ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4250/QĐ-UBND |
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 9 năm 2018 |
VỀ PHÊ DUYỆT KIẾN TRÚC CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Công nghệ thông tin ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ quy định về việc thực hiện cơ chế Một cửa, Một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân;
Căn cứ Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử;
Căn cứ Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày 26 tháng 10 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc “Phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016 -2020”;
Căn cứ Quyết định 2254/QĐ-UBND ngày 05 tháng 5 năm 2015 của Ủy ban nhân dân thành phố về phê duyệt quy hoạch công nghệ thông tin thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025;
Căn cứ Quyết định số 2260/QĐ-UBND ngày 09 tháng 5 năm 2016 của Ủy ban nhân dân TP.HCM về phê duyệt Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016 - 2020;
Căn cứ Quyết định số 2623/QĐ-UBND ngày 24 tháng 5 năm 2016 của Ủy ban nhân dân thành phố về phê duyệt Chương trình đảm bảo an toàn thông tin trong các cơ quan nhà nước thành phố giai đoạn 2016 - 2020;
Căn cứ Quyết định số 6179/QĐ-UBND ngày 23 tháng 11 năm 2017 của Ủy ban nhân dân thành phố về Đề án “Xây dựng thành phố Hồ Chí Minh trở thành đô thị thông minh giai đoạn 2017 - 2020, tầm nhìn đến năm 2025”;
Căn cứ Công văn số 1178/BTTTT-THH ngày 21 tháng 4 năm 2015 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc ban hành Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, phiên bản 1.0;
Căn cứ Công văn số 2384/BTTTT-THH ngày 28 tháng 7 năm 2015 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn mẫu Đề cương Kiến trúc Chính phủ điện tử cấp Bộ, mẫu Đề cương Kiến trúc Chính quyền điện tử cấp tỉnh;
Căn cứ Công văn số 1388/BTTTT-THH ngày 21 tháng 9 năm 2018 của Bộ Thông tin và Truyền thông về góp ý dự thảo Kiến trúc Chính quyền điện tử thành phố Hồ Chí Minh;
Xét đề nghị của Sở Thông tin và Truyền thông tại Tờ trình số 28/TTr-STTTT ngày 26 tháng 9 năm 2018 về trình phê duyệt Kiến trúc Chính quyền điện tử thành phố Hồ Chí Minh,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kiến trúc Chính quyền điện tử thành phố Hồ Chí Minh.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
KT. CHỦ
TỊCH |
KIẾN TRÚC CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 4250/QĐ-UBND ngày 28 tháng 9 năm 2018 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh)
NỘI DUNG
I. GIỚI THIỆU KIẾN TRÚC CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
1. Mục đích
2. Phạm vi áp dụng
3. Thuật ngữ và các từ viết tắt
II. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
1. Kết quả triển khai ứng dụng công nghệ thông tin của Thành phố Hồ Chí Minh
2. Nhận xét, đánh giá hiện trạng
III. ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG KIẾN TRÚC CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
1. Chiến lược phát triển kinh tế và xã hội của Thành phố
2. Tầm nhìn, định hướng chiến lược phát triển Chính quyền điện tử
3. Các nguyên tắc xây dựng Kiến trúc Chính quyền điện tử của Thành phố Hồ Chí Minh
IV. MÔ HÌNH LIÊN THÔNG NGHIỆP VỤ, THÔNG TIN
1. Chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị trên địa bànThành phố Hồ Chí Minh
2. Phân tích mô hình liên thông Nghiệp vụ
3. Danh mục cơ sở dữ liệu dùng chung
4. Mô hình trao đổi thông tin, dữ liệu giữa các cơ quan
V. KIẾN TRÚC CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
1. Sơ đồ tổng thể Kiến trúc Chính quyền điện tử Thành phố Hồ Chí Minh
2. Nền tảng triển khai Chính quyền điện tử Thành phố Hồ Chí Minh (HCM LGSP)
3. Mô tả chi tiết các thành phần còn lại trong Kiến trúc Chính quyền điện tử Thành phố Hồ Chí Minh
4. Yêu cầu về nghiệp vụ và kỹ thuật đối với Kiến trúc Chính quyền điện tử
5. Yêu cầu ở mức logic và giải pháp triển khai đề xuất
6. Nguyên tắc triển khai ứng dụng Chính quyền điện tử trên nền tảng HCM Egov
7. Các tiêu chuẩn công nghệ thông tin áp dụng cho Kiến trúc Chính quyền điện tử Thành phố Hồ Chí Minh
8. Lộ trình, kế hoạch và trách nhiệm triển khai Kiến trúc Chính quyền điện tử Thành phố Hồ Chí Minh
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
I. GIỚI THIỆU KIẾN TRÚC CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
1. Mục đích
Xây dựng Kiến trúc Chính quyền điện tử của Thành phố Hồ Chí Minh ở mức tổng thể, làm cơ sở để các sở - ban - ngành, Ủy ban nhân dân các quận -huyện và phường -xã - thị trấn có thể tham chiếu khi phát triển, nâng cấp, kết nối và triển khai các hệ thống thông tin tại đơn vị.
Đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất, liên thông của các hệ thống thông tin của Thành phố nhằm theo kịp sự phát triển nhanh chóng của các giải pháp công nghệ mới như công nghệ dữ liệu lớn (Big Data); ảo hoá, điện toán đám mây; xu hướng tăng cường tính di động; Internet vạn vật (Internet of things - IoT);...
Đảm bảo các chương trình đầu tư công nghệ thông tin đạt được hiệu quả đúng mục tiêu đề ra, đáp ứng nhu cầu thực tế của người dân và các tổ chức, doanh nghiệp, đồng thời phục vụ định hướng xây dựng Thành phố trở thành đô thị thông minh.
2. Phạm vi áp dụng
Tài liệu này áp dụng cho tất cả các cơ quan nhà nước trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh:
- Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố và các Sở;
- Ủy ban nhân dân 24 quận - huyện, 322 phường-xã - thị trấn và các đơn vị trực thuộc;
- Các ban ngành và đơn vị trực thuộc Thành phố.
3. Thuật ngữ và các từ viết tắt
Viết tắt |
Ý Nghĩa |
AI |
Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence) |
API |
Giao diện lập trình ứng dụng (Application Programming Interface) |
BI |
Báo cáo quản trị thông minh (Business Intelligence) |
BPMN |
Mô hình và ký hiệu quy trình nghiệp vụ (Business Process Model and Notation) |
CMND |
Chứng minh nhân dân |
CSDL |
Cơ sở dữ liệu |
CSF |
Khung an toàn thông tin không gian mạng (Cybersecurity Framework) |
DC/DR |
Trung tâm dữ liệu / phòng ngừa thảm hoạ (Data Center / Disaster Recovery) |
DIP |
Hệ thống tích hợp dữ liệu (Data Intergration Platform) |
DSP |
Nền tảng dịch vụ dữ liệu (Data Service Platform) |
ESB |
Trục liên thông (Enterprise Service Bus) |
GIS |
Hệ thống thông tin địa lý / bản đồ số (Geographic Information System) |
GPS |
Hệ thống định vị toàn cầu (Global Positioning System) |
GUI |
Giao diện người dùng đồ hoạ (Graphical User Interface) |
IaaS |
Điện toán đám mây ở mức hạ tầng (Infrastructure as a service) |
ICT |
Công nghệ thông tin và truyền thông (Information and Communication Technologies) |
IoT |
Vạn vật kết nối (Internet of Things) |
ISO |
Hệ thống quản lý chất lượng (International Organization for Standardization) |
LGSP |
Nền tảng tích hợp, chia sẻ cấp tỉnh (Local Government Service Platform) |
MIS |
Kho dữ liệu thông tin quản lý tổng hợp (Management Information System) |
NGSP |
Cổng kết nối quốc gia (National Government Service Platform) |
NIST |
Viện Tiêu chuẩn và Kỹ thuật Quốc gia (National Institute of Standards and Technology) |
NOC |
Trung tâm điều hành hệ thống mạng (Network Operations Center) |
PaaS |
Điện toán đám mây ở mức nền tảng (Platform as a service) |
PCCC |
Phòng cháy chữa cháy |
PCI-DSS |
Tiêu chuẩn bảo mật dữ liệu thẻ thanh toán (Payment Card Industry Data Security Standard) |
PPP |
Đầu tư theo hình thức đối tác công tư (Public Private Partnership) |
SMS |
Dịch vụ tin nhắn ngắn (Short Message Services) |
SOA |
Kiến trúc hướng dịch vụ (Service-Oriented Architecture) |
SOC |
Trung tâm An toàn thông tin (Security Operations Center) |
SSO |
Hệ thống định danh và xác thực người dùng tập trung (Single Sign- On) |
II. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
1. Kết quả triển khai ứng dụng công nghệ thông tin của Thành phố Hồ Chí Minh
Công tác triển khai ứng dụng công nghệ thông tin của Thành phố Hồ Chí Minh trong những năm qua đã đạt được nhiều kết quả cụ thể. Nhiều hệ thống thông tin đã được triển khai thành công và hiện đang hoạt động ổn định, hỗ trợ hiệu quả công tác quản lý nhà nước và phục vụ người dân, doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực:
- Các hệ thống thông tin hỗ trợ môi trường làm việc điện tử trong các cơ quan nhà nước;
- Các hệ thống thông tin hỗ trợ tác nghiệp chuyên ngành tại các sở - ban - ngành và quận - huyện;
- Các hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ người dân và doanh nghiệp ở cấp thành phố và ở cấp địa phương;
- Các ứng dụng phục vụ một số lĩnh vực cấp bách như giảm ùn tắc giao thông, chống ngập, công khai thông tin quy hoạch, thông tin quản lý giáo dục, y tế, an toàn đô thị,...
Kết quả triển khai ứng dụng công nghệ thông tin của Thành phố Hồ Chí Minh có thể được tóm lược trong mô hình Chính quyền điện tử hiện tại của Thành phố Hồ Chí Minh sau đây:
Hình 1. Mô hình Chính quyền điện tử hiện tại của Thành phố Hồ Chí Minh
Mô hình Chính quyền điện tử hiện tại của Thành phố Hồ Chí Minh gồm có:
- Các dịch vụ cổng gồm Cổng thông tin, Cổng tích hợp Dịch vụ công trực tuyến và Cổng tiếp nhận ý kiến, phản ánh người dân (đường dây nóng 1022);
- Ứng dụng xây dựng môi trường làm việc cộng tác dùng chung;
- Các ứng dụng chuyên ngành gồm ứng dụng do các Bộ, ngành triển khai và các ứng dụng chuyên ngành khác kể cả ứng dụng cấp phép;
- Các ứng dụng dùng chung, đặc biệt là ứng dụng thuộc hệ thống Phần mềm Lõi (HCM Egov Framework);
- Dịch vụ dùng chung (Shared Services): Hệ thống định danh và xác thực một lần (Single Sign-On), Trục liên thông (Enterprise Service Bus), số hoá bóc tách dữ liệu;
- Dịch vụ tích hợp và chia sẻ dữ liệu: Hệ thống tích hợp dữ liệu HCM DIP, Trục liên thông văn bản, điều hành, Kho dữ liệu văn bản điều hành;
- Các thành phần thuộc lớp kiến trúc hạ tầng vật lý như hạ tầng mạng Metronet, hạ tầng Trung tâm dữ liệu, hạ tầng điện toán đám mây;
- Hệ thống đảm bảo an toàn an ninh thông tin.
Để phản ánh một cách toàn diện và đầy đủ hiện trạng ứng dụng công nghệ thông tin của Thành phố Hồ Chí Minh, toàn bộ hệ thống Chính quyền điện tử của Thành phố đã được khảo sát chi tiết trên cơ sở 9 lớp chức năng của Khung Kiến trúc Chính quyền điện tử cấp tỉnh/thành phố phiên bản 1.0, do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành.
2. Nhận xét, đánh giá hiện trạng
Công tác ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ cải cách hành chính được Ủy ban nhân dân Thành phố tập trung chỉ đạo như một nhiệm vụ trọng tâm trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố. Do đó, ứng dụng công nghệ thông tin của Thành phố Hồ Chí Minh nói chung đã được đầu tư đúng mức và đáp ứng được những nhu cầu liên thông cơ bản của các sở - ban - ngành và quận - huyện.
Việc tập trung đẩy mạnh triển khai dịch vụ công trực tuyến của Thành phố đã có kết quả cụ thể trong việc nâng cao chất lượng phục vụ của các cơ quan nhà nước trên địa bàn Thành phố cũng như nâng cao nhận thức của người dân về sử dụng các dịch vụ công trực tuyến.
Tuy nhiên, công tác đánh giá hiện trạng cũng đã ghi nhận một số tồn tại chính như sau:
- Do chưa có kiến trúc tổng thể về công nghệ thông tin nên các sở - ban - ngành và đơn vị trực thuộc Thành phố đã triển khai hệ thống thông tin chuyên ngành một cách rời rạc, không đồng bộ, chủ yếu nhằm đáp ứng nhu cầu hỗ trợ tác nghiệp cấp bách cho đơn vị;
- Các hệ thống thông tin rời rạc này đã và đang phát sinh nhiều dữ liệu “thô”. Nguồn dữ liệu này tuy phong phú nhưng thiếu nhất quán, thiếu lưu trữ lịch sử, khó truy cập và khó tích hợp, nên chưa chuyển đổi được thành thông tin hữu dụng để được chia sẻ, hỗ trợ công tác quản lý và điều hành;
- Các ứng dụng công nghệ thông tin theo ngành dọc chưa có sự phối hợp và kế hoạch phân công triển khai một cách chặt chẽ giữa các Bộ, ngành và Thành phố. Do đó, một số ứng dụng do các sở - ban - ngành Thành phố tự phát triển khai nhằm đáp ứng nhu cầu nghiệp vụ cấp bách không phát huy được hiệu quả, trong khi các chức năng ứng dụng theo ngành dọc của các Bộ, ngành lại không đủ chức năng đáp ứng các yêu cầu nghiệp vụ và báo cáo đặc thù của Thành phố;
- Do thiếu ngân sách bảo trì và thời hạn bảo hành phần mềm đã hết, nên nhu cầu hiệu chỉnh và nâng cấp phần mềm ứng dụng về mặt chức năng và hiệu suất đối với một số hệ thống chưa được đáp ứng đúng mức, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động và khả năng mở rộng, tích hợp và liên thông của hệ thống;
- Một số ứng dụng chuyên ngành và một số ứng dụng dùng chung (trong đó có cả ứng dụng phần mềm Lõi) có thể bị mau chóng lỗi thời vì chỉ nhằm tự động hoá các quy trình thủ công sẵn có, thay vì tận dụng giải pháp công nghệ thông tin để nâng cấp chức năng và tối ưu hoá quy trình nghiệp vụ;
- Hệ thống thông tin địa lý bản đồ số (GIS) đã lỗi thời, chưa được cập nhật đầy đủ và chưa được tích hợp với các hệ thống ứng dụng trong các ngành trọng yếu như giao thông, y tế, giáo dục, quản lý dân cư, quy hoạch, đầu tư, đăng ký kinh doanh;
- Số lượng doanh nghiệp, đặc biệt là số lượng người dân tham gia sử dụng các dịch vụ công trực tuyến vẫn chưa nhiều như Thành phố mong muốn, một phần do các dịch vụ công chưa được thuận tiện cho người sử dụng, chưa được cung cấp trên nền tảng thiết bị di động, một phần vì nhiều dịch vụ công vẫn chưa hoàn toàn liên thông, người dân và doanh nghiệp vẫn phải tới cơ quan nhà nước để được đối chiếu với hồ sơ chứng từ gốc.
III. ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG KIẾN TRÚC CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
1. Chiến lược phát triển kinh tế và xã hội của Thành phố
1.1. Sứ mệnh và tầm nhìn
a) Sứ mệnh: Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị đặc biệt, một trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, đầu mối giao lưu và hội nhập quốc tế, là đầu tàu, động lực, có sức thu hút và sức lan toả lớn của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có vị trí chính trị quan trọng của cả nước.
b) Tầm nhìn: Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh có chất lượng sống tốt, văn minh, hiện đại, nghĩa tình; có vai trò động lực trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; sớm trở thành một trong những trung tâm lớn về kinh tế, tài chính, thương mại, khoa học - công nghệ của khu vực Đông Nam Á.
Hình 2. Tầm nhìn và chiến lược phát triển của Thành phố Hồ Chí Minh
1.2. Mục tiêu xây dựng Đô thị thông minh
a) Mục tiêu tổng quát từ định hướng xây dựng đô thị thông minh
Mô hình đô thị thông minh tham khảo dưới đây phù hợp với các định hướng xây dựng đô thị thông minh theo Công văn số 58/BTTTT-KHCN ngày 11/01/2018 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Hình 3. Mô hình Đô thị thông minh tham chiếu
- Nâng cao chất lượng môi trường sống và làm việc: Chất lượng cuộc sống của người lao động được nâng cao tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp đầu tư; ứng dụng các công nghệ phù hợp để hỗ trợ giải quyết kịp thời, hiệu quả các vấn đề được người lao động và doanh nghiệp quan tâm (dịch vụ hỗ trợ, giao thông, môi trường, an toàn thực phẩm, v.v,...), nâng cao sự hài lòng của doanh nghiệp và người lao động.
- Bảo vệ môi trường hiệu quả: Xây dựng các hệ thống giám sát, cảnh báo trực tuyến về môi trường (nước, không khí, tiếng ồn, đất, chất thải, v.v,...); các hệ thống thu thập, phân tích dữ liệu môi trường nhằm nâng cao năng lực dự báo, phòng chống, ứng phó khẩn cấp và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Quản trị đô thị hiệu quả/Quản lý đô thị tinh gọn: Các hệ thống thông tin quản lý những lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật - dịch vụ chủ yếu được số hoá, liên thông, chia sẻ dữ liệu giữa các đơn vị, tăng cường sự tham gia của người lao động và doanh nghiệp, nhằm nâng cao năng lực dự báo, hiệu quả và hiệu lực quản lý thành phố.
- Tăng trưởng kinh tế bền vững/Nâng cao năng lực cạnh tranh: Xây dựng hạ tầng thông tin số an toàn, khuyến khích cung cấp dữ liệu mở để thúc đẩy các hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, giúp doanh nghiệp giảm chi phí, mở rộng cơ hội hợp tác kinh doanh trong nền kinh tế số.
- Tăng cường sự tham gia, quản lý của người dân và tổ chức qua các Dịch vụ công nhanh chóng, thuận tiện: Đảm bảo mọi người lao động và doanh nghiệp được hưởng thụ các dịch vụ công một cách nhanh chóng, thuận tiện trên cơ sở hạ tầng thông tin số rộng khắp. Tăng cường việc đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội.
b) Mục tiêu từ Đề án Đô thị thông minh của Thành phố Hồ Chí Minh
- Ngày 23/11/2017, Ủy ban nhân dân Thành phố đã ban hành Quyết định số 6179/QĐ-UBND về Đề án “Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành đô thị thông minh giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn đến năm 2025”.
- Đề án sẽ được thực hiện trong 2 giai đoạn từ nay đến năm 2025. Trong đó, giai đoạn 1 từ nay đến năm 2020 sẽ thiết lập nền tảng công nghệ cho đô thị thông minh và triển khai thí điểm các dự án đáp ứng nhu cầu cấp thiết của Thành phố. Đề án này hướng đến 4 mục tiêu là đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế hướng đến kinh tế tri thức, nâng cao chất lượng môi trường sống và làm việc, quản trị đô thị hiệu quả, tăng cường sự tham gia quản lý của người dân - phát huy trí tuệ nhân dân, đúng theo các định hướng đô thị thông minh như đã mô tả ở đoạn trên.
- Từ nay đến năm 2020, Thành phố Hồ Chí Minh chủ trương sẽ tập trung thiết lập nền móng về Khung Kiến trúc Chính quyền điện tử và triển khai hạ tầng công nghệ cho 4 nội dung trọng tâm của Đề án Đô thị thông minh, gồm: Xây dựng Kho dữ liệu dùng chung và phát triển Hệ sinh thái dữ liệu mở, xây dựng Trung tâm mô phỏng và dự báo kinh tế - xã hội, xây dựng Trung tâm Điều hành đô thị thông minh và thành lập Trung tâm an toàn thông tin. Xây dựng đô thị thông minh lấy chính quyền điện tử làm trung tâm để cung cấp các dịch vụ công tốt hơn, đặc biệt là dịch vụ hành chính công cho người dân, doanh nghiệp và tổ chức.
- Theo Đề án Đô thị thông minh, các cơ quan quản lý nhà nước hoạt động hiệu lực và hiệu quả hơn trên cơ sở sử dụng dữ liệu số nhiều hơn và sẽ ít tùy thuộc hơn vào xử lý qua văn bản giấy tờ.
2. Tầm nhìn, định hướng chiến lược phát triển Chính quyền điện tử
2.1. Định hướng theo Quy hoạch công nghệ thông tin Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025
Chiến lược phát triển Chính quyền điện tử của Thành phố đã được định hướng trong Quy hoạch công nghệ thông tin Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025 (ban hành tại Quyết định 2254/QĐ-UBND ngày 15/05/2015 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh) trong đó nêu rõ:
- Phát triển công nghệ thông tin trở thành nền tảng của thành phố học tập, thành phố thông tin và đô thị thông minh trên cơ sở kết nối hiệu quả giữa chính quyền điện tử với công dân điện tử và tổ chức, doanh nghiệp điện tử, làm cơ sở cho phát triển kinh tế tri thức những năm tiếp theo;
- Ứng dụng công nghệ thông tin rộng rãi và hiệu quả trong mọi hoạt động của các cơ quan nhà nước thành phố làm cơ sở để phục vụ công tác cải cách hành chính, nâng cao năng suất lao động, góp phần hiện đại hoá nền hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh của thành phố, đảm bảo an ninh mạng, an toàn thông tin;
- Xây dựng đô thị thông minh lấy chính quyền điện tử làm trung tâm để cung cấp các dịch vụ công tốt hơn, đặc biệt là dịch vụ hành chính công cho người dân, doanh nghiệp và tổ chức. Tầm nhìn của Thành phố về đô thị thông minh là đặt “người dân là trung tâm của đô thị” được hiểu là người dân sẽ có chất lượng sống và môi trường làm việc tốt, được phục vụ tốt và có thể tham gia vào quá trình giám sát, quản lý và xây dựng thành phố.
2.2. Chiến lược phát triển Chính quyền điện tử của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn năm 2016 - 2020
- Tăng cường kết nối giữa các ứng dụng phục vụ người dân và doanh nghiệp: Triển khai Nghị định số 61/2018/NĐ-CP của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính, nâng cấp hệ thống cổng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4 tập trung kết nối với hệ thống vận hành cơ chế một cửa, một cửa liên thông và hệ thống quản lý chất lượng ISO điện tử.
- Nâng cao chất lượng dịch vụ công trực tuyến, đơn giản hoá các thủ tục, giấy tờ, rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ bằng việc kết nối liên thông các hệ thống dịch vụ công với các cơ sở dữ liệu nền tảng như cơ sở dữ liệu Người dân, Doanh nghiệp, Cán bộ công chức, viên chức,... và kết nối các cơ sở dữ liệu chuyên ngành.
- Phát triển nền tảng dịch vụ công dân (Citizen Service Platform) gồm mã số định danh nhằm kết nối toàn bộ các thông tin dữ liệu, các giao dịch của người dân, doanh nghiệp với chính quyền và các công cụ lập trình cho phép bên thứ ba xây dựng các tiện ích kèm theo, tận dụng được các tính năng có sẵn, khuyến khích sự tham gia phát triển dịch vụ của cộng đồng sáng tạo.
- Nâng cấp các ứng dụng nhằm tăng cường kết nối giữa các cơ quan nhà nước:
+ Xây dựng hệ thống thông tin về quản lý nhà nước của cơ quan, kết nối tới các hệ thống thông tin chuyên ngành, mở rộng nhiều kênh tương tác giữa các cán bộ và giữa cán bộ với người dân, doanh nghiệp nhằm tăng hiệu quả, hiệu suất trong phối hợp xử lý công việc và góp phần hiện đại hoá báo cáo, thống kê, các dữ liệu được cập nhật trực tuyến trên nhiều lĩnh vực;
+ Kết nối, tích hợp với cơ sở dữ liệu cán bộ công chức, viên chức, hệ thống ISO điện tử, quản lý nguồn nhân lực, đào tạo tuyển dụng, chia sẻ tri thức, kinh nghiệm, đảm bảo kết nối liên thông dữ liệu điện tử từ Chính phủ đến Ủy ban nhân dân Thành phố, từ các sở - ban -ngành đến các Ủy ban nhân dân quận - huyện; từ Ủy ban nhân dân quận - huyện đến Ủy ban nhân dân phường - xã -thị trấn.
2.3. Tầm nhìn phát triển Chính quyền điện tử của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2020 - 2025
Như trình bày ở trên, một trong những chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh là đẩy nhanh tiến trình xây dựng Chính quyền điện tử, theo định hướng Chính phủ số, tập trung triển khai các dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, định hướng chính quyền điện tử mọi lúc mọi nơi, thông minh và cá nhân hoá.
Hình 4. Xây dựng Chính quyền điện tử định hướng Chính quyền số
a) Khái niệm Chính quyền điện tử và Chính quyền số
Chính quyền điện tử (E-Govemment) là việc Chính quyền sử dụng các công nghệ thông tin và truyền thông (ICT), đặc biệt là Internet, như một công cụ để đạt được hiệu quả tốt hơn.
Chính quyền số (Digital Government) là việc sử dụng các công nghệ số, như một phần thiết yếu trong các chiến lược hiện đại hoá Chính quyền thành phố để tạo ra các giá trị công. Quá trình này dựa trên một hệ sinh thái Chính quyền số bao gồm các tác nhân liên quan đến các cơ quan nhà nước thuộc thành phố, các tổ chức phi chính phủ, doanh nghiệp, tổ chức xã hội và người dân, thúc đẩy sự tạo ra và truy cập dữ liệu, dịch vụ và nội dung thông qua sự tương tác với Chính quyền.
b) Tầm nhìn xây dựng Chính quyền điện tử định hướng Chính quyền số
- Từ năm 2010 đến nay, Thành phố Hồ Chí Minh đã tập trung xây dựng Chính quyền điện tử liên thông trên cơ sở triển khai hệ thống Một cửa điện tử, Một cửa liên thông và dịch vụ công trực tuyến (chủ yếu ở mức độ 3).
- Bắt đầu từ năm 2018, mục tiêu là chuyển qua Chính quyền điện tử di động và triển khai dịch vụ công mức độ 4 trên kênh điện thoại thông minh, với độ tương tác cao hơn.
- Tiếp theo, chiến lược trung hạn của Thành phố Hồ Chí Minh sẽ là tiến đến xây dựng Chính quyền điện tử thông minh trong các năm 2020 đến 2025, trên cơ sở công nghệ dữ liệu lớn, dữ liệu mở, trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây và tận dụng kênh mạng xã hội để cung cấp các dịch vụ công thông minh cho người dân và doanh nghiệp.
- Sau năm 2025 là giai đoạn Chính quyền điện tử cá nhân hoá, khi các dịch vụ công được thực hiện tự động bởi các tương tác giữa máy và máy.
3. Các nguyên tắc xây dựng Kiến trúc Chính quyền điện tử của Thành phố Hồ Chí Minh
3.1. Các nguyên tắc xây dựng Chính quyền điện tử theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông
Kiến trúc Chính quyền điện tử Thành phố Hồ Chí Minh phù hợp với mục tiêu và định hướng phát triển chiến lược của Thành phố hướng đến đô thị thông minh, hỗ trợ tích cực cho việc thực hiện các mục tiêu chiến lược phát triển Chính quyền điện tử nêu trên, đồng thời cũng phù hợp với Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam đã được Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành tại Công văn số 1178/BTTTT-THH, trong đó có hướng dẫn một số nguyên tắc chung quan trọng về xây dựng Kiến trúc Chính quyền điện tử cấp tỉnh/thành phố như sau:
- Các ứng dụng công nghệ thông tin cần được xây dựng hướng đến dùng chung, có tính sử dụng cao, chung một nền tảng tích hợp; phù hợp với quy trình nghiệp vụ, thúc đẩy tái cấu trúc nghiệp vụ, hướng đến đơn giản hoá, hiệu quả, thống nhất và tường minh quy trình nghiệp vụ;
- Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin có trọng tâm, trọng điểm; ưu tiên triển khai trước các dịch vụ công có tính đơn giản, mức độ sử dụng cao; không triển khai các nội dung trùng lặp với các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia, các hệ thống thông tin chuyên ngành cần kết nối, chia sẻ, sử dụng lại;
- Bảo đảm sự kết nối, liên thông giữa các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu trong, ngoài và các đơn vị khác có liên quan;
- Các giải pháp bảo mật, an toàn, an ninh thông tin được triển khai ở mọi thành phần trong Kiến trúc theo nhu cầu và lộ trình phù hợp;
- Tuân thủ các quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật về ứng dụng công nghệ thông tin của quốc gia, chuyên ngành.
3.2. Các nguyên tắc khác khi xây dựng Kiến trúc Chính quyền điện tử Thành phố Hồ Chí Minh
Hình 5. Nguyên tắc xây dựng Kiến trúc Chính quyền điện tử của Thành phố Hồ Chí Minh
Ngoài các nguyên tắc theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông, Kiến trúc Chính quyền điện tử Thành phố Hồ Chí Minh cũng tuân thủ một số nguyên tắc kiến trúc bổ sung khác như hiển thị trong hình số 5 trên đây.
IV. MÔ HÌNH LIÊN THÔNG NGHIỆP VỤ, THÔNG TIN
1. Chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị trên địa bànThành phố Hồ Chí Minh
Các đơn vị gồm có:
- Hội đồng nhân dân Thành phố;
- Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố và các Sở;
- Ủy ban nhân dân 24 quận - huyện, 322 phường-xã - thị trấn;
- Các đơn vị thuộc ngành dọc như Công an Thành phố, Cục Thuế Thành phố, Cục Thống kê, Cục Hải quan Thành phố,...;
- Các Tổng công ty, công ty trực thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố (Tổng công ty Thương mại Sài Gòn, Tổng công ty Du lịch Sài Gòn, Tổng công ty Công nghiệp Sài Gòn, Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn, Tổng công ty Cơ khí Giao thông Vận tải Sài Gòn, Tổng công ty cấp nước Sài Gòn,...);
- Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc các sở - ngành, quận - huyện, trường học, bệnh viện,....
a) Các sở - ban - ngành:
- Chịu sự quản lý trực tiếp từ Ủy ban nhân dân Thành phố, thực hiện chức năng tham mưu, giúp việc cho Ủy ban nhân dân Thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà nước theo lĩnh vực của ngành;
- Thực hiện chức năng quản lý nhà nước theo lĩnh vực của ngành.
b) Ủy ban nhân dân quận - huyện:
- Chịu sự quản lý trực tiếp của Ủy ban nhân dân Thành phố;
- Phối hợp với cấp sở - ban - ngành thông qua các phòng chuyên môn tương ứng;
- Chỉ đạo điều hành trực tiếp cấp phường - xã - thị trấn;
- Phối hợp với các cơ quan ngành dọc theo quy định trong việc quản lý các lĩnh vực tương ứng trên địa bàn.
c) Cấp phường - xã - thị trấn:
- Chịu sự quản lý trực tiếp từ cấp quận - huyện;
- Trong mỗi lĩnh vực, phối hợp với các phòng, ban chuyên môn tương ứng của quận - huyện trong việc quản lý các lĩnh vực tương ứng trên địa bàn.
d) Các cơ quan thuộc ngành dọc:
- Các cơ quan ngành dọc đặt tại Thành phố chịu sự quản lý trực tiếp của Bộ, ngành tương ứng, đồng thời chịu sự quản lý hành chính của Ủy ban nhân dân Thành phố;
- Các cơ quan ngành dọc đặt tại cấp quận - huyện chịu sự quản lý trực tiếp của cơ quan ngành ngành dọc tương ứng đặt tại cấp thành phố đồng thời chịu sự quản lý hành chính của Ủy ban nhân dân cấp quận - huyện;
- Các cơ quan ngành dọc phối hợp xử lý với cấp thành phố, cấp quận - huyện như đã mô tả ở trên, việc phối hợp xử lý tùy theo quy định của từng ngành được áp dụng chung cho cả nước.
- Nhìn dưới góc độ chức năng, để thể hiện rõ hơn các mô hình kiến trúc và liên thông ở mức độ cao, các sở - ban - ngành được chia ra làm 4 lĩnh vực (clusters) như sau trong suốt Báo cáo Kiến trúc Chính quyền điện tử:
Người Dân và An toàn Đô thị |
|
Kinh tế |
|
Văn hóa Xã hội |
|
Quản lý Đô thị |
Công An TP Sở Tư Pháp Sở Nội Vụ Sở Ngoại Vụ Tòa án nhân dân TP Thanh tra TP Viện Kiểm sát nhân dân TP |
|
Sở Kế hoạch và Đầu tư Sở Tài chính Sở Công thương Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cục Thuế TP CỤc Hải Quan TP Kho Bạc Nhà nước TP Ban Quản lý Khu Nam Ban Quản lý Khu Công nghệ cao … |
|
Sở Lao động Thương binh và Xã hội Sở Giáo dục và Đào tạo Sở Văn hóa và Thể thao Sở Du lịch Sở Y tế Bảo hiểm xã hội Sở Khoa học và Công nghệ Cục Thống kê Sở Thông tin và Truyền thông |
|
Sở Xây dựng Sở Tài nguyên và Môi trường Sở Quy hoạch - Kiến trúc Sở Giao thông vận tải |
Việc phân ra 4 lĩnh vực chức năng chính ở mức độ cao trong tài liệu này, chỉ nhằm hỗ trợ thể hiện các mô hình liên thông nghiệp vụ và mô hình kiến trúc dễ dàng hơn. Các sở - ban - ngành có thể chia sẻ cùng một loại thông tin, dữ liệu được gom vào cùng một lĩnh vực chức năng. Ví dụ các sở - ban - ngành thuộc lĩnh vực "Người dân và An toàn đô thị" chủ yếu đều cần đến thông tin về Người dân và trật tự, an ninh trật tự của đô thị, các sở - ban -ngành thuộc lĩnh vực "Kinh tế" chủ yếu dùng thông tin về Doanh Nghiệp và hoạt động của doanh nghiệp, các sở - ban - ngành thuộc lĩnh vực "Quản lý Đô thị" đều dùng thông tin về đất đai, hạ tầng đô thị và môi trường, và lĩnh vực chức năng "Văn hóa - Xã hội" gồm tất cả các đơn vị còn lại.
Từ ngữ "An toàn đô thị" nhằm bao quát các chức năng có liên quan đến bảo đảm an ninh trật tự của đô thị.
2. Phân tích mô hình liên thông Nghiệp vụ
2.1. Phân nhóm nghiệp vụ
Nhìn dưới góc độ nghiệp vụ ở mức tổng thể, nghiệp vụ các cơ quan nhà nước thuộc Thành phố Hồ Chí Minh có thể tổng quát hoá bao gồm 4 nhóm nghiệp vụ:
- Nhóm các nghiệp vụ giao tiếp với bên ngoài (với người dân, tổ chức và doanh nghiệp), bao gồm các nghiệp vụ chính như: Cung cấp thông tin, tuyên truyền cho người dân; Thực hiện cung cấp dịch vụ công theo mô hình Một cửa, Một cửa liên thông về giải quyết thủ tục hành chính; Cung cấp đường dây nóng tiếp nhận và xử lý các phản ánh, kiến nghị của người dân, tổ chức.
- Nhóm nghiệp vụ chuyên ngành là nghiệp vụ chuyên môn tùy thuộc vào chuyên ngành được phân công theo chức năng nhiệm vụ của đơn vị và gồm các nghiệp vụ chính như kiểm tra, tham mưu, ra quyết định hành chính, cấp phép, giấy chứng nhận, quản lý sau cấp phép (quản lý vi phạm hành chính, thanh kiểm tra), quy hoạch, quản lý quy hoạch, định hướng.
- Nhóm nghiệp vụ quản lý chính sách, điều hành bao gồm các nghiệp vụ phục vụ công tác xây dựng chính sách, hoạt động điều hành của các cấp lãnh đạo như Quản lý kế hoạch, Đánh giá kết quả, Hỗ trợ ra quyết định, Phân tích, Dự báo, Mô phỏng.
- Nhóm nghiệp vụ quản lý nội bộ bao gồm các nghiệp vụ liên quan quản lý nội bộ trong hầu hết các cơ quan như: Hành chính, Văn thư, Quản lý văn bản, Văn thư lưu trữ,Lịch công tác tuần, Quy trình hành chính (ISO điện tử), Tổ chức, Cán bộ, Kế toán - tài chính, Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, Quản lý tài sản, Kiểm tra nội bộ, Pháp chế.
2.2. Mô hình Kiến trúc nghiệp vụ
Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước thuộc Thành phố và phân nhóm nghiệp vụ như đã trình bày ở các đoạn trên, Kiến trúc nghiệp vụ của Thành phố Hồ Chí Minh được hiển thị trong mô hình sau đây:
Hình 6. Mô hình tổng thể Kiến trúc Nghiệp vụ của Thành phố Hồ Chí Minh
Các bảng ma trận dưới đây mô tả mô hình liên thông nghiệp vụ theo chiều ngang và dọc cho từng lĩnh vực nêu trên.
2.3. Mô hình liên thông nghiệp vụ giữa các cơ quan nhà nước thuộc Thành phố Hồ Chí Minh
Nhìn dưới góc độ thủ tục hành chính hiện hành, liên thông nghiệp vụ chủ yếu là giữa hai hoặc nhiều cơ quan cùng tham gia thực hiện một nghiệp vụ, hay xử lý một hồ sơ (liên thông Y). Tuy nhiên trong thực tế, người dân hay doanh nghiệp (hay chính cơ quan xử lý hồ sơ), thường phải liên hệ với cơ quan khác trước để xin thông tin, giấy tờ xác nhận hay chứng từ để bổ túc hồ sơ (liên thông X). Cả 2 hình thức liên thông này sẽ đều được công nghệ thông tin hỗ trợ trong Kiến trúc Chính quyền điện tử của Thành phố Hồ Chí Minh.
Mô hình liên thông nghiệp vụ sau đây thể hiện mức tương đối về liên thông ngang - liên thông dọc và thông tin về liên thông thông tin - liên thông quy trình ở các nhóm nghiệp vụ chuyên ngành trong các lĩnh vực thuộc 4 nhóm lĩnh vực.
Từ kết cấu theo Nhóm lĩnh vực (4 nhóm) -> Lĩnh vực (lĩnh vực theo thủ tục hành chính) -> Nghiệp vụ -> Quy trình nghiệp vụ, trên cơ sở phân tích từ Quy trình nghiệp vụ để xác định thông tin đầu vào và kết quả đầu ra của từng Nghiệp vụ:
- Số thủ tục của nghiệp vụ được phân cấp theo từng cấp
- Thông tin đầu vào cần có để xử lý nghiệp vụ
- Thông tin đầu ra của nghiệp vụ đó
Trên cơ sở đó xác định mức độ tham gia, yêu cầu liên thông của từng đơn vị vào Nghiệp vụ:
- Y: là các đơn vị có tham gia trực tiếp vào quy trình nghiệp vụ đó;
- X: không tham gia vào quy trình, nhưng có thực hiện nghiệp vụ khác có thông tin đầu ra là nguồn thông tin cung cấp cho đầu vào nghiệp vụ đó;
Kết quả thể hiện trong mô hình liên thông nghiệp vụ được xác định từ các thông tin đầu vào hỗ trợ nghiệp vụ và các quy trình nghiệp vụ các thủ tục hành chính của Thành phố Hồ Chí Minh. Theo đó, trong mỗi lĩnh vực (An ninh, Nội vụ,...) bao gồm nhiều nhóm nghiệp vụ chuyên ngành. Đối với mỗi nhóm nghiệp vụ chuyên ngành, kết quả liên thông thông tin được xác định trên cơ sở rà soát các thành phần hồ sơ của các thủ tục thuộc nhóm nghiệp vụ chuyên ngành đó; kết quả liên thông quy trình được xác định trên cơ sở phân tích các quy trình nghiệp vụ cụ thể của từng thủ tục trong nhóm nghiệp vụ chuyên ngành đó. Trong quá trình phân tích, trường hợp thông tin hoặc quy trình nghiệp vụ có liên quan đến sở ngành khác thuộc Thành phố, thông tin sẽ được thể hiện dưới dạng liên thông ngang; trường hợp thông tin hoặc quy trình nghiệp vụ có liên quan đến các cơ quan ngành dọc từ cấp trung ương đến cấp phường -xã - thị trấn, thông tin sẽ được thể hiện dưới dạng liên thông dọc.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.