ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4516/2013/QĐ-UBND |
Thanh Hoá, ngày 19 tháng 12 năm 2013 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH GIÁ CÁC LOẠI RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Pháp lệnh Giá ngày 26 tháng 4 năm 2002;
Căn cứ Nghị định số 101/2005/NĐ-CP ngày 03 tháng 8 năm 2005 của Chính phủ về thẩm định giá; Nghị định số 48/2007/NĐ-CP ngày 28 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ về nguyên tắc và phương pháp xác định giá các loại rừng;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 65/2008/TTLT-BNN-BTC ngày 26 tháng 5 năm 2008 của liên Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 48/2007/NĐ-CP ngày 28 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ về nguyên tắc và phương pháp xác định giá các loại rừng; Thông tư số 34/2009/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 6 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quy định tiêu chí xác định và phân loại rừng;
Căn cứ Nghị quyết số 68/NQ-HĐND ngày 12 tháng 12 năm 2013 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa Khóa XVI, kỳ họp thứ 8 về việc Quy định giá các loại rừng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định giá các loại rừng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Chánh Thanh tra tỉnh, Cục trưởng Cục Thuế tỉnh Thanh Hóa, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, các chủ rừng và các đơn vị, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN |
GIÁ
CÁC LOẠI RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA.
(Ban hành kèm theo Quyết định số 4516/2013/QĐ-UBND ngày 19 tháng 12 năm 2013
của Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa)
Giá các loại rừng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa ban hành theo quy định tại Quyết định này làm căn cứ để:
1. Tính tiền sử dụng rừng khi Nhà nước giao rừng có thu tiền sử dụng rừng, giá trị quyền sử dụng rừng, giá trị quyền sở hữu rừng trồng khi Nhà nước giao rừng không thu tiền sử dụng rừng quy định tại Điều 24 Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004.
2. Tính tiền thuê rừng khi Nhà nước cho thuê rừng không thông qua đấu giá quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng trồng quy định tại Điều 25 Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004.
3. Tính tiền bồi thường khi Nhà nước thu hồi rừng quy định tại Điều 26 Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004.
4. Tính giá trị vốn góp bằng quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng trồng của Nhà nước tại doanh nghiệp quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 35 Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004.
5. Tính tiền bồi thường đối với người có hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng gây thiệt hại cho Nhà nước.
6. Tính các loại thuế, phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.
Các cơ quan nhà nước, đơn vị, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài liên quan đến việc xác định và áp dụng giá các loại rừng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Điều 3. Nguyên tắc áp dụng khung giá các loại rừng và xác định giá thuê rừng
1. Đảm bảo công khai, minh bạch, khách quan và khoa học.
2. Sát với giá chuyển nhượng quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng trồng, giá cho thuê quyền sử dụng rừng thực tế trên thị trường trong điều kiện bình thường; khi giá quyền sử dụng rừng, giá quyền sở hữu rừng trồng thực tế trên thị trường có biến động lớn thì phải điều chỉnh cho phù hợp.
3. Căn cứ vào vị trí khu rừng, trạng thái rừng; trữ lượng, chất lượng lâm sản tại thời điểm định giá.
4. Căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng rừng; chế độ quản lý và sử dụng của từng loại rừng; tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật do Nhà nước ban hành.
5. Các khu rừng cùng loại, cùng chức năng, tương đương về vị trí khu rừng, có trạng thái rừng, trữ lượng, chất lượng lâm sản như nhau thì có cùng mức giá.
Điều 4. Phương pháp xác định giá các loại rừng
1. Phương pháp so sánh áp dụng đối với rừng đặc dụng chưa có hoạt động kinh doanh cảnh quan, nghiên cứu khoa học.
2. Phương pháp thu nhập áp dụng đối với giá trị lâm sản cây đứng rừng tự nhiên, rừng phòng hộ là rừng tự nhiên, rừng sản xuất là rừng tự nhiên.
3. Phương pháp chi phí áp dụng đối với rừng sản xuất là rừng trồng.
4. Kết hợp áp dụng hai phương pháp chi phí và thu nhập đối với cây cao su và cây luồng; thời kỳ kiến thiết cơ bản áp dụng phương pháp chi phí, thời kỳ khai thác ổn định áp dụng phương pháp thu nhập.
1. Giá trị lâm sản cây đứng rừng tự nhiên (Chi tiết tại biểu số 01).
2. Giá quyền sử dụng rừng sản xuất là rừng tự nhiên (Chi tiết tại biểu số 02).
3. Giá quyền sử dụng rừng phòng hộ là rừng tự nhiên (Chi tiết tại biểu số 03).
4. Rừng đặc dụng chưa có hoạt động kinh doanh cảnh quan, nghiên cứu khoa học (Chi tiết tại biểu số 04).
5. Giá quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng (Chi tiết tại biểu số 05).
Điều 6. Phương pháp xác định giá rừng cụ thể
1. Xác định giá trị tài sản là rừng của nhà nước khi giao rừng, cho thuê rừng; xác định giá trị đền bù phải trả của tổ chức, cá nhân khi chuyển đổi mục đích sử dụng rừng hoặc cải tạo rừng tự nhiên, dùng phương pháp nội suy để tính theo công thức sau:
Trong đó:
- Gt: Giá quyền sử dụng rừng cần xác định;
- Ga: Giá trị lâm sản cận dưới của khung giá và trữ lượng tương ứng với loại rừng cần xác định;
- Gb: Giá trị lâm sản cận trên của khung giá và trữ lượng tương ứng với loại rừng cần xác định;
- Ta: Trữ lượng gỗ cận dưới trong khung giá và trữ lượng tương ứng với loại rừng cần xác định;
- Tb: Trữ lượng gỗ cận trên trong khung giá và trữ lượng tương ứng với loại rừng cần xác định;
- Tt: Trữ lượng gỗ của diện tích rừng cần xác định.
Ví dụ 1: Để xác định giá quyền sử dụng rừng của 1 ha rừng nghèo, thuộc rừng tự nhiên, đối tượng rừng sản xuất, sau khi đo đêm thực địa đã xác định khu rừng này có trữ lượng là 73 m3/ha.
Trước hết, chọn giá rừng nghèo - rừng tự nhiên - đối tượng rừng sản xuất; với trữ lượng 73 m3 thuộc khung trữ lượng từ trên 10 m3 - 100 m3 có giá tương ứng là:
Trữ lượng 10 ÷ 100 m3: Giá 0,71 ÷ 22,01 triệu đồng/ha, tính nội suy theo công thức trên như sau:
2. Xác định giá quyền sở hữu rừng trồng là rừng sản xuất khi áp vào đối tượng rừng, trữ lượng, loài cây, cấp tuổi, mật độ rừng và các yếu tố khác, dùng phương pháp nội suy để tính theo công thức sau:
Trong đó:
- Gt: Giá sở hữu rừng trồng là rừng sản xuất của năm cần định giá khu rừng;
- Ga: Giá sở hữu rừng trồng là rừng sản xuất của năm tính cho cận dưới khung định giá;
- Gb: Giá sở hữu rừng trồng là rừng sản xuất của năm tính cho cận trên khung định giá;
- Na: Năm tính cho cận dưới của khung định giá;
- Nb: Năm tính cho cận trên của khung định giá;
- Nt: Năm cần định giá.
Ví dụ 2: Để xác định giá quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng, loài cây Keo tai tượng năm thứ 8 (cấp tuổi III), mật độ xác định được là 1.660 cây/ha.
Trước hết, chọn khung giá của loài cây keo tai tượng và mật độ 1.660 cây; năm thứ 8 nằm giữa khung giá của rừng trồng cấp tuổi III (năm thứ 7) và cấp tuổi III (năm thứ 9), cụ thể:
Rừng trồng 7 năm tuổi = 43,47 triệu đồng/ha
Rừng trồng 9 năm tuổi = 55,61 triệu đồng/ha
Tính bằng phương pháp nội suy áp dụng công thức trên ta có:
G8 = 49,54 triệu đồng/ha.
- Số tiền mà người có hành vi vi phạm gây thiệt hại về rừng phải bồi thường cho Nhà nước, bao gồm giá trị lâm sản và giá trị môi trường của rừng bị thiệt hại gồm:
- Giá trị lâm sản là giá trị của toàn bộ gỗ (cây đứng), lâm sản ngoài gỗ trên diện tích rừng bị phá gây thiệt hại về rừng;
- Giá trị môi trường được tính bằng giá trị của rừng về lâm sản nhân với hệ số k từ 2 đến 5 (tùy theo từng loại rừng). Hệ số k được xác định như sau:
+ Đối với rừng đặc dụng hệ số k là 5;
+ Đối với rừng phòng hộ hệ số k là 4;
+ Đối với rừng sản xuất là rừng tự nhiên hệ số k là 3;
+ Đối với rừng sản xuất là rừng trồng hệ số k là 2.
- Công thức xác định số tiền mà người có hành vi vi phạm gây thiệt hại về rừng phải bồi thường cho Nhà nước:
Gbt = Gsd + Gmt
Trong đó:
Gbt: Là giá tiền người có hành vi vi phạm phải bồi thường thiệt hại về rừng cho Nhà nước;
Gsd: Là giá quyền sử dụng, cũng chính là giá trị của rừng về lâm sản;
Gmt: Là giá trị môi trường, Gmt = Gsd x k
K: Là hệ số theo loại rừng (từ 2 đến 5).
Ví dụ 3: Để xác định số tiền mà người có hành vi vi phạm gây thiệt hại về rừng phải bồi thường cho Nhà nước đối với 1 ha rừng nghèo, thuộc rừng tự nhiên, đối tượng rừng sản xuất thuộc sở hữu Nhà nước; trước hết phải xác định giá quyền sử dụng 1 ha, theo ví dụ 1 tại khoản 3 nêu trên giá quyền sử dụng 1 ha rừng này là 15,6 triệu đồng, hệ số k là 3, số tiền bồi thường thiệt hại đối với người có hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại về rừng thuộc sở hữu nhà nước sẽ là.
Gbt = 15,62 + (15,62 x 3) = 62,48 triệu đồng.
Điều 8. Điều chỉnh giá các loại rừng
Khi có điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng rừng; khi các yếu tố giá cả và các yếu tố khác thay đổi làm ảnh hưởng tăng hoặc giảm giá trị lâm sản, giá giao, cho thuê quyền sử dụng rừng, tiền bồi thường rừng và giá quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trông trên 20% liên tục trong thời gian 6 tháng trở lên, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Sở Tài chính báo cáo UBND tỉnh điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp.
Điều 9. Trách nhiệm của các Sở, ngành và Ủy ban nhân dân các cấp
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn các đơn vị, địa phương trong quá trình thực hiện Quy định giá các loại rừng trên địa bàn tỉnh; Hướng dẫn các đơn vị, tổ chức, cá nhân về trình tự thủ tục thực hiện giao, cho thuê rừng, thu hồi rừng; tổ chức kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện; tổng hợp những khó khăn vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện Quy định về giá các loại rừng, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét quyết định.
2. Sở Tài chính: Chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn việc thu và quản lý sử dụng nguồn thu từ việc giao rừng, cho thuê rừng, bồi thường rừng theo quy định hiện hành; tính các loại thuế, phí, lệ phí; hướng dẫn các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp có quản lý rừng xác định giá trị vốn góp bằng quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng trồng của Nhà nước tại doanh nghiệp.
3. Các sở, ngành có liên quan; UBND các huyện, thị xã và thành phố có trách nhiệm phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính trong quá trình triển khai thực hiện Quy định này.
4. Các Ban quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ, các Công ty Lâm nghiệp và các tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân được giao rừng, cho thuê rừng có trách nhiệm thực hiện những nội dung có liên quan theo quy định./.
GIÁ TRỊ LÂM SẢN CÂY ĐỨNG RỪNG TỰ NHIÊN
(Ban
hành kèm theo Quyết định số 4516/2013/QĐ-UBND ngày 19/12/2013 của UBND tỉnh)
Đơn vị tính: Triệu đồng/ha
TT |
Loại rừng |
Rừng đặc dụng |
Rừng phòng hộ |
Rừng sản xuất |
|||
Giá trị thấp nhất |
Giá trị cao nhất |
Giá trị thấp nhất |
Giá trị cao nhất |
Giá trị thấp nhất |
Giá trị cao nhất |
||
1 |
Rừng giàu (TL từ 201 - 300m3/ha) |
|
|
|
|
|
|
- |
Trữ lượng từ 251 ÷ 300 m3/ha |
578,59 |
691,55 |
575,51 |
666,97 |
479,81 |
573,47 |
- |
Trữ lượng từ 201 ÷ 250 m3/ha |
463,34 |
576,29 |
482,18 |
573,22 |
384,23 |
477,90 |
2 |
Rừng trung bình (TL từ 101 -200m3/ha) |
|
|
|
|
|
|
- |
Trữ lượng từ 151 ÷200m3/ha |
343,79 |
455,35 |
313,33 |
415,00 |
309,16 |
409,49 |
- |
Trữ lượng từ 101 ÷ 150m3/ha |
229,95 |
341,51 |
209,58 |
311,25 |
206,79 |
307,12 |
3 |
Rừng Nghèo (TL từ 10 ÷ 100m3/ha) |
|
|
|
|
|
|
- |
Trữ lượng từ 51 ÷ 100m3/ha |
138,73 |
272,01 |
102,92 |
179,54 |
98,73 |
193,59 |
- |
Trữ lượng từ 10 ÷ 50m3/ha |
27,20 |
136,01 |
20,18 |
100,90 |
19,36 |
96,79 |
4 |
Rừng chưa có trữ lượng (dưới 10 m3/ha) |
1,54 |
13,93 |
1,42 |
12,77 |
1,29 |
11,61 |
5 |
Rừng nứa to (D ≥ 5cm) |
|
|
|
|
|
|
|
- Dày > 8000 cây/ha |
25,93 |
|
22,22 |
|
21,89 |
|
|
- Trung bình 5000 - 8000 cây/ha |
18,11 |
24,44 |
14,02 |
18,28 |
14,31 |
20,46 |
|
- Thưa < 5000 cây/ha |
|
14,92 |
|
10,91 |
|
12,20 |
6 |
Rừng vầu nhỏ (D<6cm) |
|
|
|
|
|
|
|
- Dày > 5000 cây/ha |
|
|
22,09 |
|
21,11 |
|
|
- Trung bình 2000 ÷ 5000 cây/ha |
|
|
9,60 |
19,56 |
9,34 |
19,13 |
|
- Thưa < 2000 cây/ha |
|
|
|
8,21 |
|
8,07 |
GIÁ
QUYỀN SỬ DỤNG RỪNG SẢN XUẤT LÀ RỪNG TỰ NHIÊN
(Ban
hành
kèm theo Quyết định số 4516/2013/QĐ-UBND ngày 19/12/2013 của
UBND tỉnh)
Đơn vị tính: Triệu đồng/ha
TT |
Loại rừng |
Huyện Mường Lát |
Huyện Quan Hóa |
Huyện Quan Sơn |
Huyện Bá Thước |
Huyện Cẩm Thủy |
Huyện Lang Chánh |
||||||
Giá trị thấp nhất |
Giá trị cao nhất |
Giá trị thấp nhất |
Giá trị cao nhất |
Giá trị thấp nhất |
Giá trị cao nhất |
Giá trị thấp nhất |
Giá trị cao nhất |
Giá trị thấp nhất |
Giá trị cao nhất |
Giá trị thấp nhất |
Giá trị cao nhất |
||
1 |
Rừng giàu (TL từ 201-300 m3/ha) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Trữ lượng từ 251 ÷ 300 m3/ha |
35,22 |
42,09 |
|
|
39,13 |
46,77 |
38,38 |
45,87 |
|
|
39,00 |
46,62 |
|
- Trữ lượng từ 201 ÷ 250 m3/ha |
28,20 |
35,08 |
|
|
31,33 |
38,97 |
30,74 |
38,23 |
|
|
31,23 |
38,85 |
2 |
Rừng trung bình (TL từ 101-200 m3) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Trữ lượng từ 151 ÷200 m3/ha |
21,19 |
28,06 |
33,24 |
44,02 |
32,53 |
43,09 |
23,09 |
30,58 |
24,39 |
32,30 |
25,69 |
34,02 |
|
- Trữ lượng từ 101÷M50 m3/ha |
14,17 |
21,05 |
22,23 |
33,02 |
21,76 |
32,31 |
15,44 |
22,94 |
16,31 |
24,23 |
17,18 |
25,52 |
3 |
Rừng nghèo (TL từ 10 ÷ 100 m3/ha) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Trữ lượng từ 51 ÷ 100 m3/ha |
7,16 |
14,03 |
11,23 |
22,01 |
10,99 |
21,54 |
7,80 |
15,29 |
6,24 |
12,23 |
3,63 |
7,11 |
|
- Trữ lượng từ 10 ÷ 50 m3/ha |
1,40 |
7,02 |
2,20 |
11,01 |
2,15 |
10,77 |
1,53 |
7,65 |
1,22 |
6,12 |
0,71 |
3,55 |
4 |
Rừng chưa có trữ lượng (dưới 10 m3/ha) |
0,72 |
1,64 |
1,21 |
1,84 |
1.14 |
1,84 |
0,89 |
1,72 |
0,71 |
1,63 |
0,94 |
1,68 |
5 |
Rừng nứa to (D ≥ 5cm) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Dày > 8000 cây/ha |
8,22 |
|
8,32 |
|
8,42 |
|
8,22 |
|
8,42 |
|
|
|
|
- Trung bình 5000 ÷ 8000 cây/ha |
5,24 |
7,29 |
5,14 |
8,22 |
5,85 |
7,91 |
5,24 |
6,68 |
6,06 |
7,81 |
|
|
|
- Thưa < 5000 cây/ha |
|
4,11 |
|
4,83 |
|
4,93 |
|
3,60 |
|
4,93 |
|
|
6 |
Rừng vầu nhỏ (D<6cm) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Dày > 5000 cây/ha |
|
|
6,78 |
|
8,48 |
|
8,65 |
|
|
|
|
|
|
- Trung bình 2000 ÷5000 cây/ha |
|
|
3,39 |
5,93 |
3,73 |
8,31 |
3,56 |
5,93 |
|
|
|
|
|
- Thưa < 2000 cây/ha |
|
|
|
1,86 |
|
2,37 |
|
2,20 |
|
|
|
|
GIÁ
QUYỀN SỬ DỤNG RỪNG SẢN XUẤT LÀ RỪNG TỰ NHIÊN
(Ban
hành
kèm theo Quyết định số 4516/2013/QĐ-UBND ngày 19/12/2013 của
UBND tỉnh)
Đơn vị tính: Triệu đồng/ha
TT |
Loại rừng |
Huyện Ngọc Lặc |
Huyện Như Xuân |
Huyện Thường Xuân |
Huyện Như Thanh |
Huyện Thạch Thành |
Huyện Thọ Xuân |
||||||
Giá trị thấp nhất |
Giá trị cao nhất |
Giá trị thấp nhất |
Giá trị cao nhất |
Giá trị thấp nhất |
Giá trị cao nhất |
Giá trị thấp nhất |
Giá trị cao nhất |
Giá trị thấp nhất |
Giá trị cao nhất |
Giá trị thấp nhất |
Giá trị cao nhất |
||
1 |
Rừng giàu (TL từ 201÷300 m3/ha) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Trữ lượng từ 251 ÷ 300 m3/ha |
|
|
33,83 |
40,43 |
32,94 |
39,37 |
|
|
|
|
|
|
|
- Trữ lượng từ 201 ÷ 250 m3/ha |
|
|
27,09 |
33,69 |
26,38 |
32,81 |
|
|
|
|
|
|
2 |
Rừng trung bình (TL từ 101÷200 m3) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Trữ lượng từ 151 ÷200 m3/ha |
24,40 |
32,32 |
25,90 |
34,17 |
21,37 |
28,30 |
21,93 |
29,05 |
19,23 |
25,47 |
|
|
|
- Trữ lượng từ 101÷M50 m3/ha |
16,32 |
24,24 |
17,46 |
25,78 |
14,29 |
21,23 |
14,67 |
21,78 |
12,86 |
19,10 |
|
|
3 |
Rừng nghèo (TL từ 10 ÷ 100 m3/ha) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Trữ lượng từ 51 ÷ 100 m3/ha |
3,44 |
6,75 |
8,82 |
17,29 |
7,22 |
14,15 |
7,41 |
14,52 |
6,49 |
12,74 |
3,63 |
7,11 |
|
- Trữ lượng từ 10 ÷ 50 m3/ha |
0,68 |
3,37 |
1,73 |
8,64 |
1,42 |
7,08 |
1,45 |
7,26 |
1,27 |
6,37 |
0,71 |
3,55 |
4 |
Rừng chưa có trữ lượng (dưới 10 m3/ha) |
0,72 |
1,61 |
0,78 |
1,69 |
1,02 |
1,83 |
0,69 |
1,58 |
0,72 |
1,62 |
0,74 |
1,62 |
5 |
Rừng nứa to (D ≥ 5cm) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Dày > 8000 cây/ha |
|
|
7,55 |
|
8,90 |
|
7,55 |
|
|
|
|
|
|
- Trung bình 5000 ÷ 8000 cây/ha |
|
|
5,00 |
7,45 |
5,49 |
8,79 |
5,00 |
7,45 |
|
|
|
|
|
- Thưa < 5000 cây/ha |
|
|
|
4,62 |
|
4,94 |
|
4,62 |
|
|
|
|
6 |
Rừng vầu nhỏ (D<6cm) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Dày > 5000 cây/ha |
|
|
|
|
|
|
7,78 |
|
|
|
|
|
|
- Trung bình 2000 ÷5000 cây/ha |
|
|
|
|
|
|
3,20 |
5,34 |
|
|
|
|
|
- Thưa < 2000 cây/ha |
|
|
|
|
|
|
|
1,98 |
|
|
|
|
GIÁ QUYỀN SỬ DỤNG RỪNG PHÒNG HỘ LÀ RỪNG TỰ NHIÊN
(Ban
hành kèm theo Quyết định số 4516/2013/QĐ-UBND ngày 19/12/2013 của UBND tỉnh)
Đơn vị tính: Triệu đồng/ha
TT |
Loại rừng |
Huyện Mường Lát |
Huyện Quan Hóa |
Huyện Quan Sơn |
Huyện Lang Chánh |
Huyện Như Xuân |
Huyện Thường Xuân |
||||||
Giá trị thấp nhất |
Giá trị cao nhất |
Giá trị thấp nhất |
Giá trị cao nhất |
Giá trị thấp nhất |
Giá trị cao nhất |
Giá trị thấp nhất |
Giá trị cao nhất |
Giá trị thấp nhất |
Giá trị cao nhất |
Giá trị thấp nhất |
Giá trị cao nhất |
||
1 |
Rừng gỗ giàu (TL từ 201÷300 m3/ha) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Trữ lượng từ 251 ÷300 m3/ha |
25,53 |
30,51 |
|
|
31,10 |
37,17 |
35,83 |
42,82 |
26,82 |
32,05 |
34,83 |
41,63 |
|
- Trữ lượng từ 201÷250 m3/ha |
20,44 |
25,43 |
|
|
24,63 |
30,63 |
20,54 |
25,70 |
21,48 |
26,71 |
27,89 |
34,69 |
2 |
Rừng gỗ trung bình (từ 101- 200 m3) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Trữ lượng từ 151 ÷ 200 m3/ha |
15,36 |
20,34 |
19,90 |
26,35 |
20,94 |
27,74 |
15,43 |
20,44 |
16,70 |
22,11 |
20,95 |
27,75 |
|
- Trữ lượng từ 101 ÷ 150 m3/ha |
10,27 |
15,26 |
13,31 |
19,51 |
14,01 |
20,54 |
10,32 |
15,33 |
11,17 |
16,58 |
14,02 |
20,82 |
3 |
Rừng gỗ nghèo (TL từ 10÷100 m3/ha) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Trữ lượng từ 51 ÷ 100 m3/ha |
5,19 |
10,17 |
2,94 |
5,77 |
7,07 |
13,87 |
5,14 |
10,22 |
5,64 |
11,06 |
6,94 |
13,88 |
|
- Trữ lượng từ 10 ÷ 50 m3/ha |
1,02 |
5,09 |
0,58 |
2,88 |
1,39 |
6,93 |
1,02 |
5,06 |
1,11 |
5,53 |
1,39 |
6,85 |
4 |
Rừng gỗ tự nhiên chưa có trữ lượng (dưới 10 m3/ha) |
0,71 |
1,62 |
1,11 |
1,79 |
0,91 |
1,68 |
0,89 |
1,72 |
0,72 |
1,63 |
1,11 |
1,76 |
5 |
Rừng nứa to (D ≥ 5cm) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Dày > 8000 cây/ha |
4,09 |
|
4,01 |
|
3,31 |
|
3,89 |
|
3,36 |
|
4,01 |
|
|
- Trung bình 5000 ÷ 8000 cây/ha |
2,45 |
3,27 |
2,05 |
2,66 |
2,25 |
3,07 |
2,37 |
3,19 |
2,09 |
2,66 |
2,54 |
3,23 |
|
- Thưa < 5000 cây/ha |
|
1,84 |
|
1,96 |
|
1,80 |
|
1,96 |
|
1,43 |
|
1,84 |
6 |
Rừng vầu nhỏ (D<6cm) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Dày > 5000 cây/ha |
|
|
|
|
3,83 |
|
|
|
|
|
|
|
|
- Trung bình 2000 ÷5000 cây/ha |
|
|
|
|
1,24 |
2,68 |
|
|
|
|
|
|
|
- Nghèo < 2000 cây/ha |
|
|
|
|
|
0,67 |
|
|
|
|
|
0,61 |
GIÁ
QUYỀN SỬ DỤNG RỪNG PHÒNG HỘ LÀ RỪNG TỰ NHIÊN
(Ban
hành
kèm theo Quyết định số 4516/2013/QĐ-UBND ngày 19/12/2013 của
UBND tỉnh)
Đơn vị tính: Triệu đồng/ha
TT |
Loại rừng |
Huyện Bá Thước |
Huyện Ngọc Lặc |
Huyện Cẩm Thủy |
Huyện Như Thanh |
Huyện Thạch Thành |
|||||
Giá trị thấp nhất |
Giá trị cao nhất |
Giá trị thấp nhất |
Giá trị cao nhất |
Giá trị thấp nhất |
Giá trị cao nhất |
Giá trị thấp nhất |
Giá trị cao nhất |
Giá trị thấp nhất |
Giá trị cao nhất |
||
1 |
Rừng gỗ giàu (TL từ 201÷300 m3/ha) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Trữ lượng từ 251 ÷ 300 m3/ha |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Trữ lượng từ 201 ÷ 250 m3/ha |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
Rừng gỗ trung bình (từ 101÷200 m3) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Trữ lượng từ 151 ÷ 200 m3/ha |
20,69 |
27,40 |
18,62 |
24,66 |
20,69 |
27,40 |
16,70 |
22,11 |
16,70 |
22,11 |
|
- Trữ lượng từ 101 ÷ 150 m3/ha |
13,84 |
20,55 |
12,46 |
18,50 |
13,84 |
20,55 |
11,17 |
16,58 |
11,17 |
16,58 |
3 |
Rừng gỗ nghèo (TL từ 10 ÷100 m3/ha) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
-Trữ lượng từ 51 ÷100 m3/ha |
6,99 |
13,70 |
6,29 |
12,33 |
6,99 |
13,70 |
5,64 |
11,06 |
5,42 |
10,64 |
|
- Trữ lượng từ 10 ÷50 m3/ha |
1,37 |
6,85 |
1,23 |
6,17 |
1,37 |
6,85 |
111 |
5,53 |
1,06 |
5,32 |
4 |
Rừng gỗ tự nhiên chưa có trữ lượng (dưới 10 m3/ha) |
0,87 |
1,67 |
0,70 |
1,58 |
0,73 |
1,57 |
0,68 |
1,62 |
0,74 |
1,63 |
5 |
Rừng nứa to (D ≥ 5cm) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Dày > 8000 cây/ha |
3,40 |
|
|
|
3,06 |
|
3,36 |
|
|
|
|
- Trung bình 5000 ÷ 8000 cây/ha |
2,45 |
3,15 |
|
|
2,21 |
2,84 |
2,09 |
2,66 |
|
|
|
- Thưa < 5000 cây/ha |
|
1,96 |
|
|
|
1,77 |
|
1,43 |
|
|
6 |
Rừng vầu nhỏ (D<6cm) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Dày > 5000 cây/ha |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Trung bình 2000 ÷ 5000 cây/ha |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Nghèo < 2000 cây/ha |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
GIÁ QUYỀN SỬ DỤNG RỪNG ĐẶC DỤNG CHƯA CÓ HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH CẢNH QUAN, NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
(Ban
hành kèm theo Quyết định số 4516/2013/QĐ-UBND ngày 19/12/2013 của UBND tỉnh)
Đơn vị tính: Triệu đồng/ha/năm
TT |
Tên khu rừng |
Giá cho thuê 1ha rừng đặc dụng |
Ghi chú |
1 |
Khu Du lịch văn hóa-sinh thái núi Trường Lệ, thị xã Sầm Sơn |
1,33 |
|
2 |
Khu Du lịch văn hóa Hàm Rồng, thành phố Thanh Hóa |
1,21 |
|
3 |
Khu di tích lịch sử Đền Bà Triệu huyện Hậu Lộc |
0,94 |
|
4 |
Khu Di tích lịch sử Lam Kinh, huyện Thọ Xuân |
0,93 |
|
5 |
Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng khoa học lâm nghiệp |
0,73 |
|
6 |
Khu Bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên, huyện Thường Xuân |
0,71 |
|
7 |
Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, huyện Bá Thước |
0,62 |
|
8 |
Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hu, huyện Quan Hóa |
0,64 |
|
9 |
Vườn Quốc gia Bến En, huyện Như Thanh |
0,60 |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.