ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4110/QĐ-UBND |
Bình Định, ngày 16 tháng 11 năm 2015 |
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá ngày 18/6/2012;
Căn cứ Quyết định số 229/QĐ-TTg ngày 25/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống tác hại của thuốc lá đến năm 2020;
Theo đề nghị của các Sở: Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Lao động - Thương binh và Xã hội, Tài chính, Nông nghiệp và PTNT, Công Thương,
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch triển khai thực hiện Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá trên địa bàn tỉnh Bình Định.
Điều 2. Giao Sở Y tế chỉ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch nêu tại Điều 1 đạt mục tiêu, kết quả đề ra.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, hội, đoàn thể, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN LUẬT PHÒNG, CHỐNG TÁC HẠI CỦA THUỐC LÁ
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 4110/QĐ-CTUBND ngày 16/10/2015 của Chủ tịch
UBND tỉnh Bình Định)
Thực hiện Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá ngày 18/6/2012, Quyết định số 229/QĐ-TTg ngày 25/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống tác hại của thuốc lá đến năm 2020, UBND tỉnh Bình Định ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá trên địa bàn tỉnh Bình Định (sau đây gọi tắt là Kế hoạch), cụ thể như sau:
1. Tổ chức thực hiện nghiêm túc và đầy đủ các chủ trương của Nhà nước về các quy định để kiểm soát thuốc lá.
2. Tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức trong cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân về tác hại nghiêm trọng của thuốc lá đối với sức khoẻ con người và sự phát triển kinh tế - xã hội.
3. Phối hợp và đẩy mạnh việc thực hiện có hiệu quả các chính sách của Đảng và Nhà nước trong kiểm soát thuốc lá.
4. Huy động mọi nguồn lực của toàn xã hội và các tổ chức quốc tế tham gia phong trào phòng, chống tác hại của thuốc lá ở tỉnh nói riêng và Việt Nam nói chung.
1. Mục tiêu chung:
- Giảm dần và tiến tới bỏ hẳn nhu cầu sử dụng thuốc lá trong xã hội, đồng thời thực hiện việc kiểm soát mức cung cấp các sản phẩm thuốc lá nhằm giảm tỷ lệ mắc và chết do các bệnh có liên quan đến thuốc lá, giảm tổn thất về kinh tế và sức khỏe cho mỗi người, mỗi gia đình và toàn xã hội.
- Bảo đảm quyền của những người không hút thuốc lá được sống trong bầu không khí không có khói thuốc lá.
2. Mục tiêu cụ thể:
- Giảm tỷ lệ hút thuốc lá chung toàn tỉnh xuống còn 15% vào cuối năm 2015 (kết quả điều tra năm 2012 là 17,5%), còn dưới 10% vào cuối năm 2020.
- Giảm tỷ lệ hút thuốc lá ở nam giới (từ 15 tuổi trở lên) xuống còn 40% vào cuối năm 2015 (kết quả điều tra năm 2012 là 42,2%), còn dưới 35% vào cuối năm 2020.
- Giảm tỷ lệ người đang hút có thói quen hút nơi công cộng và những nơi cấm hút xuống còn dưới 45% vào cuối năm 2015 (kết quả điều tra năm 2012 là 51,2%), còn dưới 15% vào cuối năm 2020.
- Phấn đấu đến cuối năm 2020, trên 90% cán bộ công chức viên chức khu vực Nhà nước không còn hút thuốc lá (kết quả điều tra năm 2012 là 79,5%).
1. Các biện pháp giảm nhu cầu sử dụng các sản phẩm thuốc lá:
a. Về giá và thuế đối với sản phẩm thuốc lá:
Thực hiện nghiêm túc lộ trình về thuế các sản phẩm thuốc lá do Nhà nước quy định (tăng thuế và giá của các sản phẩm thuốc lá; áp dụng mức thuế cao đối với các sản phẩm thuốc lá nhập khẩu; áp dụng các biện pháp về quy định giá tối thiểu các sản phẩm thuốc lá; các biện pháp để hạn chế và kiểm soát chặt chẽ việc bán các sản phẩm thuốc lá theo quy định của Luật).
b. Quy định việc không hút thuốc lá:
- Nghiêm cấm hút thuốc lá trong các phòng họp chung, lớp học, nhà trẻ, các cơ sở y tế, thư viện, rạp chiếu phim, nhà hát, nhà văn hóa, siêu thị, các khu vực sản xuất và nơi làm việc trong nhà, nơi có nguy cơ cháy nổ cao và trên các phương tiện giao thông công cộng. Tại nơi cấm hút thuốc lá phải treo biển có chữ hoặc biểu tượng “Cấm hút thuốc lá”.
- Tại các nơi công cộng trong nhà (nhà thi đấu thể thao, sân vận động có mái che, trung tâm triển lãm, phòng đợi của nhà ga, bến xe, sân bay, bến cảng) và khu vui chơi, giải trí trong nhà, các nhà hàng, quán bar, karaoke, khách sạn, vũ trường chỉ được phép hút thuốc tại khu vực dành riêng cho người hút thuốc lá; những nơi dành riêng cho người hút thuốc lá cần có thông khí riêng biệt.
- Thực hiện cấm hút thuốc lá tại tất cả những nơi công cộng trong nhà vào năm 2016.
- Thực thi nghiêm chế tài xử phạt vi phạm đối với hành vi hút thuốc lá nơi công cộng theo quy định.
- Chính quyền và các đoàn thể quần chúng vận động mọi tầng lớp nhân dân tự giác không hút thuốc lá những nơi Luật quy định cấm và tiến tới bỏ hẳn thuốc lá.
- Cán bộ lãnh đạo và quản lý trong tất cả các ngành, các cấp, các đoàn thể và doanh nghiệp (kể cả tư nhân) tự giác đi đầu trong việc thực hiện Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá. Vận động và đi đến bắt buộc cai nghiện đối với những cán bộ công chức viên chức còn hút thuốc lá, khuyến khích cai nghiện với các đối tượng khác.
- Nghiêm cấm hút thuốc lá trong tất cả các cơ quan, đơn vị trong toàn tỉnh.
- Hàng năm đưa vào chỉ tiêu thi đua và xem xét đánh giá đối với các tổ chức, cá nhân thực hiện quy định về phòng, chống tác hại của thuốc lá.
c. Quy định về công bố các thông tin về sản phẩm thuốc lá:
Các nhà sản xuất và nhập khẩu các sản phẩm thuốc lá phải thông báo cho cơ quan có thẩm quyền thông tin về hàm lượng tar (hắc ín), ni-cô-tin có trong các sản phẩm thuốc lá và khói thuốc lá và công bố các thông tin về thành phần tar (hắc ín) và ni-cô-tin theo quy định của Bộ Y tế.
d. Quy định việc dán tem, đóng gói và ghi nhãn mác các sản phẩm thuốc lá:
Các sản phẩm thuốc lá lưu thông, kinh doanh trên thị trường trong nước phải được dán tem, đóng gói, ghi nhãn bao bì sản phẩm và in nội dung cảnh báo về tác hại của việc sử dụng thuốc lá theo quy định của pháp luật và phù hợp với quy định của Công ước Khung. Thực hiện in cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh về tác hại của thuốc lá tới sức khỏe.
đ. Các biện pháp thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng chống tác hại thuốc lá:
- Tăng cường các chương trình giáo dục sức khỏe và nâng cao nhận thức của cộng đồng về tác hại của việc sử dụng các sản phẩm thuốc lá, về lợi ích của việc cai nghiện thuốc lá và lối sống không thuốc lá, các quy định của pháp luật về phòng chống tác hại của thuốc lá, đặc biệt chú trọng thực hiện chương trình giáo dục và ngăn ngừa thanh thiếu niên sử dụng các sản phẩm thuốc lá.
- Thực hiện các chương trình đào tạo, nâng cao nhận thức về phòng chống tác hại thuốc lá cho đối tượng là cán bộ y tế, cán bộ, công chức viên chức trong các sở, ban, ngành, đoàn thể; nhân viên cộng đồng; nhân viên làm công tác xã hội; những người làm công tác truyền thông, các giáo viên, các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý và những đối tượng có liên quan khác.
e. Các biện pháp về quảng cáo, khuyến mãi và tài trợ thuốc lá:
- Thực hiện nghiêm các quy định về cấm toàn diện quảng cáo, tiếp thị và khuyến mãi các sản phẩm thuốc lá dưới mọi hình thức.
- Thực hiện nghiêm quy định cấm mọi hình thức tài trợ trực tiếp hoặc gián tiếp của các đơn vị sản xuất, kinh doanh các sản phẩm thuốc lá cho các hoạt động hoặc các tổ chức, cá nhân với mục đích quảng cáo các sản phẩm thuốc lá hoặc tên, hình ảnh các công ty thuốc lá.
g. Các biện pháp về hỗ trợ cai nghiện thuốc lá:
- Tiếp tục xây dựng và thực hiện hiệu quả các chương trình cai nghiện thuốc lá. Đa dạng hóa các hình thức tư vấn cai nghiện thuốc lá.
- Hoạt động hỗ trợ cai nghiện thuốc lá được lồng ghép trong các chương trình, kế hoạch và chiến lược về y tế và giáo dục với sự tham gia của các cán bộ y tế, cán bộ giáo dục và cán bộ tại cộng đồng.
- Cho phép nhập khẩu và sử dụng các thuốc điều trị cai nghiện thuốc lá với chính sách thuế ưu đãi theo quy định hiện hành của Nhà nước. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học và ứng dụng các phương pháp cai nghiện phù hợp.
- Tạo nguồn kinh phí để phát triển các dịch vụ hỗ trợ cai nghiện thuốc lá từ ngân sách nhà nước, nguồn tài trợ quốc tế và đóng góp của người dân dưới hình thức viện phí và bảo hiểm y tế. Có các biện pháp nhằm nâng cao vai trò của bản thân, gia đình, cộng đồng và xã hội trong việc khuyến khích cai nghiện thuốc lá.
2. Các biện pháp giảm cung cấp các sản phẩm thuốc lá:
a. Các biện pháp kiểm soát buôn bán các sản phẩm thuốc lá:
- Thực hiện đầy đủ các quy định trong khâu lưu thông thuốc lá; kiểm soát chặt chẽ khâu lưu thông thuốc lá từ bán buôn đến bán lẻ.
- Tiếp tục thực hiện nghiêm quy định cấm bán các sản phẩm thuốc lá tại cơ quan, nơi làm việc, tại trường học, bệnh viện, trên các phương tiện giao thông công cộng và tại những nơi có quy định cấm hút thuốc lá theo quy định hiện hành.
- Đến năm 2017, hoàn thành việc cấp giấy phép cho các tổ chức, cá nhân buôn bán các sản phẩm thuốc lá, nhằm ngăn chặn việc buôn bán bất hợp pháp.
- Đến năm 2018, hoàn thành việc xây dựng quy hoạch lại mạng lưới bán buôn và bán lẻ các sản phẩm thuốc lá trong toàn tỉnh, trước mắt tại thành phố Quy Nhơn và các thị trấn.
- Sau năm 2018, việc bán lẻ thuốc lá chỉ được thực hiện tại các địa điểm theo quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Thực hiện nghiêm các quy chế quản lý nhập khẩu và kinh doanh thuốc lá do Nhà nước quy định.
- Tăng cường các biện pháp chống thuốc lá giả các loại, thuốc lá ngoại nhập lậu. Tăng cường kiểm tra và xử lý nghiêm các hành vi nhập lậu thuốc lá, buôn bán thuốc lá giả, thuốc lá nhái nhãn mác và kinh doanh trái phép các sản phẩm thuốc lá.
- Thực hiện nghiêm quy định tiêu hủy (không cho tái xuất khẩu) các sản phẩm thuốc lá và phương tiện sản xuất thuốc lá giả, thuốc lá nhái nhãn mác, thuốc lá nhập lậu và các sản phẩm thuốc lá bất hợp pháp khi bị tịch thu.
b. Các biện pháp ngăn ngừa trẻ vị thành niên bán thuốc lá và bán thuốc lá cho trẻ vị thành niên:
- Thực hiện nghiêm quy định cấm bán thuốc lá cho người dưới 18 tuổi. Yêu cầu các cửa hàng bán các sản phẩm thuốc lá phải có bản cam kết với cơ quan quản lý không bán các sản phẩm thuốc lá cho người dưới 18 tuổi. Thực hiện xử phạt nghiêm những cá nhân, tổ chức vi phạm theo quy định tại Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.
- Thực hiện nghiêm quy định cấm bán thuốc lá bằng máy bán tự động, bán qua mạng Internet và bán qua điện thoại.
- Nghiêm cấm các doanh nghiệp, các đại lý bán buôn, bán lẻ thuốc lá sử dụng vị thành niên bán thuốc lá dưới mọi hình thức.
c. Các biện pháp hỗ trợ phát triển kinh tế, chuyển đổi hoạt động sản xuất cho người lao động trong ngành sản xuất và kinh doanh các sản phẩm thuốc lá.
- Không khuyến khích hình thành và phát triển vùng sản xuất nguyên liệu thuốc lá, đồng thời thu hẹp vùng nguyên liệu hiện có. Từng bước tiến hành nghiên cứu và xây dựng các đề án hỗ trợ cho các hoạt động thay thế khả thi về kinh tế cho người trồng thuốc lá.
- Không xây dựng cơ sở sản xuất thuốc lá cũng như hợp tác quốc tế sản xuất, kinh doanh thuốc lá trên địa bàn tỉnh.
3. Bảo vệ môi trường:
Đẩy mạnh các biện pháp bảo vệ môi trường và bảo vệ sức khỏe của những người liên quan đến lĩnh vực trồng nguyên liệu thuốc lá và sản xuất thuốc lá.
4. Hợp tác khoa học, kỹ thuật và thông tin:
a. Nghiên cứu, giám sát và trao đổi thông tin:
- Xây dựng kế hoạch nghiên cứu, đánh giá khoa học tiến tới thiết lập hệ thống giám sát có hiệu quả để xác định các chỉ số tiêu thụ, tỷ lệ sử dụng các sản phẩm thuốc lá trong cộng đồng, hậu quả của việc sử dụng sản phẩm thuốc lá và phơi nhiễm với khói thuốc lá.
- Thực hiện các chương trình đánh giá độc lập hoặc lồng ghép các chương trình giám sát các sản phẩm thuốc lá vào điều tra mức sống dân cư, các chương trình giám sát sức khỏe quốc gia hoặc các chương trình đánh giá khác có liên quan đến sản xuất, kinh doanh, sử dụng thuốc lá.
b. Báo cáo và trao đổi thông tin: Thực hiện báo cáo định kỳ hàng năm cho Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tác hại thuốc lá.
c. Hợp tác quốc tế: Hợp tác với các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, luật pháp và chuyên môn để tăng cường năng lực nhằm thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về kiểm soát thuốc lá.
IV. NGUỒN KINH PHÍ BẢO ĐẢM THỰC HIỆN KẾ HOẠCH.
- Nguồn kinh phí hỗ trợ từ Quỹ phòng chống tác hại thuốc lá - Bộ Y tế.
- Nguồn vốn ngân sách nhà nước, được lập và giao dự toán hàng năm cho các cơ quan, đơn vị, địa phương theo phân cấp ngân sách hiện hành.
- Nguồn kinh phí hỗ trợ từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.
1. Trách nhiệm của Sở Y tế:
- Là cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo Phòng, chống tác hại của thuốc lá tỉnh (viết tắt là Ban Chỉ đạo PCTHTL); chịu trách nhiệm làm đầu mối, phối hợp với các sở, ngành và các tổ chức đoàn thể liên quan tổ chức triển khai việc thực hiện Luật; tổ chức, chỉ đạo, điều phối thực hiện các chương trình, kế hoạch liên ngành PCTHTL trên phạm vi toàn tỉnh; tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này. Hàng năm, tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh, Bộ Y tế, Ban Chỉ đạo Trung ương và các cơ quan liên quan về kết quả thực hiện Kế hoạch này.
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị, địa phương liên quan trong việc thực hiện các phương pháp cai nghiện thuốc lá; xây dựng quy định về các khu vực không được phép hút thuốc, các quy định về nội dung, hình thức, thông tin cảnh báo tác hại của các sản phẩm thuốc lá tới sức khỏe.
- Phối hợp với Sở Tài chính, Sở Công Thương, Cục thuế tỉnh đánh giá ảnh hưởng, tác động của thuế liên quan đến việc tiêu dùng các sản phẩm thuốc lá và đến nguồn thu của tỉnh.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Định, Báo Bình Định và các cơ quan, đơn vị liên quan tích cực tổ chức các hoạt động truyền thông về mục tiêu, ý nghĩa, các nội dung của Luật PCTHTL; tuyên truyền vận động người dân và cộng đồng dân cư tích cực hưởng ứng tham gia thực thi các quy định của Luật PCTHTL.
- Tổ chức sơ kết, tổng kết và đề xuất khen thưởng kịp thời đối với các cơ quan, tổ chức và cá nhân thực hiện tốt các hoạt động PCTHTL trên địa bàn tỉnh.
2. Trách nhiệm của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch:
- Tuyên truyền xây dựng nếp sống văn hóa: Không mời và không sử dụng các sản phẩm thuốc lá trong sinh hoạt, trong mọi hoạt động của gia đình và cộng đồng dân cư. Xây dựng các địa điểm du lịch không khói thuốc. Có kế hoạch lồng ghép các thông tin, truyền thông giáo dục PCTHTL với các chương trình kinh tế xã hội khác có liên quan đến lĩnh vực quản lý.
- Phối hợp với Sở Y tế và các sở, ngành liên quan thực hiện các văn bản hướng dẫn việc cấm các hình thức quảng cáo thuốc lá; kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện quy định cấm quảng cáo các sản phẩm thuốc lá; xử phạt nghiêm các hành vi vi phạm về quảng cáo các sản phẩm thuốc lá theo quy định.
- Vận động, tuyên truyền các đơn vị trực thuộc, các đơn vị kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh từng bước xóa bỏ việc mua bán thuốc lá, cấm không hút thuốc lá bên trong các điểm tham quan du lịch, cơ sở lưu trú, các khu vui chơi giải trí…
3. Trách nhiệm của Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Bình Định:
- Chỉ đạo thống nhất công tác giáo dục và truyền thông sâu rộng về Luật PCTHTL; đồng thời ngăn chặn việc đưa các thông tin quảng cáo, khuyến mại và tài trợ của các Công ty sản xuất, kinh doanh thuốc lá trên các phương tiện thông tin đại chúng và trên các xuất bản phẩm.
- Tích cực phối hợp với Sở Y tế và các sở, ngành liên quan bố trí thời lượng phát sóng, đưa tin bài nhằm tuyên truyền rộng rãi về mục tiêu, ý nghĩa, các nội dung của Luật PCTHTL, qua đó vận động công đồng dân cư tích cực hưởng ứng tham gia thực thi các quy định của Luật PCTHTL.
4. Trách nhiệm của Sở Công Thương:
- Thực hiện chức năng quản lý chuyên ngành trong nhập khẩu, sử dụng thiết bị sản xuất thuốc lá, thuốc lá nguyên liệu và giấy cuốn điếu thuốc lá.
- Chỉ đạo công tác quản lý xuất khẩu, nhập khẩu, lưu thông thuốc lá; kiểm soát việc khuyến mại, tiếp thị, tài trợ của các doanh nghiệp kinh doanh thuốc lá; chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức thực hiện có hiệu quả việc phòng chống các vi phạm trong sản xuất, kinh doanh thuốc lá, như: buôn lậu thuốc lá, kinh doanh thuốc lá giả, không in cảnh báo sức khỏe, không dán tem theo quy định và việc kinh doanh thuốc lá tại các cửa hàng miễn thuế.
- Phối hợp với các cơ quan chức năng quản lý việc nhập khẩu thiết bị chuyên ngành thuốc lá, nguyên liệu thuốc lá theo đúng quy định của Nhà nước.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan sắp xếp tổ chức, quy hoạch mạng lưới đại lý bán buôn, bán lẻ các sản phẩm thuốc lá.
5. Trách nhiệm của Sở Giáo dục và Đào tạo:
- Chỉ đạo đẩy mạnh công tác PCTHTL trong các trường học thuộc quyền quản lý trên địa bàn tỉnh; xây dựng trường học không khói thuốc lá.
- Phối hợp với Sở Y tế từng bước đưa nội dung PCTHTL vào chương trình giảng dạy trong nhà trường theo quy định của Nhà nước.
6. Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan tổ chức nghiên cứu các biện pháp hỗ trợ phát triển kinh tế, chuyển đổi cây trồng thay thế một phần cây thuốc lá tại những vùng trồng cây thuốc lá, để bảo đảm cuộc sống cho nhân dân những vùng còn khó khăn.
7. Trách nhiệm của Công an tỉnh:
Tăng cường hoạt động PCTHTL trong ngành công an, thực hiện quy định cán bộ công an không hút thuốc lá khi làm nhiệm vụ; phối hợp với Sở Công thương và các cơ quan có liên quan đẩy mạnh công tác PCTHTL; phối hợp tham gia kiểm tra xử phạt các hành vi vi phạm quy định về PCTHTL trên địa bàn tỉnh.
8. Trách nhiệm của Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ đội Biên phòng tỉnh:
Tăng cường hoạt động PCTHTL trong các đơn vị; thực hiện quy định cán bộ, chiến sỹ của đơn vị không hút thuốc lá khi làm nhiệm vụ; phối hợp với sở, ngành chức năng tham gia công tác PCTHTL trên địa bàn tỉnh.
9. Trách nhiệm của Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính:
- Phối hợp đề xuất cho UBND tỉnh bảo đảm kinh phí hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cho các hoạt động PCTHTL của tỉnh theo quy định hiện hành.
- Phối hợp với các sở, ngành liên quan thực hiện quản lý chặt chẽ việc đầu tư vào ngành công nghiệp thuốc lá (khi có nhà đầu tư đăng ký đầu tư sản xuất thuốc lá trên địa bàn tỉnh) theo đúng các quy định.
10. Trách nhiệm của Cục Thuế tỉnh:
- Hướng dẫn thực hiện chính sách thuế đối với thuốc lá theo quy định của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và các văn bản hướng dẫn có liên quan.
- Thực hiện tính thuế đối với các sản phẩm thuốc lá theo quy định của Nhà nước.
- Tổ chức đánh giá tác động của chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt đối với tiêu dùng thuốc lá và đến nguồn thu của tỉnh.
11. Trách nhiệm của UBND các huyện, thị xã, thành phố:
Căn cứ nội dung Kế hoạch này, xây dựng Kế hoạch của địa phương, tổ chức thực hiện các hoạt động PCTHTL ở địa phương.
12. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Tỉnh và các hội, đoàn thể:
- Vận động các thành viên trong tổ chức của mình tham gia tích cực vào việc thực hiện PCTHTL trên địa bàn tỉnh; thực hiện không hút thuốc tại nơi làm việc và nơi công cộng theo quy định của Nhà nước.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế và các đơn vị liên quan xây dựng và ban hành văn bản hướng dẫn về PCTHTL trong cơ quan, đơn vị mình.
- Chỉ đạo các tổ chức trực thuộc tham gia cùng với các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương các cấp vận động nhân dân không hút thuốc lá trong cộng đồng dân cư, trong các lễ hội, đám cưới, đám tang, cuộc vui của gia đình, cộng đồng.
- Đưa tiêu chí xây dựng cơ quan, đơn vị không khói thuốc lá vào tiêu chuẩn xét công nhận danh hiệu “Cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hóa” và đánh giá xếp loại các danh hiệu thi đua, khen thưởng hàng năm của từng cá nhân, cơ quan, đơn vị.
Thủ trưởng các sở, ngành, đơn vị, địa phương liên quan phối hợp tổ chức tốt thực hiện Kế hoạch này; tổng hợp, báo cáo kết quả về Sở Y tế (Thường trực Ban Chỉ đạo tỉnh) để tổng hợp, báo cáo Ban Chỉ đạo Trung ương, Bộ Y tế và UBND tỉnh./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.