ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 41/2014/QĐ-UBND |
Vĩnh Yên, ngày 08 tháng 09 năm 2014 |
ỦY BAN NHÂN DÂN
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03/12/2004;
Căn cứ Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường;
Căn cứ Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11/7/2007 của Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch; Nghị định số 124/2011/NĐ-CP ngày 28/12/2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11/7/2007;
Căn cứ Quyết định số 131/2009/QĐ-TTg ngày 02/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về một số cơ chế, chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư và quản lý, khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn;
Căn cứ Thông tư số 54/2013/TT-BTC ngày 04/5/2013 của Bộ Tài chính về quy định việc quản lý và khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung;
Xét đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 384/TTr-SKHĐT ngày 06/8/2014;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định một số cơ chế, chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư và quản lý khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc”.
Điều 2. Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan hướng dẫn thi hành Quyết định này.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, thị xã; Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, thị trấn và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
MỘT SỐ CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI, KHUYẾN KHÍCH ĐẦU TƯ VÀ QUẢN LÝ KHAI
THÁC CÔNG TRÌNH CẤP NƯỚC SẠCH NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC.
(Ban hành kèm theo Quyết định số
41/2014/QĐ-UBND ngày 08/09/2014 của UBND
tỉnh Vĩnh Phúc)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh:
Quy định này quy định một số cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ, khuyến khích đầu tư và quản lý, khai thác các công trình cấp nước sạch tập trung, phục vụ sinh hoạt và các mục đích khác của cộng đồng dân cư nông thôn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc Bao gồm:
a) Dự án đầu tư xây dựng mới;
b) Dự án đầu tư nâng cấp mở rộng công suất cấp nước;
c) Dự án đầu tư mở rộng phạm vi cấp nước.
2. Đối tượng áp dụng:
Các doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, các đơn vị sự nghiệp công lập, hợp tác xã, tư nhân (sau đây gọi là nhà đầu tư) thực hiện các hoạt động đầu tư, quản lý khai thác, sản xuất và kinh doanh nước sạch phục vụ người dân nông thôn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
1. Dự án đầu tư xây dựng mới: Là dự án được đầu tư xây dựng công trình cấp nước sạch mới, được tiến hành từ bước khảo sát, thiết kế, lập dự án đầu tư và thi công xây dựng công trình.
2. Dự án đầu tư nâng cấp mở rộng công suất cấp nước: Là dự án đầu tư nâng cấp công trình cấp nước sạch để tăng công suất cấp nước từ một công trình đã có, mở rộng phạm vi cấp nước; bao gồm các hạng mục: Nâng cấp công trình trạm để tăng công suất cấp nước, xây dựng mới tuyến đường ống cấp nước và các hạng mục trên tuyến cho phạm vi cấp nước do mở rộng công suất.
3. Dự án đầu tư mở rộng phạm vi cấp nước: Là dự án chỉ đầu tư xây dựng mới tuyến ống cấp nước và các hạng mục trên tuyến cho phạm vi mở rộng diện cấp nước mà không phải đầu tư nâng cấp công trình để tăng công suất từ công trình trạm đã có.
Điều 3. Điều kiện và nguyên tắc hỗ trợ
1. Điều kiện áp dụng:
a) Nhà đầu tư phải có phương án tổ chức sản xuất kinh doanh, cung cấp dịch vụ; có năng lực tài chính, năng lực quản lý khai thác và cam kết cung cấp dịch vụ nước sạch phục vụ người dân nông thôn trên địa bàn tỉnh theo dự án được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt
b) Các công trình cấp nước sạch nông thôn phải phù hợp với quy hoạch được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt
2. Nguyên tắc hỗ trợ:
Hỗ trợ sau đầu tư, việc hỗ trợ được thực hiện sau khi dự án hoàn thành đi vào hoạt động.
Điều 4. Các chính sách ưu đãi, khuyến khích đần tư
1. Ưu đãi về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất:
a) Nhà đầu tư xây dựng mới, đầu tư nâng cấp mở rộng công suất, đầu tư mở rộng phạm vi cấp nước các công trình cấp nước sạch nông thôn thì được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất và được miễn tiền sử dụng đất hoặc được Nhà nước cho thuê đất và được miễn tiền thuê đất.
b) Đất được Nhà nước giao hoặc cho thuê không được tính giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị tài sản của dự án, không có quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng, cho, cho thuê quyền sử dụng đất; không được thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất để vay vốn; không được góp vốn bằng quyền sử dụng đất để hợp tác sản xuất, kinh doanh. Việc sử dụng đất được nhà nước giao hoặc cho thuê phải đúng các quy định của pháp luật về đất đai, trường hợp sử dụng đất không đúng mục đích, không hiệu quả nhà nước sẽ thu hồi.
2. Ưu đãi về thuế:
a) Nhà đầu tư có thu nhập từ hoạt động quản lý, khai thác các công trình cấp nước sạch nông thôn theo dự án được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt, được áp dụng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp quy định tại Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường. Cụ thể như sau:
- Được áp dụng mức thuế suất thu nhập doanh nghiệp là 10% trong suốt thời gian hoạt động.
- Được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 04 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp trong 05 năm tiếp theo.
b) Đối với cơ sở có nhiều loại hình kinh doanh khác nhau, ngoài các hoạt động quy định tại điểm a, khoản 2, Điều này, phải thực hiện nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật.
3. Hỗ trợ đầu tư xây dựng công trình:
3.1. Các tổ chức, cá nhân đầu tư các dự án, công trình cấp nước nông thôn:
a) Được hưởng mức hỗ trợ từ nguồn vốn ngân sách nhà nước theo tổng dự toán của dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt:
+ 45% đối với vùng thị trấn, thị tứ.
+ 60% đối với vùng đồng bằng.
+ 75% đối với các vùng nông thôn khác.
+ 90% đối với các xã đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc và miền núi.
b) Được vay vốn tín dụng ưu đãi theo quy định hiện hành.
c) Được ưu tiên vay lại từ nguồn vốn của các tổ chức quốc tế cho Chính phủ Việt Nam vay ưu đãi.
3.2. Hỗ trợ bù giá nước sạch nông thôn:
Trường hợp giá bán nước sạch do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thấp hơn giá thành được tính đúng, tính đủ theo quy định, thì hàng năm Ủy ban nhân dân tỉnh sẽ xem xét, cấp bù từ ngân sách địa phương để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của đơn vị cấp nước.
1. Trích nộp khấu hao cơ bản tài sản cố định:
a) Các công trình đều phải trích khấu hao đầy đủ theo quy định. Trường hợp đặc biệt chưa thể trích khấu hao hoặc chưa thể trích đủ khấu hao theo quy định, UBND tỉnh quyết định việc giảm mức trích khấu hao đối với từng công trình cho phù hợp.
b) Chi phí khấu hao công trình được nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, trừ trường hợp được phép để lại để đầu tư trở lại cho công trình theo quyết định của UBND tỉnh.
c) Trường hợp phương án giá tiêu thụ nước sạch thấp hơn phương án giá thành nước sạch đã tính đúng, tính đủ theo quy định thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét cho giảm mức trích khấu hao song vẫn phải đảm bảo chi phí bảo trì công trình. Trường hợp đã giảm hết mức trích khấu hao mà vẫn chưa bù đắp đủ chi phí, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cấp bù phần chênh lệch từ ngân sách địa phương theo quy định tại Quyết định số 131/2009/QĐ-TTg ngày 02 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ.
2. Xác định thời gian trích khấu hao của công trình:
Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thời gian trích khấu hao của từng công trình theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo nguyên tắc sau: Tối thiểu không dưới 05 năm và tối đa không quá 20 năm.
3. Nguồn vốn thực hiện:
a) Đối với nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước: Nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương và nguồn vốn khuyến khích đầu tư từ ngân sách tỉnh.
b) Nguồn vốn của nhà đầu tư: Nhà đầu tư được phép huy động vốn dưới dạng góp cổ phần; vốn vay; vốn đóng góp của người sử dụng nước sạch; vốn huy động từ các nguồn hợp pháp khác để đầu tư xây dựng và kinh doanh công trình cấp nước sạch nông thôn trên địa bàn tỉnh.
Điều 6. Quản lý, khai thác các công trình cấp nước sạch nông thôn
Nhà đầu tư có trách nhiệm quản lý, khai thác, sửa chữa, nâng cấp và kinh doanh công trình cấp nước sạch nông thôn do mình đầu tư hoặc có thể thuê, thỏa thuận, ký hợp đồng với một đơn vị khác có đủ năng lực để quản lý, khai thác công trình nhưng phải bảo đảm cam kết cung cấp dịch vụ nước sạch phục vụ.
Điều 7. Trách nhiệm của các sở, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các cấp
1. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
a) Theo dõi, đánh giá tình hình thực hiện cơ chế, chính sách và báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định.
b) Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các sở, ngành liên quan tiếp nhận hồ sơ dự án, thẩm định dự án đầu tư trình Ủy ban nhân dân tỉnh chấp thuận chủ trương và cấp Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định.
c) Chủ trì cân đối và bố trí nguồn vốn hỗ trợ đầu tư.
d) Kiểm tra theo dõi kết quả thực hiện các dự án đầu tư được phê duyệt.
e) Là cơ quan đầu mối thực hiện các thủ tục ưu đãi và hỗ trợ cho nhà đầu tư.
f) Nghiên cứu bổ sung hoặc sửa đổi chính sách hỗ trợ, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định khi cần thiết
2. Sở Tài chính:
a) Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư cân đối, bố trí nguồn vốn hỗ trợ đầu tư hàng năm.
b) Hướng dẫn nhà đầu tư về trình tự, thủ tục thực hiện cấp phát, thanh quyết toán; đôn đốc giải ngân; thanh tra, kiểm tra việc sử dụng vốn hỗ trợ theo quy định của nhà nước và Ủy ban nhân dân tỉnh.
c) Căn cứ quy định hiện hành của nhà nước trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định mức trích khấu hao, phương thức thu, nộp và sử dụng nguồn vốn hình thành từ khấu hao tài sản cố định đối với phần vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước; hướng dẫn nhà đầu tư thực hiện.
d) Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các sở, ngành liên quan tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định khung giá bán nước phục vụ sinh hoạt và các mục đích khác cho cộng đồng dân cư nông thôn.
3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
a) Phối hợp với các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố triển khai thực hiện cơ chế, chính sách theo đúng quy định hiện hành.
b) Đôn đốc, theo dõi, giám sát việc triển khai thực hiện đầu tư các công trình cấp nước sạch nông thôn theo quy định.
c) Thực hiện và công bố quy hoạch cấp nước sạch nông thôn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 làm căn cứ để triển khai thực hiện cơ chế, chính sách này.
d) Theo dõi, giám sát và quản lý chất lượng nước cung cấp của nhà đầu tư, kịp thời có biện pháp xử lý nếu chất lượng nước cung cấp của nhà đầu tư không đảm bảo chất lượng theo quy định hiện hành.
4. Sở Tài nguyên và Môi trường:
a) Thực hiện công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, kiểm tra, theo dõi và xử lý công tác bảo vệ môi trường của nhà đầu tư; thẩm định, hướng dẫn nhà đầu tư lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường theo quy định.
b) Hướng dẫn nhà đầu tư thực hiện các thủ tục giao đất, cho thuê đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định hiện hành của nhà nước.
c) Hướng dẫn nhà đầu tư thực hiện các thủ tục về cấp phép khai thác tài nguyên nước theo quy định.
5. Cục Thuế tỉnh hướng dẫn nhà đầu tư làm các thủ tục để được hưởng các chính sách ưu đãi về thuế, tiền thuê đất theo quy định.
6. Các sở, ngành có liên quan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, tổ chức thực hiện các nội dung của Quy định này.
7. Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, thị xã:
a) Tổ chức thu hồi, đền bù, giải phóng mặt bằng và giao đất cho nhà đầu tư khi triển khai dự án được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt
b) Phổ biến cơ chế, chính sách đến các địa phương, các tổ chức, cá nhân và các nhà đầu tư có nhu cầu đầu tư sản xuất, kinh doanh dịch vụ nước sạch nông thôn.
8. Ủy ban nhân dân xã, thị trấn:
a) Có trách nhiệm phối hợp trong công tác thu hồi, đền bù giải phóng mặt bằng các công trình được triển khai trên địa bàn.
b) Thực hiện giám sát của cộng đồng dân cư trong quá trình quản lý, khai thác các công trình cấp nước sạch nông thôn theo quy định của pháp luật.
c) Vận động, tuyên truyền nhân dân, các cơ quan đơn vị trên địa bàn sử dụng nước sạch phát huy hiệu quả công trình.
9. Nhà đầu tư:
a) Có trách nhiệm xây dựng, quản lý, khai thác, sửa chữa, nâng cấp và kinh doanh công trình cấp nước sạch nông thôn theo đúng dự án được Ủy ban nhân dân tỉnh chấp thuận đầu tư.
b) Thực hiện cam kết cung cấp dịch vụ nước sạch cho người dân đảm bảo số lượng, chất lượng và giá bán nước sạch theo quy định.
Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm thực hiện đúng Quy định này. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc kịp thời phản ánh về Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.