THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 45/QĐ-TTg |
Hà Nội, ngày 12 tháng 01 năm 2017 |
PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2016-2020 (SỬA ĐỔI, BỔ SUNG QUYẾT ĐỊNH SỐ 27/QĐ-TTG NGÀY 05 THÁNG 01 NĂM 2012 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ)
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Khoa học và Công nghệ nghệ ngày 18 tháng 6 năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 08/2014/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Khoa học và Công nghệ;
Căn cứ Quyết định số 27/QĐ-TTg ngày 05 tháng 01 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 - 2015;
Căn cứ Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16 tháng 8 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Chương trình khoa học công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 trên cơ sở sửa đổi, bổ sung Quyết định số 27/QĐ-TTg ngày 05 tháng 01 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ (gọi tắt là Chương trình) với các nội dung chủ yếu sau:
1. Nghiên cứu, đề xuất bổ sung, hoàn thiện cơ sở lý luận của mô hình nông thôn mới để góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016 - 2020.
2. Nghiên cứu, đề xuất bổ sung, hoàn thiện các cơ chế, chính sách, giải pháp khoa học và công nghệ xây dựng nông thôn mới để áp dụng cho Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020.
3. Xây dựng một số mô hình nông thôn mới trên cơ sở ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, từ đó đánh giá hiệu quả để tổ chức nhân rộng trên phạm vi cả nước trong quá trình xây dựng nông thôn mới.
4. Nâng cao nhận thức và trình độ ứng dụng khoa học và công nghệ của doanh nghiệp, người dân và các tổ chức kinh tế trong quá trình xây dựng nông thôn mới.
5. Một số chỉ tiêu cụ thể như sau:
a) 70% đề tài, dự án thuộc Chương trình có kết quả được công bố trên các tạp chí khoa học và công nghệ và phải có tài liệu, sổ tay hướng dẫn chuyển giao công nghệ;
b) 100% các đề tài có kết quả được áp dụng vào thực tế xây dựng nông thôn mới;
c) Xây dựng được các mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, có sự tham gia đầu tư của các doanh nghiệp. Trong đó, có ít nhất 60% mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm, nhất là đối với các nhóm sản phẩm chủ lực (cấp quốc gia, cấp tỉnh và cấp cơ sở thôn, xã);
d) Chuyển giao được các công nghệ mới, tiên tiến, phù hợp với các vùng miền, tăng hiệu quả sản xuất lên tối thiểu 25%, góp phần tăng thu nhập cho nông dân từ 20% trở lên;
đ) Các đề tài, dự án thuộc Chương trình thực hiện đào tạo, tập huấn chuyển giao công nghệ cho 10.000 lượt đối tượng chuyển giao công nghệ và nhận chuyển giao công nghệ ở nông thôn.
1. Nghiên cứu, khảo sát các mô hình tổ chức xã hội nông thôn ở Việt Nam và một số nước trên thế giới; những bài học kinh nghiệm xây dựng mô hình nông thôn mới trong thời gian qua để xác định mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ, lộ trình, vai trò của các chủ thể trong xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam gắn với đô thị hóa văn minh trong hội nhập quốc tế đến năm 2020 và trong giai đoạn tiếp theo.
2. Nghiên cứu, đề xuất bổ sung, hoàn thiện các cơ chế, chính sách xây dựng nông thôn mới, bao gồm:
a) Cơ chế, chính sách tích tụ đất sản xuất nông nghiệp;
b) Cơ chế chính sách dịch chuyển lao động nông nghiệp trong quá trình xây dựng nông thôn mới;
c) Cơ chế, chính sách phát triển sản xuất nông nghiệp; liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm;
d) Cơ chế, chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ cho nông nghiệp;
đ) Cơ chế chính sách phát triển nông thôn mới bền vững, đặc biệt đối với vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn;
e) Cơ chế chính sách huy động các nguồn lực xã hội, doanh nghiệp, nông dân tham gia xây dựng nông thôn mới;
3. Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp khoa học và công nghệ để xây dựng nông thôn mới, bao gồm:
a) Nghiên cứu thể chế, tổ chức xã hội và văn hóa trong xây dựng nông thôn mới. Xu thế phát triển xã hội nông thôn Việt Nam gắn với đô thị hóa trong hội nhập quốc tế;
b) Nghiên cứu, đề xuất bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống và dịch chuyển lao động nông nghiệp trong quá trình xây dựng nông thôn mới;
c) Nghiên cứu đề xuất các giải pháp phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp, ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên trong xây dựng nông thôn mới; tiếp tục nâng cao chất lượng các tiêu chí đạt chuẩn các địa phương đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới theo hướng bền vững.
4. Xây dựng một số mô hình trình diễn về nông thôn mới trên cơ sở ứng dụng các thành tựu, giải pháp khoa học và công nghệ, bao gồm:
a) Mô hình chuyển đổi hợp tác xã kiểu mới, hoạt động theo Luật Hợp tác xã năm 2012;
b) Mô hình quy hoạch, kiến trúc nông thôn mới;
c) Mô hình phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu;
d) Mô hình xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu gắn với đô thị văn minh;
đ) Mô hình bảo quản, chế biến nông sản và tổ chức sản xuất nông nghiệp hàng hóa gắn với liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm;
e) Mô hình ứng dụng công nghệ tưới tiêu kết hợp với các biện pháp canh tác nông nghiệp giảm phát thải khí mêtan và hiệu ứng nhà kính;
g) Mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao kết hợp với cơ giới hóa nông nghiệp;
h) Mô hình ứng dụng công nghệ năng lượng tái tạo để xây dựng nông thôn mới;
i) Mô hình quản lý và xử lý môi trường nông thôn;
k) Mô hình ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật phù hợp với điều kiện thực tế của các xã khó khăn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.
5. Xây dựng nội dung và tổ chức các chương trình đào tạo, tập huấn nhằm nâng cao năng lực nắm bắt, ứng dụng khoa học và công nghệ cho các đối tượng có liên quan đến việc xây dựng nông thôn mới, đặc biệt là đội ngũ cán bộ chuyển giao công nghệ, nông dân và doanh nghiệp.
1. Kinh phí thực hiện Chương trình giai đoạn 2016-2020 đến hết năm 2020 dự kiến khoảng 1.500.000 triệu đồng, trong đó:
a) Ngân sách Trung ương: Dự kiến khoảng 600.000 triệu đồng (bao gồm 221.000 tỷ đồng đã được cấp để thực hiện trong giai đoạn 2011-2015) từ nguồn vốn sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020;
b) Đối ứng từ ngân sách của các địa phương, nguồn tài trợ từ các tổ chức hợp tác quốc tế, của doanh nghiệp, các tổ chức hợp tác nông nghiệp và các nguồn hợp pháp khác: Dự kiến khoảng 500.000 triệu đồng;
c) Lồng ghép từ các chương trình phát triển kinh tế - xã hội và chương trình khoa học và công nghệ khác có liên quan: Dự kiến khoảng 400.000 triệu đồng.
2. Cơ chế tài chính: Thực hiện theo cơ chế tài chính của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 và cơ chế tài chính thực hiện các chương trình khoa học và công nghệ hiện hành.
IV. TIẾN ĐỘ, TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Tiến độ thực hiện Chương trình giai đoạn 2016 - 2020.
a) Năm 2016 - 2017: Tiếp tục thực hiện các đề tài, dự án, nhiệm vụ đang thực hiện của giai đoạn 2011-2015; triển khai một số nhiệm vụ cấp bách do Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giao và đề xuất triển khai mới một số nhiệm vụ mang tính cấp thiết giai đoạn 2016-2020;
b) Năm 2017 - 2019: Đề xuất, xét chọn và triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Chương trình;
c) Năm 2020: Tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình.
2. Cơ chế quản lý thực hiện Chương trình:
Thực hiện theo quy chế quản lý, điều hành thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020 và các quy định về quản lý, thực hiện các chương trình khoa học và công nghệ hiện hành.
3. Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan
a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Là cơ quan chủ trì Chương trình: chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương có liên quan tổ chức triển khai thực hiện Chương trình.
- Kiện toàn Ban Chỉ đạo Chương trình giai đoạn 2011-2015 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm Trưởng ban, một Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm Phó Trưởng ban và thành viên Ban Chỉ đạo là đại diện lãnh đạo Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban Dân tộc, Hội Nông dân Việt Nam và một số cơ quan có liên quan.
- Kiện toàn Ban Chủ nhiệm Chương trình giai đoạn 2011-2015 gồm các nhà khoa học của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Bộ, ngành, cơ quan có liên quan để giúp Ban Chỉ đạo Chương trình tổ chức triển khai nhiệm vụ của Chương trình trong giai đoạn 2016-2020.
- Đôn đốc, kiểm tra, đánh giá và định kỳ hằng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình triển khai thực hiện Chương trình.
b) Bộ Khoa học và Công nghệ: Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức, kiểm tra, giám sát thực hiện Chương trình theo quy định;
c) Bộ Tài chính: Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cân đối, đảm bảo bố trí vốn sự nghiệp để thực hiện các nội dung, nhiệm vụ của Chương trình; hướng dẫn cơ chế tài chính để thực hiện Chương trình theo quy định.
d) Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cân đối, đảm bảo bố trí vốn ngân sách để thực hiện các nội dung, nhiệm vụ của Chương trình từ nguồn vốn ngân sách trung ương của Chương mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020; trước mắt năm 2017 bố trí kinh phí để triển khai một số nhiệm vụ cấp bách do Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giao.
đ) Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Tổ chức thực hiện các đề tài, dự án phù hợp với nội dung chương trình do địa phương trực tiếp quản lý; huy động các nguồn lực, lồng ghép nội dung của Chương trình khoa học công nghệ vào Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và các chương trình phát triển kinh tế - xã hội khác để chỉ đạo triển khai thực hiện trên địa bàn.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Những nội dung của Quyết định 27/QĐ-TTg ngày 05 tháng 01 năm 2012 phù hợp với Quyết định này được tiếp tục thực hiện; những nội dung không phù hợp với Quyết định này được bãi bỏ.
Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
KT.
THỦ TƯỚNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.