ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 422/QĐ-UBND |
Cà Mau, ngày 15 tháng 03 năm 2018 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;
Căn cứ Quyết định số 1898/QĐ-TTg ngày 28/11/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2018 - 2025”;
Căn cứ Công văn số 39/UBDT-DTTS ngày 16/01/2018 của Ủy ban Dân tộc về việc hướng dẫn triển khai thực hiện Quyết định số 1898/QĐ-TTg ngày 28 tháng 11 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ;
Xét đề nghị của Ban Dân tộc tại Tờ trình số 16/TTr-BDT ngày 28/02/2018,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch số 09/KH-BDT ngày 28/02/2018 của Ban Dân tộc về việc triển khai thực hiện Đề án “Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2018 - 2025” trên địa bàn tỉnh Cà Mau (kèm theo Kế hoạch số 09/KH-BDT).
Điều 2. Giao Ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Trưởng ban Dân tộc; Thủ trưởng các sở, ngành, đơn vị có liên quan căn cứ Quyết định thi hành.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
UBND
TỈNH CÀ MAU |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 09/KH-BDT |
Cà Mau, ngày 28 tháng 02 năm 2018 |
Căn cứ Quyết định số 1898/QĐ-TTg ngày 28/11/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2018- 2025”;
Căn cứ Công văn số 39/UBDT-TT ngày 16/01/2018 của Ủy ban Dân tộc về việc hướng dẫn triển khai thực hiện Quyết định số 1898/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ;
Thực hiện Công văn số 584/UBND-KGVX ngày 23/01/2018 của UBND tỉnh Cà Mau về việc triển khai thực hiện Công văn số 39/UBDT-TT ngày 16/01/2018 của Ủy ban Dân tộc.
Xuất phát từ điều kiện thực tế và nhu cầu của địa phương, Ban Dân tộc tỉnh xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2018 - 2025” trên địa bàn tỉnh Cà Mau, với các nội dung cụ thể như sau:
1. Mục đích
Tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án “Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2018 - 2025” trên địa bàn tỉnh Cà Mau; từng bước hình thành thói quen chủ động tự giác tuân thủ pháp luật về hoạt động bình đẳng giới của đồng bào các dân tộc; tiến tới dần xóa bỏ bạo lực trên cơ sở về giới, định kiến giới và các quan niệm lạc hậu về giới trong cộng đồng các dân tộc thiểu số. Nâng cao vị thế, vai trò của phụ nữ dân tộc thiểu số trong gia đình, xã hội, giảm khoảng cách về giới, góp phần thực hiện tốt công tác bình đẳng giới và phát triển, tiến bộ của vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.
2. Yêu cầu
- Tổ chức triển khai thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về bình đẳng giới và tuyên truyền, vận động đồng bào vùng dân tộc thiểu số đầy đủ theo các nội dung của Đề án được phê duyệt tại Quyết định số 1898/QĐ-TTg ngày 28/11/2017 của Thủ tướng Chính phủ; bảo đảm tính khả thi, kế thừa, phát triển, có trọng tâm, trọng điểm; ưu tiên vùng đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa; phù hợp với điều kiện cụ thể của tỉnh và nhu cầu, đặc điểm, phong tục tập quán, văn hóa truyền thống của từng dân tộc.
- Kết hợp, lồng ghép có hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về bình đẳng giới, nâng cao vị thế của phụ nữ ở vùng dân tộc thiểu số và tuyên truyền, vận động đồng bào vùng dân tộc thiểu số thực hiện các chương trình, chính sách dân tộc có liên quan; đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị và nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
- Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị tham gia thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về bình đẳng giới và tuyên truyền, vận động đồng bào vùng dân tộc thiểu số; đảm bảo sự đồng bộ, hiệu quả và sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các cấp, các sở, ban, ngành và các địa phương, đơn vị có liên quan; khuyến khích, tạo điều kiện và huy động mọi nguồn lực xã hội tham gia thực hiện.
1. Mục tiêu kế hoạch đến năm 2025
1.1. Mục tiêu tổng quát:
- Nhằm góp phần thúc đẩy quá trình chuyển biến về nhận thức, ý thức tuân thủ pháp luật và tự giác chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, củng cố niềm tin của đồng bào với Đảng, Nhà nước; vận động đồng bào các dân tộc xây dựng xã hội lành mạnh, sống và làm việc theo Hiến pháp, pháp luật.
- Tạo sự đồng thuận cao của các ngành, các cấp và nhân dân trong thực hiện bình đẳng giới và nâng cao vị thế của phụ nữ ở vùng dân tộc thiểu số, góp phần thúc đẩy thực hiện thành công các mục tiêu của Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới, nhằm ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội bền vững vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
1.2. Các chỉ tiêu cụ thể:
- 100% cán bộ làm công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh, 50% cán bộ làm công tác liên quan đến bình đẳng giới ở cấp huyện, cấp xã và người có uy tín, trưởng ấp, khóm vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống được phổ biến pháp luật về bình đẳng giới và tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, nâng cao năng lực tổ chức triển khai thực hiện chính sách, pháp luật về bình đẳng giới;
- Phấn đấu có ít nhất 80% số hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh được tiếp cận thông tin về giới và pháp luật về bình đẳng giới;
- 100% các trường, lớp bán trú và dân tộc nội trú được tuyên truyền kỹ năng sống, về giới và bình đẳng giới với nội dung và thời lượng phù hợp với lứa tuổi;
- Ít nhất 50% cán bộ làm công tác dân tộc ở cấp huyện, xã có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống được tập huấn kỹ năng hoạt động bình đẳng giới, kỹ năng lồng ghép giới trong soạn thảo văn bản và tổ chức thực hiện chính sách;
- Khuyến khích các cơ quan báo chí, truyền thông xây dựng, duy trì chương trình, chuyên trang, chuyên mục về bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới và nâng cao vị thế của phụ nữ ở vùng dân tộc thiểu số;
- Triển khai, xây dựng mô hình về bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới từ 30 - 50% các xã có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống.
2. Nội dung hoạt động
2.1. Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức:
2.1.1. Tập huấn cho đội ngũ làm công tác dân tộc:
a) Nội dung: Phổ biến nội dung Hiến pháp, các luật, văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến bình đẳng giới; tổ chức quán triệt các nội dung mới về thực hiện chương trình, chính sách về bình đẳng giới có liên quan.
b) Đối tượng: Đội ngũ cán bộ trong hệ thống cơ quan công tác dân tộc từ tỉnh đến cơ sở; công chức phụ trách quản lý, phối hợp thực hiện công tác dân tộc thuộc các sở, ban, ngành tỉnh có liên quan; ban giám hiệu các trường dân tộc nội trú, bán trú, người có uy tín.
c) Phương thức thực hiện: Tổ chức hội nghị tập huấn bồi dưỡng kiến thức.
- Số lần hội nghị: 01 lần/năm (duy trì thường xuyên hàng năm, trong giai đoạn 2018 -2025);
- Số lượng đại biểu dự kiến: 120 người.
- Thời gian hội nghị: 01 ngày.
- Địa điểm tổ chức: Hội nghị tập trung tại tỉnh Cà Mau.
d) Nhu cầu kinh phí thực hiện:
- Năm 2018 - 2021: Lồng ghép triển khai, thực hiện với Kế hoạch số 115/KH-UBND ngày 24/11/2017 của UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện Đề án “Đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2017 - 2021” trên địa bàn tỉnh Cà Mau;
- Năm 2022 - 2025: 25 triệu đồng/năm.
đ) Tổ chức thực hiện:
- Đơn vị chủ trì: Ban Dân tộc tỉnh Cà Mau;
- Đơn vị phối hợp: Các sở, ban, ngành tỉnh có liên quan, UBND các huyện, thành phố Cà Mau và Trường phổ thông Dân tộc nội trú, bán trú.
2.1.2. Tập huấn cho đội ngũ trực tiếp được giao nhiệm vụ phổ biến giáo dục pháp luật về bình đẳng giới và tuyên truyền, vận động:
a) Nội dung: Phổ biến nội dung Hiến pháp, các luật, văn bản quy phạm pháp luật về bình đẳng giới liên quan đến đồng bào dân tộc thiểu số và vùng dân tộc thiểu số;
Hướng dẫn nghiệp vụ, kỹ năng, nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật về bình đẳng giới và tuyên truyền vận động đồng bào trong vùng dân tộc thiểu số.
b) Đối tượng: Công chức phụ trách công tác dân tộc các xã, phường, thị trấn thuộc vùng dân tộc thiểu số tỉnh Cà Mau;
Đại biểu người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Cà Mau.
c) Phương thức thực hiện: Tổ chức hội nghị tập huấn bồi dưỡng kiến thức và nghiệp vụ.
- Số lần hội nghị: 01 lần/năm (duy trì thường xuyên hàng năm, trong giai đoạn 2018 - 2025);
- Số lượng đại biểu dự kiến: 160 người.
- Thời gian hội nghị: 02 ngày.
- Địa điểm tổ chức: Hội nghị tập trung tại tỉnh Cà Mau.
d) Nhu cầu kinh phí thực hiện:
- Năm 2018 - 2021: Lồng ghép triển khai, thực hiện với Kế hoạch số 115/KH-UBND ngày 24/11/2017 của UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện Đề án “Đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2017 - 2021” trên địa bàn tỉnh Cà Mau;
- Năm 2022 - 2025: 70 triệu đồng/năm (bao gồm cả hỗ trợ cho đại biểu không lương).
đ) Tổ chức thực hiện:
- Đơn vị chủ trì: Ban Dân tộc tỉnh Cà Mau;
- Đơn vị phối hợp: Các sở, ban, ngành tỉnh có liên quan, UBND các huyện, thành phố Cà Mau và Trường phổ thông Dân tộc nội trú, bán trú.
2.2. Tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật về bình đẳng giới và tuyên truyền, vận động đồng bào trong vùng dân tộc thiểu số:
2.2.1. Xây dựng, triển khai mô hình điểm nhằm thúc đẩy bình đẳng giới:
a) Nội dung:
- Tổ chức khảo sát nhu cầu, chuẩn bị nội dung, phương pháp phổ biến, giáo dục pháp luật bình đẳng giới và tuyên truyền, vận động đồng bào trong vùng dân tộc thiểu số tại địa bàn xã xây dựng mô hình điểm.
- Tổ chức hội nghị triển khai mô hình.
- Tập huấn bồi dưỡng kiến thức, nâng cao năng lực, kỹ năng cho đội ngũ cán bộ chủ chốt về công tác tuyên truyền, vận động tại xã được chọn xây dựng mô hình điểm (đội ngũ trực tiếp phổ biến pháp luật về bình đẳng giới và tuyên truyền vận động tại địa phương).
- Triển khai phổ biến pháp luật về bình đẳng giới, hôn nhân gia đình, nâng cao vị thế của phụ nữ ở vùng dân tộc thiểu số và tuyên truyền, vận động đồng bào nắm bắt, thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước tại nhà sinh hoạt văn hóa cộng đồng (Salatel) và tại vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống tập trung (dự kiến tổ chức khoảng 02 đến 03 điểm).
- Tuyên truyền chính sách dân tộc, phổ biến pháp luật về bình đẳng giới, hôn nhân gia đình qua hệ thống truyền thanh xã.
- Tổ chức Hội nghị sơ kết, tổng kết việc thực hiện mô hình điểm; đánh giá, rút kinh nghiệm.
b) Đối tượng:
- Đội ngũ cán bộ chủ chốt về công tác tuyên truyền, vận động thuộc các ban, ngành, đoàn thể xã;
- Ban Nhân dân các ấp, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số tại địa phương;
- Đồng bào dân tộc thiểu số và nhân dân trong vùng dân tộc thiểu số.
c) Phương thức thực hiện:
- Thực hiện kết hợp nhiều hình thức như: Tổ chức lớp tập huấn, sinh hoạt nhóm; tổ chức sinh hoạt cộng đồng và tuyên truyền chính sách dân tộc, phổ biến pháp luật về bình đẳng giới, hôn nhân gia đình qua hệ thống truyền thanh xã...
- Địa điểm và thời gian thực hiện:
Năm 2018 chọn trước 02 trong 09 xã khu vực III của tỉnh để thực hiện; năm 2019 - 2025 nhân rộng mô hình cho các xã có đông đồng bào dân tộc thiểu số đang sinh sống (mỗi mô hình điểm thực hiện trong khoảng thời gian 1 năm, sau đó giao lại cho địa phương tiếp tục duy trì).
d) Nhu cầu kinh phí:
- Lồng ghép triển khai, thực hiện với Kế hoạch số 115/KH-UBND ngày 24/11/2017 của UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện Đề án “Đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2017 - 2021” trên địa bàn tỉnh Cà Mau; duy trì các mô hình điểm trên đến giai đoạn năm 2022 - 2025.
đ) Tổ chức thực hiện:
- Đơn vị chủ trì: Ban Dân tộc tỉnh Cà Mau;
- Đơn vị phối hợp: Các sở, ban, ngành tỉnh có liên quan; UBND các huyện và UBND xã được lựa chọn xây dựng mô hình điểm.
2.2.2. Tổ chức tập huấn phổ biến, giáo dục pháp luật về bình đẳng giới trong vùng dân tộc thiểu số:
a) Nội dung:
- Phổ biến về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến dân tộc, chính sách dân tộc, bình đẳng giới, hôn nhân gia đình; nâng cao ý thức tôn trọng, chấp hành, bảo vệ pháp luật; các hành vi bị nghiêm cấm và chế tài xử lý; quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân.
- Lồng ghép hướng dẫn đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế gia đình; tuyên truyền, vận động đồng bào phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội; tiếp tục bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống, di sản văn hóa của dân tộc, xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, chăm sóc sức khỏe...
b) Đối tượng:
- Ban nhân dân các ấp, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số;
- Đồng bào dân tộc trong vùng dân tộc thiểu số.
c) Phương thức thực hiện: Tổ chức các lớp tập huấn, truyền thông.
- Số lớp tập huấn: 06 lớp/năm (lần lượt mỗi xã 01 lớp, ưu tiên trước cho các xã có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống).
- Số lượng học viên mỗi lớp: Dự kiến 60 người.
- Thời gian mỗi lớp tập huấn: 01 ngày (Mỗi quý tổ chức 02 lớp, bắt đầu từ quý II hàng năm và duy trì trong giai đoạn 2018 - 2025).
- Địa điểm tổ chức: Tại UBND các xã thuộc vùng dân tộc thiểu số.
d) Nhu cầu kinh phí thực hiện:
- Năm 2018 - 2021: Lồng ghép triển khai, thực hiện với Kế hoạch số 115/KH-UBND ngày 24/11/2017 của UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện Đề án “Đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2017 - 2021” trên địa bàn tỉnh Cà Mau;
- Năm 2022 - 2025: 120 triệu đồng/năm (20 triệu đồng/01 lớp).
đ) Tổ chức thực hiện:
- Đơn vị chủ trì: Ban Dân tộc tỉnh Cà Mau;
- Đơn vị phối hợp: Các sở, ban, ngành tỉnh có liên quan, UBND các huyện, thành phố Cà Mau và Trường phổ thông Dân tộc nội trú, bán trú.
2.3. Biên soạn, in ấn, phát hành tài liệu đặc thù:
a) Nội dung:
In và phát hành bộ tài liệu hỏi - đáp; pa nô, áp phích, tranh cổ động ... về Hiến pháp, các luật, văn bản quy phạm pháp luật về bình đẳng giới, hôn nhân gia đình, phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới đối với vùng dân tộc thiểu số; về công tác dân tộc, các chương trình, chính sách dân tộc và các chương trình, chính sách liên quan.
b) Đối tượng:
- Đội ngũ cán bộ công chức trong hệ thống cơ quan công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh; những người trực tiếp được giao nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật về bình đẳng giới và tuyên truyền, vận động đồng bào vùng dân tộc thiểu số;
- Người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số;
- Các nhà sinh hoạt văn hóa cộng đồng trong vùng dân tộc thiểu số;
- Học sinh Trường phổ thông Dân tộc nội trú, bán trú;
- Đồng bào dân tộc trong vùng dân tộc thiểu số.
c) Phương thức thực hiện: Biên soạn, in ấn và phát hành.
d) Thời gian thực hiện: Năm 2022 và năm 2025.
đ) Nhu cầu kinh phí thực hiện:
- Năm 2018 - 2021: Lồng ghép triển khai, thực hiện với Kế hoạch số 115/KH-UBND ngày 24/11/2017 của UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện Đề án “Đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2017 - 2021” trên địa bàn tỉnh Cà Mau;
- Năm 2022 và năm 2025: 60 triệu đồng/năm.
e) Tổ chức thực hiện:
- Đơn vị chủ trì: Ban Dân tộc tỉnh Cà Mau;
- Đơn vị phối hợp: Các sở, ban, ngành tỉnh có liên quan, UBND các huyện, thành phố Cà Mau và Trường phổ thông Dân tộc nội trú, bán trú.
2.4. Quản lý, kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện và sơ kết, tổng kết việc thực hiện:
a) Nội dung: Tổ chức triển khai thực hiện; quản lý, kiểm tra, đánh giá về tiến độ và kết quả thực hiện các nội dung Kế hoạch đề ra. Sơ kết, rút kinh nghiệm hàng năm và tổng kết giai đoạn thực hiện.
b) Thời gian: Hàng năm, giai đoạn 2018 - 2025.
c) Kinh phí thực hiện:
- Năm 2018 - 2021: Lồng ghép triển khai, thực hiện với Kế hoạch số 115/KH-UBND ngày 24/11/2017 của UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện Đề án “Đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2017 - 2021” trên địa bàn tỉnh Cà Mau;
- Năm 2021 sơ kết giữa giai đoạn.
- Năm 2025 tổng kết giai đoạn thực hiện: 50 triệu đồng.
d) Tổ chức thực hiện:
- Đơn vị chủ trì: Ban Dân tộc tỉnh Cà Mau;
- Đơn vị phối hợp: Các sở, ban, ngành tỉnh có liên quan, UBND các huyện, thành phố Cà Mau và Trường phổ thông Dân tộc nội trú, bán trú.
3. Phạm vi triển khai thực hiện:
Năm 2018 triển khai thực hiện 65 xã thuộc vùng dân tộc thiểu số tỉnh Cà Mau được phê duyệt tại Quyết định số 582/QĐ-TTg ngày 28/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ; trong đó ưu tiên thực hiện đối với các xã khu vực III và khu vực II có ấp đặc biệt khó khăn; những năm tiếp theo tổ chức triển khai thực hiện tại các xã có đông đồng bào dân tộc thiểu số đang sinh sống trên địa bàn tỉnh.
4. Thời gian thực hiện: Từ năm 2018 đến hết năm 2025.
1. Tổng nhu cầu kinh phí thực hiện Đề án
- Giai đoạn 2018 - 2021 là lồng ghép triển khai, thực hiện với Kế hoạch số 115/KH-UBND ngày 24/11/2017 của UBND tỉnh Cà Mau;
- Căn cứ tình hình thực tế và khả năng cân đối nguồn ngân sách của tỉnh, tổng nhu cầu kinh phí thực hiện giai đoạn năm 2022 - 2025 là 1.030 triệu đồng. Trong đó:
- Kiến nghị Trung ương hỗ trợ (60%): 618 triệu đồng;
- Ngân sách tỉnh (40%): 412 triệu đồng.
2. Nhu cầu kinh phí thực hiện năm 2022 và kế hoạch kinh phí giai đoạn (03 năm) 2023 - 2025 như sau
- Nhu cầu kinh phí thực hiện năm 2022 là 275 triệu đồng; trong đó: ngân sách Trung ương hỗ trợ 165 triệu đồng, ngân sách tỉnh bố trí đối ứng là 110 triệu đồng.
- Kế hoạch kinh phí giai đoạn (03 năm) 2023 - 2025 là 755 triệu đồng; ngân sách Trung ương hỗ trợ 453 triệu đồng, ngân sách tỉnh bố trí đối ứng là 302 triệu đồng. (Kèm theo Biểu số 01 - Dự toán tổng kinh phí thực hiện)
1. Ban Dân tộc:
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan triển khai thực hiện Kế hoạch được phê duyệt để thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu của Đề án “Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2018 - 2025” trên địa bàn tỉnh Cà Mau; hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện Mô hình điểm và các hoạt động của Kế hoạch.
- Tham mưu giúp UBND tỉnh chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra, hướng dẫn và tổ chức triển khai thực hiện Đề án; định kỳ 6 tháng và hằng năm tổng hợp báo cáo Ủy ban Dân tộc, các bộ, ngành liên quan và UBND tỉnh kết quả thực hiện theo quy định; đồng thời, tổ chức sơ kết, tổng kết giai đoạn thực hiện Đề án.
- Hàng năm, lập dự toán kinh phí chi tiết nội dung chi cụ thể của các hoạt động theo Kế hoạch được phê duyệt; hiệp y kinh phí với Sở Tài chính trước khi triển khai thực hiện.
2. Sở Tài chính:
Đề nghị Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh gửi văn bản đề nghị Bộ Tài chính, Ủy ban Dân tộc xem xét, bố trí đối với phần kinh phí hỗ trợ từ ngân sách Trung ương để thực hiện. Đồng thời, chủ động cân đối kinh phí ngân sách của địa phương, tham mưu UBND tỉnh bố trí giao dự toán kinh phí hàng năm để Ban Dân tộc thực hiện các hoạt động theo Kế hoạch được phê duyệt.
3. Sở Lao động Thương binh và Xã hội:
Đề nghị Sở Lao động Thương binh và Xã hội phối hợp với Ban Dân tộc trong việc lồng ghép triển khai các hoạt động liên quan thuộc Chương trình mục tiêu Hỗ trợ phát triển trợ giúp xã hội, hướng dẫn tổ chức thực hiện các chương trình, chính sách về bình đẳng giới quốc gia và các hoạt động hỗ trợ.
4. Sở Thông tin và Truyền thông:
Đề nghị Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp triển khai đến các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh thực hiện công tác tuyên truyền về bình đẳng giới ở vùng dân tộc thiểu số với các hình thức đa dạng, phù hợp với đồng bào dân tộc thiểu số.
5. Sở Giáo dục và Đào tạo:
Đề nghị Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo và tổ chức đưa nội dung giáo dục kỹ năng sống, giáo dục về giới, bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới vào các trường, lớp bán trú, dân tộc nội trú.
6. Sở Văn hóa Thể thao & Du lịch:
Đề nghị Sở Văn hóa Thể thao & Du lịch phối hợp Ban Dân tộc bảo tồn, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp của đồng bào dân tộc thiểu số trong việc thúc đẩy bình đẳng giới; xây dựng, lồng ghép các quy định của pháp luật về bình đẳng giới và các quy định pháp luật liên quan khác vào quy ước, hương ước, tiêu chuẩn ấp, khóm văn hóa, gia đình văn hóa.
7. Sở Tư pháp:
Đề nghị Sở Tư pháp phối hợp với Ban Dân tộc, các sở, ngành và địa phương hướng dẫn, chỉ đạo công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về bình đẳng giới đến vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.
8. Các Sở, ban, ngành tỉnh liên quan: Phối hợp với Ban Dân tộc chỉ đạo triển khai thực hiện các hoạt động của Kế hoạch liên quan đến lĩnh vực quản lý của ngành; tổ chức lồng ghép các quy định của pháp luật về bình đẳng giới với các chương trình, đề án liên quan của sở, ban, ngành đang triển khai thực hiện.
9. UBMTTQVN tỉnh và các tổ chức thành viên:
Đề nghị UBMTTQVN tỉnh và các tổ chức thành viên phối hợp tham gia triển khai Đề án và kế hoạch thực hiện Đề án trong các cơ quan, đơn vị thành viên các cấp; tổ chức giám sát tình hình thực hiện, kiểm tra đánh giá hiệu quả của Kế hoạch.
10. Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh:
- Đề nghị Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh phối hợp tổ chức tuyên truyền, vận động, hỗ trợ cán bộ, hội viên, phụ nữ vùng dân tộc thiểu số nâng cao nhận thức pháp luật, giải quyết vấn đề tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống;
- Phối hợp, lồng ghép triển khai các nội dung của Đề án này trong thực hiện Đề án “Tuyên truyền, giáo dục, vận động, hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ giai đoạn 2017 - 2027” ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
11. UBND các huyện, thành phố Cà Mau:
- Đề nghị UBND các huyện, thành phố Cà Mau chỉ đạo các phòng chức năng có liên quan xây dựng kế hoạch và dự toán kinh phí hàng năm để tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch cho phù hợp với tình hình, điều kiện thực tế của địa phương; đồng thời, thường xuyên tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về bình đẳng giới, hôn nhân gia đình, phòng, chống bạo lực gia đình và tuyên truyền, vận động đồng bào vùng dân tộc thiểu số theo nhiều hình thức, phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương, đảm bảo thiết thực, chất lượng và hiệu quả; chủ động tổ chức lồng ghép việc thực hiện Kế hoạch với các chương trình, Đề án liên quan ở địa phương đang triển khai thực hiện.
- Định kỳ hàng năm tổ chức kiểm tra, đánh giá tình hình, kết quả công tác phố biển, giáo dục pháp luật về bình đẳng giới và tuyên truyền, vận động đồng bào vùng dân tộc thiểu số báo cáo định kỳ 6 tháng (gửi trước ngày 15 tháng 6) và hằng năm (gửi trước ngày 05 tháng 12) về Ban Dân tộc tỉnh tổng hợp, báo cáo Ủy ban Dân tộc, các bộ, ngành có liên quan và UBND tỉnh theo quy định.
Trong quá trình tổ chức thực hiện, những khó khăn, vướng mắc phát sinh (nếu có); các đơn vị và địa phương phản ánh về Ban Dân tộc tỉnh để tổng hợp, tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo giải quyết theo quy định.
Trên đây là Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 1898/QĐ-TTg ngày 28/11/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2018 - 2025” trên địa bàn tỉnh Cà Mau./.
|
TRƯỞNG BAN |
(Kèm theo Kế hoạch số: 09/KH-BDT ngày 28/02/2018 của Ban Dân tộc tỉnh Cà Mau)
STT |
Nội dung hoạt động |
Số lượng thực hiện (tính cho 01 năm) |
Định mức (Đơn vị thực hiện) |
Nhu cầu vốn 2022 và KH vốn 03 năm 2023 - 2025 |
Tổng nhu cầu vốn thực hiện ĐA |
Ghi chú |
|||||||
Kế hoạch vốn năm 2022 |
KH vốn 03 năm 2023 - 2025 |
Tổng NC |
Trong đó |
||||||||||
Tổng |
Đề nghị TW hỗ trợ |
Vốn tỉnh |
Tổng |
Đề nghị TW hỗ trợ |
Vốn tỉnh |
Đề nghị TW hỗ trợ |
Vốn tỉnh |
||||||
1 |
Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật về bình đẳng giới tại tỉnh Cà Mau |
|
|
95 |
57 |
38 |
285 |
171 |
114 |
380 |
228 |
152 |
|
1.1 |
Tập huấn cho đội ngũ làm công tác dân tộc |
01 Cuộc |
25 |
25 |
15 |
10 |
75 |
45 |
30 |
100 |
60 |
40 |
|
1.2 |
Tập huấn cho đội ngũ trực tiếp được giao nhiệm vụ phổ biến giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động |
01 Cuộc |
70 |
70 |
42 |
28 |
210 |
126 |
84 |
280 |
168 |
112 |
|
2 |
Tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào trong vùng dân tộc thiểu số |
|
|
120 |
72 |
48 |
360 |
216 |
144 |
480 |
288 |
192 |
|
|
Tổ chức tập huấn phổ biến, giáo dục pháp luật về bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới trong vùng dân tộc thiểu số. |
06 lớp |
20 |
120 |
72 |
48 |
360 |
216 |
144 |
480 |
288 |
192 |
|
3 |
Biên soạn, in ấn, phát hành tài liệu đặc thù |
01 lần |
60 |
60 |
36 |
24 |
60 |
36 |
24 |
120 |
72 |
48 |
|
4 |
Quản lý, kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện và sơ kết, tổng kết việc thực hiện |
nhiều hoạt động/năm |
0 |
0 |
0 |
0 |
50 |
30 |
20 |
50 |
30 |
20 |
|
|
Tổng cộng |
|
|
275 |
165 |
110 |
755 |
453 |
302 |
1,030 |
618 |
412 |
|
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.