ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 42/2016/QĐ-UBND |
Đắk Lắk, ngày 01 tháng 12 năm 2016 |
QUY ĐỊNH VỀ CỘNG TÁC VIÊN DỊCH THUẬT VÀ MỨC THÙ LAO DỊCH THUẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK LẮK
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Công chứng năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch;
Căn cứ Thông tư số 06/2015/TT-BTP ngày 15/6/2015 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công chứng;
Căn cứ Thông tư số 20/2015/TT-BTP ngày 29/12/2015 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại Tờ trình số 55/TTr-STP ngày 03/8/2016 về việc đề nghị ban hành Quyết định quy định về cộng tác viên dịch thuật và mức thù lao dịch thuật trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
a) Quyết định này quy định về quản lý đội ngũ cộng tác viên dịch thuật (bao gồm biên dịch và phiên dịch); mức thù lao dịch thuật từ tiếng nước ngoài dịch sang tiếng Việt hoặc ngược lại tại Phòng Tư pháp và các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
b) Đối với các việc dịch thuật khác, khuyến khích các tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ dịch thuật thỏa thuận mức thù lao quy định tại Quyết định này.
2. Đối tượng áp dụng
a) Cộng tác viên dịch thuật của các Phòng Tư pháp, cộng tác viên phiên dịch của các tổ chức hành nghề công chứng.
b) Các tổ chức, cá nhân có nhu cầu dịch thuật.
c) Các tổ chức hành nghề công chứng.
d) Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp các huyện, thị xã, thành phố.
1. Dịch thuật là việc chuyển đổi ngôn ngữ từ tiếng nước ngoài sang ngôn ngữ tiếng Việt hoặc ngược lại. Dịch thuật theo Quy định này bao gồm biên dịch và phiên dịch (sau đây gọi chung là dịch thuật).
2. Biên dịch là việc chuyển đổi ngôn ngữ trên các văn bản, giấy tờ từ tiếng nước ngoài sang ngôn ngữ tiếng Việt hoặc ngược lại do người dịch thực hiện theo đề nghị của người yêu cầu dịch thuật.
3. Phiên dịch là việc nhắc lại lời nói của một người nói bằng ngôn ngữ nước ngoài sang ngôn ngữ của tiếng Việt và ngược lại nhằm làm cho các bên có liên quan hiểu để giải quyết một công việc cụ thể.
4. Cộng tác viên dịch thuật theo Quyết định này bao gồm cộng tác viên dịch thuật của Phòng Tư pháp và cộng tác viên phiên dịch của các tổ chức hành nghề công chứng.
Điều 3. Cộng tác viên dịch thuật
1. Tiêu chuẩn cộng tác viên dịch thuật
a) Người có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định tại Điều 27 Nghị định 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch được đăng ký làm cộng tác viên dịch thuật của một hoặc nhiều Phòng Tư pháp.
b) Người có đủ các tiêu chuẩn theo quy định tại khoản 1 Điều 61 Luật Công chứng có thể được đăng ký làm cộng tác viên phiên dịch của một hoặc nhiều tổ chức hành nghề công chứng.
2. Quyền, nghĩa vụ của cộng tác viên dịch thuật
a) Cộng tác viên dịch thuật của Phòng Tư pháp được thỏa thuận mức thù lao dịch thuật với tổ chức, cá nhân có yêu cầu dịch thuật; cộng tác viên dịch thuật của các tổ chức hành nghề công chứng được thỏa thuận mức thù lao dịch thuật với các tổ chức hành nghề công chứng nhưng không vượt quá mức tối đa theo quy định của Quyết định này.
b) Cộng tác viên dịch thuật phải ký hợp đồng dịch thuật với Phòng Tư pháp, tổ chức hành nghề công chứng, trong đó cam kết thực hiện dịch chính xác và chịu trách nhiệm về nội dung dịch thuật; phải đăng ký chữ ký mẫu tại Phòng Tư pháp, các tổ chức hành nghề công chứng; chấp hành nội quy dịch thuật của Phòng Tư pháp, tổ chức hành nghề công chứng và các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
1. Mức thu thù lao biên dịch
Thù lao biên dịch được tính trên cơ sở thứ tiếng cần dịch và tính chất ngữ nghĩa của nội dung giấy tờ, văn bản cần dịch.
a) Mức thù lao biên dịch đối với các loại giấy tờ, văn bản mà nội dung có tính chất ít phức tạp (như: chứng minh nhân dân, hộ khẩu, bằng lái xe, giấy khai sinh; giấy chứng nhận kết hôn…).
- Tiếng Anh, Pháp sang tiếng Việt và ngược lại: không quá 100.000 đồng/trang; từ trang thứ 2 trở đi không quá 70.000 đồng/trang.
- Tiếng Nga, Đức, Trung Quốc, Nhật, Hàn Quốc sang tiếng Việt và ngược lại: không quá 120.000 đồng/trang. Đối với bản dịch có nhiều trang thì từ trang thứ 2 trở đi tính không quá 80.000 đồng/trang.
- Đối với các ngôn ngữ khác: không quá 150.000 đồng/trang. Đối với bản dịch có nhiều trang thì từ trang thứ 2 trở đi tính không quá 120.000 đồng/trang
b) Mức thù lao biên dịch đối với các loại giấy tờ, văn bản mà nội dung có tính chất phức tạp, từ ngữ trong văn bản có tính chất chuyên ngành, kỹ thuật (như: các loại hợp đồng, bản án, quyết định của Tòa án, các văn bản khác có tính chất chuyên ngành…)
- Tiếng Anh, Pháp sang tiếng Việt và ngược lại: không quá 150.000 đồng/trang;
- Tiếng Nga, Đức, Trung Quốc, Nhật, Hàn Quốc sang tiếng Việt và ngược lại: không quá 170.000 đồng/trang;
- Đối với các ngôn ngữ khác: không quá 200.000 đồng/trang.
c) Mức thù lao biên dịch bao gồm: tiền công dịch, tiền đánh máy, in ấn và photocopy, không bao gồm lệ phí chứng thực chữ ký người dịch.
2. Mức thu thù lao phiên dịch đồng thời giữa tiếng nước ngoài và tiếng Việt
a) Trường hợp tính theo giờ: không quá 250.000 đồng/giờ và mức thu cho một lần phiên dịch được tính tối thiểu là 01 (một) giờ.
b) Trường hợp tính theo vụ việc (hồ sơ): tối đa không quá 750.000 đồng/vụ việc.
3. Các tổ chức, cá nhân có nhu cầu và được cung cấp dịch vụ dịch thuật có trách nhiệm trả thù lao cho cộng tác viên dịch thuật theo quy định tại điểm 1, 2, 3 của Điều này. Mức thù lao dịch thuật này chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng.
Điều 5. Trách nhiệm của Phòng Tư pháp
Phòng Tư pháp có trách nhiệm lựa chọn người có đủ tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật để tổ chức thành đội ngũ cộng tác viên dịch thuật của cơ quan; báo cáo Sở Tư pháp phê duyệt (kể cả trong trường hợp có sự thay đổi cộng tác viên); ký kết hợp đồng dịch thuật với cộng tác viên dịch thuật; niêm yết công khai danh sách cộng tác viên dịch thuật tại trụ sở cơ quan để người có nhu cầu dịch thuật liên hệ, lựa chọn.
Điều 6. Trách nhiệm của các tổ chức hành nghề công chứng
1. Lựa chọn người có đủ tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật để tổ chức thành đội ngũ cộng tác viên dịch thuật của tổ chức, thông báo bằng văn bản cho Sở Tư pháp (kể cả trong trường hợp có sự thay đổi cộng tác viên).
2. Ký kết hợp đồng dịch thuật với cộng tác viên dịch thuật; chi trả thù lao cho người phiên dịch; niêm yết công khai danh sách cộng tác viên dịch thuật tại trụ sở tổ chức để người có nhu cầu dịch thuật liên hệ, lựa chọn.
Điều 7. Trách nhiệm của Sở Tư pháp
1. Sở Tư pháp có trách nhiệm phê duyệt hoặc từ chối phê duyệt danh sách cộng tác viên dịch thuật của Phòng Tư pháp.
2. Tiếp nhận, tổng hợp, theo dõi cộng tác viên dịch thuật của các tổ chức hành nghề công chứng; công khai danh sách cộng tác viên dịch thuật của các Phòng Tư pháp, tổ chức hành nghề công chứng trên Trang tin điện tử của Sở; thực hiện thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy định về công chứng, chứng thực.
Điều 8. Trách nhiệm, hiệu lực thi hành
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Tư pháp, thủ trưởng các Sở, ban, ngành có liên quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Trưởng Phòng Tư pháp các huyện, thị xã, thành phố, Trưởng các tổ chức hành nghề công chứng và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/12/2016 và thay thế Quyết định số 30/2013/QĐ-UBND ngày 06/11/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh quy định về cộng tác viên dịch thuật và mức thù lao dịch thuật trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.