6. Quản lý chặt chẽ người lao động, lịch trình, thời gian làm việc.
7. Định kỳ xét nghiệm sàng lọc Covid-19 cho NLĐ theo quy định………… Báo cáo ngay cho Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, Ban Quản lý các Khu Công nghiệp/UBND Huyện…………… khi phát hiện có người lao động mắc/nghi ngờ mắc Covid-19 để xử lý kịp thời.
8. Thực hiện các quy định cụ thể khác của địa phương………
Đại diện Nhà thầu xin cam kết thực hiện đúng các nội dung trên, nếu vi phạm xin chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật./.
XÁC
NHẬN CỦA |
……, ngày ... tháng ... năm 2021 |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.