|
TÔN CHỈ, MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ CỦA HỘI
Điều 1: Hội lấy tên là Hội Khoa Học Kỹ Thuật Thú Y Việt Nam, gọi tắt là Hội Thú Y Việt Nam, tên giao dịch quốc tế: VIVA. Hội Thú Y Việt Nam là một tổ chức xã hội nghề nghiệp của các tập thể và cá nhân những người hoạt động về khoa học kỹ thuật và dịch vụ trong ngành thú y tự nguyện thành lập.
Điều 2: Mục đích của Hội là tập hợp, đoàn kết các tập thể và cá nhân những người hoạt động về khoa học kỹ thuật và dịch vụ trong ngành thú y nhằm nâng cao trình độ, phổ biến kiến thức, chuyển giao công nghệ nhằm góp phần chống dịch bệnh cho vật nuôi, vật cảnh, đẩy mạnh phát triển nghành chăn nuôi hàng hoá ngăn chặn những dịch bệnh của súc vật và từ súc vật gây bệnh hoặc lây bệnh sang người, thiết thực bảo vệ môi trường, cải thiện đời sống nhân dân, góp phần làm giàu đất nước theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa.
Điều 3: Hội Thú Y Việt Nam hoạt đông trong phạm vi toàn quốc, là Hội thành viên của Liên Hiệp Các Hội Khoa Học Kỹ Thuật Việt Nam, tuân thủ luật pháp nhà nước và thực hiện điều lệ quy chế của Liên Hiệp Hội. Hội có tư cách pháp nhân đôc lập, có cơ quan ngôn luận, có con dấu, có tài khoản riêng và tài khoản ngoại tệ hoạt động tại Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam
Trụ sở của Hội đặt tại Hà Nội và có văn phòng đại diện ở một số địa phương.
Điều 4: Hội Thú Y Việt Nam có các nhiệm vụ sau đây:
1) Tập hợp, đoàn kết bảo vệ quyến lợi của những người làm công tác khoa học kỹ thuật và dịch vụ thú y, giúp đỡ nhau trong nghiên cứu, giảng dạy, sản xuất, kinh doanh, triển khai kỹ thuật và đổi mới công nghệ thú y.
2) Phổ biến kiến thức, đưa nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. khuyến khích hội viên nghiên cứu khoa học, chuyển giao khoa học, nâng cao nghiệp vụ chuẩn đoán, điều trị và phòng bệnh cho gia súc, gia cầm cũng như sản xuất, kinh doanh thuốc và vật tư chuyên dùng trong thú y.
3) Tổ chức các hội nghị chuyên đề, sinh hoạt học thuật, hội thảo, tập huấn, huấn luyện chuyên môn và tham quan, khảo sát nhằm nâng cao kỹ thuật tay nghề, trình độ khoa học nghiệp vụ cho hội viên.
Tổ chức dịch vụ thú y bảo vệ vật nuôi, vật cảnh trong toàn quốc.
4) Tư vấn, phản biện cho các cơ quan nhà nước về luật lệ và quy chế công tác thú y, đề tài và công trình khoa học thú y, giáo trình đại học và trên đại học thú y cùng từ điển thuật ngữ thú y, đặc biệt là các chủ trương chính sách phát triển nghành thú y ở Việt Nam.
5) Tổ chức xuất bản tạp chí khoa học kỹ thuật thú y và các ấn phẩm khác thuộc chuyên môn ngành thú y của Hội.
6) Hợp tác chặc chẽ với các tổ chức khoa học kỹ thuật trong nước để trao đổi kinh nghiệm và giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động khoa học kỹ thuật và kinh tế Hội.
7) Cộng tác với Hiệp Hội Thú Y Thế Giới và các tổ chức thú y nước ngoài theo quy định của pháp luật, xây dựng các chương trình, dự án hợp tác để tranh thủ sự giúp đỡ về chuyên môn, thuốc thú y, hóa chất, dụng cụ, trang thiết bị kỹ thuật, đào tạo và chuyển giao kỹ thuật mới.
Điều 5: Công dân Việt Nam đang làm công tác thú y và những ngành nghề có liên quan về lĩnh vực này, tán thành điều lệ Hội, tự nguyện tham gia công tác Hội hay ủng hộ hội đều có thể xin gia nhập Hội.
Những nguời có công đóng góp lớn cho Hội, có thể được kết nạp là hội viên danh dự.
Điều 6: Hội viên có các nhiệm vụ sau đây:
1- Tôn trọng điều lệ, thi hành nghiêm túc các chỉ thị, nghị quyết của Hội và tích cực hoạt động trong tổ chức cơ sở của Hội.
2- Tuyên truyền phát triển hội viên mới tham gia sinh hoạt và đóng hội phí theo quy định của Hội.
3- Phổ biến các kiến thức và kinh nghiệm thú y, tuyên truyền nghề nghiệp, được tham gia làm tư vấn hoặc phản biện cho các công trình nghiên cứu và sản xuất về thuốc thú y.
Điều 7: Hội viên có các quyền lợi:
1- Được tham gia các hoạt động của Hội.
2- Được Hội giúp đỡ bồi dưỡng nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật chăn nuôi thú y. Được giúp đỡ thực hiện những sáng kiến, phát minh, những công trình nghiên cứu, sản xuất theo đề xuất của Hội. Được tham dự các hội nghị, hội thảo, trình diễn kỹ thuật, tham quan khảo sát ở trong và ngoài nước do Hội tổ chức.
3- Có quyền ứng cử, bầu cử vào ban chấp hành các cấp của hội, có quyền thảo luận, biểu quyết, chất vấn phê bình công tác của Hội.
4- Được đề nghị hội giúp đỡ các mặt sau:
- Chủ trì các hợp đồng liên kết kinh tế kỹ thuật thú y với các cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước.
- Phản biện cho các công trình nghiên cứu khoa học thú y nhằm báo cáo tại các hội nghị trong và ngoài nước hoặc bảo vệ các học vị bác sỹ thú y, thạc sỹ và tiến sỹ thú y.
- Tư vấn cho các vấn đề về chuyên môn chăn nuôi thú y.
- Phổ biến các kết quả nghiên cứu hoặc triển khai ứng dụng kỹ thuật mới ra diện rộng.
- Được tự nguyện xin ra khỏi Hội.
Điều 8: Tổ chức của Hội Thú Y Việt Nam gồm có: trung ương hội, thành hay tỉnh hội và chi hội cơ sở.
Việc thành lập các tổ chức của hội phải theo đúng quy định của nhà nước và điều lệ Hội Thú Y Việt Nam.
Điều 9: Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội Thú Y Việt Nam là đại hội đại biểu toàn quốc. thường lệ 5 năm họp một lần. Trường hợp đặc biệt có 2/3 thành hội, tỉnh hội đề nghị hoặc toàn thể ban chấp hành trung ương hội quyết định thì có thể triệu tập đại hội bất thường. Đại hội đại biểu toàn quốc có nhiệm vụ và quyền hạn:
1- Thông qua báo cáo tổng kết của ban chấp hành trung ương hội nhiệm kỳ củ.
2- Quyết định sửa đổi, bổ sung điều lệ Hội.
3- Quyết định nhiệm vụ và phương hướng công tác của Hội trong nhiệm kỳ đại hội.
4- Bầu ban chấp hành trung ương Hội và ban kiểm tra Hội nhiệm kỳ mới (số lượng ủy viên ban chấp hành trung ương Hội và ban kiểm tra Hội do đại biểu toàn quốc quyết định)
Điều 10: Ban chấp hành trung ương Hội bầu ra ban thường vụ gồm: chủ tịch, các phó chủ tịch, tổng thư ký, các phó tổng thư ký và các uỷ viên thường vụ.
- Ban chấp hành trung ương hội là cơ quan lãnh đạo cao nhất của hội giữa hội 2 kỳ đại hội, có nhiệm vụ và quyền hạn:
- Điều hành mọi hoạt động của hội, thực hiện các nghị quyết của đại hội
- Xây dựng quy chế hoạt động của hội.
-Xây dựng kế hoạch dài hạn, ngắn hạn và có biện pháp chỉ đạo thực hiện tốt mọi công tác của hội, đặc biệt nghiên cứu triển khai các dự án thú y.
- Cử bổ sung hoặc miễn nhiệm một số ủy viên ban chấp hành trung ương hội, nhưng không quá 1/5 tổng số.
- Ban chấp hành trung ương mỗi năm họp 1 lần và có thể họp bất thường khi có nhu cầu.
Ban thường vụ có nhiệm vụ điều hành mọi hoạt động của Hội giữa các kỳ họp của ban chấp hành trung ương hội, thành lập các ban chuyên môn và các đơn vị trực thuộc, ra quyết định thành lập các chi hội trực thuộc. Ban thương vụ họp 3 tháng 1 lần và có thể họp bất thường.
Điều 11: Ban kiểm tra hội bầu ra trưởng ban, phó ban và các uỷ viên.
Ban kiểm tra hội có quyền hạn và nhiệm vụ:
- Kiểm tra việc thực hiện điều lệ, quy chế và chương trình công tác hội.
- Kiểm tra việc thực hiện nghị quyết của đại hội, của ban chấp hành trung ương hội.
- Thi hành các nhiệm vụ công tác về thanh tra, kiểm tra theo sự chỉ đạo của uỷ ban kiểm tra Liên Hiệp Các Hội Khoa Học Kỹ Thuật Việt Nam.
- Đề nghị khen thưởng và kỷ luật
Điều 12: Cơ quan lãnh đạo cao nhất của thành hội là đại hội đại biểu tỉnh, thành, 3 năm họp 1 lần, trường hợp đặc biệt có 2/3 số chi hội cơ sở đề nghị hoặc toàn thể ban chấp hành thành hội, tỉnh hội quyết định thì có thể triệu tập đại hội bất thường.
Đại hội đại biểu thành hội, tỉnh hội có nhiệm vụ sau đây:
1- Thông qua báo cáo công tác của ban chấp hành.
2- Quyết định nhiệm vụ, phương hướng công tác của cấp hội ở địa phương và tổ chức các loại hình sinh hoạt học thuật trong nhiệm kỳ đại hội.
3- Bầu ban chấp hành tỉnh, thành hội, số lượng do đại biểu quyết định và cử đại biểu đi dự đại hội đại biểu toàn quốc. Củng cố tổ chức các ban quản lý chuyên môn, các hội đồng chuyên môn.
Điều 13: Ban chấp hành thành hội, tỉnh hội có nhiệm vụ thi hành nghị quyết đại hội cấp mình và chỉ thị, nghị quyết của cấp trên. Ban chấp hành thành hội, tỉnh hội bầu ra Ban thường vụ Hội gồm có:Chủ tịch, Phó chủ tịch, Ủy viên thư ký, Ủy viên tài chính, đồng thời lập ra các ban quản lý chuyên môn, các tổ chức hoạt động kinh tế, dịch vụ khoa học kỹ thuật và bảo hiểm vật nuôi trực thuộc Tỉnh hội, Thành hội, Ban chấp hành Tỉnh, Thành hội 6 tháng họp một lần. Ban thường vụ 3 tháng họp một lần.
Điều 14: Mỗi cơ quan, trường học, nông trường, trạm trại, công ty, xí nghiệp, sở, chi cục, huyện, xã, tập thể những người hoạt động thú y tư nhân tình nguyện ..., nếu có 5 hội viên trở lên có thể thành lập 1 chi hội. Chi hội có nhiều hội viên thì dựa vào tính chất nghề nghiệp, địa vị công tác ...., chia thành phân hội.
Cơ quan lãnh đạo cao nhất của chi hội là hội nghị toàn thể chi hội, 2 năm họp 1 lần, trường hợp đặc biệt có thể triệu tập hội nghị bất thường.
Hội nghị toàn thể chi hội có nhiệm vụ sau:
1- Thông qua báo cáo công tác của ban chấp hành chi hội, đề ra chương trình công tác cụ thể trong thời gian tới.
2- Tổ chức sinh hoạt học thuật, chuyển giao kỹ thuật, trình diễn kỹ thuật, tập huấn, hội thảo và các dịch vụ thú y khác.
3-Bầu ban chấp hành chi hội tử 3 đến 9 người tùy theo số hội viên và bầu đại biểu đi dự đại hội cấp trên.
Ban chấp hành chi hội cử chi hội trưởng, chi hội phó và các ủy viên khác để lãnh đạo thi hành nghị quyết của chi hội, chỉ thị nghị quyết cấp trên và về mọi mặt công tác của cấp mình. Ban chấp hành chi hội họp 3 tháng một lần.
1- Tiến hành các sinh hoạt, hoạt động khoa học kỹ thuật theo đúng tôn chỉ và mục đích của hội.
2- Tuyên truyền phát triển hội viên mới, bồi dưỡng giáo dục giúp đỡ hội viên
3-Vận động hội viên hưởng ứng triển khai áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, thực hiện cải tiến và đổi mới công nghệ mở rộng ảnh hưởng và uy tín của hội. Tổ chức câu lạc bộ, tổ chức sinh hoạt học thuật, văn hóa, giải trí và kỷ niệm các nhà khoa học.
Điều 16: Hội phải tự túc lo kinh phí hoạt động, quỹ hội dựa vào các nguồn thu sau đây:
1- Hội phí và lệ phí nhập hội của hội viên.
2- Tiền thu nhập về các hoạt động khoa học kỹ thuật, xuất bản, kinh doanh, hợp đồng kinh tế, hợp tác với các cơ quan xí nghiệp trong nước, hợp tác các tổ chức thú y và các tổ chức quốc tế khác.
3- Tiền ủng hộ của các cơ quan đoàn thể, các cá nhân trong nước, tiền ủng hộ của các tổ chức, các cá nhân ngoài nước và các khoản thu khác.
4- Tiền trợ cấp của Liên Hiệp Các Hội Khoa Học Việt Nam.
5- Vốn góp cổ phần của hội viên và vốn vay ngân hàng nhà nước.
Điều 17: Nguyên tắc quản lý tài chính của hội là công khai, chi thu đúng thể lệ, chế độ tài chính của nhà nước thống nhất dưới sự chỉ đạo của trung ương Hội.
Việc dự toán và quyết toán tài chính của Hội do đại hội đại biểu các cấp thông qua và cấp trên trực tiếp phê duyệt theo chế độ kế toán của nhà nước.
Nguyên tắc bảo quản và điều hành tài chính của Hội là hoạch toán hoạt động cân bằng thu chi và kiểm kê hàng năm.
Khi một cấp bị giải tán thì tài sản, tài chính phải nộp lên ban chấp hành cấp trên trực tiếp
Điều 18: Những đơn vị và hội viên có thành tích xuất sắc, có các trình nghiên cứu có hiệu quả phục vụ sản xuất, những sáng kiến phát minh có giá trị trong nghề thú y: những người có nhiều công lao xây dựng ngành thú y sẽ được hội khen thưởng và đề nghị lên cấp trên cùng các cấp chính quyền khen thưởng xứng đáng.
Các đơn vị và hội viên nào có hành động trái với điều lệ, nghị quyết của Hội vi phạm các quy định, quy chế của Hội hoặc làm tổn hại đến danh dự, uy tín của Hội hay vi phạm luật pháp nhà nước thì tùy mức độ vi phạm nặng nhẹ mà phê bình, khiển trách, cảnh cáo hoặc khai trừ ra khỏi Hội.
Điều 19: Điều lệ của Hội Thú Y Việt Nam có 6 chương, 19 điều, được soạn thảo và thông qua tại đại hội đại biểu toàn quốc lấn thứ nhất, đã được sửa đổi và thông qua tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ hai của Hội. Chỉ có đại hội đại biểu toàn quốc mới có quyền sửa đổi điều lệ Hội. Ban chấp hành trung ương có nhiệm vụ hướng dẫn thi hành điều lệ và cùng ban kiểm tra Hội có nhiệm vụ kiểm tra thực hiện điều lệ Hội.
Đã được thông qua tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ hai của Hội Thú Y Việt Nam, ngày 26-3-1998.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.