ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 422/QĐ-UBND |
Lâm Đồng, ngày 26 tháng 02 năm 2021 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BỔ SUNG 03 TÊN ĐỊA DANH VÀO NGÂN HÀNG TÊN ĐƯỜNG, PHỐ VÀ CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng;
Căn cứ Thông tư số 36/2006/TT-BVHTT ngày 20/3/2006 của Bộ Văn hóa - Thông tin hướng dẫn một số điều của Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng ban hành kèm theo Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Văn bản số 177/SVHTTDL ngày 03/02/2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt bổ sung 03 tên địa danh (Tự Tạo, Sào Nam, Xuân Thành) vào danh mục ngân hàng tên mới thuộc Ngân hàng tên đường, phố và công trình công cộng tỉnh Lâm Đồng ban hành kèm theo Quyết định số 2866/QĐ-UBND ngày 29/12/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh (mô tả chi tiết theo phụ lục đính kèm).
Điều 2. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan căn cứ quyết định thi hành./.
Nơi nhận: |
KT. CHỦ TỊCH |
PHỤ LỤC
MÔ TẢ
BỔ SUNG NGÂN HÀNG TÊN MỚI
(Đính kèm Quyết định số
422/QĐ-UBND ngày 26/02/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng)
STT |
TÊN ĐỊA DANH |
NỘI DUNG |
GHI CHÚ |
1 |
TỰ TẠO |
Năm 1950 về trước, bà con các tỉnh miền trung vào Đà Lạt làm thuê cho các đồn điền của người Pháp. Khu vực Tự Tạo là diện tích thuộc đồn điền trồng cây khuynh diệp lấy tinh dầu làm thuốc của người pháp tên là Platasion. Đến cuối 1954, có thêm nhiều người ở các tỉnh miền Trung từ Thừa Thiên Huế trở vào đến Bình Định, đa phần là các gia đình cơ sở tham gia cách mạng, những người tham gia kháng chiến ở quê hương bị địch khủng bố, đàn áp vào đây nương nhờ họ hàng làm ăn sinh sống, chờ cơ hội tiếp tục liên lạc, hoạt động Cách mạng. Trước tình hình chính quyền Ngô Đình Diệm áp dụng Luật 10-59 trả thù những người tham gia kháng chiến cũ, ấp Tự Tạo ngày càng quy tụ bà con về đây định cư, khai hoang lập nghiệp. Theo các cụ cao niên, tên ấp Tự Tạo có ý nghĩa là tự nhân dân tạo nên cuộc sống, không phải do chính quyền sở tại cho phép. |
Đây là tên gọi quen dùng từ xa xưa, đã ăn sâu vào tiềm thức người dân, có ý nghĩa về lịch sử hình thành, văn hóa, xã hội của địa phương. Trong kháng chiến chống Mỹ nhắc đến Tự Tạo là nhắc đến vùng đất có truyền thống vượt khó khăn, gian khổ, hy sinh vì sự nghiệp cách mạng. |
2 |
SÀO NAM |
Cuối năm 1948 đầu năm 1949, được sự cho phép của Thị trưởng Đà Lạt (ông Cao Minh Hiệu), một số người dân cùng nhau khai phá đất từ cây số 5 đi vào dọc theo đường Trịnh Hoài Đức hiện nay để sản xuất, mở vườn, hình thành nên khu vực sản xuất nông nghiệp trù phú. Về sau, nhiều bà con từ Cầu Đất, Trại Mát, ấp Nghệ Tĩnh, Tân Lạc... cũng xin đến nhập cư để khai phá rừng mở đất hoặc mua lại vườn sản xuất, dân cư ngày càng đông đúc. Đến cuối năm 1951 đầu năm 1952, ông Nguyễn Sĩ Vinh cùng ông Nguyễn Sĩ Bích thay mặt bà con trong ấp đứng ra xin xây dựng đình làng và lập ấp lấy tên là ấp Sào Nam (bút hiệu của cụ Phan Bội Châu), ông Nguyễn Sĩ Vinh làm ấp trưởng. Năm 1953, hơn 40 gia đình gốc Nghệ An, Hà Tĩnh từ Lào về nước được ấp trưởng bố trí sinh sống định cư tại phía Đông bắc Sào Nam (từ cây số 7 đi vào theo đường Huỳnh Tấn Phát hiện nay). Chính những gia đình này đã mang truyền thống cách mạng từ quê hương vào tạo nên một lõm chính trị quan trọng của Đông Bắc Sào Nam và cả Đông Bắc Đà Lạt trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước. |
Đây là tên gọi quen dùng từ xa xưa, đã ăn sâu vào tiềm thức người dân, có ý nghĩa về lịch sử hình thành, văn hóa, xã hội của địa phương. |
2 |
XUÂN THÀNH |
Năm 1930, một số người Kinh từ miền Trung vào Đà Lạt sinh sống lập nghiệp. Lúc này, thôn Xuân Thành là một bộ phận của làng Trại Mát do Ông Lý Tiếu quản lý. Năm 1937, số lượng người di dân đến đây ngày càng đông (khoảng 200 người), các cụ tiền hiền nhận thấy việc lập làng và có người đứng ra quản lý là cần thiết. Vì vậy, mùa xuân năm 1938, các cụ quyết định thành lập làng mới, đặt tên Xuân Thành, với ý nghĩa Làng được thành lập vào mùa Xuân. |
Đây là tên gọi quen dùng từ xa xưa, đã ăn sâu vào tiềm thức người dân, có ý nghĩa về lịch sử hình thành, văn hóa, xã hội của địa phương. |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.