ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 405/2004/QĐ-UB |
Yên Bái, ngày 24 tháng 12 năm 2004 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG ĐO ĐẠC VÀ BẢN ĐỒ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH YÊN BÁI
- Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
- Căn cứ Nghị định số 12/2002/NĐ-CP ngày 22/01/2002 của Chính phủ về hoạt động đa đạc và bản đồ;
- Căn cứ Quyết định số 83/2000/QĐ-TTg ngày 12/07/2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc sử dụng hệ quy chiếu và hệ tọa độ Quốc gia Việt Nam;
- Căn cứ Thông tư số 973/2001/QĐ-BTNMT ngày 04/5/2004 của Bộ Trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về ban hành quy chế đăng ký và cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ;
- Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Yên Bái tại Tờ trình số 71/TT-TNMT ngày 10/5/2004,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định về hoạt động Đo đạc và Bản đồ trên địa bàn tỉnh Yên Bái”.
Điều 2: Sở Tài nguyên và Môi trường Yên Bái có trách nhiệm hướng dẫn, quản lý, kiểm tra việc thực hiện quy định hoạt động về đo đạc và bản đồ trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
Điều 3: Chánh văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành của Tỉnh; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã và các đơn vị có liên quan đến hoạt động đo đạc và bản đồ trên địa bàn tỉnh Yên Bái chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH YÊN BÁI |
VỀ HOẠT ĐỘNG ĐO ĐẠC VÀ BẢN
ĐỒ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 405/2004/QĐ-UB ngày 24/12/2004 của Uỷ ban
nhân dân tỉnh Yên Bái)
1. Quy định này áp dụng đối với các doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, viện, trung tâm nghiên cứu chuyển giao công nghệ, các trường đào tạo có hoạt động hành nghề đo đạc và bản đồ trên địa bàn tỉnh Yên Bái (sau đây gọi chung là các tổ chức, cá nhân).
2. Không áp dụng đối với các đơn vị đo đạc thuộc lực lượng vũ trang nhân dân thực hiện hoạt động đo đạc và bản đồ phục vụ mục đích an ninh, quốc phòng trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
Điều 2. Giải thích các khái niệm, từ ngữ
Các từ trong quy định này được hiểu như sau:
1. Hệ tọa độ UTM: Hệ quy chiếu của Mỹ cho khu vực Nam Á với Ê-líp-xo-ít Everest; điểm gốc tại Ấn độ lưới chiếu tọa độ phẳng UTM. Hệ tọa độ đã được thiết lập cho miền nam nước ta đo nối với các điểm tọa độ của Campuchia, Thái Lan và Ấn Độ.
2. Hệ tọa độ Hà Nội 72: Hệ quy chiếu được lựa chọn là hệ thống cho các nước xã hội chủ nghĩa với Ê-líp-xô-ít Krasovski; điểm gốc tại đài thiên văn Pun-kô-vơ (Liên xô cũ), lưới chiếu tọa độ phẳng Gaus Kruger. Hệ tọa độ được truyền tới Việt Nam thông qua lưới tọa độ quốc gia Trung Quốc và được Chính phủ quyết định công bố năm 1972, nên gọi là tọa độ Hà Nội 72 (viết tắt là HN-72).
3. Hệ quy chiếu và hệ tọa độ quốc gia Việt Nam 2000: Hệ quy chiếu với Ê-líp-xô-ít quốc tế WGS - 84 toàn cầu; điểm gốc tọa độ quốc gia N00 đặt trong khuôn viên Viện nghiên cứu địa chính, đường Hoàng Quốc Việt, Hà Nội; lưới chiếu hình trụ ngang đồng góc UTM quốc tế; chia mảnh theo hệ thống lưới chiếu hình trụ ngang đồng góc UTM quốc tế, danh pháp tờ bản đồ theo hệ thống bản đồ địa hình cơ bản hiện hành, có chú thích danh pháp UTM quốc tế; được Thủ tướng Chính phủ quyết định sử dụng trong phạm vi cả nước tại Quyết định số 83/2000/QĐ-TTg ngày 12/7/2000 và được gọi tắt là Hệ tọa độ quốc gia Việt Nam 2000; viết tắt là VN-2000.
4. Đo đạc: Là lĩnh vực hoạt động khoa học kỹ thuật sử dụng các thiết bị thu nhận thông tin nhằm xác định các đặc trưng hình học và các thông tin có liên quan của các đối tượng ở mặt đất, lòng đất, mặt nước và đáy nước. Các thể loại đo đạc bao gồm: Đo đạc mặt đất, đo đạc đáy nước, đo đạc trọng lực, đo đạc ảnh, đo đạc hàng không, đo đạc vệ tinh.
5. Bản đồ: Là lĩnh vực hoạt động khoa học kỹ thuật thu nhận và xử lý thông tin, dữ liệu thu được từ quá trình đo đạc, khảo sát thực địa để biểu thị bề mặt trái đất dưới dạng mô hình thu nhỏ bằng hệ thống ký hiệu và mầu sắc theo các quy tắc toán học nhất định. Các thể loại bản đồ bao gồm: Bản đồ địa hình, bản đồ địa chính, bản đồ hành chính, bản đồ chuyên đề và các loại bản đồ chuyên ngành khác.
6. Hệ quy chiếu: Là hệ thống tọa độ toán học không gian và trên mặt phẳng để biểu thị lên đó các kết quả đo đạc và bản đồ; hệ quy chiếu quốc gia là hệ quy chiếu được lựa chọn để sử dụng thống nhất trong cả nước, kinh tuyến trục được quy định cho từng tỉnh.
7. Hệ thống điểm đo đạc cơ sở: Là các điểm có đấu mốc kiên cố trên thực địa được đo liên kết thành các mạng lưới nhằm mục đích xác định giá trị của đại lượng thuộc thể loại: tọa độ, độ sâu, độ cao, trọng lực, thiên văn, vệ tinh tại các điểm đó để làm gốc đo đạc cho từng khu vực; hệ thống điểm đo đạc cơ sở quốc gia là hệ thống điểm đo đạc cơ sở được thành lập theo tiêu chuẩn thống nhất phục vụ nhu cầu sử dụng chung cho tất cả các ngành và các địa phương; hệ thống điểm đo đạc cơ sở chuyên dụng là hệ thống điểm đo đạc cơ sở được thành lập phục vụ nhu cầu riêng của từng ngành hoặc từng địa phương.
9. Hệ thống bản đồ địa hình quốc gia: Là hệ thống bản đồ địa hình thể hiện địa hình và địa vật của bề mặt trái đất trên cả là đất liền và đáy biển, phủ trùm cả nước, toàn tỉnh hoặc vùng lãnh thổ theo một tỷ lệ nhất định.
10. Công trình xây dựng đo đạc bao gồm:
a. Các trạm quan trắc cố định về: Thiên văn, trắc địa, vệ tinh, trọng lực, độ cao, độ sâu, thời gian, sau đây gọi chung là: Trạm quan trắc cố định;
b. Các điểm gốc đo đạc quốc gia;
c. Các cơ sở kiểm định tham số của thiết bị đo đạc, sau đây gọi chung là cơ sở kiểm định thiết bị đo đạc;
d. Dấu mốc đo đạc: Dấu mốc của các điểm thuộc hệ thống điểm đo đạc cơ sở;
11. Sản phẩm đo đạc: Là kết quả thực hiện các thể loại đo đạc, công trình xây dựng đo đạc và các tư liệu thuyết minh kèm theo, dữ liệu đo và dữ liệu đã xử lý, không ảnh và không ảnh đã xử lý, các tư liệu điều tra khảo sát khác có liên quan.
12. Sản phẩm bản đồ: Là các loại sơ đồ, bình đồ, bản đồ ảnh, tập bản đồ, Athats, sa bàn, bản đồ nổi, quả địa cầu được thành lập trên các loại vật liệu truyền thống hoặc trên các phương tiện kỹ thuật số. Ấn phẩm bản đồ là sản phẩm bản đồ được nhân bản trên giấy, trên các vật liệu khác hoặc nhân bản bằng kỹ thuật số.
13. Công trình, sản phẩm đo đạc và bản đồ bao gồm: Sản phẩm đo đạc, sản phẩm bản đồ, kết quả nghiên cứu khoa học trái đất bằng phương pháp đo đạc.
14. Thông tin, tư liệu đo đạc và bản đồ: Bao gồm các sản phẩm đo đạc (trừ các vật kiến trúc thuộc công trình xây dựng đo đạc), sản phẩm bản đồ, hệ thống thông tin địa lý, hệ thống thông tin đất đai.
Điều 3. Quản lý Nhà nước về đo đạc và bản đồ
Quản lý Nhà nước về đo đạc và bản đồ bao gồm các nội dung sau:
1. Xây dựng và quản lý kế hoạch dài hạn, kế hoạch ngắn hạn và hàng năm công tác đo đạc và bản đồ trên địa bàn tỉnh Yên Bái;
2. Ban hành quy định hướng dẫn áp dụng tiêu chuẩn kinh tế - kỹ thuật đo đạc và bản đồ phù hợp với địa bàn tỉnh Yên Bái;
3. Quản lý hoạt động đo đạc và bản đồ;
a. Thẩm định khả năng hoạt động đo đạc và bản đồ của các tổ chức, cá nhân đăng ký hoạt động đo đạc và bản đồ trên địa bàn tỉnh Yên Bái, đề nghị cơ quan quản lý Nhà nước về đo đạc, bản đồ cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ cho các tổ chức, cá nhân đủ điều kiện;
b. Kiểm tra định kỳ việc thực hiện quy chế đăng ký hoạt động đo đạc và bản đồ đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động đo đạc và bản đồ trên địa bàn;
4. Quản lý chất lượng công trình, sản phẩm đo đạc và bản đồ, quản lý xuất bản và phát hành sản phẩm đo đạc và bản đồ trên địa bàn tỉnh;
5. Quản lý công tác đo đạc và bản đồ về địa giới hành chính; hiệu chỉnh bản đồ địa hình; chỉnh lý biến động đất đai trên bản đồ địa chính, hệ thống địa danh trên bản đồ trong phạm vi địa bàn tỉnh Yên Bái;
6. Quản lý việc bảo mật và cung cấp thông tin tư liệu đo đạc và bản đồ.
Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện các chức năng quản lý Nhà nước về đo đạc và bản đồ trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
HỆ QUY CHIẾU VÀ HỆ TỌA ĐỘ QUỐC GIA VIỆT NAM 2000
Điều 4. Hệ quy chiếu; Hệ tọa độ quốc gia VN 2000
1. Việc xây dựng hệ thống tọa độ các cấp hạng, hệ thống bản đồ nền, hệ thống bản đồ địa hình cơ bản, hệ thống bản đồ địa chính và các loại bản đồ chuyên đề trên nền bản đồ địa hình cơ bản trên địa bàn tỉnh Yên Bái được áp dụng thống nhất bằng hệ quy chiếu và hệ tọa độ quốc gia VN-2000 (sau đây gọi tắt là hệ tọa độ VN-2000).
2. Kinh tuyến trục được quy định phù hợp với vị trí địa lý cho địa bàn tỉnh Yên Bái là 104045/.
3. Việc tính chuyển giữa các Hệ VN-2000, HN-72 và WGS-84 quốc tế được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 973/2001/TT-TCĐC ngày 20/6/2001 của Tổng cục Địa chính (nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường) hướng dẫn áp dụng hệ quy chiếu và hệ tọa độ quốc gia VN-2000.
Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tính chuyển các hệ tọa độ về hệ tọa độ VN-2000 và cung cấp cho các đơn vị có nhu cầu theo quy định hiện hành.
Điều 5. Chia múi và phân mảnh bản đồ
Hệ thống bản đồ địa hình cơ bản được phân mảnh theo hệ thống UTM quốc tế, phiên hiệu mảnh bản đồ trong hệ thống bản đồ địa hình cơ bản đặt theo hệ thống phiên hiệu mảnh bản đồ được quy định tại Thông tư số 973/2001/TT-TCĐC (nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường). Phân mảnh hệ thống bản đồ địa chính thực hiện theo quy định lại Quy phạm thành lập bản đổ địa chính tỷ lẹ 1:500; 1:1.000; 1:2.000; 1:5.000; 1:10.000 và Ì:25.000 do Tổng cục Địa chính ban hành năm 1999.
Điều 6: Xử lý các tồn tại về hệ toa độ đối với các loại bản đồ hiện có
1.Các loại bản đổ địa hình, bản đồ chuyên để, bản dồ chuyên ngành in trên vật liệu truyền thống đã được thành lập trong hệ HN-72 và đang còn giá trị sử dụng thì tiếp tục sử dụng trong hệ HN-72 cho tới khi bản đổ hết giá trị sử dụng. Khi cần phải sử dụng trong hệ VN-2000 thì kẻ thêm lưới ô vuông, tọa độ theo hệ VN-2000.
2. Các loại bản đồ địa hình, bản đồ địa chính, bản đồ chuyên đề, bản đồ chuyên ngành đã thành lập ở dạng số trong hệ HN-72 và đăng còn giá trị sử dụng thì chuyển sang Hệ VN-2000 theo phương pháp tính chuyển tọa độ bằng phần mềm phù hợp do Bộ Tài nguyên và Môi trường phát hành.
Điều 7: Hoạt động đo đạc và bản đồ
Hoạt động đo đạc và bản đồ trên địa bàn tỉnh Yên Bái bao gồm:
1. Thiết lập và xây dựng hệ quy chiếu quốc gia, hệ thống số liệu gốc quốc gia, hệ thống điểm đo đạc cơ sở quốc gia, hệ thống bản đồ địa hình quốc gia, hệ thống bản đồ nền, hệ thống bản đồ hành chính; hệ thống bản đồ địa lý quốc gia, hệ thống khống chế ảnh cơ bản; cơ sở dữ liệu địa lý quốc gia trên cơ sở bản đồ địa hình quốc gia và bản đồ nền.
Các hoại động này do Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm phối hợp và tiếp nhận các thành quả để triển khai thực hiện ở địa phương.
2. Các hoạt động về đo đạc và bản đồ do địa phương thực hiện:
a. Xây dựng hệ thống điểm tọa độ địa chính cấp I, cấp II trên cơ sở các điểm tọa độ Nhà nước;
b. Xây dựng hệ thống điểm độ cao thuỷ chuẩn từ hạng IV trở xuống, xây dựng hệ thống bản đồ tỷ lệ lớn từ 1/5000 trở lên để phục vụ xây dựng các công trình dân dụng và kết cấu hạ tầng;
c. Xây dựng hệ thống bản đồ địa chính, hệ thống thông tin đất đai, bản đồ hành chính, bản đồ du lịch....;
d. Xây dựng và phát hành hệ thống bản đồ chuyên ngành, bình đồ, mặt cắt để phục vụ cho các ngành giao thông, thủy lợi, xây dựng và các ngành khác có nhu cầu sử dụng.
Sở Tài nguyên và Mồi trường có trách nhiệm xây dựng kế hoạch hoạt động dài hạn và hàng năm về đo đạc và bản đồ trên địa bàn tỉnh, trình cấp có thẩm quyển và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.
Điều 8: Giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ
Các tổ chức, cá nhân khi tiến hành hoạt động đo đạc và bản đồ phải có giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp, khi tổ chức triển khai các nội dung về đo đạc và bản đồ trên địa bàn tỉnh Yên Bái phải được sự đồng ý của Uỷ ban nhân dân tỉnh Yên Bái và thông báo cho Sở Tài nguyên và Môi trường.
Tổ chức, cá nhân có nhu cầu hoạt động đo đạc và bản đồ trong phạm vi được phép và có đủ điều kiện chuyên môn, kỹ thuật về đo đạc và bản đồ đều được cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ.
Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm hướng dẫn cụ thể về cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ theo quy định tại Quyết định số 05/2004/QĐ-BTNMT ngày 04/5/2004 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Điểu 9: Thành lập, xuất bản và phát hành sản phẩm bản đồ
1. Các tổ chức, cá nhân được phép thành lập các thể loại sản phẩm bản đồ phù hợp với giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ đã được cấp, được quyền phổ biến sản phẩm của mình theo quy định của Luật Xuất bản; khi xuất bản, ngoài việc nộp lưu chiểu theo quy định, phải nộp cho Bộ Tài nguyên và Môi trường và Sở Tài nguyên và Môi trường tùy theo quy mô của từng dự án đo đạc và bản đồ. Sản phẩm bản đồ thuộc diện bảo mật theo quy định lại Quyết định số 212/2003/QĐ-TTg ngày 21/10/2003 cùa Thủ tướng Chính phủ về danh mục bí mật Nhà nước, độ Tối mật trong lĩnh vực Tài nguyên Môi trường.
2. Việc thành lập các loại sản phẩm bản đồ chuyên đề phải dựa vào các lớp thông tin lấy từ hệ thống bản đồ nền, bản đồ địa hình quốc gia, bản đồ hành chính do Bộ Tài nguyên và Môi trường thành lập, trong trường hợp cần sử dụng thông tin nền khác phải được sự đồng ý của Cơ quan Nhà nước có thẩm quyên.
1. Các ngành, các cấp có nhu cầu về đo đạc bản đồ phải chịu trách nhiệm về khối lượng và chất lượng các công trình, sản phẩm đo đạc và bản đổ được giao bằng ngân sách Nhà nước; tổ chức, cá nhân trực tiếp thực hiện các công trình sản phẩm đo đạc và bản đồ phải chịu trách nhiệm về chất lượng phần công trình, sản phẩm đo đạc và bản đồ do mình thực hiện.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường có nhiệm vụ cung cấp thông tin tư liệu về tọa độ, độ cao các cấp, sản phẩm đo đạc và bản đồ trên địa bàn tỉnh cho các đơn vị hoạt động đo đạc và bản đồ có nhu cầu khi có đủ điều kiện về thủ tục theo quy định.
Kiểm tra, thẩm định chất lượng các công trình sản phẩm đo đạc và bản đồ địa chính, đo đạc và bản đồ chuyên dụng của địa phương, các ngành thực hiện bằng ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh.
Các Sở, ban ngành có liên quan đến hoạt động đo đạc và bản đồ có trách nhiệm kiểm tra, thẩm định chất lượng công trình sản phẩm đo đạc và bản đồ chuyên ngành thuộc phạm vi của ngành mình thực hiện.
Tổ chức và cá nhân có chức năng thẩm định chất lượng công trình sản phẩm đo đạc và bản đồ có nhiệm vụ thẩm định chất lượng khi có yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và chịu trách nhiêm trước pháp luật về kết quả thẩm định.
3. Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép hoạt dộng đo đạc và bản đồ có chức năng kiểm tra kỹ thuật và thẩm định chất lượng thì được thực hiện kiểm tra kỹ thuật và thẩm định chất lượng công trình, sản phẩm đo đạc và bản đồ theo đề nghị của chủ đầu tư.
Điều 11. Bảo vệ các công trình xây dựng đo đạc
1. Công trình do đạc là tài sản của Nhà nước, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm bảo quản giữ gìn và giáo dục mọi công dân ý thức bảo vệ các công trình này.
Mọi tổ chức, cá nhân không được tự tiện sử dụng công trình xây dựng đo đạc nếu không được sự chấp thuận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Trong quá trình sử dụng vào các hoại động đo đạc không làm hư hỏng các công trình xây dựng đo đạc, sử dụng xong phải khôi phục lại tình trạng ban đầu.
2. Sau khi hoàn thành việc xây dựng các dấu mốc đo đạc, các đơn vị thực hiện nhiệm vụ đo đạc phải bàn giao dấu mốc đo đạc kèm theo sơ đồ vị trí điểm và tình trạng mốc tại thực địa cho cán bộ địa chính xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là cán bộ địa chính xã) với sự có mặt của chủ sử dụng đất nơi chôn mốc đo đạc có xác nhận của Uỷ ban nhân cấp xã; khi hoàn thành toàn bộ dự án đơn vị thi công phải bàn giao toàn bộ số lượng các dấu mốc kèm theo bản ghi chú điểm cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để quản lý và khai thác sử dụng.
a. Chủ sử dụng đất và chủ sở hữu công trình nơi có các dấu mốc đo đạc có trách nhiệm báo cáo cán bộ địa chính cấp xã khi tiến hành xây dựng hoặc cải tạo công trình trong trường hợp có ảnh hưởng đến dấu mốc đo đạc.
b. Cán bộ địa chính xã có trách nhiệm:
- Ghi vào sổ địa chính ở phần ghi chú về dấu mốc đo đạc trên thửa đất;
- Bảo vệ dấu mốc đo đạc không bị phá hủy hoặc hư hỏng;
- Khi phát hiện phải báo cho cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền về các dấu mốc đo đạc bị xâm hại hoặc có khả năng bị xâm hại.
c. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm:
Phối hợp với các đơn vị xây đựng công trình đo dạc chỉ rõ các dấu mốc đo đạc cho chủ sử dụng đất biết các dấu mốc đo đạc và các công trình do đạc có trên thửa đất và ghi vào biên bản bàn giao khi giao đất tại thực địa cho các tổ chức, cá nhân.
Báo cáo hàng năm với Uỷ ban nhân dân tỉnh và Bộ Tài nguyên và Môi trường về số lượng dấu mốc do đạc mới xây dựng, kèm theo số liệu đo đạc, cấp hạng và tình trạng sử dụng dấu mốc đo đạc trên địa bàn toàn tỉnh.
Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết trường hợp công trình xây dựng trên thửa đất làm ảnh hưởng đến dấu mốc đo đạc, báo cáo Cục Đo đạc và bản đồ, Bộ Tài nguyên và Môi trường để có quyết định hủy bỏ, gia cố hoặc di dời.
Điều 12: Lưu trữ và cung cấp thông tin tư liệu đo đạc bản đồ
1. Thông tin tư liệu đo đạc và bản đồ bao gồm các số liệu về hệ thống điểm đo đạc cơ sở, số liệu tọa độ, độ cao các điểm địa chính, hệ thống bản đồ địa hình, bản đồ hành chính, bản đồ địa chính, bản đồ chuyên đề, hệ thống thông tin đất đai trên địa bàn toàn tỉnh.
Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm cập nhật, lưu trữ và cung cấp thông tin tư liệu đo đạc và bản đồ theo quy định.
2. Các ngành, các đơn vị hoạt động (đo đạc và bản đồ trên địa bàn tỉnh trước khi tiến hành các dự án, công trình, phải đến Sở Tài nguyên và Môi trường để được cung cấp thông tin và thống nhất về hệ tọa độ, độ cao trong vùng thực hiện dự án và phải giao nộp kết quả sau khi hoàn thành dự án, công trình về đo đạc và bản đồ để được lưu trữ quản lý và cập nhật theo quy định.
Điều 13: Thanh tra đo đạc và bản đồ
1. Nội dung thanh tra đo đạc và bản đồ bao gồm:
a. Thanh tra việc chấp hành các vãn bản pháp luật về đo đạc và bản đổ;
b. Thanh tra việc đo đạc và bản đồ theo yêu cầu của Ủy ban nhân tỉnh;
c. Xác minh, kết luận, khiếu nại, tố cáo; kiến nghị với cấp có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tố cáo trong lĩnh vực đo đạc và bản đồ;
2. Đoàn thanh tra hoặc thanh tra viên tiến hành thanh tra đo đạc và bản đồ có quyền:
a. Yêu cầu các tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu cần thiết cho việc thanh tra;
b. Quyết định tạm thời hay đình chỉ thi công công trình, sản phẩm đo đạc bản đồ thực hiện bằng nguồn ngân sách nhà nước không theo kế hoạch hoặc không đúng dự án được phê duyệt, báo cáo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định;
c. Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm về đo đạc và bản đồ theo quy định của pháp luật.
3. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tổ chức và thực hiện việc thanh tra, kiểm tra các hoạt động về đo đạc và bản đồ theo quy định.
1. Mọi tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về đo đạc và bản đồ thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Cán bộ, công chức Nhà nước lợi dụng chức vụ quyền hạn có hành vi cản trở hoặc gây thất thoát, thiệt hại cho công tác đo đạc và bản đồ thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định hiện hành.
Điều 15: Trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường về hoạt động đo đạc và bản đồ
1. Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan thẩm định trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt các dự án về đo đạc và bản đồ bằng ngân sách Nhà nước, nguồn vốn của các tổ chức quốc tế, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và tổ chức chỉ đạo triển khai trên cơ sở dự án được phê duyệt (trừ dự án có liên quan đến bí mật quốc phòng và an ninh).
2. Ban hành các quy định, hướng dẫn tiêu chuẩn kinh tế - kỹ thuật về đo đạc và bản đồ phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương.
3. Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thẩm định khả năng hoạt động đo đạc và bản đồ của các tổ chức, cá nhân đăng ký hoạt động đo đạc và bản đồ ở địa bàn tỉnh Yên Bái và đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ cho các tổ chức, cá nhân đủ điều kiện; phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan đến hoạt động đo đạc và bản đồ kiểm tra định kỳ thực hiện quy chế đăng ký hoạt động đo đạc và bản đồ đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động đo đạc và bản đồ trong phạm vi toàn tỉnh.
4. Theo dõi việc mua bán, phát hành bản đồ trên địa bàn tỉnh Yên Bái và đề nghị các cơ quan quản lý Nhà nước về xuất bản đình chỉ phát hành. Thu hồi các ấn phẩm bản đồ có sai sót nghiêm trọng về kỹ thuật, ấn phẩm bản đồ có nội dung thuộc phạm vi cấm theo quy định của Luật Xuất bản.
5. Phối hợp với Sở Nội vụ quản lý việc đo đạc, thành lập bản đồ phúc vụ phân định điều chỉnh và giải quyết tranh chấp địa giới hành chính các cấp thẩm định việc thể hiện đường địa giới hành chính các cấp lên các loại bản đồ trên cơ sở bộ hồ sơ địa giới hành chính đã lập theo Chỉ thị số 364/CP ngày 06/11/1991 của Thủ tướng Chính phủ.
Thủ trưởng các sở, ban, ngành, các đơn vị có liên quan đến hoạt động đo đạc và bản đồ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao có trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thực hiện Quy định này./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.