THỦ TƯỚNG CHÍNH
PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 410/QĐ-TTg |
Hà Nội, ngày 07 tháng 03 năm 2013 |
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật di sản văn hóa ngày 29 tháng 6 năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa ngày 18 tháng 6 năm 2009;
Xét đề nghị của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Tờ trình số 40/TTr-BVHTTDL ngày 06 tháng 02 năm 2013,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch chi tiết 1/500 bảo tồn, tôn tạo di tích lịch sử Dinh Độc Lập, Hội trường Thống Nhất, thành phố Hồ Chí Minh với những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử của dân tộc thông qua các di tích hiện còn. Tôn tạo kiến trúc cảnh quan, tạo điều kiện thuận lợi khai thác du lịch nhằm góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, phổ biến tri thức khoa học, phục vụ nghiên cứu khoa học, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa của nhân dân; góp phần phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa - du lịch của thành phố.
b) Làm cơ sở pháp lý cho việc lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý các dự án đầu tư.
3. Vị trí, phạm vi và quy mô quy hoạch:
a) Vị trí thực hiện quy hoạch thuộc di tích lịch sử Dinh Độc Lập, phường Bến Thành, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.
b) Giới hạn phạm vi quy hoạch:
- Phía Đông Bắc giáp đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa;
- Phía Tây Bắc giáp đường Nguyễn Thị Minh Khai;
- Phía Tây Nam giáp đường Huyền Trân Công Chúa;
- Phía Đông Nam giáp đường Nguyễn Du.
c) Quy mô quy hoạch:
Quy hoạch chi tiết 1/500 bảo tồn, tôn tạo di tích lịch sử Dinh Độc Lập, Hội trường Thống Nhất, thành phố Hồ Chí Minh được thực hiện trên diện tích 12,695 ha (bao gồm diện tích các khu vực bảo vệ di tích hiện tại).
a) Các khu chức năng:
- Khu bảo tồn (khu vực bảo vệ I):
Tiến hành các hoạt động tu bổ nhằm giữ gìn những giá trị về kiến trúc, đảm bảo giữ nguyên hình thức kiến trúc gốc, tôn tạo các công trình phụ trợ. Tổ chức các hoạt động phục vụ tham quan, tuyên truyền truyền thống lịch sử dân tộc...
- Khu vực tổ chức các hoạt động phát huy giá trị di tích (khu vực bảo vệ II):
Xây dựng cơ sở hạ tầng văn hóa, cảnh quan đảm bảo không làm ảnh hưởng đến di tích gốc. Hạn chế xây dựng công trình cao tầng xung quanh khu vực bảo vệ I. Các công trình xây dựng mới chủ yếu trên nền các công trình cũ theo hình thức kiến trúc mái dốc, lợp ngói, phù hợp với điều kiện khí hậu nhiệt đới, đồng thời hài hòa với các công trình kiến trúc sẵn có như nhà 106 Nguyễn Du, nhà nghỉ của cán bộ, công nhân viên và các công trình kiến trúc ở khu vực xung quanh Dinh Độc Lập.
Để đảm bảo bảo tồn cảnh quan di tích, các khu vực xung quanh di tích được quy định cụ thể như sau:
+ Trong bán kính từ 300 mét đến 500 mét (tính từ Dinh thự chính): Chiều cao các công trình giảm dần về phía Dinh, hạn chế xây dựng các cao ốc hiện đại.
+ Trong bán kính từ 200 mét đến 300 mét (tính từ Dinh thự chính): Giữ nguyên trạng, không tăng chiều cao các công trình đang cao hơn Dinh thự chính (26 mét); các công trình xây dựng mới có hình thức kiến trúc, màu sắc phù hợp với không gian di tích. Trong đó:
Đối với khu vực đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa (đoạn từ phố Nguyễn Thị Minh Khai đến Nguyễn Du): Góc giới hạn chiều cao công trình là 35°. Độ cao tối đa công trình tại mốc lộ giới chia thành 3 loại: Loại 1, giáp mặt đường (từ lộ giới vào 13 mét), độ cao tối đa 16,8 mét; loại 2, từ lộ giới 13 mét đến 23 mét, độ cao tối đa 23,6 mét; loại 3, phần còn lại độ cao tối đa 31,8 mét.
Đối với đường Nguyễn Du (đoạn từ phố Nam Kỳ Khởi Nghĩa đến phố Huyền Trân Công Chúa): Cao độ tối đa tại vị trí lộ giới là 31,8 mét.
Đối với đường Nguyễn Thị Minh Khai (đoạn từ phố Nam Kỳ Khởi Nghĩa đến phố Huyền Trân Công Chúa): Góc giới hạn chiều cao công trình là 45°, cao độ tối đa tại vị trí lộ giới là 31,8 mét.
Đối với đường Huyền Trân Công Chúa: Góc giới hạn chiều cao công trình là 35°. Độ cao tối đa công trình tại mốc lộ giới chia thành 3 loại: Loại 1, giáp mặt đường (từ lộ giới vào 13 mét), độ cao tối đa 16,8 mét; loại 2, từ lộ giới 13 mét đến 23 mét, độ cao tối đa 23,6 mét; loại 3, phần còn lại độ cao tối đa 31,8 mét.
b) Hạ tầng kỹ thuật:
- Giao thông:
Giao thông trong khu vực Dinh Độc Lập chủ yếu là giao thông đi bộ (ngoài một số đoạn đường được sử dụng làm bãi đỗ xe tạm thời, đường dành cho xe chuyên dụng hoạt động vào một thời gian nhất định trong ngày). Hệ thống đường được thiết kế theo nguyên tắc:
+ Đối với khu vực bảo vệ I: Giữ lại hệ thống đường giao thông chính trải nhựa, bổ sung 01 (một) đường dạo ở khu vực nhà bát giác bằng cách xếp đặt đá xen lẫn với cỏ một cách tự nhiên.
+ Đối với khu vực bảo vệ II: Giữ lại hệ thống đường giao thông chính trải nhựa, bổ sung 01 (một) sân lát đá màu ghi, kích thước viên đá 0,4 mét x 0,4 mét phía trước Trung tâm văn hóa.
- Cấp nước:
+ Hệ thống cấp nước sinh hoạt: Nước được cấp từ hệ thống cấp nước chung của thành phố.
+ Hệ thống cấp nước tưới cây, rửa đường: Nước được bơm từ giếng khoan vào bể chứa, thông qua hệ thống van và đường ống cấp đến các họng tưới cây; bổ sung 01 (một) giếng khoan và 01 (một) bể chứa.
- Thoát nước thải và vệ sinh môi trường:
+ Đối với khu vực bảo vệ I: Thay thế một số nắp cống đã bị hỏng.
+ Xây dựng hệ thống thu nước mưa dọc theo trục đường Huyền Trân Công Chúa (từ khu nhà nghỉ trưa của cán bộ, công nhân viên đi qua khu vực cổng phụ đường Huyền Trân Công Chúa đến khu vực cổng 108 Nguyễn Trung Trực và cổng 106 Nguyễn Du), kết nối vào hệ thống thoát nước thành phố theo hai hướng (đường Huyền Trân Công Chúa và đường Nguyễn Du).
+ Xây dựng các bể tự hoại 03 (ba) ngăn để xử lý cục bộ tại các công trình, trước khi thoát ra hệ thống thoát nước chung của thành phố.
+ Xây dựng hệ thống thoát nước thải cho các công trình mới xây dựng để xử lý sơ bộ trước khi thải ra hệ thống thoát nước chung của thành phố.
+ Bổ sung thùng rác tại các vị trí tập trung đông người.
- Cấp điện và thông tin liên lạc:
+ Hệ thống cấp điện là hệ thống chạy ngầm đảm bảo mỹ quan cho khu vực di tích.
+ Sử dụng đèn cao áp để chiếu sáng bảo vệ kết hợp đèn pha và đèn chiếu sáng trang trí.
c) Bảo tồn cảnh quan và các thảm thực vật hiện có:
- Khu vực bảo vệ I gồm các phân khu cây xanh: A, B, C, E, F, G, H, I, M, N, giải pháp chủ đạo là bảo vệ cây cổ thụ khỏi sâu bệnh, chăm sóc nhằm tăng tuổi thọ cho cây. Có thể trồng cấy thay thế các cây già yếu để bảo tồn cảnh quan di tích, loại bỏ cây mới trồng kém phát triển và không phù hợp với di tích.
- Khu vực bảo vệ II gồm các phân khu cây xanh: D, K, giải pháp chủ đạo là trồng và chăm sóc những cây có giá trị cảnh quan, loại bỏ và thay thế các cây không phù hợp.
Trồng những loài cây đã có trong các phân khu cây xanh thuộc khu vực bảo vệ I như: Dầu Rái, Bằng Lăng Ổi, Cau, Hoàng Nam để tạo nên sự hài hòa, đồng nhất trong khu vực. Trồng thêm loài cây phù hợp với diện mạo mới của công trình kiến trúc sau khi cải tạo như: loài Liễu, các loài hoa thời vụ nhằm tạo nên màu sắc sinh động hơn cho cảnh quan khu nhà khách. Trồng thêm Hoàng Nam bên cạnh hàng rào khu nhà khách và Câu lạc bộ 30/4 để hạn chế tiếng ồn, khói bụi từ đường ảnh hưởng đến các công trình.
Bao gồm 02 (hai) nhóm với 06 (sáu) dự án, cụ thể như sau:
a) Nhóm dự án bảo tồn khu vực bảo vệ I (nhóm dự án A), bao gồm:
- Dự án A01: Sưu tầm tài liệu, hiện vật liên quan đến lịch sử Dinh Độc Lập.
- Dự án A02: Cắm biển chỉ dẫn khoanh vùng bảo vệ di tích.
- Dự án A03: Bảo tồn Dinh Độc Lập (Chỉnh trang kiến trúc mặt đứng của các hạng mục di tích gốc; quy định tính năng sử dụng các phòng; Chuyển đổi một số chức năng sử dụng; phục chế, tu bổ tranh, nội thất và hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong nhà).
- Dự án A04: Bảo tồn không gian xanh và các công trình kiến trúc ngoài vườn (Tu bổ hệ thống hạ tầng kỹ thuật xuống cấp; bảo vệ thực vật, bổ sung và thay thế cây xanh, tôn tạo thảm cỏ...).
b) Nhóm dự án tôn tạo khu vực bảo vệ II (nhóm dự án B), bao gồm:
- Dự án B01: Tôn tạo trung tâm dịch vụ văn hóa và đời sống phục vụ khách. Xây dựng mới Trung tâm dịch vụ trên nền nhà hàng hiện có.
- Dự án B02: Công trình hạ tầng kỹ thuật.
a) Vốn hỗ trợ từ ngân sách trung ương;
b) Vốn huy động từ sự đóng góp của các tổ chức, doanh nghiệp, các thành phần kinh tế trong nước và nguồn đóng góp của nhân dân;
c) Các nguồn vốn huy động hợp pháp khác.
7. Trình tự ưu tiên đầu tư, thời gian và phân kỳ đầu tư:
Thời gian thực hiện: Từ năm 2013 đến năm 2017, chia làm 2 giai đoạn, cụ thể như sau:
a) Giai đoạn 1 (Từ năm 2013 đến năm 2015): Thực hiện nhóm dự án A.
b) Giai đoạn 2 (Từ năm 2015 đến năm 2017): Thực hiện nhóm dự án B.
1. Văn phòng Chính phủ có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ: Phê duyệt Quy chế quản lý xây dựng theo Quy hoạch đã được phê duyệt; chỉ đạo chủ đầu tư phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện việc công bố Quy hoạch đã được phê duyệt và tiếp tục nghiên cứu, sưu tầm tài liệu để bổ sung cơ sở khoa học cho việc lập, thẩm định các nhóm dự án thành phần; phê duyệt các nhóm dự án thành phần thuộc nội dung Quy hoạch đã được phê duyệt.
2. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm thẩm định về chuyên môn đối với các dự án thành phần thuộc nội dung Quy hoạch đã được phê duyệt; theo dõi, giám sát việc triển khai thực hiện Quy hoạch đảm bảo đúng mục tiêu đã đề ra.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, xem xét, cân đối nguồn vốn thuộc ngân sách nhà nước để thực hiện các nhóm dự án thành phần được phê duyệt thuộc nội dung Quy hoạch này.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 4. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Bộ trưởng các Bộ: Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng và các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
KT. THỦ TƯỚNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.