ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 41/2021/QĐ-UBND |
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 12 năm 2021 |
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Cán bộ, công chức ngày 13 tháng 11 năm 2008 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức ngày 25 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Nghị quyết số 131/2020/QH14 ngày 16 tháng 11 năm 2020 của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh;
Căn cứ Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ;
Căn cứ Nghị định số 62/2020/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2020 của Chính phủ về vị trí việc làm và biên chế công chức;
Căn cứ Nghị định số 90/2020/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ về đánh giá, xếp loại cán bộ, công chức, viên chức;
Căn cứ Nghị định số 112/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức
Căn cứ Nghị định số 138/2020/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức;
Căn cứ Nghị định số 33/2021/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Nghị quyết số 131/2020/QH14 ngày 16 tháng 11 năm 2020 của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh;
Căn cứ Thông tư số 11/2012/TT-BNV ngày 17 tháng 12 năm 2011 của Bộ Nội vụ quy định về chế độ báo cáo thống kê và quản lý hồ sơ công chức và Thông tư số 06/2019/TT-BNV ngày 01 tháng 6 năm 2019 của Bộ Nội vụ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 11/2012/TT-BNV ;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 2513/TTr-SNV ngày 29 tháng 6 năm 2021 và ý kiến thẩm định của Sở Tư pháp tại Công văn số 2695/STP-VB ngày 29 tháng 6 năm 2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định phân cấp tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 11 tháng 12 năm 2021.
Điều 3. Giám đốc Sở Nội vụ chịu trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc, thanh tra, kiểm tra hoặc phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan thanh tra, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đã phân cấp tại Quy định ban hành kèm theo Quyết định này.
Điều 4. Bãi bỏ các nội dung ủy quyền thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố trên lĩnh vực nội vụ đối với công chức tại các văn bản sau:
1. Khoản 1, 2 Điều 4 Quyết định số 4713/QĐ-UBND ngày 20 tháng 10 năm 2018 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố về ủy quyền cho Thủ trưởng các sở, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố.
2. Khoản 3, 4, 5 Điều 1 Quyết định số 3752/QĐ-UBND ngày 10 tháng 10 năm 2020 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố về sửa đổi, bãi bỏ một số điều của Quyết định số 4713/QĐ-UBND .
3. Khoản 3 Điều 1 Quyết định số 1280/QĐ-UBND ngày 14 tháng 4 năm 2021 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 4713/QĐ-UBND .
4. Quyết định số 5486/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2019 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố về ủy quyền cho Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện thực hiện điều động, chuyển công tác và tiếp nhận công chức, viên chức.
Điều 5. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố, Giám đốc Sở Nội vụ, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, thành phố thuộc Thành phố Hồ Chí Minh, Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
VỀ VIỆC PHÂN CẤP TUYỂN DỤNG, SỬ DỤNG VÀ QUẢN LÝ CÔNG CHỨC THUỘC THẨM
QUYỀN QUẢN LÝ CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 41/2021/QĐ-UBND ngày 01 tháng 12 năm 2021 của
Ủy ban nhân dân Thành phố)
Quy định này quy định về phân cấp tuyển dụng, sử dụng và quản lý đối với công chức trong các cơ quan, tổ chức hành chính thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh; Ủy ban nhân dân quận, huyện, thành phố thuộc Thành phố Hồ Chí Minh (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp huyện).
Quy định này áp dụng đối với:
1. Công chức theo khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức năm 2019.
2. Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường và công chức làm việc tại phường kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2021.
3. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức.
Điều 3. Nội dung phân cấp quản lý
1. Tuyển dụng công chức.
2. Sử dụng và quản lý công chức, gồm:
a) Bổ nhiệm vào ngạch, chuyển ngạch, nâng ngạch, nâng bậc lương và miễn nhiệm ngạch thanh tra.
b) Bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm và kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.
c) Luân chuyển công chức lãnh đạo, quản lý.
d) Điều động, biệt phái và tiếp nhận công chức.
đ) Đánh giá, xếp loại chất lượng công chức.
e) Đào tạo, bồi dưỡng.
g) Vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức.
h) Quản lý biên chế công chức.
i) Khen thưởng, kỷ luật công chức.
k) Thôi việc, nghỉ hưu công chức.
l) Quản lý hồ sơ công chức.
m) Báo cáo thống kê.
PHÂN CẤP TUYỂN DỤNG, SỬ DỤNG VÀ QUẢN LÝ CÔNG CHỨC
Việc tuyển dụng công chức gồm có các hình thức: thi tuyển, xét tuyển hoặc tiếp nhận người đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện của vị trí việc làm vào làm công chức.
Điều 5. Thẩm quyền tuyển dụng công chức
1. Thi tuyển công chức:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt kế hoạch và tổ chức thi tuyển công chức của Thành phố đối với nhu cầu tuyển dụng của các sở, ban, ngành Thành phố và Ủy ban nhân dân quận, huyện.
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố thuộc Thành phố Hồ Chí Minh quyết định việc tổ chức thi tuyển công chức đối với các vị trí việc làm thuộc thẩm quyền quản lý và biên chế được cấp có thẩm quyền giao.
2. Việc xét tuyển công chức do Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định theo quy định cụ thể của Chính phủ và Bộ Nội vụ.
3. Tiếp nhận vào làm công chức:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định tiếp nhận vào làm công chức đối với các vị trí, chức danh thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố.
b) Thủ trưởng các sở, ban, ngành Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập Hội đồng kiểm tra, sát hạch và quyết định tiếp nhận vào làm công chức đối với các vị trí việc làm thuộc thẩm quyền quản lý.
4. Ban hành quyết định tuyển dụng, quyết định tiếp nhận vào làm công chức:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành quyết định tuyển dụng, quyết định tiếp nhận và bổ nhiệm công chức đối với các vị trí, chức danh thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố.
b) Thủ trưởng các sở, ban, ngành Thành phố và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định tuyển dụng công chức đối với các vị trí, chức danh thuộc thẩm quyền quản lý, trừ thẩm quyền quy định tại điểm a khoản 4 Điều này.
Mục 2. SỬ DỤNG VÀ QUẢN LÝ CÔNG CHỨC
Điều 6. Bổ nhiệm vào ngạch, chuyển ngạch, nâng bậc lương đối với công chức
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố:
a) Quyết định bổ nhiệm ngạch, chuyển ngạch, xếp lương, nâng bậc lương thường xuyên, nâng bậc lương trước thời hạn; quyết định mức phụ cấp thâm niên vượt khung và các phụ cấp khác theo quy định pháp luật đối với công chức thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố.
b) Quyết định bổ nhiệm ngạch, xếp lương đối với công chức trúng tuyển kỳ thi nâng ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương, sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Nội vụ.
Quyết định xét nâng ngạch chuyên viên chính lên chuyên viên cao cấp hoặc tương đương theo quy định, hướng dẫn của Bộ Nội vụ.
c) Quyết định xét chuyển ngạch, bổ nhiệm, miễn nhiệm ngạch thanh tra theo quy định Luật Thanh tra và các quy định hiện hành.
2. Giám đốc Sở Nội vụ quyết định chuyển ngạch, xếp lương, nâng bậc lương thường xuyên, nâng bậc lương trước thời hạn; quyết định mức phụ cấp thâm niên vượt khung và các phụ cấp khác theo quy định pháp luật đối với công chức giữ ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương, trừ thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Thủ trưởng các sở, ban, ngành Thành phố và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định bổ nhiệm ngạch, chuyển ngạch, xếp lương, nâng bậc lương thường xuyên, nâng bậc lương trước thời hạn; quyết định mức phụ cấp thâm niên vượt khung và các phụ cấp khác theo quy định pháp luật đối với công chức ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương trở xuống, trừ thẩm quyền quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
1. Thi nâng ngạch công chức:
a) Ủy ban nhân dân Thành phố xây dựng Đề án tổ chức thi nâng ngạch công chức, trình Bộ Nội vụ thống nhất về nội dung (nếu có) và chỉ tiêu nâng ngạch; tổ chức và phê duyệt kết quả kỳ thi nâng ngạch công chức thuộc thẩm quyền tổ chức của Ủy ban nhân dân Thành phố.
b) Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định cử công chức tham dự các kỳ thi nâng ngạch do Bộ quản lý chuyên ngành tổ chức.
2. Xét nâng ngạch công chức:
a) Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định xét nâng ngạch công chức lên ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương và xét nâng ngạch cho các trường hợp thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố.
b) Các sở, ban, ngành Thành phố và Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định xét nâng ngạch đối với công chức ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương trở xuống, trừ thẩm quyền quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, xem xét từ chức, miễn nhiệm và kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đối với Giám đốc, Phó Giám đốc và tương đương ở các sở, ban, ngành Thành phố và Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận.
2. Thủ trưởng các sở, ban, ngành Thành phố và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, xem xét từ chức, miễn nhiệm, kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đối với Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và tương đương thuộc các sở, ban, ngành Thành phố; Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và tương đương thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.
3. Việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, xem xét từ chức, miễn nhiệm, chuyển đổi chức vụ và kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đối với Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường do Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận và Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố thuộc Thành phố Hồ Chí Minh quyết định.
4. Trường hợp có quy định khác về thẩm quyền bổ nhiệm thì thực hiện theo quy định pháp luật chuyên ngành.
Điều 9. Luân chuyển công chức lãnh đạo, quản lý
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố:
a) Quyết định luân chuyển công chức lãnh đạo, quản lý đối với các chức danh thuộc thẩm quyền bổ nhiệm và quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố.
b) Bố trí, phân công công chức thuộc thẩm quyền bổ nhiệm và quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố sau khi hết thời gian luân chuyển.
2. Thủ trưởng các sở, ban, ngành Thành phố và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định luân chuyển công chức lãnh đạo, quản lý đối với các chức danh thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Thủ trưởng các sở, ban, ngành Thành phố và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, trừ thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 10. Điều động, biệt phái và tiếp nhận công chức
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định điều động, biệt phái và tiếp nhận công chức thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố.
2. Thủ trưởng các sở, ban, ngành Thành phố và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định điều động, biệt phái và tiếp nhận công chức thuộc thẩm quyền quản lý, trừ thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 11. Đánh giá, xếp loại chất lượng công chức
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố đánh giá, xếp loại chất lượng Thủ trưởng các sở, ban, ngành Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận.
Việc đánh giá, xếp loại chất lượng Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện và thành phố thuộc Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện theo quy định hiện hành về phân cấp quản lý cán bộ.
2. Thủ trưởng các sở, ban, ngành Thành phố đánh giá, xếp loại chất lượng Phó Giám đốc sở và tương đương, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức trực thuộc và công chức của cơ quan, đơn vị được phân công quản lý.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện đánh giá, xếp loại chất lượng công chức từ cấp Trưởng phòng chuyên môn trực thuộc và tương đương trở xuống theo quy định pháp luật hiện hành.
Việc đánh giá, xếp loại chất lượng Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường do Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận quyết định.
4. Thủ trưởng cơ quan, tổ chức trực thuộc các sở, ban, ngành Thành phố và Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn đánh giá, xếp loại chất lượng cấp phó của cơ quan, tổ chức và công chức thuộc quyền quản lý.
5. Trường hợp có quy định khác về thẩm quyền đánh giá thì thực hiện theo quy định hiện hành.
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố:
a) Quyết định phê duyệt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức theo quy định.
b) Quyết định cử công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố tham gia các chương trình đào tạo, bồi dưỡng theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền.
2. Giám đốc Sở Nội vụ thành lập Hội đồng đền bù và quyết định đền bù chi phí đào tạo đối với những trường hợp thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố.
3. Thủ trưởng các sở, ban, ngành Thành phố và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập Hội đồng đền bù và quyết định đền bù chi phí đào tạo đối với công chức thuộc thẩm quyền quản lý, trừ thẩm quyền quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Điều 13. Vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức
1. Ủy ban nhân dân Thành phố:
a) Quyết định phê duyệt Đề án vị trí việc làm công chức (hoặc điều chỉnh Đề án vị trí việc làm) của các sở, ban, ngành Thành phố, Ủy ban nhân dân cấp huyện.
b) Tổng hợp cơ cấu ngạch công chức của các cơ quan, tổ chức gửi Bộ Nội vụ theo quy định.
2. Thủ trưởng các sở, ban, ngành Thành phố và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện triển khai thực hiện Đề án vị trí việc làm và đảm bảo tỷ lệ cơ cấu ngạch công chức theo cơ cấu được cấp thẩm quyền phê duyệt.
Điều 14. Quản lý biên chế công chức
1. Ủy ban nhân dân Thành phố:
a) Tổng hợp và lập kế hoạch biên chế công chức hàng năm của Thành phố, gửi Bộ Nội vụ theo quy định.
b) Trình Hội đồng nhân dân Thành phố quyết định tổng biên chế công chức của các sở, ban, ngành Thành phố và Ủy ban nhân dân cấp huyện.
2. Thủ trưởng các sở, ban, ngành Thành phố và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định phân bổ lại biên chế công chức cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị trực thuộc.
Điều 15. Khen thưởng, kỷ luật công chức
1. Việc khen thưởng đối với công chức thực hiện theo Luật Thi đua, khen thưởng, các văn bản hướng dẫn thi hành và phân cấp quản lý cán bộ, công chức của Thành phố.
2. Kỷ luật:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định xử lý kỷ luật công chức đối với các chức danh thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố.
b) Thủ trưởng các sở, ban, ngành Thành phố và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định kỷ luật công chức thuộc thẩm quyền bổ nhiệm, quản lý và sử dụng, trừ thẩm quyền quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
Điều 16. Thôi việc, nghỉ hưu đối với công chức
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định thôi việc, nghỉ hưu đối với công chức thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố.
2. Trừ các chức danh thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố, Giám đốc Sở Nội vụ quyết định thôi việc, nghỉ hưu đối với công chức giữ ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương, trừ thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Thủ trưởng các sở, ban, ngành Thành phố và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thôi việc, nghỉ hưu đối với công chức thuộc thẩm quyền bổ nhiệm, quản lý và sử dụng, trừ thẩm quyền quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Điều 17. Quản lý hồ sơ công chức
1. Giám đốc Sở Nội vụ quản lý hồ sơ đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố.
2. Thủ trưởng các sở, ban, ngành Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý hồ sơ công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý và công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm, quản lý và sử dụng.
1. Giám đốc Sở Nội vụ tổng hợp, ký ban hành các loại báo cáo về công tác quản lý cán bộ, công chức, viên chức, công tác Nội vụ mà Ủy ban nhân dân Thành phố định kỳ phải gửi về Bộ Nội vụ, các Bộ - ngành Trung ương có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Sở Nội vụ đang tham mưu, phụ trách.
2. Đối với các báo cáo không nằm trong danh mục nêu tại khoản 1 Điều này: Giám đốc Sở Nội vụ tổng hợp, tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố báo cáo Bộ Nội vụ, các Bộ - ngành Trung ương theo yêu cầu.
Điều 19. Điều khoản chuyển tiếp
1. Những người đang giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập được xác định là công chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức năm 2008 và các văn bản hướng dẫn thi hành thì tiếp tục thực hiện chế độ, chính sách và áp dụng các quy định của pháp luật về cán bộ, công chức cho đến hết thời hạn bổ nhiệm giữ chức vụ đang đảm nhiệm.
2. Các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp được áp dụng theo Quy định này để tuyển dụng, sử dụng và quản lý người làm việc trong cơ quan, đơn vị.
Điều 20. Trách nhiệm tổ chức thực hiện
1. Giám đốc Sở Nội vụ chịu trách nhiệm hướng dẫn và thường xuyên thanh tra, kiểm tra, đôn đốc các sở, ban, ngành Thành phố và Ủy ban nhân dân cấp huyện triển khai thực hiện Quy định này.
2. Thủ trưởng các sở, ban, ngành Thành phố và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện chịu trách nhiệm thực hiện và triển khai Quy định này đến cán bộ, công chức thuộc phạm vi quản lý.
3. Trường hợp các quy định được viện dẫn trong Quy định này có bổ sung, sửa đổi hoặc được thay thế thì áp dụng theo các văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành; trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
4. Trong quá trình thực hiện nếu phát sinh khó khăn, vướng mắc, các sở, ban, ngành Thành phố; Ủy ban nhân dân cấp huyện gửi văn bản về Ủy ban nhân dân Thành phố (thông qua Sở Nội vụ) để được hướng dẫn, giải quyết hoặc tổng hợp, tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.