ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4364/QĐ-UBND |
Thanh Hóa, ngày 01 tháng 11 năm 2024 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG VẬN TẢI THUỘC PHẠM VI, CHỨC NĂNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA UBND TỈNH THANH HÓA
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Quyết định số 1085/QĐ-TTg ngày 15 tháng 9 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước giai đoạn 2022 - 2025;
Căn cứ Quyết định số 3611/QĐ-UBND ngày 26 tháng 10 năm 2022 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Kế hoạch rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2022 - 2025;
Căn cứ Quyết định số 3959/QĐ-UBND ngày 02 tháng 10 năm 2024 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc công bố thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước lĩnh vực Giao thông vận tải thuộc phạm vi, chức năng quản lý nhà nước của UBND tỉnh Thanh Hóa;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông vận tải tại Tờ trình số 6692/TTr- SGTVT ngày 25 tháng 10 năm 2024.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt phương án đơn giản hóa 16 thủ tục hành chính nội bộ trong lĩnh vực Giao thông vận tải thuộc phạm vi, chức năng quản lý nhà nước của UBND tỉnh Thanh Hóa (có Phụ lục đính kèm).
Điều 2. Giao Sở Giao thông vận tải dự thảo Báo cáo kết quả rà soát, đánh giá thủ tục hành chính nội bộ của UBND tỉnh kèm theo Phương án đơn giản hóa đã được thông qua tại Quyết định này, trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, phê duyệt gửi Bộ Giao thông vận tải.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Giao thông vận tải; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
PHỤ LỤC
PHƯƠNG
ÁN ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ LĨNH VỰC GIAO THÔNG VẬN TẢI
(kèm theo Quyết định số /QĐ-UBND ngày tháng
năm 2024 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa)
Thủ tục 1: Phê duyệt kế hoạch tháng về việc sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ.
1. Nội dung đơn giản hóa
a) Cách thức thực hiện: Đề nghị bổ sung quy định cách thức thực hiện là nộp hồ sơ và trả kết quả bằng hình thức điện tử.
Lý do: Tại Thông tư số 51/2022/TT-GTVT ngày 31/12/2022 của Bộ Giao thông vận tải chưa quy định cách thức thực hiện. Để giảm thời gian đi lại, tiết kiệm chi phí, thuận lợi hơn trong thực hiện thì cần thiết quy định nộp hồ sơ và trả kết quả bằng hình thức điện tử.
b) Thời hạn giải quyết: Đề nghị bổ sung thời hạn giải quyết cụ thể của cơ quan, đơn vị từ khi lập kế hoạch đến phê duyệt kế hoạch.
Lý do: Tại Thông tư số 51/2022/TT-GTVT ngày 31/12/2022 của Bộ Giao thông vận tải chưa quy định đầy đủ thời gian giải quyết của các Đội thanh tra giao thông; Chánh Thanh tra Sở; Giám đốc Sở Giao thông vận tải.
c) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Đề nghị quy định cụ thể, rõ ràng thẩm quyền quyết định của Chánh Thanh tra Sở; Giám đốc Sở Giao thông vận tải đối với từng trường hợp cụ thể.
Lý do: Tại Điểm c khoản 2 Điều 12 Nghị định số 135/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 của Chính phủ chưa quy định rõ thẩm quyền quyết định. Để đảm bảo thống nhất, phân định cụ thể thẩm quyền quyết định, tránh tùy nghi trong thực hiện thì cần thiết bổ sung quy định rõ thẩm quyền giải quyết của Chánh Thanh tra Sở; Giám đốc Sở Giao thông vận tải đối với từng trường hợp cụ thể.
d) Thành phần hồ sơ: Bỏ dự thảo Quyết định phê duyệt của người có thẩm quyền.
Lý do: Tại khoản 1 Điều 8 Thông tư số 51/2022/TT-GTVT ngày 31/12/2022 của Bộ Giao thông vận tải có 02 nội dung chưa thống nhất, cụ thể là: “1. Phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ chỉ được lắp đặt khi có quyết định, kế hoạch được phê duyệt của người có thẩm quyền. Căn cứ kế hoạch thanh tra, kiểm tra được phê duyệt, đơn vị quản lý, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ lập kế hoạch tháng về việc sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ trình người có thẩm quyền…”. Để thống nhất trong văn bản quy phạm pháp luật và thống nhất trong thực hiện về thành phần hồ sơ đề nghị bỏ cụm từ “Quyết định” và chỉ xây dựng Kế hoạch tháng trình phê duyệt.
e) Số lượng hồ sơ: Quy định cụ thể số lượng hồ sơ cần nộp: 01 bộ
Lý do: Tại Thông tư số 51/2022/TT-GTVT ngày 31/12/2022 của Bộ Giao thông vận tải chưa quy định cụ thể số lượng hồ sơ cần nộp. Để thống nhất giữa các đơn vị, tránh việc chuẩn bị quá nhiều hồ sơ, gây lãng phí. Việc quy định số lượng hồ sơ cần phải nộp là cần thiết.
g) Mẫu đơn: Đề nghị mẫu hoá thành phần hồ sơ “Kế hoạch tháng sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ”.
Lý do: Tại Thông tư số 51/2022/TT-GTVT ngày 31/12/2022 của Bộ Giao thông vận tải chưa quy định. Để đảm bảo tiết kiệm thời gian chuẩn bị hồ sơ, thống nhất về bố cục, thông tin cần cung cấp; giảm thời gian hướng dẫn, trả lại hồ sơ do thiếu thông tin hoặc cung cấp thông tin không cần thiết; giảm thời gian thẩm định hồ sơ. Việc ban hành mẫu kế hoạch là phù hợp, cần thiết.
2. Kiến nghị thực thi.
- Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 2 Điều 12 Nghị định số 135/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 của Chính phủ quy định về danh mục, việc quản lý, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ và quy trình thu thập, sử dụng dữ liệu thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật do cá nhân, tổ chức cung cấp để phát hiện vi phạm hành chính.
- Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 8 Thông tư số 51/2022/TTBGTVT ngày 30/12/2022 của Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 135/2021/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định về danh mục, việc quản lý, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ và quy trình thu thập, sử dụng dữ liệu thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật do cá nhân, tổ chức cung cấp để phát hiện vi phạm hành chính. Đồng thời, bổ sung mẫu Kế hoạch tháng sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ.
3. Lợi ích phương án đơn giản hóa
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 236.160.000 đồng/năm
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 97.920.000 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 138.240.000 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 58,5%.
Thủ tục 2: Thỏa thuận quy trình quản lý, vận hành khai thác trên đường giao thông nông thôn (trường hợp UBND cấp huyện, UBND xã, cộng đồng dân cư là Chủ đầu tư)
1. Nội dung đơn giản hóa: Đề nghị bãi bỏ thủ tục hành chính nội bộ này.
Lý do: Quy trình quản lý, vận hành khai thác cầu là khâu cuối cùng trong quá trình thi công xây dựng, do đó có thể đưa vào nhiệm vụ hậu kiểm tra sau khi thi công hoàn thành và trước khi vận hành khai thác sử dụng. Mặt khác , theo quy định tại khoản 5 Điều 31 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 của Chính phủ quy định “Trường hợp có tiêu chuẩn về bảo trì hoặc c ó quy trình bảo trì của công trình tương tự, phù hợp thì chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có thể áp dụng tiêu chuẩn hoặc quy trình đó cho công trình mà không cần lập quy trình bảo trì riêng”, do đó việc xây dựng, thỏa thuận quy trình quản lý, vận hành khai thác là không cần thiết.
2. Kiến nghị thực thi:
Kiến nghị bãi bỏ khoản 3 Điều 6 Thông tư số 12/2014/TT-BGTVT ngày 29/4/2024 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn quản lý, vận hành khai thác cầu trên đường giao thông nông thôn.
3. Lợi ích phương án đơn giản hóa
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 1.924.560.000 đồng/năm
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 0 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 1.924.560.000 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 100 %.
Thủ tục 3: Quyết định tần suất khảo sát luồng đường thủy nội địa địa phương.
1. Nội dung đơn giản hóa
a) Cách thức thực hiện: Bổ sung quy định Cách thức thực hiện là nộp hồ sơ và trả kết quả bằng hình thức điện tử.
Lý do: Tại Thông tư 36/2021/TT-BGTVT ngày 22/12/2021 của Bộ Giao thông vận tải chưa quy định cách thức thực hiện. Để giảm thời gian đi lại, tiết kiệm chi phí, đảm bảo đầy đủ bộ phận tạo thành, thuận lợi hơn trong thực hiện thì cần thiết quy định việc nộp hồ sơ và trả kết quả bằng hình thức điện tử.
b) Thời hạn giải quyết: Bổ sung thời hạn giải quyết cho từng bước, từng cơ quan và tổng thời gian giải quyết của TTHC.
Lý do: Tại Thông tư số 36/2021/TT-BGTVT ngày 22/12/2021 của Bộ Giao thông vận tải chưa quy định đầy đủ thời gian giải quyết của Sở Giao thông vận tải, UBND tỉnh và tổng thời gian giải quyết của TTHC.
c) Mẫu đơn: Đề nghị mẫu hóa “Tờ trình, văn bản tiêu chí quy định tần suất khảo sát định kỳ luồng đường thủy nội địa địa phương”.
Lý do: Tại Thông tư số 36/2021/TT-BGTVT ngày 22/12/2021 của Bộ Giao thông vận tải chưa quy định mẫu hóa các loại giấy tờ nêu trên. Để đảm bảo tiết kiệm thời gian chuẩn bị hồ sơ, thống nhất về bố cục, thông tin cần cung cấp; giảm thời gian hướng dẫn, trả lại hồ sơ do thiếu thông tin, cung cấp thông tin không cần thiết; giảm thời gian thẩm định hồ sơ thì việc mẫu hóa các loại giấy tờ nêu trên là phù hợp, cần thiết.
2. Kiến nghị thực thi:
Kiến nghị sửa đổi khoản 4 Điều 6 Thông tư số 36/2021/TT-BGTVT ngày 22/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định công tác khảo sát luồng đường thủy nội địa, đồng thời bổ sung mẫu “Tờ trình; văn bản xây dựng tiêu chí quy định tần suất khảo sát định kỳ luồng đường thủy nội địa địa phương”.
3. Lợi ích phương án đơn giản hóa
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 39.360.000 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 16.320.000 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 23.040.000 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 58,54%.
Thủ tục 4: Xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp Quản lý dự án đường thủy hạng III.
Thủ tục 5: Xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp Quản lý dự án đường thủy hạng II.
Thủ tục 6: Xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp Quản lý dự án đường thủy hạng I.
Thủ tục 7: Xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp Viên chức đăng kiểm hạng III.
Thủ tục 8: Xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp Viên chức đăng kiểm hạng II.
Thủ tục 9: Xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp Viên chức đăng kiểm hạng I.
Thủ tục 10: Xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp Quản lý dự án đường bộ hạng III.
Thủ tục 11: Xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp Quản lý dự án đường bộ hạng II.
Thủ tục 12: Xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp Quản lý dự án đường bộ hạng I.
Thủ tục 13: Xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp Kỹ thuật viên đường bộ hạng III.
Thủ tục 14: Xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp Kỹ thuật viên đường bộ hạng II.
Thủ tục 15: Xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp Kỹ thuật viên đường bộ hạng I.
Thủ tục 16: Xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp Kỹ thuật viên bến phà hạng II.
1. Nội dung đơn giản hóa của thủ tục 4 đến thủ tục 16
a) Cách thức thực hiện: Bổ sung quy định cách thức thực hiện là nộp hồ sơ và trả kết quả bằng hình thức điện tử.
Lý do: Tại Nghị định 115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ chưa quy định cách thức thực hiện. Để thống nhất đảm bảo đầy đủ bộ phận tạo thành, tiết kiệm chi phí, thời gian đi lại, thuận lợi hơn trong thực hiện thì cần thiết quy định việc nộp hồ sơ và trả kết quả bằng hình thức điện tử.
b) Thành phần hồ sơ: Đề nghị bãi bỏ thành phần hồ sơ do viên chức nộp, gồm:
- Sơ yếu lý lịch viên chức theo quy định hiện hành được lập chậm nhất là 30 ngày trước thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp, có xác nhận của cơ quan, đơn vị sử dụng viên chức;
- Bản nhận xét, đánh giá của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng viên chức hoặc của người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập về các tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp của viên chức theo quy định;
- Bản sao các văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu của chức danh nghề nghiệp xét thăng hạng. Trường hợp yêu cầu về ngoại ngữ ở hạng chức danh nghề nghiệp xét thăng hạng không có sự thay đổi so với yêu cầu ở hạng chức danh nghề nghiệp đang giữ thì không phải nộp chứng chỉ ngoại ngữ. Trường hợp có một trong các văn bằng, chứng chỉ quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP thì được sử dụng thay thế chứng chỉ ngoại ngữ.
- Các yêu cầu khác theo quy định của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp xét thăng hạng.
Lý do: Các thành phần hồ sơ nêu trên đều được lưu giữ trong hồ sơ viên chức tại cơ quan, đơn vị; đồng thời, hiện nay các giấy tờ trên được cập nhật đầy đủ trên phần mềm Quản lý cán bộ, công chức, viên chức tại địa chỉ: https://thanhhoa.vnerp.vn/web/login. Do vậy, đơn vị sử dụng viên chức có thể tiến hành tra cứu hồ sơ lưu tại cơ quan hoặc trên phần mềm hoặc yêu cầu viên chức mang bản gốc văn bằng đến đối chiếu để tiến hành kiểm tra, lập danh sách viên chức đủ điều kiện xét thăng hạng mà không cần thiết phải yêu cầu viên chức phô tô, chứng thực (văn bằng, chứng chỉ, giấy khen, sơ yếu lý lịch, bản nhận xét, .v.v..) nộp lại cho cơ quan, nhằm giảm thời gian, công sức, chi phí cho viên chức. Thay cho việc viên chức phải nộp hồ sơ xét thăng hạng thì Đơn vị sử dụng viên chức sẽ rà soát hồ sơ, yêu cầu, điều kiện và lập danh sách viên chức đủ điều kiện xét thăng hạng gửi cơ quan có thẩm quyền và chịu trách nhiệm về danh sách đó.
c) Thời hạn giải quyết: Đề nghị bổ sung thời hạn giải quyết cụ thể của từng bước, từng cơ quan và tổng thời gian giải quyết của TTHC.
Lý do: Tại khoản 5 Điều 40 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 được bổ sung bởi khoản 21 Điều 1 Nghị định số 85/2023/NĐ-CP ngày 07/12/2023 và tại Điều 42 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 22 Điều 1 Nghị định số 85/2023/NĐ-CP của Chính phủ mới quy định thời gian thực
hiện đối với việc thông báo kết quả và bổ nhiệm xếp lương viên chức trúng tuyển, chưa quy định đầy đủ, cụ thể thời gian thực hiện đối với các bước tổ chức xét thăng hạng. Do đó, để đảm bảo đúng quy định đề nghị bổ sung thời gian giải quyết cho từng cơ quan, từng nhiệm vụ cụ thể và tổng thời gian giải quyết của thủ tục hành chính, tránh tình trạng kéo dài thời gian, tuy nghi ở mỗi địa phương, đơn vị.
2. Kiến nghị thực thi:
- Bãi bỏ Điều 36 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức;
- Bổ sung quy định đầy đủ, cụ thể về cách thức thực hiện, thời gian thực hiện của thủ tục hành chính nội bộ xét thăng hạng viên chức.
3. Lợi ích phương án đơn giản hóa
Thủ tục 4: Xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp Quản lý dự án đường thủy hạng III:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 1.283.440.000 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 558.560.000 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 724.880.000 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 56,5 %.
Thủ tục 5: Xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp Quản lý dự án đường thủy hạng II:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 1.202.440.000 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 556.560.000 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 645.880.000 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 53,7 %.
Thủ tục 6: Xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp Quản lý dự án đường thủy hạng I:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 1.160.320.000 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 555.520.000 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 604.800.000 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 52,1 %.
Thủ tục 7: Xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp Viên chức đăng kiểm hạng III
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 60.880.000 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 20.320.000 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 40.560.000 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 66,6 %.
Thủ tục 8: Xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp Viên chức đăng kiểm hạng II
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 52.780.000 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 20.120.000 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 32.660.000 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 61,9 %.
Thủ tục 9: Xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp Viên chức đăng kiểm hạng I
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 44.680.000 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 19.920.000 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 24.760.000 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 55,4 %.
Thủ tục 10: Xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp Quản lý dự án đường bộ hạng III.
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 1.704.640.000 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 568.960.000 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 1.135.680.000 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 66,6 %.
Thủ tục 11: Xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp Quản lý dự án đường bộ hạng II.
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 1.477.840.000 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 563.360.000 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 914.480.000 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 61,9 %.
Thủ tục 12: Xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp Quản lý dự án đường bộ hạng I.
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 1.341.760.000 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 560.000.000 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 781.760.000 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 58,3 %.
Thủ tục 13: Xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp Kỹ thuật viên đường bộ hạng III
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 1.477.840.000 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 563.360.000 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 914.480.000 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 61,9 %.
Thủ tục 14: Xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp Kỹ thuật viên đường bộ hạng II
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 1.378.120.000 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 561.120.000 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 826.000.000 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 59,5 %.
Thủ tục 15: Xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp Kỹ thuật viên đường bộ hạng I
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 1.153.840.000 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 555.360.000 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 598.480.000 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 51,9 %.
Thủ tục 16: Xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp Kỹ thuật viên bến phà hạng II
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 1.161.940.000 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 555.560.000 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 606.380.000 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 52,2 %./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.