ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 45/2021/QĐ-UBND |
Quảng Ninh, ngày 15 tháng 9 năm 2021 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Thực hiện Quyết định số 4800/QĐ-BCT ngày 08 tháng 12 năm 2016 của Bộ Công Thương về hướng dẫn thực hiện và xét công nhận tiêu chí cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới; Quyết định số 920/QĐ-BCT ngày 16 tháng 4 năm 2019 của Bộ Công Thương về việc ban hành tiêu chí điểm giới thiệu và bán sản phẩm thuộc Chương trình Mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2019-2020; Quyết định 3041/QĐ-BCT ngày 08 tháng 10 năm 2019 của Bộ Công Thương ban hành và áp dụng Bộ tiêu chí, mẫu thiết kế biển hiệu/biểu tượng cho điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP của Bộ Công Thương;
Căn cứ Nghị quyết số 194/2019/NQ-HĐND ngày 30 tháng 7 năm 2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh về việc ban hành chính sách khuyến khích đầu tư, liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp tỉnh Quảng Ninh.
Theo đề nghị của Sở Công Thương tại Tờ trình số 2650/TTr-SCT ngày 09 tháng 8 năm 2021 và Báo cáo thẩm định số 203/BC-STP ngày 19 tháng 7 năm 2021 của Sở Tư pháp.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế quản lý điểm giới thiệu, bán sản phẩm tham gia Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh Quảng Ninh.
Điều 2. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30 tháng 9 năm 2021.
Điều 3. Các ông (bà): Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc Sở Công Thương; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành trong tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thánh phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUẢN LÝ ĐIỂM GIỚI THIỆU, BÁN SẢN PHẨM THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH MỖI XÃ MỘT
SẢN PHẨM (OCOP) TỈNH QUẢNG NINH
(Kèm theo Quyết định số: 45/2021/QĐ-UBND
ngày 15 tháng 9 năm 2021 của UBND tỉnh Quảng Ninh)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chế quy định tiêu chuẩn Điểm giới thiệu, bán sản phẩm OCOP; Cơ chế quản lý, trách nhiệm các bên liên quan đối với tổ chức, cá nhân có Điểm giới thiệu, bán sản phẩm thuộc Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) Quảng Ninh.
2. Đối tượng áp dụng
Cơ quan quản lý nhà nước; tổ chức, cá nhân kinh doanh và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc quản lý, vận hành Điểm giới thiệu, bán sản phẩm thuộc Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) Quảng Ninh.
1. Điểm giới thiệu và bán sản phẩm tham gia Chương trình Mỗi xã một sản phẩm Quảng Ninh bao gồm: cửa hàng, gian hàng, khu trưng bày, quầy hàng, ki ốt tại Trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, địa điểm dừng chân, giới thiệu, bán sản phẩm thuộc Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (sau đây gọi tắt là Điểm giới thiệu, bán sản phẩm OCOP).
2. Sản phẩm OCOP là sản phẩm thuộc Chương trình Mỗi xã một sản phẩm được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận.
3. Sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn là sản phẩm đạt từ 3 sao trở lên theo tiêu chí tại Quyết định số 1048/QĐ-TTg ngày 21/8/2019 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình Mỗi xã một sản phẩm; Quyết định 781/QĐ-TTg ngày 08/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số phụ lục Quyết định số 1048/QĐ-TTg ngày 21/8/2019 của Thủ tướng Chính phủ và được cơ quan có thẩm quyền chứng nhận.
TIÊU CHUẨN ĐIỂM GIỚI THIỆU, BÁN SẢN PHẨM OCOP
Điểm giới thiệu, bán sản phẩm OCOP được đặt tại khu vực trung tâm, thuận lợi về giao thông, tập trung đông người hoặc có lưu lượng người, phương tiện qua lại nhiều, cụ thể:
- Tại khu vực các cửa hàng ở nhà ga, sân bay, bến xe, bến tàu, cửa hàng xăng dầu kết hợp điểm dừng chân;
- Tại các trạm; điểm dừng nghỉ trên cao tốc, quốc lộ;
- Tại các Trung tâm thương mại, siêu thị, chợ;
- Tại các cửa hàng trong khu du lịch, nhà hàng, khách sạn;
- Tại khu vực có khu, cụm công nghiệp, làng nghề truyền thống;
- Tại các khu trung tâm dịch vụ thương mại cấp huyện, cấp xã, các điểm công nghiệp;
- Tại các trung tâm hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm.
- Các vị trí khác phù hợp có thể tiêu thụ sản phẩm với số lượng lớn.
Điều 4. Tiêu chuẩn về các điểm giới thiệu, bán sản phẩm OCOP
1. Quy mô
a) Trung tâm giới thiệu, bán sản phẩm OCOP có diện tích tối thiểu đạt 100m2; Cửa hàng giới thiệu, bán sản phẩm OCOP có diện tích tối thiểu 50m2;
b) Điểm giới thiệu, bán sản phẩm OCOP là các quầy hàng, ki ốt tại chợ, điểm du lịch và gian hàng OCOP tại Hội chợ, triển lãm, các sự kiện có diện tích tối thiểu 9m2;
c) Điểm giới thiệu, bán sản phẩm OCOP của tỉnh Quảng Ninh yêu cầu 100% số lượng mặt hàng là các sản phẩm tham gia chương trình OCOP, sản phẩm đặc trưng, đặc sản vùng miền, trong đó 70% là sản phẩm OCOP Quảng Ninh đạt chuẩn (từ 3 sao trở lên);
d) Điểm giới thiệu, bán sản phẩm OCOP tại các loại hình kinh doanh tổng hợp, bao gồm: Khu vực trưng bày sản phẩm OCOP tại Trung tâm thương mại, siêu thị được bố trí riêng tại vị trí thuận lợi, diện tích tối thiểu 5m2 trở lên, 100% mặt hàng tại khu vực này là sản phẩm OCOP Quảng Ninh đạt chuẩn; Khu vực trưng bày sản phẩm OCOP tại siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi và các địa điểm khác có diện tích tối thiểu 20m2, được bố trí tách biệt, ở vị trí tiện lợi cho việc tham quan, mua sắm; có biển hiệu chỉ dẫn “Sản phẩm OCOP Quảng Ninh đạt chuẩn” đối với khu trưng bày sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên.
2. Biển hiệu
Biển hiệu Điểm giới thiệu, bán sản phẩm OCOP thực hiện theo Bộ tiêu chí và mẫu thiết kế biển hiệu/biểu tượng quy định tại Quyết định 3041/QĐ-BCT ngày 08/10/2019 của Bộ Công Thương về việc ban hành và áp dụng Bộ tiêu chí, mẫu thiết kế Biển hiệu/Biểu tượng cho điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP.
3. Điểm giới thiệu, bán sản phẩm OCOP phải đáp ứng các điều kiện sau
a) Được xây dựng vững chắc, đảm bảo các yêu cầu phòng cháy,chữa cháy, vệ sinh môi trường, an toàn, thuận tiện cho khách hàng;
- Đối với các điểm có quy mô 01 tầng thì trần phải làm bằng vật liệu cách nhiệt để nhiệt độ, ánh sáng mặt trời không ảnh hưởng trực tiếp vào hàng hóa trưng bày tại cửa hàng;
- Có kệ giá, trưng bày khoa học, gọn gàng, sạch sẽ.
b) Khu vực bán sản phẩm là thực phẩm phải đáp ứng quy định về an toàn thực phẩm, đối với Điểm bán hàng OCOP là mặt hàng thực phẩm phải được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy Chứng nhận đủ điều kiện về an toàn thực phẩm; có trang thiết bị cần thiết (tủ đông, tủ mát, kệ, giá...) để bảo quản hàng hóa phù hợp theo yêu cầu đặc thù của sản phẩm.
4. Nội quy
a) Điểm giới thiệu, bán sản phẩm OCOP phải có nội quy hoạt động, gồm:
- Thời gian mở, đóng cửa;
- Quyền và trách nhiệm của nhân viên bán hàng; quyền và nghĩa vụ của khách hàng khi tham gia giao dịch, mua bán tại Điểm giới thiệu, bán sản phẩm OCOP; quyền và nghĩa vụ của cơ sở ký hợp đồng cung cấp sản phẩm vào Điểm giới thiệu, bán sản phẩm OCOP;
- Hàng hóa tại Điểm giới thiệu, bán sản phẩm OCOP cần ghi rõ cam kết duy trì tỷ lệ số lượng mặt hàng là sản phẩm OCOP tỉnh Quảng Ninh đạt từ 3 sao trở lên trên tổng số mặt hàng tại Điểm giới thiệu, bán sản phẩm OCOP;
- Bảo đảm vệ sinh môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn, phòng chống cháy nổ; xử lý các tranh chấp phát sinh.
b) Nội quy hoạt động do chủ Điểm giới thiệu, bán sản phẩm OCOP lập, phê duyệt theo hướng dẫn của UBND cấp huyện. Nội dung tóm tắt của bản nội quy được ghi rõ ràng, niêm yết ở nơi dễ nhìn để mọi người biết và thực hiện.
1. Hàng hóa là sản phẩm OCOP đạt chuẩn (được xếp hạng từ 3 sao trở lên) phải dán tem OCOP và đảm bảo chất lượng theo đúng sản phẩm đã được chứng nhận, đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định hiện hành.
2. Hàng hóa là sản phẩm thuộc Chương trình OCOP chưa đạt chuẩn; sản phẩm đặc trưng, đặc sản vùng miền phải có tên, bao bì và ghi nhãn hàng hóa theo quy định; có mã số, mã vạch hoặc mã QR có truy xuất nguồn gốc.
3. Đối với hàng hóa có bảo hành phải ghi rõ thời hạn và điều kiện, địa điểm bảo hành.
4. Hàng hóa là thực phẩm phải đáp ứng các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm; ghi rõ ngày sản xuất, thời hạn sử dụng, thành phần, định lượng, cảnh báo, hướng dẫn sử dụng, bảo quản theo quy định. Nếu là nông sản, thực phẩm ở dạng tươi sống hoặc sơ chế không có bao bì đóng gói sẵn thì phải qua chọn lọc, phân loại, ghi rõ xuất xứ và thời hạn sử dụng.
5. Các hàng hóa kinh doanh tại Điểm giới thiệu, bán sản phẩm OCOP có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định hiện hành; không thuộc danh mục cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật; hàng hóa thuộc danh mục hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện phải đáp ứng theo quy định của pháp luật hiện hành.
QUẢN LÝ ĐIỂM GIỚI THIỆU, BÁN SẢN PHẨM OCOP
Điều 6. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân là chủ Điểm giới thiệu, bán sản phẩm OCOP
1. Tổ chức, cá nhân mở Điểm giới thiệu, bán sản phẩm OCOP
- Phải có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật; thực hiện đầy đủ các quy định tại Quyết định này và các quy định pháp luật khác có liên quan.
- Tổ chức, bố trí hàng hóa một cách văn minh, khoa học thuận tiện cho khách hàng lựa chọn, mua sắm và thanh toán. Các phương tiện cân, đo, đếm để phục vụ hoạt động kinh doanh trong cửa hàng phải được kiểm định định kỳ theo quy định. Khuyến khích sử dụng phương tiện quản lý, thanh toán hiện đại, hạn chế dùng tiền mặt.
- Thực hiện niêm yết giá trực tiếp trên sản phẩm đối với tất cả các mặt hàng tại Điểm giới thiệu, bán sản phẩm OCOP.
- Sử dụng mẫu Biển hiệu/biểu tượng Điểm giới thiệu, bán sản phẩm OCOP theo quy định tại Quyết định 3041/QĐ-BCT ngày 08/10/2019 của Bộ Công Thương.
2. Ngoài ra các tổ chức, cá nhân là chủ Điểm bán giới thiệu, bán sản phẩm OCOP phải đảm bảo các tiêu chuẩn khác theo quy định tại Điều 3, Điều 4, Điều 5 Quy chế này.
Điều 7. Nội dung kiểm tra, kiểm soát
Các cơ quan theo chức năng nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát các nội dung sau theo quy định của pháp luật:
1. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy đăng ký thành lập doanh nghiệp, các giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh các hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa kinh doanh có điều kiện hoặc hạn chế kinh doanh.
2. Điểm giới thiệu, bán sản phẩm OCOP không có đủ các tiêu chuẩn quy định tại Quy chế này nhưng vẫn sử dụng mẫu biển hiệu/biểu tượng theo quy định tại Quyết định 3041/QĐ-BCT ngày 08/10/2019 của Bộ Công Thương.
3. Các quy định về hàng hóa tại Điểm giới thiệu, bán sản phẩm OCOP như: kinh doanh hàng giả, hàng không đảm bảo chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa không đủ các điều kiện lưu thông trên thị trường.
4. Việc thực hiện niêm yết giá và bán theo giá niêm yết.
5. Niêm yết Nội quy hoặc Nội quy không theo đúng quy định tại điều 7 Quy chế này.
6. Các vi phạm khác theo quy định của Quy chế này và quy định của pháp luật có liên quan.
Điều 8. Trách nhiệm các cơ quan, đơn vị
1. Sở Công Thương
Chủ trì, phối hợp với Ban Xây dựng nông thôn mới, UBND các huyện, thị xã, thành phố theo dõi, giám sát việc thực hiện quy chế này, bao gồm:
- Kiểm tra tiêu chuẩn tại Điều 3, Điều 4 và Điều 5 quy chế này. Trường hợp không đảm bảo các tiêu chuẩn quy định nhưng vẫn sử dụng biển hiệu/biểu tượng Điểm giới thiệu, bán sản phẩm OCOP do Bộ Công thương quy định tại Quyết định 3041/QĐ-BCT ngày 08/10/2019 thì lập biên bản xử lý theo quy định của pháp luật.
- Kiểm tra việc lập, phê duyệt nội quy hoạt động theo đúng quy định tại Điều 4 Quy chế này.
- Lồng ghép các chương trình, chính sách hỗ trợ xây dựng, duy trì, xúc tiến thương mại Điểm giới thiệu, bán sản phẩm OCOP. Tổ chức quán triệt nội dung Quy chế cho các tổ chức, cá nhân là chủ Điểm giới thiệu, bán sản phẩm OCOP.
- Hướng dẫn chủ điểm thiết kế, lắp đặt Biển hiệu/Biểu tượng cho Điểm giới thiệu, bán sản phẩm OCOP theo mẫu đã được thẩm định, lựa chọn và nghiệm thu của Bộ Công Thương.
- Hàng năm xây dựng kế hoạch phát triển Điểm giới thiệu, bán sản phẩm OCOP Quảng Ninh trong và ngoài tỉnh trình UBND tỉnh phê duyệt.
- Chủ trì, phối hợp với Ban Xây dựng nông thôn mới, UBND các huyện, thị xã, thành phố, các đơn vị có liên quan tổ chức thẩm định Điểm giới thiệu, bán sản phẩm OCOP theo các tiêu chí tại Quy chế này, ra văn bản thông báo kết quả thẩm định (công nhận hay không công nhận) điểm Giới thiệu và bán sản phẩm OCOP của tổ chức, cá nhân đã đăng ký; đồng thời định kỳ 6 tháng 1 lần báo cáo UBND tỉnh ra quyết định.
2. Ban Xây dựng nông thôn mới
- Chủ trì phối hợp với UBND các địa phương theo dõi việc thực hiện hợp đồng cung cấp hàng hóa của cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP vào Điểm giới thiệu, bán sản phẩm OCOP đảm bảo chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ hàng hóa theo tiêu chuẩn đã được chứng nhận. Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ quản lý, giám sát việc dán tem, nhãn sản phẩm OCOP.
- Lồng ghép chương trình, chính sách hỗ trợ cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP nâng cao chất lượng, năng suất sản xuất, tính cạnh tranh của sản phẩm. Giới thiệu, quảng bá Điểm giới thiệu, bán sản phẩm OCOP tỉnh Quảng ninh với các Đoàn tham quan, học tập kinh nghiệm đến Quảng Ninh.
- Cung cấp, giới thiệu danh mục sản phẩm OCOP Quảng Ninh đạt tiêu chuẩn cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh. Phối hợp với Sở Công Thương thực hiện kiểm tra, giám sát theo quy định tại mục 1 Điều này.
3. Sở Thông tin và truyền thông: Tổ chức tuyên truyền, quảng bá về các điểm giới thiệu, bán sản phẩm OCOP trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh và các phương tiện thông tin, truyền thông.
4. Sở Du lịch: Tuyên truyền và hướng dẫn khách du lịch đến tham quan và mua sắm hàng hóa OCOP của tỉnh tại các điểm giới thiệu, bán sản phẩm OCOP trong tỉnh.
5. Sở Y tế: Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan quản lý an toàn thực phẩm các sản phẩm tại cửa hàng theo quy định hiện hành.
6. Cục Quản lý thị trường: Chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương, Ban Xây dựng nông thôn mới kiểm tra, xử lý theo quy định đối với việc kinh doanh hàng giả, hàng không đảm bảo chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định; việc thực hiện niêm yết giá trên sản phẩm theo quy định tại Điều 6; cơ sở không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy đăng ký thành lập doanh nghiệp hoặc kinh doanh hàng hóa có điều kiện mà không có đầy đủ giấy phép theo quy định; phối hợp với các đơn vị trong Tổng Cục Quản lý thị trường kiểm tra, kiểm soát đối với các Điểm giới thiệu, bán sản phẩm OCOP Quảng Ninh không nằm trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
7. UBND các huyện, thị xã, thành phố
- Hướng dẫn các chủ cơ sở lập, phê duyệt nội quy hoạt động của điểm giới thiệu, bán sản phẩm OCOP trên địa bàn.
- Quản lý giám sát thường xuyên, toàn diện hoạt động của Điểm giới thiệu, bán sản phẩm OCOP trên địa bàn. Trường hợp phát hiện vi phạm xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị xử lý theo quy định của pháp luật và tại Quy chế này.
- Chủ trì phối hợp hướng dẫn chủ Điểm giới thiệu, bán sản phẩm OCOP thực hiện các thủ tục cấp giấy đăng ký kinh doanh, cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh các hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa kinh doanh có điều kiện hoặc hạn chế kinh doanh.
- Phối hợp với các Sở, ban, ngành thực hiện các nội dung tại khoản 1,2,3,4,5,6 của Điều này.
- Ưu tiên bố trí quỹ đất giới thiệu địa điểm tại vị trí có lợi thế thương mại cho việc mở Điểm giới thiệu, bán sản phẩm OCOP - Tuyên truyền, quảng bá về Điểm giới thiệu, bán sản phẩm OCOP trên các phương tiện truyền thông. Đăng tải các Điểm giới thiệu, bán sản phẩm OCOP trên các phương tiện thông tin truyền thông của địa phương.
1. Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với Ban Xây dựng nông thôn mới và các tổ chức, cá nhân, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm triển khai thực hiện Quy chế này trên địa bàn toàn tỉnh.
2. Doanh nghiệp/cơ sở kinh doanh Điểm giới thiệu, bán sản phẩm OCOP định kỳ trước ngày 30/6 và 25/12 hàng năm báo cáo tình hình thực hiện quy chế và kết quả kinh doanh, những khó khăn, vướng mắc (nếu có) về UBND huyện, thị xã, thành phố quản lý địa bàn để tổng hợp gửi Sở Công Thương, Ban Xây dựng Nông thôn mới theo quy định.
3. Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có vướng mắc, bất cập, các cơ sở sản xuất kinh doanh, đơn vị phản hồi về Sở Công Thương để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, điều chỉnh bổ sung quy chế cho phù hợp./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.