BỘ TÀI
NGUYÊN VÀ |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4220/QĐ-BTNMT |
Hà Nội, ngày 29 tháng 12 năm 2023 |
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ- CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
Căn cứ Nghị định số 68/2022/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Căn cứ Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
|
KT. BỘ TRƯỞNG |
KẾ HOẠCH RÀ SOÁT, KIỂM TRA, XỬ LÝ VĂN BẢN QUY PHẠM
PHÁP LUẬT, HỢP NHẤT VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VÀ PHÁP ĐIỂN HỆ THỐNG QUY PHẠM
PHÁP LUẬT VÀ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG NĂM 2024
(Ban hành kèm theo Quyết định số
/QĐ-BTNMT ngày
tháng năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi
trường)
Thực hiện Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Kế hoạch rà soát, kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật, hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật và pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật về tài nguyên và môi trường năm 2024 với các nội dung cụ thể sau đây:
1. Mục đích
Tổ chức triển khai hiệu quả các nhiệm rà soát, kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật và hợp nhất, pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường; góp phần hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hệ thống pháp luật về tài nguyên và môi trường, trong đó tập trung:
- Rà soát văn bản quy phạm pháp luật về tài nguyên và môi trường nhằm phát hiện quy định trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo, hết hiệu lực hoặc không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội để kịp thời đình chỉ việc thi hành, bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung, ban hành văn bản mới hoặc thay thế văn bản quy phạm pháp luật.
- Kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật về tài nguyên và môi trường nhằm phát hiện những văn bản trái pháp luật để đình chỉ việc thi hành một phần hoặc toàn bộ văn bản; bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản; đính chính văn bản; xem xét, quyết định hình thức xử lý đối với cơ quan, người đã ban hành văn bản trái pháp luật.
2. Yêu cầu
a) Xác định cụ thể nội dung, thời hạn thực hiện và phân công rõ trách nhiệm trong triển khai các nhiệm vụ để nâng cao tính chủ động, chịu trách nhiệm của các đơn vị trực thuộc Bộ; bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa Vụ Pháp chế và các đơn vị trực thuộc Bộ.
b) Việc rà soát, kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật, hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật và pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật về tài nguyên và môi trường được thực hiện theo quy định của pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật và quy định khác có liên quan của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
1. Rà soát văn bản quy phạm pháp luật
1.1. Rà soát, công bố văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ, một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
a) Thời hạn thực hiện: trước ngày 31 tháng 01 năm 2025;
b) Trách nhiệm thực hiện: Vụ Pháp chế chủ trì, phối hợp các đơn vị có liên quan thuộc Bộ.
1.2. Rà soát thường xuyên, theo chuyên đề, lĩnh vực, địa bàn
a) Thời hạn thực hiện: năm 2024.
b) Trách nhiệm thực hiện:
Khi có căn cứ rà soát văn bản quy phạm pháp luật quy định tại Điều 142 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP hoặc khi có kế hoạch tổng rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hoặc kế hoạch rà soát văn bản quy phạm pháp luật theo chuyên đề, lĩnh vực, địa bàn thì Đơn vị thực hiện rà soát văn bản quy phạm pháp luật, trong đó:
- Vụ Đất đai có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Cục Quy hoạch và Phát triển tài nguyên đất, Cục Đăng ký và Dữ liệu thông tin đất đai, các đơn vị có liên quan thực hiện rà soát văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực đất đai.
- Vụ Môi trường có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường, Cục Bảo tồn thiên nhiên và Đa dạng sinh học, các đơn vị có liên quan thực hiện rà soát văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực môi trường.
- Cục Khoáng sản Việt Nam có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Cục Địa chất Việt Nam, các đơn vị có liên quan thực hiện rà soát văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực địa chất và khoáng sản.
- Các đơn vị khác (các Vụ: Hợp tác quốc tế, Kế hoạch - Tài chính, Khoa học và Công nghệ, Pháp chế, Tổ chức cán bộ; Thanh tra Bộ; Văn phòng Bộ; Tổng cục Khí tượng Thủy văn; các Cục: Biển và Hải đảo Việt Nam, Biến đổi khí hậu; Chuyển đổi số và Thông tin dữ liệu tài nguyên môi trường, Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam, Quản lý tài nguyên nước, Viễn thám quốc gia) có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện rà soát văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý.
Báo cáo kết quả rà soát của Đơn vị trình Lãnh đạo Bộ phê duyệt trước ngày 30/10/2024, trong đó xác định rõ hình thức xử lý văn bản được rà soát theo quy định tại Điều 143 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016.
1.3. Rà soát theo yêu cầu của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát văn bản quy phạm pháp luật.
a) Thời hạn hoàn thành: theo Kế hoạch của Tổ công tác;
b) Trách nhiệm thực hiện: Vụ Pháp chế chủ trì, phối hợp các đơn vị trực thuộc Bộ có liên quan.
2. Kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật
2.1. Tự kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
a) Thời hạn thực hiện: năm 2024.
b) Trách nhiệm thực hiện:
- Đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản có trách nhiệm tự kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành hoặc liên tịch ban hành của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ngay sau khi ban hành hoặc nhận được phản ánh của cơ quan, tổ chức, cá nhân về nội dung trái pháp luật của văn bản quy phạm pháp luật theo quy định tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
- Vụ Pháp chế có trách nhiệm nghiên cứu, báo cáo Thứ trưởng phụ trách cho ý kiến khi đơn vị chủ trì soạn thảo báo cáo có văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái pháp luật trước khi trình Bộ trưởng quyết định.
2.2. Kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền
a) Thời hạn thực hiện: năm 2024.
b) Trách nhiệm thực hiện:
Vụ Pháp chế và các đơn vị thuộc Bộ theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao có trách nhiệm thực hiện kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật có nội dung liên quan đến lĩnh vực tài nguyên và môi trường thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ, cơ quan ngang Bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.
2.3. Kiểm tra, xử lý văn bản có chứa quy phạm pháp luật ban hành không đúng hình thức, thẩm quyền
a) Thời hạn thực hiện: năm 2024.
b) Trách nhiệm thực hiện:
- Đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản thực hiện kiểm tra, xử lý văn bản có chứa quy phạm pháp luật ban hành không đúng hình thức, thẩm quyền.
- Vụ Pháp chế thực hiện kiểm tra, xử lý văn bản có chứa quy phạm pháp luật ban hành không đúng hình thức, thẩm quyền trong trường hợp Vụ Pháp chế nhận được thông báo, kiến nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
2.4. Xử lý văn bản, văn bản quy phạm pháp luật theo kết luận kiểm tra, giám sát của cơ quan có thẩm quyền (nếu có)
a) Thời hạn thực hiện: năm 2024.
b) Trách nhiệm thực hiện:
Đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản, văn bản quy phạm pháp luật chủ trì, phối hợp với Vụ Pháp chế để thực hiện việc giải trình, đề xuất phương án xử lý và tổ chức thực hiện.
a) Thời hạn hoàn thành: năm 2024.
b) Trách nhiệm thực hiện:
Đơn vị trực thuộc Bộ chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật được sửa đổi, bổ sung có trách nhiệm thực hiện hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi, bổ sung với văn bản quy phạm pháp luật được sửa đổi, bổ sung, trong đó:
- Đối với văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ: chậm nhất là 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi, bổ sung do Văn phòng Chính phủ gửi đến, đơn vị có trách nhiệm hoàn thành việc hợp nhất và trình Thứ trưởng phụ trách có ý kiến trước khi trình Bộ trưởng ký xác thực văn bản hợp nhất;
- Đối với thông tư, thông tư liên tịch: chậm nhất là 05 ngày làm việc kể từ ngày ký ban hành, đơn vị có trách nhiệm hoàn thành việc hợp nhất và trình Thứ trưởng phụ trách có ý kiến trước khi trình Bộ trưởng ký xác thực văn bản hợp nhất.
4. Pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật
a) Thời hạn hoàn thành: năm 2024.
b) Trách nhiệm thực hiện: các đơn vị trực thuộc Bộ theo chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm xây dựng, xây dựng lại đề mục và thực hiện pháp điển quy phạm pháp luật mới ban hành vào các đề mục của Bộ Pháp điển theo quy định, trong đó:
- Vụ Đất đai có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Cục Quy hoạch và Phát triển tài nguyên đất, Cục Đăng ký và Dữ liệu thông tin đất đai, các đơn vị có liên quan xây dựng lại và thực hiện pháp điển quy phạm pháp luật mới ban hành đề mục đất đai khi Luật Đất đai (sửa đổi) được thông qua.
- Vụ Môi trường có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường, Cục Bảo tồn thiên nhiên và Đa dạng sinh học, các đơn vị có liên quan xây dựng lại và thực hiện pháp điển quy phạm pháp luật mới ban hành đề mục bảo vệ môi trường.
- Cục Quản lý tài nguyên nước có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng lại và thực hiện pháp điển quy phạm pháp luật mới ban hành đề mục tài nguyên nước.
- Các đơn vị trực thuộc Bộ khác có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện pháp điển quy phạm pháp luật mới ban hành vào đề mục của lĩnh vực được giao quản lý.
1. Trách nhiệm của Vụ Pháp chế:
- Hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc công tác rà soát, kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật, hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật và pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật về tài nguyên và môi trường.
- Trình Bộ ban hành kế hoạch và tổng hợp, báo cáo kết quả công tác rà soát, kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật, hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật và pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật về tài nguyên và môi trường.
- Thực hiện nhiệm vụ rà soát, kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật, hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật và pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật về tài nguyên và môi trường theo quy định pháp luật và quy định khác có liên quan của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
2. Trách nhiệm của các đơn vị thuộc Bộ
- Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện rà soát, kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật, hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật và pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật về tài nguyên và môi trường thuộc lĩnh vực được Bộ giao quản lý; bảo đảm điều kiện thực hiện và báo cáo theo yêu cầu.
- Chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ rà soát, kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật, hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật và pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật về tài nguyên và môi trường theo quy định pháp luật và quy định khác có liên quan của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Chủ động phối hợp Vụ Pháp chế trong thực hiện Kế hoạch này.
3. Vụ Kế hoạch - Tài chính và Văn phòng Bộ: có trách nhiệm bố trí, phê duyệt kinh phí theo quy định cho các đơn vị trực thuộc Bộ thực hiện Kế hoạch này./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.