ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 42/2018/QĐ-UBND |
Quảng Ninh, ngày 28 tháng 12 năm 2018 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp năm 2015;
Căn cứ Luật khoáng sản năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật khoáng sản;
Căn cứ Nghị quyết 119/NQ-HĐND ngày 13/7/2018 của Hội đồng nhân dân Tỉnh về việc thông qua điều chỉnh Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và khoáng sản phân tán nhỏ lẻ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Xét đề nghị Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại văn bản số 4757/TNMT-NKB ngày 10/8/2018,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và khoáng sản phân tán nhỏ lẻ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 với những nội dung chủ yếu sau:
I. Quan điểm, mục tiêu, phạm vi quy hoạch
- Khoáng sản làm vật liệu xây dựng là tài nguyên không tái tạo, do vậy phải được quy hoạch sử dụng bền vững, lâu dài, tiết kiệm, hiệu quả; đảm bảo vừa phục vụ phát triển kinh tế, vừa bảo đảm các vấn đề xã hội, bảo vệ môi trường, hài hòa lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp và người dân.
- Điều chỉnh Quy hoạch khoáng sản phải tuân thủ các quy định của pháp luật về khoáng sản; theo đúng các quan điểm chủ trương đường lối của Đảng, mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV; đảm bảo sự đồng bộ với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh và các quy hoạch ngành, lĩnh vực, định hướng chiến lược của Tỉnh đã được thẩm định, phê duyệt. Trên cơ sở đó tính toán khoa học, cân đối nguồn lực hiện có để đáp ứng hợp lý nhu cầu về khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn; khẩn trương xây dựng lộ trình đóng cửa mỏ và cải tạo phục hồi môi trường, đất đai sau khai thác khoáng sản.
- Đánh giá đầy đủ, khách quan, toàn diện việc triển khai thực hiện Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và khoáng sản phân tán nhỏ lẻ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh; kế thừa những kết quả đã triển khai thực hiện, đồng thời bổ sung các quan điểm lãnh đạo, chỉ đạo theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XIV nhiệm kỳ 2015 - 2020; cập nhật đầy đủ các quy hoạch, chiến lược lớn của tỉnh được phê duyệt, công bố và các chỉ đạo của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh về công tác quản lý tài nguyên khoáng sản trong thời gian qua; đảm bảo việc quản lý, khai thác, sử dụng khoáng sản hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả; gắn kết với tổng thể các mục tiêu, lợi ích phát triển bền vững kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường trước mắt và lâu dài.
- Áp dụng các giải pháp về công nghệ tiên tiến; công cụ quản lý, khai thác, sử dụng khoáng sản hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả đảm bảo môi trường bền vững.
Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và khoáng sản phân tán nhỏ lẻ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 bao gồm:
- Các khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường: Sét gạch ngói, đá vôi và đá xây dựng khác, cát cuội sỏi xây dựng và cát làm vật liệu san lấp;
- Khoáng sản ở khu vực phân tán, nhỏ lẻ theo quy định.
1. Quy hoạch thăm dò khoáng sản
- Giai đoạn 2018 ÷ 2020: Thăm dò 12 khu vực, gồm: 10 khu vực sét gạch ngói, 01 khu vực cát san lấp, tôn tạo các bãi tắm trên địa bàn Tỉnh, 01 khu vực pyrophylit;
- Giai đoạn 2021 ÷ 2030: Không bổ sung các khu vực vào quy hoạch thăm dò khoáng sản trên địa bàn Tỉnh.
(có Phụ lục số 1 chi tiết kèm theo)
2. Quy hoạch khai thác khoáng sản
- Giai đoạn 2018 ÷ 2020: Khai thác 91 khu vực, gồm: 51 khu vực sét gạch ngói; 23 khu vực đá xây dựng; 06 khu vực cát xây dựng; 05 khu vực cát san lập, tôn tạo các bãi tắm; 06 khu vực khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ;
- Giai đoạn 2021 ÷ 2030: Khai thác 78 khu vực, gồm: 48 khu vực sét gạch ngói; 17 khu vực đá xây dựng; 03 khu vực cát xây dựng; 04 khu vực cát san lấp, tôn tạo các bãi tắm; 06 khu vực khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ.
(có Phụ lục số 2 chi tiết kèm theo)
3. Quy hoạch sử dụng khoáng sản.
Khoáng sản sau khai thác phải được chế biến, đáp ứng nhu cầu tại địa phương; sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả; gắn kết với tổng thể các mục tiêu, lợi ích phát triển kinh tế - xã hội trước mắt và lâu dài; hạn chế tối đa việc khai thác, vận chuyển, tiêu thụ khoáng sản làm vật liệu xây dựng ra ngoài địa bàn tỉnh; các khu vực khai thác khoáng sản phải có cơ sở chế biến, phân loại, đảm bảo đủ thủ tục pháp lý, điều kiện về kỹ thuật và môi trường.
- Đối với sét gạch ngói: cấp phép khai thác mỏ sét phải gắn với cơ sở chế biến, sử dụng sét trên địa bàn Tỉnh đã được đầu tư đi vào hoạt động theo đúng quy định của pháp luật;
- Đối với đá xây dựng: Không sử dụng đá vôi để sản xuất vôi thủ công, hạn chế tối đa việc tiêu thụ và vận chuyển đá làm vật liệu xây dựng ra ngoài địa bàn Tỉnh;
- Đối với cát xây dựng: Sản phẩm sau khai thác được sàng, tuyển thành các sản phẩm theo tiêu chuẩn vật liệu xây dựng để tiêu thụ. Tiếp tục nghiên cứu sử dụng cát nhân tạo thay thế nguồn cát xây dựng;
- Đối với cát san lấp: Việc khai thác phải gắn với các dự án cụ thể có nhu cầu cát san lấp mặt bằng, tôn tạo bãi tắm trên địa bàn theo chỉ đạo của Tỉnh; hạn chế tối đa, kiểm soát chặt chẽ việc khai thác và vận chuyển cát san lấp ra tỉnh ngoài tiêu thụ;
- Đối với các khoáng sản phân tán nhỏ lẻ: Khoáng sản khai thác phải được chế biến tại các nhà máy trên địa bàn Tỉnh và xuất khẩu theo điều kiện, tiêu chuẩn quy định của Bộ Xây dựng và Bộ Công Thương; tuyệt đối không xuất khẩu khoáng sản thô.
4. Lộ trình chấm dứt khai thác để cải tạo phục hồi môi trường và đóng cửa mỏ khoáng sản
- Giai đoạn 2018 ÷ 2020: Lộ trình chấm dứt khai thác để cải tạo phục hồi môi trường và đóng cửa mỏ 13 khu vực, gồm: 03 khu vực sét gạch ngói, 06 khu vực đá xây dựng, 03 khu vực cát xây dựng, 01 khu vực cát san lấp với tổng diện tích 194,2 ha;
- Giai đoạn 2021 ÷ 2025: Lộ trình chấm dứt khai thác để cải tạo phục hồi môi trường và đóng cửa mỏ 40 khu vực, gồm: 15 khu vực sét gạch ngói, 17 khu vực đá xây dựng, 03 khu vực cát xây dựng, 01 khu vực cát san lấp, 02 khu vực pyrophylit, 02 khu vực antimon với tổng diện tích 578,3 ha;
- Giai đoạn 2026 ÷ 2030: Lộ trình chấm dứt khai thác để cải tạo phục hồi môi trường và đóng cửa mỏ 24 khu vực, gồm: 19 khu vực sét gạch ngói, 03 khu vực cát san lấp, 01 khu vực pyrophylit, 01 khu vực than đá; với tổng diện tích 564,3 ha.
(có Phụ lục số 3 chi tiết kèm theo)
5. Những giải pháp thực hiện quy hoạch
a) Giải pháp công tác quản lý Nhà nước:
- Công bố công khai Quy hoạch được duyệt; thông báo cho các địa phương có hoạt động khoáng sản và các tổ chức hoạt động khoáng sản về Kế hoạch, lộ trình cụ thể đóng cửa các mỏ khoáng sản trên địa bàn Tỉnh; xây dựng biện pháp cụ thể quản lý sau đóng cửa mỏ, hoàn nguyên môi trường. Trường hợp cần thiết phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội khác, có thể xem xét dùng ngân sách để bồi thường, chấm dứt hoạt động thăm dò, khai thác theo quy định của pháp luật;
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động khoáng sản trên địa bàn; phát hiện kịp thời và kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo đúng quy định; thu hồi giấy phép khai thác đối với các trường hợp tái phạm, không nghiêm túc khắc phục các tồn tại theo yêu cầu của cơ quan quản lý Nhà nước. Rà soát các dự án khai thác đá năm sát đường giao thông, khu dân cư, ven Vịnh Hạ Long, Vịnh Bái Tử Long và các dự án dưới danh nghĩa phát triển kinh tế để tận thu tài nguyên cát, đá, sỏi... kịp thời xử lý những dự án ảnh hưởng đến môi trường cảnh quan khu dân cư theo đúng chỉ đạo của Tỉnh ủy;
- Tiến hành rà soát lại tổng thể các giấy phép đã cấp (kể cả các giấy phép do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp...) cho các nhà máy xi măng, gạch ngói theo các quy hoạch; đánh giá đúng hiện trạng các mỏ sét đã và đang khai thác, kiểm soát chặt chẽ công suất thực tế khai thác và nhu cầu sử dụng hàng năm để điều chỉnh hoặc kiến nghị điều chỉnh nội dung giấy phép về diện tích mỏ, công suất, phương pháp khai thác... cho phù hợp, tránh lãng phí, tổn thất tài nguyên, làm ảnh hưởng đến đời sống dân sinh do phải giải phóng mặt bằng diện tích lớn;
- Thực hiện nghiêm túc, đồng bộ các quy định của pháp luật về ngân sách trong lĩnh vực khoáng sản (đấu giá quyền khai thác khoáng sản; tính, thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản...) nhằm lựa chọn các tổ chức để cấp phép khai thác khoáng sản có đủ năng lực tài chính, chuyên môn, thực hiện hiệu quả các dự án theo Quy hoạch theo hướng ưu tiên đến với các tổ chức có nhà máy đang hoạt động sử dụng công nghệ tiên tiến, tiết kiệm nguyên liệu, hạn chế tác động ảnh hưởng xấu đến môi trường.
b) Giải pháp về cơ chế, chính sách:
- Đối với sét gạch ngói: Rà soát các nhà máy gạch, ngói trên địa bàn toàn Tỉnh để xác định chính xác nguồn nguyên liệu, trữ lượng tài nguyên cho các nhà máy; việc khai thác, chế biến của từng mỏ phải gắn với địa chỉ cơ sở chế biến, sử dụng sét cụ thể. Quản lý, giám sát chặt chẽ và hạn chế tối đa việc cấp phép khai thác các mỏ sét mới. Tất các các cơ sở chế biến, sử dụng sét phải có lộ trình cụ thể để nâng tỷ lệ sản xuất các sản phẩm mỏng có thương hiệu, giá trị cao và lợi thế cạnh tranh, giảm sản phẩm gạch nung;
- Đối với đá xây dựng: Không cấp phép thăm dò, khai thác các mỏ mới; có lộ trình rút ngắn, chấm dứt khai thác; không sử dụng đá vôi để sản xuất vôi nung bằng lò thủ công; không vận chuyển sản phẩm thô ra ngoài địa bàn Tỉnh; tích cực tìm kiếm các nguồn vật liệu xây dựng thay thế đá xây dựng;
- Đối với cát, cuội, sỏi xây dựng: Khuyến khích việc sử dụng khoáng sản không truyền thống để sản xuất cát xây dựng; tiếp tục nghiên cứu, đưa vào sử dụng chính thức nguồn cát nghiền từ đất đá thải mỏ than;
- Đối với cát san lấp: Việc cấp phép khai thác đối với các mỏ cát đảm bảo theo đúng quy định, tuyệt đối không để ảnh hưởng đến môi trường, đời sống của người dân. Nghiên cứu, tìm các nguồn vật liệu khác như đất đá thải mỏ than, sản phẩm nạo vét luồng lạch, đất đá dư thừa trong quá trình thi công san hạ mặt bằng các dự án xây dựng để thay thế.
c) Giải pháp về khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường:
- Các cơ sở khai thác phải đầu tư ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến trong khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản; bảo vệ môi trường, đảm bảo phát triển bền vững;
- Nghiên cứu các giải pháp công nghệ trong khai thác mỏ để sử dụng nguồn đá thải mỏ làm vật liệu xây dựng, vật liệu san lấp mặt bằng phục vụ chính nhu cầu của đơn vị và đáp ứng một phần nhu cầu trên địa bàn tỉnh.
- Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ trong sản xuất gạch không nung từ xỉ thải nhà máy nhiệt điện, đất đồi theo công nghệ bán dẻo... để thay thế gạch nung.
- Các cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản áp dụng công nghệ tiên tiến hiện đại trong quản lý giám sát các hoạt động khoáng sản.
1. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Chủ trì phối hợp với các sở, ngành, địa phương tổ chức triển khai thực hiện Quy hoạch;
- Công bố công khai Quy hoạch sau khi được phê duyệt theo quy định. Chịu trách nhiệm chính trong tổ chức thực hiện quy hoạch, theo dõi đánh giá tình hình thực hiện, từ đó đề xuất bổ sung, điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp;
- Thực hiện chức năng tham mưu cho UBND Tỉnh trong công tác quản lý nhà nước về khoáng sản trên địa bàn tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động khoáng sản và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định.
2. Các sở, ngành: Công Thương, Xây dựng, Lao động - Thương binh và Xã hội, Khoa học và Công nghệ, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tư pháp, Cục thuế và các đơn vị liên quan
- Thực hiện chức năng nhiệm vụ được giao, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường để tham mưu cho UBND Tỉnh trong quản lý nhà nước về khoáng sản; bảo đảm sử dụng hiệu quả, bền vững nguồn tài nguyên khoáng sản và đảm bảo an toàn lao động trên địa bàn;
- Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng để nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm, hạn chế tối đa ô nhiễm môi trường;
- Trong quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch chung đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn phải xem xét đánh giá các vấn đề có liên quan đến khoáng sản để đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững theo quy định;
- Tăng cường công tác hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các quy chuẩn kỹ thuật, các quy định về an toàn, vệ sinh lao động, môi trường trong các hoạt động: khai thác, chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng ... Kịp thời phát hiện, xử lý (hoặc kiến nghị xử lý nếu vượt thẩm quyền) đối với các hoạt động trái phép, không tuân thủ quy hoạch, quy phạm.
3. Ủy ban nhân dân các cấp huyện, cấp xã
- Thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của cấp mình; triển khai thực hiện Quy hoạch và cụ thể hóa trong kế hoạch phát triển KT-XH của địa phương;
- Tăng cường công tác quản lý tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường. Giám sát, thanh tra, kiểm tra; kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động khoáng sản; tình trạng khai thác và tiêu thụ khoáng sản trái pháp luật;
- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khoáng sản, đặc biệt đối với những nơi có khoáng sản và hoạt động khoáng sản, tạo điều kiện để chủ đầu tư triển khai các dự án hoạt động khoáng sản trên địa bàn.
4. Các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động khoáng sản
- Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định pháp luật về khoáng sản và pháp luật có liên quan; thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước và địa phương nơi hoạt động khoáng sản theo quy định;
- Thực hiện đầu tư, ứng dụng khoa học công nghệ để nâng cao hiệu quả trong thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản. Khai thác thu hồi tối đa khoáng sản có ích; ký quỹ môi trường và thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường đã cam kết; tiến hành cải tạo phục hồi môi trường đất đai trong và sau khai thác, đóng cửa mỏ theo quy định.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường; Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN |
Phụ lục 1: Khu vực thăm dò khoáng sản
(Kèm theo Quyết định số 42/2018/QĐ-UBND ngày 28/12/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh)
TT |
Tên mỏ |
Khu vực |
Diện tích (ha) |
Mục tiêu trữ lượng (103m3) |
Tổng |
12 |
2243 |
24.990 |
|
Giai đoạn 2018 ÷ 2020 |
224,3 |
24.990 |
||
A. Sét gạch ngói |
10 |
123,4 |
15.150 |
|
I. Tiếp tục theo Quy hoạch |
1 |
12,5 |
1.400 |
|
1 |
Mỏ sét Quảng Minh |
Xã Quảng Thành, Hải Hà |
12,5 |
1.400 |
II. Bổ sung mới |
9 |
110,9 |
13.750 |
|
1 |
Mỏ sét Bình Khê |
Xã Bình Khê, thị xã Đông Triều |
5,4 |
200 |
2 |
Mỏ sét Tràng an |
Xã Tràng An, thị xã Đông Triều |
19,2 |
1.500 |
3 |
Mỏ sét Kim Sen |
Phường Mạo Khê, thị xã Đông Triều |
2,6 |
150 |
4 |
Mỏ sét Hoàng Quế |
Thôn Đồn Sơn, xã Yên Đức, thị xã Đông Triều |
15,2 |
3.000 |
5 |
Mỏ sét Quảng Phong |
thôn 6, xã Quảng Phong, huyện Hải Hà |
8,3 |
3.500 |
6 |
Mỏ Hoàng Quế |
Xã Hoàng Quế, thị xã Đông Triều |
10,0 |
700 |
7 |
Mỏ sét Quảng Tân |
Quảng Tân, Đầm Hà |
22,0 |
1.200 |
8 |
Mỏ sét Bình Việt |
Thị xã Đông Triều |
20,0 |
3.000 |
9 |
Mỏ sét Tràng An |
Khu Mễ Sơn, phường Xuân Sơn |
8,3 |
500 |
B. Cát san lấp bổ sung mới |
1 |
94,30 |
9.800 |
|
1 |
Cát làm vật liệu tôn tạo bãi tắm |
Xã Ngọc Vừng, huyện Vân Đồn |
94,3 |
9.800 |
C. Khoáng sản nhỏ lẻ (Pyrophilit) bổ sung mới |
1 |
6,6 |
40,0 |
|
1 |
Pyrophilit (nghìn tấn) |
xã Quảng Sơn, huyện Hải hà |
6,6 |
40 |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.