BỘ TÀI CHÍNH |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 41/QĐ-BTC |
Hà Nội, ngày 13 tháng 01 năm 2023 |
BAN HÀNH KẾ HOẠCH HỖ TRỢ PHÁP LÝ CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA BỘ TÀI CHÍNH NĂM 2023
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị định số 55/2019/NĐ-CP ngày 26 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế,
QUYẾT ĐỊNH:
|
KT. BỘ TRƯỞNG |
HỖ
TRỢ PHÁP LÝ CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA BỘ TÀI CHÍNH NĂM 2023
(Kèm theo Quyết định số: 41/QĐ-BTC ngày 13/01/2023 của Bộ Tài chính)
1. Hỗ trợ cho các doanh nghiệp được tiếp cận thông tin pháp luật, các quy định của pháp luật tài chính chính xác, kịp thời, đầy đủ và phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp;
2. Đảm bảo đúng nội dung, hình thức và phương pháp theo quy định của Nghị định số 55/2019/NĐ-CP ngày 26/4/2019 của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa;
3. Lồng ghép, kết hợp hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp với các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật; hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ, cung cấp thông tin cho người nộp thuế, người khai hải quan và các hoạt động quản lý nhà nước khác theo chức năng;
4. Tăng cường phối hợp giữa cơ quan nhà nước, giữa cơ quan nhà nước với các tổ chức đại diện của doanh nghiệp trong việc tổ chức các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.
II. HÌNH THỨC VÀ NỘI DUNG TRỌNG TÂM
1. Tổ chức truyền thông, tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về tài chính cho doanh nghiệp nhỏ và vừa dưới các hình thức, cụ thể: (i) Tổ chức hội nghị phổ biến, tập huấn kiến thức pháp luật; (ii) Tổ chức tọa đàm, đối thoại, bồi dưỡng kiến thức tài chính cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; (iii) Xây dựng, biên soạn cấp phát ấn phẩm, tài liệu, tờ rơi, tờ gấp...phổ biến, giới thiệu các văn bản quy phạm pháp luật; (iv) Xây dựng chương trình truyền thông các văn bản quy phạm pháp luật về tài chính cho doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua các bài viết, bài giới thiệu trên các báo, tạp chí và xây dựng chương trình phóng sự trên các Đài phát thanh truyền hình; (v) Tuyên truyền thông qua các nền tảng kỹ thuật so (website, zalo, facebook).
Trong năm 2023, thực hiện hỗ trợ pháp lý, lấy ý kiến hoàn thiện dự thảo văn bản đối với các nhóm văn bản quy phạm pháp luật, cụ thể sau:
1.1 Nhóm văn bản về thuế: Thực hiện hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp đối với:
(i) Luật số 03/2022/QH15 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự;
(ii) Nghị định số 15/2022/NĐ-CP ngày 28/01/2022 của Chính phủ quy định chính sách miễn, giảm thuế theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/20222 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi phát triển kinh tế - xã hội;
(iii) Nghị định của Chính phủ ban hành Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện các Hiệp định thương mại tự do;
(iv) Dự thảo Thông tư hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp.
Tổng cục Thuế, Vụ Chính sách thuế, Vụ Hợp tác quốc tế chủ trì phối hợp với Vụ Pháp chế và các đơn vị có liên quan xác định đối tượng, nội dung, hình thức, thời gian và địa điểm tổ chức hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp phù hợp đối với văn bản do đơn vị chủ trì soạn thảo.
1.2. Nhóm văn bản về chứng khoán: Thực hiện hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp đối với Luật Chứng khoán và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Ủy ban Chứng khoán nhà nước chủ trì, phối hợp với Vụ Pháp chế và các đơn vị có liên quan xác định đối tượng, nội dung, hình thức, thời gian và địa điểm tổ chức hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp phù hợp đối với văn bản do đơn vị chủ trì soạn thảo.
1.3. Nhóm văn bản về kinh doanh bảo hiểm: Thực hiện hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp đối với Luật Kinh doanh bảo hiểm số 08/2022/QH15 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Cục Quản lý giám sát bảo hiểm chủ trì, phối hợp với Vụ Pháp chế và các đơn vị có liên quan xác định đối tượng, nội dung, hình thức, thời gian và địa điểm tổ chức hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp phù hợp đối với văn bản do đơn vị chủ trì soạn thảo.
1.4. Văn bản về tài chính doanh nghiệp: Thực hiện hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp đối với Thông tư hướng dẫn Nghị định số 80/2021/NĐ-CP ngày 26/8/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Cục Tài chính doanh nghiệp chủ trì, phối hợp với Vụ Pháp chế và các đơn vị có liên quan xác định đối tượng, nội dung, hình thức, thời gian và địa điểm tổ chức hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp phù hợp đối với văn bản do đơn vị chủ trì soạn thảo.
1.5. Văn bản về tài chính ngân hàng: Thực hiện hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp đối với Nghị định thay thế Nghị định số 30/2007/NĐ-CP ngày 01/3/2007 và Nghị định số 78/2012/NĐ-CP ngày 05/10/2012 của Chính phủ về kinh doanh xổ số.
Vụ Tài chính ngân hàng chủ trì phối hợp với Vụ Pháp chế và các đơn vị có liên quan xác định đối tượng, nội dung, hình thức, thời gian và địa điểm tổ chức hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.
2. Tiếp nhận kiến nghị, phản ánh và giải đáp vướng mắc của doanh nghiệp (bao gồm doanh nghiệp nhỏ và vừa):
- Tổng cục Hải quan, Tổng cục Thuế, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phối hợp với Vụ Pháp chế, Vụ Chính sách thuế và các đơn vị có liên quan tiếp nhận kiến nghị, câu hỏi của doanh nghiệp (bao gồm doanh nghiệp nhỏ và vừa) liên quan đến các quy định về thuế, hải quan, chứng khoán, trên cơ sở đó tổ chức các Hội nghị đối thoại doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn, giải đáp vướng trong thực tiễn áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật đồng thời giải đáp trực tiếp trên Cổng thông tin điện tử.
- Các đơn vị khác thuộc Bộ tiếp nhận các vướng mắc, kiến nghị và giải đáp pháp luật cho doanh nghiệp thông qua các hình thức: giải đáp bằng văn bản; giải đáp thông qua mạng điện tử; giải đáp trực tiếp hoặc thông qua điện thoại và các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
3. Cập nhật đầy đủ kịp thời thông tin về các văn bản quy phạm pháp luật tài chính mới được ban hành:
- Vụ Pháp chế chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ thực hiện cập nhật, phân loại các văn bản liên quan đến doanh nghiệp nhỏ và vừa trên cơ sở văn bản do các đơn vị chủ trì soạn thảo gửi về để đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ (Chuyên mục Hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa).
- Đối với các đơn vị có trang/chuyên trang thông tin điện tử có trách nhiệm cập nhật và đăng tải các văn bản liên quan đến doanh nghiệp nhỏ và vừa lên Chuyên mục Hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên trang/chuyên trang của mình.
- Các đơn vị thuộc Bộ tăng cường công tác thông tin tuyên truyền cho cộng đồng doanh nghiệp thông qua các cơ quan báo chí của ngành.
4. Các cơ quan báo chí của ngành tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền pháp luật tài chính cho cộng đồng các doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua việc viết tin, bài viết đăng tải trên Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính và trên các báo, tạp chí trong và ngoài ngành, các phương tiện thông tin đại chúng, trong đó chú trọng đến việc tuyên truyền các đề xuất chính sách mới có tác động lớn đến xã hội theo Quyết định số 407/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022-2027”; phản ánh các ý kiến đóng góp của người dân và doanh nghiệp trong quá trình soạn thảo văn bản.
1. Vụ Pháp chế có trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ theo phân công tại kế hoạch này. Lồng ghép các nội dung hỗ trợ pháp lý với các hoạt động thuộc trách nhiệm của Bộ Tài chính với chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật của Bộ Tài chính năm 2023.
2. Các đơn vị thuộc Bộ có trách nhiệm phối hợp với Vụ Pháp chế tổ chức triển khai các nhiệm vụ theo phân công; đối với các văn bản quy phạm pháp luật về tài chính có liên quan đến tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp không nêu trong kế hoạch này, các đơn vị thuộc Bộ căn cứ chức năng, nhiệm vụ và tình hình thực tế phát sinh để lựa chọn các văn bản quy phạm pháp luật do đơn vị chủ trì soạn thảo và phối hợp với Vụ Pháp chế tổ chức hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp bằng các hình thức thích hợp.
Tổ chức pháp chế thuộc Tổng cục có trách nhiệm chủ trì, giúp Thủ trưởng đơn vị triển khai công tác này tại đơn vị.
3. Kinh phí thực hiện: Được bố trí kinh phí trong phạm vi dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2023 được giao của các đơn vị theo phân cấp hiện hành để triển khai các nhiệm vụ theo phân công tại Kế hoạch này; đồng thời được sử dụng kinh phí hỗ trợ đúng pháp luật của các tổ chức, cá nhân khác để thực hiện hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 15 Nghị định số 55/2019/NĐ-CP ngày 24/6/2019 của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.