BỘ Y TẾ |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
|
Số: 4173/2004/QĐ-BYT |
Hà Nội, ngày 19 tháng 11 năm 2004
|
QUYẾT ĐỊNH
CỦA
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
(Về việc ban hành kỷ niệm chương "vì sức khỏe nhân dân" và quy chế
xét tặng kỷ niệm chương "vì sức khoẻ nhân dân")
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
Căn cứ Nghị định số 49/2003/NĐ-CP
ngày 15/5/2003 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ
cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Căn cứ Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 26/11/2003;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế Bộ Y tế,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này:
1. Kỷ niệm chương "Vì sức khoẻ nhân dân" để ghi nhận thành tích đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và phát triển ngành y tế Việt Nam của cán bộ, công chức, viên chức trong và ngoài ngành y tế, kể cả người nước ngoài.
2. Quy chế xét tặng Kỷ niệm chương "Vì sức khoẻ nhân dân".
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng công báo. Bãi bỏ Quyết định số 796/QĐ-BYT ngày 23/3/1999 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc tặng thưởng Huy chương "Vì sức khoẻ nhân dân".
Điều 3. Các Ông, Bà: Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra, Vụ trưởng, Cục trưởng - Bộ Y tế, Hội đồng thi đua, khen thưởng Bộ, Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Bộ, Giám đốc Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Thủ trưởng y tế ngành chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
|
BỘ
TRƯỞNG BỘ Y TẾ |
QUY CHẾ
XÉT
TẶNG KỶ NIỆM CHƯƠNG "VÌ SỨC KHOẺ NHÂN DÂN"
(Ban hành kèm theo QĐ số 4173/2004/QĐ-BYT ngày 19 /11/2004 của Bộ trưởng Bộ Y
tế )
Chương 1:
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều1. Kỷ niệm chương " Vì sức khoẻ nhân dân " là hình thức khen thưởng của Bộ trưởng Bộ Y tế để tặng:
1. Cán bộ, công chức, viên chức có quá trình công tác trong ngành Y tế, đã có nhiều thành tích đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và phát triển ngành y tế Việt Nam.
2. Xét tặng đột xuất cho người có thành tích đặc biệt xuất sắc, đóng góp cho sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân.
Điều 2. Kỷ niệm chương "Vì sức khoẻ nhân dân" được xét tặng hàng năm nhân dịp kỷ niệm ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2 và chỉ tặng thưởng một lần.
Điều 3. Người được tặng Kỷ niệm chương "Vì sức khoẻ nhân dân" được nhận Kỷ niệm chương và Bằng chứng nhận Kỷ niệm chương "Vì sức khoẻ nhân dân".
Chương 2:
ĐỐI TƯỢNG VÀ TIÊU CHUẨN XÉT TẶNG
Điều 4. Đối tượng xét tặng:
1. Cán bộ, công chức, viên chức công tác trong ngành Y tế.
2. Người ngoài ngành Y tế, người nước ngoài ở Việt Nam.
3. Những người sau đây không thuộc đối tượng xét tặng:
a) Những người đã được tặng Huy chương "Vì sức khoẻ nhân dân".
b) Những người đang trong thời gian bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên.
Điều 5. Tiêu chuẩn xét tặng:
1. Đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong ngành y tế, phải có thời gian công tác trong ngành: 25 năm đối với nam và 20 năm đối với nữ.
2. Đối với những cán bộ, công chức, viên chức đang hoặc đã làm việc có thời gian tối thiểu 24 tháng trong những ngành nghề và địa bàn sau đây được xét tặng Kỷ niệm chương " Vì sức khoẻ nhân dân" trước thời hạn quy định 5 năm:
a) Công tác trong các ngành nghề: Lao, Phong, Tâm thần, X-Quang, Giải phẫu bệnh, phục vụ bệnh nhân AIDS và trực tiếp với các hoá chất độc hại.
b) Công tác tại các cơ sở y tế ( huyện, xã, thôn, bản) thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng núi cao, vùng biên giới và hải đảo.
3. Đối với người ngoài ngành Y tế, người nước ngoài ở Việt Nam có thành tích xuất sắc đột xuất có tác động rõ rệt đến việc hoàn thành nhiệm vụ của ngành, được tập thể công nhận và Bộ trưởng Bộ Y tế đánh giá cao, thì được xét tặng Kỷ niệm chương "Vì sức khoẻ nhân dân".
Chương 3:
HỒ SƠ, THỦ TỤC XÉT TẶNG KỶ NIỆM CHƯƠNG "VÌ SỨC KHOẺ NHÂN DÂN"
Điều 6. Hồ sơ:
1. Tờ trình hoặc văn bản đề nghị xét tặng (Mẫu 1).
2. Danh sách trích ngang đề nghị xét tặng (Mẫu 2).
(Gửi 03 bản danh sách)
3. Bản khai thành tích cá nhân, có xác nhận của Thủ trưởng đơn vị (Mẫu 3).
(Đơn vị giữ lại bản khai thành tích cá nhân để lưu hồ sơ)
Điều 7. Trình tự lập hồ sơ:
1. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Y tế lập hồ sơ, danh sách các đối tượng thuộc cơ quan mình và làm tờ trình gửi về Thường trực Hội đồng thi đua, khen thưởng Bộ Y tế.
2. Giám đốc Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tiếp nhận hồ sơ của các đơn vị, địa phương mình; xét và làm tờ trình gửi về Thường trực Hội đồng thi đua, khen thưởng Bộ Y tế.
3. Giám đốc Sở Y tế hoặc Thủ trưởng y tế ngành lập hồ sơ, danh sách các đối tượng thuộc cơ quan, đơn vị mình và làm tờ trình có xác nhận của Lãnh đạo Bộ chủ quản gửi về Thường trực Hội đồng thi đua, khen thưởng Bộ Y tế.
4. Chủ tịch Công đoàn y tế Việt Nam, Chủ tịch Tổng hội Y - Dược học Việt Nam, Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam, Chủ tịch Hội Dược học Việt Nam và Chủ tịch các Hội nghề nghiệp thuộc lĩnh vực y tế, lập hồ sơ, danh sách thuộc cơ quan mình và có văn bản đề nghị Bộ Y tế xét tặng.
5. Các đối tượng đã nghỉ hưu trong ngành y tế thuộc cơ quan, đơn vị nào, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị đó có trách nhiệm lập hồ sơ và làm văn bản trình đề nghị xét tặng.
Trường hợp cơ quan, tổ chức đã giải thể thì cơ quan, tổ chức kế thừa chức năng, nhiệm vụ của cơ quan tổ chức đó lập hồ sơ và đề nghị xét tặng.
6. Đối với người ngoài ngành y tế ở địa phương, Giám đốc Sở Y tế lập hồ sơ, danh sách và làm tờ trình có ý kiến của lãnh đạo Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gửi Thường trực Hội đồng thi đua, khen thưởng Bộ.
Đối với người ngoài ngành y tế ở trung ương do các Vụ trưởng, Cục trưởng có liên quan, Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Bộ lập hồ sơ, danh sách và có văn bản gửi Thường trực Hội đồng thi đua, khen thưởng Bộ.
7. Đối với người nước ngoài ở Việt Nam làm việc với cơ quan, tổ chức nào thì Thủ trưởng cơ quan, tổ chức đó lập hồ sơ, danh sách và có văn bản gửi về Vụ Hợp tác Quốc tế Bộ Y tế.
Vụ Hợp tác Quốc tế xem xét và phối hợp cùng Vụ Pháp chế trình Bộ trưởng quyết định.
8. Đối với đối tượng quy định tại khoản 2, Điều 1 Quy chế này, Thường trực Hội đồng thi đua, khen thưởng Bộ xem xét và trình Bộ trưởng quyết định.
Chương 4:
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH:
Điều 8. Hồ sơ đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương "Vì sức khoẻ nhân dân" của các đơn vị gửi về Thường trực Hội đồng thi đua, khen thưởng Bộ Y tế (Vụ Pháp chế, Bộ Y tế) thường xuyên trong năm.
Điều 9. Giao cho Vụ trưởng Vụ Pháp chế tổ chức triển khai thực hiện Quy chế này.
Mẫu 1
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
, ngày tháng năm 200
TỜ TRÌNH
VỀ VIỆC XÉT TẶNG KỶ NIỆM CHƯƠNG " VÌ SỨC KHOẺ NHÂN DÂN "
Kính gửi: Bộ trưởng Bộ Y tế
Theo Quy chế xét tặng Kỷ niệm chương " Vì sức khoẻ nhân dân " của Bộ Y tế,
.............................(*) đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương "Vì sức khoẻ nhân dân" cho................người, có danh sách trích ngang và bản thành tích cá nhân kèm theo.
Trong đó:
- Cán bộ công chức đang công tác.......................... người
- Cán bộ công chức đã nghỉ hưu.............................. người
- Cán bộ công chức được xét trước thời hạn............ người
......................................... (*) trình lãnh đạo Bộ Y tế xem xét, quyết định.
Thủ trưởng đơn vị
Ký tên, đóng dấu
( * ) Tên cơ quan, đơn vị đề nghị (ghi rõ họ tên)
Mẫu 2
DANH SÁCH ĐỀ NGHỊ XÉT TẶNG KỶ NIỆM CHƯƠNG " VÌ SỨC KHOẺ NHÂN DÂN"
TT |
Họ và tên |
Năm sinh NamNữ |
Đơn vị công tác |
Ngày vào ngành y tế |
Thời gian làm việc trong ngành |
Ghi chú (nghỉ hưu; xét trước thời hạn) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
............ , ngày tháng năm
Thủ trưởng đơn vị
Ký, đóng dấu
(ghi rõ họ, tên)
Mẫu 3
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
BẢN KHAI TÓM TẮT THÀNH TÍCH CÁ NHÂN
(Để xét tặng Kỷ niệm chương "Vì sức
khoẻ nhân dân")
I. Sơ lược tiểu sử bản thân:
- Họ và tên:
- Ngày tháng năm sinh:
- Nơi ở hiện nay:
- Đơn vị đang công tác hiện nay:
- Ngày vào ngành Y tế:
- Ngày nghỉ hưu (đối với cán bộ đã nghỉ hưu)
- Số năm công tác trong ngành Y tế:
II. Tóm tắt thành tích cá nhân trong quá trình công tác:
III. Khen thưởng đã đạt được:
IV. Xác nhận thời gian được xét tặng trước thời hạn quy định 5 năm (nếu có):
Ngày tháng năm
Xác nhận của Thủ trưởng đơn vị Người khai ký tên
(Ký tên, đóng dấu )
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.