ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 45/2012/QĐ-UBND |
Quảng Ngãi, ngày 11 tháng 12 năm 2012 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 16/12/2002;
Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 135/2004/NĐ-CP ngày 10/6/2004 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh, tổ chức hoạt động của cơ sở chữa bệnh theo Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và chế độ áp dụng đối với người chưa thành niên, người tự nguyện vào cơ sở chữa bệnh;
Căn cứ Nghị định số 61/2011/NĐ-CP ngày 26/7/2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 135/2004/NĐ-CP ngày 10/6/2004 của Chính phủ quy định về chế độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh, tổ chức hoạt động của cơ sở chữa bệnh theo Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và chế độ áp dụng đối với người chưa thành niên, người tự nguyện vào cơ sở chữa bệnh;
Căn cứ Nghị định số 43/2005/NĐ-CP ngày 05/4/2005 của Chính phủ quy định việc đưa người nghiện ma tuý, người bán dâm không có nơi cư trú nhất định vào lưu trú tạm thời tại cơ sở chữa bệnh;
Căn cứ Nghị định số 94/2010/NĐ-CP ngày 09/9/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức cai nghiện ma tuý tại gia đình, cai nghiện ma tuý tại cộng đồng;
Căn cứ Thông tư Liên tịch số 27/2012/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 24/02/2012 của liên Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Quy định quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện chế độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh, chế độ đóng góp và miễn, giảm, hỗ trợ đối với đối tượng trong cơ sở chữa bệnh và tổ chức cai nghiện ma tuý tại gia đình và cộng đồng;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 109/TTr-SLĐTBXH ngày 20/11/2012 về việc đề nghị ban hành quy định trách nhiệm đóng góp và chế độ hỗ trợ đối với người cai nghiện ma túy được chữa trị, cai nghiện tại Trung tâm Giáo dục - Lao động xã hội và cai nghiện tại gia đình, cộng đồng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi và ý kiến thẩm định của Sở Tư pháp tại Báo cáo thẩm định số 146/BC-STP ngày 01/8/2012,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định trách nhiệm đóng góp, chế độ hỗ trợ đối với người cai nghiện ma túy chữa trị, cai nghiện tự nguyện tại Trung tâm Giáo dục - Lao động xã hội và chữa trị, cai nghiện tại gia đình và cộng đồng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Lao động - Thương binh và Xã hội, Tài chính; Giám đốc Kho bạc Nhà nước Quảng Ngãi; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Giám đốc Trung tâm Giáo dục - Lao động xã hội tỉnh; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN |
TRÁCH NHIỆM ĐÓNG GÓP VÀ CHẾ ĐỘ HỖ TRỢ ĐỐI VỚI
NGƯỜI CAI NGHIỆN MA TÚY CHỮ TRỊ, CAI NGHIỆN TỰ NGUYỆN TẠI TRUNG TÂM GIÁO DỤC -
LAO ĐỘNG XÃ HỘI VÀ CAI NGHIỆN TẠI GIA ĐÌNH, CỘNG ĐỒNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG
NGÃI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 45/2012/QĐ-UBND ngày 11 /12/2012 của UBND tỉnh
Quảng Ngãi)
Quy định này quy định trách nhiệm đóng góp và chế độ hỗ trợ đối với người nghiện ma túy chữa trị, cai nghiện tự nguyện tại Trung tâm Giáo dục - Lao động xã hội (sau đây gọi tắt là Trung tâm), cai nghiện tại gia đình và cộng đồng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
1. Người nghiện ma tuý chữa trị, cai nghiện tự nguyện tại Trung tâm.
2. Người nghiện ma túy chữa trị, cai nghiện tại cộng đồng.
Điều 3. Quy định về đóng góp và trợ cấp
1. Người nghiện ma tuý chữa trị tự nguyện tại Trung tâm; người nghiện ma túy chưa trị, cai nghiện tại gia đình và cộng đồng có trách nhiệm đóng góp các khoản chi phí và được Nhà nước hỗ trợ theo quy định tại Quy định này. Trường hợp người nghiện ma tuý không đủ điều kiện đóng góp thì thân nhân của người đó phải có trách nhiệm đóng góp (trừ những trường hợp được miễn, giảm theo quy định tại Quy định này).
2. Các quy định về chế độ hỗ trợ đối với người nghiện ma tuý chữa trị, cai nghiện tự nguyện tại Trung tâm và chữa trị, cai nghiện tại cộng đồng thực hiện quy định tại Quy định này.
Đối với người nghiện ma tuý chữa trị, cai nghiện tự nguyện tại Trung tâm phải đóng góp các khoản chi phí như sau:
a) Mức đóng góp hàng tháng 1.142.000 đồng/người/tháng, gồm:
- Tiền ăn: 892.000 đồng/người/tháng (theo mức sinh hoạt phí nuôi dưỡng đối tượng tại Trung tâm);
- Tiền điện, nước, vệ sinh: 70.000 đồng/người/tháng;
- Chi phí phục vụ quản lý: 150.000 đồng/người/tháng;
- Tiền đóng góp xây dựng cơ sở vật chất: 30.000 đồng/người/tháng.
b) Mức đóng góp một lần cho cả đợt (6 tháng) chữa trị, cai nghiện: 874.000 đồng, gồm các khoản:
- Tiền thuốc hỗ trợ cắt cơn nghiện và thuốc chữa bệnh thông thường khác: 650.000 đồng/người/lần chấp hành quyết định;
- Tiền xét nghiệm tìm chất ma túy: 174.000 đồng/người/lần chấp hành quyết định;
- Tiền sinh hoạt văn thể: 50.000 đồng/người/lần chấp hành quyết định;
- Tiền học văn hoá, học nghề (nếu bản thân đối tượng có nhu cầu): Mức nộp tùy thuộc nhóm nghề và chi phí thực tế.
c) Người nghiện ma túy chữa trị, cai nghiện tự nguyện tại Trung tâm có trách nhiệm đóng góp các khoản chi phí theo quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều này. Trường hợp người nghiện ma túy không có đủ điều kiện đóng góp thì vợ hoặc chồng, cha, mẹ hoặc người giám hộ và gia đình người nghiện ma túy có trách nhiệm đóng góp.
Điều 5. Chế độ hỗ trợ đối với người nghiện ma túy chữa trị, cai nghiện bắt buộc tại cộng đồng
- Hỗ trợ tiền thuốc điều trị cắt cơn nghiện mức: 400.000 đồng/người/đợt cai nghiện.
- Hỗ trợ tiền ăn trong thời gian cai nghiện tập trung: mức 40.000 đồng/người/ngày trong thời gian chấp hành quyết định.
1. Chế độ miễn, giảm: Người nghiện ma túy cai nghiện tự nguyện tại Trung tâm được xét giảm hoặc miễn chi phí chữa trị, cai nghiện thuộc các trường hợp sau đây:
a) Miễn đóng góp tiền ăn trong thời gian chấp hành quyết định đối với người thuộc hộ nghèo, gia đình chính sách theo Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng; người chưa thành niên; người bị nhiễm HIV/AIDS; người không có nơi cư trú nhất định.
b) Giảm 50% mức đóng góp tiền ăn trong thời gian chấp hành quyết định đối với người thuộc hộ cận nghèo.
2. Thủ tục miễn giảm:
- Xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã đối với đối tượng thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo.
- Xác nhận của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện đối với đối tượng thuộc diện gia đình chính sách người có công với cách mạng.
- Bản phô tô giấy xét nghiệm nhiễm HIV/AIDS đối với đối tượng nhiễm HIV/AIDS; trường hợp bị mất giấy báo kết quả xét nghiệm thì phải có xác nhận cụ thể của cơ sở y tế có thẩm quyền.
- Bản phôtô giấy khai sinh (có chứng thực) đối với đối tượng là người chưa thành niên.
3. Thẩm quyền giải quyết chế độ miễn, giảm: Giám đốc Trung tâm căn cứ hồ sơ của các nhóm đối tượng nêu trên để áp dụng chế độ miễn, giảm theo quy định và quyết toán kinh phí thực tế với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
1. Nội dụng, mức chi cho công tác áp dụng biện pháp đưa đối tượng vào Trung tâm được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư liên tịch số 27/2012/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 24/02/2012 của liên Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
2. Hỗ trợ kinh phí tìm việc làm cho người bị áp dụng biện pháp đưa vào Trung tâm sau khi chấp hành xong quyết định tại Trung tâm trở về địa phương thực hiện theo quy định tại điểm k khoản 2 Điều 7 Thông tư liên tịch số 27/2012/TTLT-BTC- BLĐTBXH ngày 24/02/2012 của liên Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
3. Nội dung, mức chi cho công tác tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình và cộng đồng được thực hiện theo khoản 3 Điều 8 Thông tư liên tịch số 27/2012/TTLT- BTC-BLĐTBXH ngày 24/02/2012 của liên Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Nguồn kinh phí để thực hiện chi trợ cấp và miễn, giảm chi phí chữa trị, cai nghiện cho các đối tượng nêu tại Điều 5, 6, 7 Quy định này được sử dụng từ ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn Luật Ngân sách Nhà nước, cụ thể như sau:
1. Đối với kinh phí chữa trị, cai nghiện tại Trung tâm:
Hàng năm, cùng thời gian quy định lập dự toán Ngân sách Nhà nước, Trung tâm căn cứ các khoản phải thực hiện miễn, giảm cho đối tượng theo quy định tại Trung tâm để xác định nhu cầu kinh phí chữa trị, cai nghiện tại Trung tâm để lập dự toán chi chữa trị, cai nghiện tại Trung tâm được Ngân sách nhà nước hỗ trợ, tổng hợp vào dự toán chi thường xuyên của Trung tâm gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp, gửi Sở Tài chính để trình cấp có thẩm quyền quyết định.
2. Đối với kinh phí hỗ trợ tìm việc làm, xét duyệt hồ sơ, thực hiện chế độ chi cho công tác áp dụng biện pháp đưa đối tượng vào Trung tâm, đưa đối tượng trong Trung tâm vào cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng quy định tại khoản 1, 2 Điều 7 của Quy định này, lập dự toán kinh phí thường xuyên của ngân sách huyện, thành phố.
3. Đối với kinh phí chi cho công tác tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng và chi phí chữa trị, cai nghiện tại cộng đồng, Uỷ ban nhân dân cấp xã căn cứ mức chi quy định tại Điều 5 và khoản 3 Điều 7 của Quy định này, lập dự toán ngân sách xã hàng năm để trình cấp có thẩm quyền quyết định.
Điều 9. Trách nhiệm của cơ quan quản lý
1. Sở Tài chính có trách nhiệm phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý sử dụng kinh phí thực hiện chi hỗ trợ, miễn, giảm chi phí chữa trị, cai nghiện ma túy theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.
2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức triển khai, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy định này; phối hợp với Sở Tài chính lập và phân bổ dự toán, quản lý sử dụng kinh phí, bảo đảm đúng mục đích, định mức, tiêu chuẩn, thực hiện có hiệu quả./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.