ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 45/2023/QĐ-UBND |
Ninh Thuận, ngày 02 tháng 8 năm 2023 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức Chính phủ và Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật ngân sách nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
Căn cứ Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia;
Căn cứ Thông tư số 344/2016/TT-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về quản lý ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã, phường, thị trấn;
Căn cứ Nghị quyết số 20/2022/NQ-HĐND ngày 09 tháng 12 năm 2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Quy định cơ chế huy động và lồng ghép các nguồn vốn trong thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận;
Căn cứ Quyết định số 470/QĐ-BCĐCTMTQG ngày 07 tháng 4 năm 2023 của Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 về việc ban hành Chương trình công tác năm 2023 của Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2021-2025;
Căn cứ Quyết định số 989/QĐ-UBND ngày 25 tháng 7 năm 2023 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc Bổ sung Danh mục xây dựng quyết định của UBND tỉnh năm 2023;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính tại Tờ trình số 2847/TTr-STC ngày 28 tháng 7 năm 2023 và ý kiến thẩm định của Sở Tư pháp tại Báo cáo số 1741/BC- STP ngày 28 tháng 6 năm 2023.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế quản lý, sử dụng nguồn vốn huy động hợp pháp khác thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 12 tháng 8 năm 2023.
2. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
QUẢN LÝ, SỬ DỤNG NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG HỢP PHÁP KHÁC THỰC HIỆN
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIAI ĐOẠN 2021-2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH
THUẬN
(Kèm theo Quyết định số 45/2023/QĐ-UBND ngày 02 tháng 8 năm 2023 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Ninh Thuận)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chế này quy định quản lý, sử dụng nguồn vốn huy động hợp pháp khác thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận (viết tắt là Chương trình MTQG).
2. Đối tượng áp dụng
Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và các cá nhân liên quan đến sử dụng vốn huy động hợp pháp khác để thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
Điều 2. Nguyên tắc, cơ chế huy động nguồn vốn hợp pháp khác
1. Nguyên tắc huy động nguồn vốn hợp pháp khác
Thực hiện theo quy định tại khoản 2, Điều 3 Chương II của Quy định cơ chế huy động và lồng ghép các nguồn vốn trong thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận ban hành kèm theo Quyết định số 10/2023/QĐ-UBND ngày 31 tháng 01 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận ban hành Quy định cơ chế huy động và lồng ghép các nguồn vốn trong thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận (Viết tắt là Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 10/2023/QĐ-UBND ngày 31 tháng 01 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh).
2. Cơ chế huy động nguồn vốn hợp pháp khác
Thực hiện theo quy định tại điều 5 Chương II của Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 10/2023/QĐ-UBND ngày 31 tháng 01 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh.
Điều 3. Quản lý, sử dụng nguồn vốn huy động
1. Nguyên tắc quản lý, sử dụng nguồn vốn huy động hợp pháp khác thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia:
a) Việc quản lý, sử dụng nguồn vốn huy động hợp pháp khác thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia và theo đúng quy định tại Quyết định này.
b) Nguồn vốn huy động hợp pháp khác huy động được thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phải quản lý và thanh toán tập trung, thống nhất qua Kho bạc Nhà nước.
c) Vốn huy động từ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thông qua các chính sách thu hút đầu tư được sử dụng theo quy định của pháp luật đầu tư, các văn bản quy phạm pháp luật liên quan.
d) Đóng góp của người dân có thể bằng tiền hoặc bằng hiện vật, ngày công lao động được quy đổi thành tiền; phải được tính trong giá trị công trình để theo dõi, quản lý tỷ lệ đóng góp đã được thống nhất; không hạch toán vào thu, chi ngân sách nhà nước.
đ) Đóng góp tự nguyện (bằng tiền, hiện vật hoặc ngày công lao động) của cộng đồng dân cư tham gia thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia do cộng đồng dân cư trực tiếp quản lý, sử dụng.
2. Quản lý sử dụng vốn huy động hợp pháp khác thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia
a) Tùy từng hình thức đóng góp, cách thức tiếp nhận quản lý sử dụng vốn huy động hợp pháp khác như sau:
- Trường hợp đóng góp bằng tiền: Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện thu, nộp vào ngân sách xã và tổ chức quản lý theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Thông tư số 344/2016/TT-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về quản lý ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã, phường, thị trấn.
- Trường hợp đóng góp bằng hiện vật: Căn cứ vào số lượng vật tư, công lao động do tổ chức, người dân đóng góp và đơn giá vật tư, ngày công lao động tại địa phương (tại thời điểm đóng góp): Ủy ban nhân dân cấp xã thành lập Hội đồng xác định giá trị đóng góp (bằng tiền Việt Nam) giao cho Chủ đầu tư quản lý, theo dõi hạch toán vào giá trị công trình. Hội đồng xác định giá trị hiện vật do Chủ tịch UBND cấp xã quyết định thành lập; thành viên gồm đại diện chính quyền, đoàn thể trong đơn vị cấp xã và Ban giám sát đầu tư của cộng đồng.
b) Việc sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân và các nguồn huy động hợp pháp khác phải được theo dõi, quản lý chặt chẽ. Kế toán xã, phường, thị trấn phải mở sổ kế toán để theo dõi, hạch toán kế toán, quyết toán theo mục lục ngân sách nhà nước và chế độ kế toán của Nhà nước.
c) Sau khi công trình hoàn thành đưa vào sử dụng, Ban Quản lý công trình lập và trình duyệt quyết toán theo quy định và báo cáo tình hình thu, quản lý, sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân và các nguồn huy động hợp pháp khác cho dự án để công khai cho nhân dân biết; đồng thời Ủy ban nhân dân cấp xã báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện và Phòng Tài chính - Kế hoạch cấp huyện biết để tổng hợp.
d) Sau khi thanh quyết toán công trình, nếu chênh lệch thu lớn hơn chi hoặc với các khoản hiện vật đóng góp chưa được sử dụng hết, nhân dân trong địa bàn cấp xã tổ chức họp bàn và quyết định sử dụng để đầu tư xây dựng công trình thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia trong địa bàn cấp thôn, cấp xã hoặc sử dụng cho các công trình công ích cần thiết khác của cộng đồng.
Điều 4. Công khai tài chính nguồn vốn huy động
Chủ tịch UBND cấp xã phải có trách nhiệm công khai tài chính theo quy định hiện hành để người dân theo dõi, giám sát.
1. Nội dung công khai gồm
a) Công khai kết quả huy động vốn: Đối tượng, thời gian, hình thức, mức đóng góp của các đối tượng.
b) Công khai việc thu, chi, sử dụng nguồn vốn huy động khác để đầu tư xây dựng các công trình: Danh mục công trình được đầu tư, quyết định phê duyệt dự toán công trình, giá trị quyết toán công trình của cấp có thẩm quyền, thường xuyên cập nhật các thông tin theo tiến độ dự án để công khai tại trụ sở UBND cấp xã, nhà văn hoá thôn, trên phương tiện thông tin cơ sở và các hình thức khác theo quy định.
c) Công khai số chênh lệch thu, chi (nếu có).
2. Hình thức công khai: Niêm yết tại trụ sở UBND cấp xã, nhà văn hóa thôn (buôn), khu phố; thông báo qua các buổi họp trực tiếp với cộng đồng dân cư; thông báo trên loa, đài và thông báo trên các phương tiện đại chúng.
3. Thời điểm, thời hạn công khai: Kể từ khi bắt đầu triển khai thực hiện công trình cho đến khi công trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt quyết toán.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Ban Dân tộc là cơ quan đầu mối, phối hợp với các cơ quan chủ trì các dự án thành phần liên quan chịu trách nhiệm trong việc triển khai, tuyên truyền, kiểm tra, giám sát, hướng dẫn các địa phương thực hiện Quyết định này.
2. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố có trách nhiệm triển khai đến các xã, phường, thị trấn thực hiện quyết định này và thường xuyên kiểm tra việc triển khai thực hiện của các xã, phường, thị trấn trên địa bàn.
3. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức huy động, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp tự nguyện của nhân dân, các tổ chức kinh tế, các tổ chức xã hội theo đúng Quyết định này.
4. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức xã hội cấp xã và các trưởng thôn, khu phố có trách nhiệm tuyên truyền vận động nhân dân tích cực tham gia đóng góp thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia tại địa phương.
Trong quá trình thực hiện có vướng mắc, kịp thời báo cáo Sở Tài chính tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét điều chỉnh./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.