ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4047/QĐ-UBND |
Thanh Hóa, ngày 22 tháng 11 năm 2022 |
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN NÔNG TỈNH THANH HÓA, GIAI ĐOẠN 2023 - 2025
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức chính phủ và Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2019;
Căn cứ Nghị định số 83/2018/NĐ-CP ngày 24/5/2018 của Chính phủ về Khuyến nông;
Căn cứ Thông tư số 75/2019/TT-BTC ngày 04/11/2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về Quy định quản lý, sử dụng kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách nhà nước thực hiện hoạt động khuyến nông;
Theo đề nghị của Hội đồng thẩm định Chương trình Khuyến nông tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2023-2025 tại Tờ trình số 235/TTr-HĐTĐ ngày 12/11/2022.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Chương trình Khuyến nông tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2023 - 2025 (có phụ lục kèm theo).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Khoa học và Công nghệ; Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh; Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
KT.
CHỦ TỊCH |
KHUYẾN NÔNG TỈNH THANH HÓA, GIAI ĐOẠN 2023 -
2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 4047/QĐ-UBND ngày 22/11/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh)
I. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN
1. Đối tượng: Các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động khuyến nông và chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, bao gồm:
- Tổ chức, cá nhân thuộc hệ thống khuyến nông Thanh Hóa; tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu, đào tạo, chuyển giao có chức năng, nhiệm vụ liên quan đến hoạt động khuyến nông, chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp.
- Nông dân, chủ trang trại, tổ viên tổ hợp tác, thành viên hợp tác xã và các tổ chức, cá nhân khác hoạt động sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông, lâm và thủy sản.
- Tổ liên kết, tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp và các tổ chức khác hoạt động sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp.
2. Phạm vi thực hiện: Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
3. Thời gian thực hiện: Từ năm 2023 đến năm 2025.
1. Đẩy mạnh công tác khuyến nông và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho người dân; xây dựng và nhân rộng các mô hình có hiệu quả kinh tế cao; mở rộng và nâng cao chất lượng đào tạo tập huấn, gắn đào tạo với thực tiễn sản xuất nhằm tăng năng suất, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, hiệu quả sản xuất nông nghiệp gắn với bảo vệ môi trường và xây dựng nông thôn mới.
2. Hoạt động khuyến nông phải bám sát chủ trương, định hướng về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn theo Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045; Quyết định số 622-QĐ/TU ngày 23/7/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về ban hành Chương trình Phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, Kế hoạch số 93-KH/TU ngày 13/9/2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về việc thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045,…
1. Mục tiêu tổng quát
Nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của các tổ chức, cá nhân hoạt động trong sản xuất nông nghiệp, tiến tới sản xuất nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp xanh, nông nghiệp tuần hoàn thông qua việc áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật, tiến bộ mới, công nghệ mới, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển sản xuất hàng hóa, nâng cao năng suất, chất lượng, an toàn thực phẩm gắn với bảo vệ môi trường và xây dựng nông thôn mới.
2. Mục tiêu cụ thể
2.1. Thông tin tuyên truyền
- Xây dựng và phát sóng 387 chuyên mục khuyến nông trên Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa, trong đó: 228 chuyên mục truyền hình, 159 chuyên mục truyền thanh (216 chuyên mục truyền hình được dịch ra tiếng mông và tiếng Thái); 45 bản tin trên chương trình thời sự của Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh.
- Xuất bản 9.000 cuốn nông lịch; 96.645 tài liệu tờ gấp, tờ poster về hướng dẫn khoa học kỹ thuật; 12 số tập san thông tin Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; 04 bộ phim khoa học kỹ thuật.
- Tổ chức 60 cuộc hội thảo đầu bờ nhân rộng mô hình
- Tổ chức 9 cuộc diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp.
2.2. Bồi dưỡng, đào tạo và tập huấn
Tổ chức 55 lớp bồi dưỡng tập huấn và đào tạo cho khuyến nông viên cơ sở, cộng tác viên khuyến nông và nông dân; 30 lớp tập huấn FFS cho cộng tác viên khuyến nông và nông dân tại các địa phương trong tỉnh.
2.3. Xây dựng và nhân rộng mô hình
Xây dựng 70 loại mô hình, tập trung 4 lĩnh vực: trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và thủy sản (trồng trọt thực hiện 22 mô hình; chăn nuôi thực hiện 17 mô hình; lâm nghiệp thực hiện 14 mô hình; thủy sản thực hiện 17 mô hình).
1. Công tác thông tin tuyên truyền
1.1. Nội dung
1.1.1. Tuyên truyền trên phương tiện thông tin đại chúng
- Phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh để thực hiện các chuyên mục Khuyến nông (6 - 7 chuyên mục truyền hình/tháng, 4 - 5 chuyên mục phát thanh/tháng), các chuyên mục truyền hình đều được dịch ra tiếng Mông và tiếng Thái để tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu các mô hình hiệu quả, các sản phẩm chủ lực, đặc trưng, sản phẩm OCOP của tỉnh; chuyển giao tiến bộ kĩ thuật mới về lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và thủy sản. Thông tin về thời vụ, thời tiết, thị trường giá cả nông sản, vật tư nông nghiệp, lịch nông vụ, phòng tránh giảm nhẹ thiên tai, dịch hại.
- Hàng năm nâng cao chất lượng thông tin, bài viết về hoạt động khuyến nông trên trang Website Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Báo Thanh Hóa; các chuyên mục khuyến nông phát sóng trên Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh để đăng phát trên kênh Youtube, fanpage của Đài.
- Xây dựng các bộ phim kỹ thuật về các đối tượng cây trồng, vật nuôi chủ lực của tỉnh, các tiến bộ mới, công nghệ mới trong sản xuất nông nghiệp.
- Phối hợp với các cơ quan báo, đài để quảng bá hoạt động Khuyến nông; khai thác tối đa các trang mạng xã hội để thông tin, tuyên truyền các chính sách, tiến bộ khoa học kỹ thuật và sản phẩm nông sản chủ lực, đặc trưng, các sản phẩm OCOP của tỉnh.
1.1.2. Tuyên truyền trên các ấn phẩm
- Duy trì, đổi mới nội dung, hình thức xuất bản, tuyên truyền trên ấn phẩm tập san thông tin Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; nông lịch sản xuất nông nghiệp.
- Phát hành các tài liệu kỹ thuật tuyên truyền về các chính sách mới, tiến bộ mới, công nghệ mới, kỹ thuật sản xuất đảm bảo an toàn lương thực, thực phẩm theo tiêu chuẩn Việt Nam, nông nghiệp xanh, nông nghiệp tuần hoàn, nông nghiệp hữu cơ, các mô hình sản xuất có hiệu quả, điển hình tiên tiến trong lĩnh vực nông nghiệp.
1.1.3. Tổ chức, tham gia các sự kiện truyền thông
Hàng năm tham gia các hội nghị, hội thảo, diễn đàn khuyến nông kết hợp với nhân rộng mô hình sản xuất trong và ngoài tỉnh, tích cực đưa các tiến bộ mới, công nghệ mới trong sản xuất nông nghiệp.
1.2. Đơn vị thực hiện
- Trung tâm Khuyến nông tỉnh chủ trì phối hợp Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức có liên quan thực hiện.
- Các chuyên mục khuyến nông giao cho Trung tâm khuyến nông chủ trì sản xuất; phát sóng chuyên mục và đưa chuyên mục trên mạng Internet (youtube, fanpage) của Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh giao cho Đài Phát thanh và truyền hình tỉnh chủ trì thực hiện.
2. Công tác bồi dưỡng, đào tạo và tập huấn
2.1. Nội dung
- Hàng năm tổ chức các lớp tập huấn cho khuyến nông viên cơ sở và nông dân để bổ sung, cập nhật các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới áp dụng trong sản xuất trên các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản, nhất là ứng dụng các tiến bộ mới, công nghệ mới, các quy trình sản xuất an toàn, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp xanh, nông nghiệp tuần hoàn, đổi mới công nghệ sản xuất, bảo quản, sơ chế biến,... liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trong nông nghiệp, đảm bảo an toàn vệ sinh an toàn thực phẩm, sản xuất thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu để tạo ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
- Hàng năm đào tạo, tập huấn theo phương pháp lớp học hiện trường FFS (Field Farmer School) cho khuyến nông viên cơ sở và nông dân theo từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây trồng, vật nuôi giúp cho học viên nắm chắc về lý thuyết và vận dụng thành thạo các kỹ năng điều tra, phân tích, đánh giá, xử lý các tình huống trong sản xuất.
2.2. Đơn vị thực hiện
Trung tâm Khuyến nông tỉnh chủ trì phối hợp Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức có liên quan thực hiện.
3. Công tác xây dựng và nhân rộng mô hình
3.1. Nội dung: Tập trung vào các chương trình nông nghiệp, cây trồng, vật nuôi chủ lực có thế mạnh của tỉnh, các tiến bộ kỹ thuật mới đặc biệt là các tiến bộ kỹ thuật về công nghệ sinh học, phương pháp canh tác mới, cơ giới hóa; liên kết sản xuất, tiêu thụ theo chuỗi nhằm nâng cao giá trị sản phẩm có sức cạnh tranh cao trên thị trường, sản xuất theo hướng VietGAP, đảm bảo an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.
3.1.1. Lĩnh vực trồng trọt: chú trọng xây dựng các mô hình sản xuất theo chuỗi giá trị đối với nhóm cây trồng chủ lực của tỉnh phù hợp với lợi thế vùng miền, đáp ứng nhu cầu của thị trường, thích ứng với biến đổi khí hậu. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất (cơ giới hóa đồng bộ, thiết bị máy móc, giống cây trồng mới, quy trình sản xuất, canh tác thông minh, sản xuất theo hướng hữu cơ, VietGAP… chế biến sau thu hoạch), xây dựng hệ thống quản lý, giám sát, chứng nhận về an toàn thực phẩm. Thúc đẩy xây dựng thương hiệu sản phẩm địa phương, truy xuất nguồn gốc, góp phần phát triển ngành trồng trọt theo hướng hiện đại, bền vững khả năng cạnh tranh và hội nhập.
- Nhiệm vụ trọng tâm:
(1) Mô hình sản xuất cây gai xanh làm nguyên liệu sợi dệt: thực hiện từ năm 2023 - 2025 với quy mô 51 ha với mục tiêu áp dụng quy trình sản xuất cây gai làm nguyên liệu sợi dệt, hình thành vùng nguyên liệu sản xuất cây gai xanh tại các địa phương, tạo ra nguồn cung cấp sợi thô cho nhà máy chế biến góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý có giá trị kinh tế cao.
(2) Mô hình thâm canh lúa chất lượng theo chuỗi giá trị: thực hiện năm 2023 - 2025 với quy mô 209 ha với mục tiêu đưa nhanh các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất tại các vùng quy hoạch sản xuất lúa chất lượng tập trung, quy mô lớn theo hướng hàng hóa, nhằm nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế gắn với chế biến, tiêu thụ, xây dựng thương hiệu sản phẩm, đảm bảo an ninh lương thực.
(3) Mô hình ứng dụng cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa gắn với tiêu thụ sản phẩm: thực hiện năm 2023 - 2025 với quy mô 142 ha với mục tiêu ứng dụng công nghệ cao, cơ giới hóa vào sản xuất lúa chất lượng nhằm thay đổi tập quán canh tác truyền thống sang canh tác hiện đại trên quy mô lớn, nhằm giảm công lao động, chi phí vật tư đầu vào, tăng hiệu quả kinh tế/đơn vị diện tích canh tác.
(4) Mô hình thâm canh ngô sinh khối làm nguyên liệu chế biến thức ăn gia súc: thực hiện năm 2023 - 2025 với quy mô 50 ha với mục tiêu ứng dụng tiến bộ mới trong thâm canh ngô sinh khối giúp người dân chủ động hoàn toàn thức ăn thô xanh cho đại gia súc, đặc biệt là vào mùa Đông. Rút ngắn thời vụ, tăng hệ số quay vòng sản xuất, giảm chi phí lao động, tăng hiệu quả kinh tế/đơn vị diện tích canh tác.
(5) Mô hình liên kết các hộ trong thâm canh ngô đường (ngô ngọt) theo chuỗi giá trị: thực hiện năm 2023 - 2025 với quy mô 26,5 ha với mục tiêu ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong thâm canh cây ngô ngọt tại các địa phương trong tỉnh có điều kiện sản xuất phù hợp với thị trường tiêu thụ nội địa và xuất khẩu, tạo ra sản phẩm an toàn phục vụ ăn tươi và chế biến công nghiệp.
(6) Mô hình ứng dụng đồng bộ tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất ngô lấy hạt gắn với tiêu thụ sản phẩm: thực hiện năm 2023 với quy mô 09 ha nhằm ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới, tiến bộ mới trong sản xuất thâm canh ngô lấy hạt nâng cao năng suất, sản lượng, phục vụ chế biến thức ăn gia súc.
(7) Xây dựng mô hình sản xuất rau, quả theo hướng hữu cơ: thực hiện năm 2024 - 2025 với quy mô 26 ha nhằm sản xuất rau, quả an toàn tập trung chuyên canh, áp dụng quy trình sản xuất theo hướng hữu cơ, nâng cao năng suất, sản lượng, tăng hiệu quả kinh tế, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
(8) Mô hình ứng dụng đồng bộ tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất (lạc, đậu...) gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm: thực hiện năm 2024 - 2025 với quy mô 18 ha nhằm tạo ra sự đột phá về năng suất sản lượng và hiệu quả kinh tế tại các huyện đồng bằng và đồng bằng ven biển trong tỉnh so với điều kiện canh tác cũ của các địa phương.
(9) Mô hình sấy chế biến mít: Thực hiện năm 2023 nhằm đưa máy móc vào chế biến sản phẩm mít sau thu hoạch để giảm giá thành, giảm chi phí lao động, tăng giá trị sản phẩm.
(10) Mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ khoai tây theo chuỗi giá trị: thực hiện năm 2023, quy mô 05 ha nhằm đưa nhanh các tiến bộ kỹ thuật gắn liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ, tạo ra sản phẩm hàng hóa có sức cạnh tranh cao.
3.1.2. Lĩnh vực chăn nuôi: Tập trung chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới, quy trình quản lý tiên tiến theo tiêu chuẩn VietGAHP, phát triển chăn nuôi gắn với tiêu thụ sản phẩm, hướng tới phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị, chăn nuôi theo hướng hữu cơ. Nâng cao nhận thức cho người chăn nuôi trong việc thực hiện vệ sinh thú y, phòng chống dịch bệnh bằng các biện pháp an toàn sinh học qua đó phát triển chăn nuôi bền vững và bảo vệ môi trường.
- Nhiệm vụ trọng tâm:
(1) Mô hình chăn nuôi gà thịt gắn với tiêu thụ sản phẩm: thực hiện năm 2023 với quy mô 8.800 con nhằm giúp người dân phát triển chăn nuôi gia cầm theo hướng liên kết tiêu thụ sản phẩm, chuỗi giá trị nhằm sản xuất, chế biến thực phẩm chất lượng cao, giảm thiểu rủi ro trong sản xuất, nâng cao giá trị kinh tế và phát triển chăn nuôi bền vững.
(2) Mô hình chăn nuôi gà thịt theo hướng hữu cơ: thực hiện năm 2023 - 2025 với quy mô 6.600 con nhằm khuyến khích phát triển chăn nuôi theo hướng tự nhiên, tạo sản phẩm hàng hóa chất lượng mang tính cạnh tranh, tận dụng tối đa lợi thế vùng miền, sản xuất tuần hoàn, khép kín, giảm chất thải để bảo vệ môi trường, tạo ra sản phẩm an toàn, chất lượng cao, đầu ra ổn định và đáp ứng nhu cầu thực phẩm sạch cho người tiêu dùng.
(3) Mô hình chăn nuôi ngan Pháp thương phẩm đảm bảo an toàn sinh học và an toàn thực phẩm: thực hiện năm 2023 - 2025 với quy mô 14.100 con nhằm chuyển giao các tiến bộ mới, công nghệ mới cho người dân, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả; đồng thời giúp người chăn nuôi kiểm soát tốt dịch bệnh, đảm bảo an toàn cho đàn ngan cũng như đảm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
(4) Mô hình chăn nuôi vịt thịt đảm bảo an toàn sinh học và an toàn thực phẩm: thực hiện năm 2023 - 2025 với quy mô 13.600 con nhằm chuyển giao các tiến bộ mới, công nghệ mới cho người dân, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả; đồng thời giúp người chăn nuôi kiểm soát tốt dịch bệnh, đảm bảo an toàn cho đàn vịt cũng như đảm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
(5) Mô hình liên kết các hộ trong chăn nuôi bồ câu Pháp gắn với tiêu thụ sản phẩm: thực hiện năm 2023 với quy mô 420 con nhằm chuyển giao tiến bộ mới, công nghệ mới, đa dạng hóa đối tượng nuôi, sản phẩm chăn nuôi qua đó góp phần tạo công ăn việc làm. Đồng thời bước đầu định hướng cho người dân làm quen với hình thức liên kết để sản xuất khối lượng hàng hóa lớn, đáp ứng nhu cầu thị trường.
(6) Mô hình liên kết các hộ trong chăn nuôi vịt sinh sản theo hướng VietGAHP: thực hiện năm 2024 - 2025 với quy mô 3.000 con nhằm khuyến khích người dân ứng dụng các tiến bộ mới, công nghệ mới để phát triển chăn nuôi vịt sinh sản an toàn nhằm ngăn ngừa và hạn chế các rủi ro từ các mối nguy cơ gây ô nhiễm ảnh hưởng đến sự an toàn, chất lượng trứng, môi trường, sức khoẻ, an toàn lao động và phúc lợi xã hội cho người lao động.
(7) Mô hình liên kết các hộ trong chăn nuôi gà sinh sản theo hướng VietGAHP: thực hiện năm 2024 - 2025 với quy mô 3.000 con nhằm khuyến khích người dân ứng dụng các tiến bộ mới, công nghệ mới để phát triển chăn nuôi gà sinh sản an toàn nhằm ngăn ngừa và hạn chế các rủi ro từ các mối nguy cơ gây ô nhiễm ảnh hưởng đến sự an toàn, chất lượng trứng, môi trường, sức khoẻ, an toàn lao động và phúc lợi xã hội cho người lao động.
(8) Mô hình nuôi ong lấy mật theo hữu cơ gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm: thực hiện năm 2024 - 2025 với quy mô 140 đàn nhằm đa dạng đối tượng vật nuôi và sản phẩm chăn nuôi, khai thác các tiềm năng sẵn có từ tự nhiên tại các vùng sinh thái phù hợp, phát huy lợi thế vùng miền hướng đến sản xuất hàng hóa đặc trưng, chất lượng tốt, đáp ứng nhu cầu của thị trường.
3.1.3. Lĩnh vực lâm nghiệp: Chuyển giao, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật về giống, biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả rừng trồng; tăng cường liên kết sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ để tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm; phát triển lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ môi trường, sản xuất thích ứng với biến đổi khí hậu.
- Nhiệm vụ trọng tâm:
(1) Mô hình trồng rừng thâm canh gỗ lớn theo hướng công nghệ cao gắn với tiêu thụ sản phẩm (keo lai mô, keo lá tràm mô): thực hiện năm 2023 - 2025 với quy mô 299 ha nhằm chuyển giao tiến bộ mới, công nghệ mới về giống cây trồng lâm nghiệp mới có khả năng tăng trưởng nhanh, tạo sinh khối lớn bằng công nghệ nuôi cấy mô; áp dụng biện pháp kỹ thuật trong trồng thâm canh rừng gỗ lớn nhằm tạo ra sản phẩm có giá trị cao, đáp ứng nhu cầu thị trường và xuất khẩu, góp phần bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu.
(2) Mô hình trồng rừng thâm canh giổi ăn hạt bằng cây ghép theo chuỗi liên kết: thực hiện năm 2023 - 2025 với quy mô 12 ha nhằm chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật về giống, biện pháp kỹ thuật trong trồng rừng thâm canh giổi ăn hạt bằng cây ghép nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả rừng trồng. Đồng thời, liên kết sản xuất hình thành chuỗi giá trị nhằm nâng cao hiệu quả sản phẩm, đáp ứng yêu cầu thị trường.
(3) Mô hình trồng rừng thâm canh cây quế gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm: thực hiện năm 2023 và năm 2025 với quy mô 14,2 ha nhằm chuyển giao tiến bộ kỹ thuật để phát triển cây quế theo hướng sản xuất hàng hóa, đảm bảo hình thành các vùng trồng quế tập trung tại một số địa phương có điều kiện phù hợp, tạo liên kết sản xuất gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ, là vùng nguyên liệu cho chế biến tinh dầu quế đạt sản phẩm OCOP, hình thành chuỗi ngành hàng có giá trị cao; áp dụng đồng bộ các tiến bộ khoa học kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị, thương hiệu và sức cạnh tranh của sản phẩm, đáp ứng yêu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu.
(4) Mô hình trồng rừng thâm canh cây Tếch: thực hiện năm 2024 - 2025 với quy mô 19,5 ha nhằm ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật về giống, biện pháp kỹ thuật trong trồng rừng thâm canh một số loài cây bản địa nhằm đáp ứng nhu cầu gỗ cho thị trường trong nước và xuất khẩu.
(5) Mô hình trồng thâm canh cây dược liệu dưới tán rừng gắn với thị trường tiêu thụ: thực hiện năm 2024 - 2025 với quy mô 12 ha nhằm chuyển giao tiến bộ kỹ thuật để phát triển cây dược liệu theo hướng sản xuất hàng hóa, gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm, là vùng nguyên liệu chế biến các sản phẩm OCOP, hình thành chuỗi ngành hàng có giá trị cao, góp phần tạo sinh kế, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị và sức cạnh tranh của sản phẩm, đáp ứng yêu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu hiện nay.
(6) Mô hình liên kết các hộ trồng thâm canh cây nghệ vàng gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm: thực hiện năm 2024 - 2025 với quy mô 1,4 ha nhằm ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị và sức cạnh tranh của sản phẩm, phát triển cây nghệ vàng theo hướng sản xuất hàng hóa, gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm, là vùng nguyên liệu chế biến các sản phẩm OCOP, hình thành chuỗi ngành hàng có giá trị cao, góp phần tạo sinh kế, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị và sức cạnh tranh của sản phẩm, đáp ứng yêu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu hiện nay.
3.1.4. Lĩnh vực thủy sản: Ứng dụng, chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật trên các lĩnh vực nuôi trồng và khai thác, chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản nhằm tăng năng suất, chất lượng, giá trị và tái tạo nguồn lợi thủy sản; xây dựng mô hình quản lý, tổ chức sản xuất theo hướng liên kết chuỗi giá trị sản phẩm; an toàn thực phẩm, áp dụng thực hành nuôi trồng thủy sản tốt VietGAP, thích ứng với biến đổi khí hậu, phát triển vùng nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu và chế biến đạt sản phẩm OCOP.
- Nhiệm vụ trọng tâm:
(1) Mô hình liên kết các hộ nuôi tôm thâm canh theo hướng VietGAP: thực hiện năm 2023 - 2025 với quy mô 3,64 ha nhằm ứng dụng các công nghệ mới trong nuôi tôm thâm canh: Công nghệ sinh học, nuôi tôm 2-3 giai đoạn... tiến tới đạt VietGAP, phát triển vùng nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu và nguyên liệu cho các sản phẩm đạt sản phẩm OCOP.
(2) Mô hình liên kết các hộ nuôi thâm canh cá lồng, bè trên hồ, vùng ven biển và hải đảo: thực hiện năm 2023 - 2025 với quy mô 2.020 m3 nhằm đa dạng hóa đối tượng nuôi và bảo tồn phát triển các loài cá bản địa cho giá trị kinh tế cao tạo sinh kế cho ngư dân vùng lòng hồ thủy điện, thủy lợi vùng miền núi và ven biển.
(3) Mô hình nuôi cá nước ngọt đảm bảo an toàn thực phẩm vùng miền núi: thực hiện năm 2023 - 2025 với quy mô 3,54 ha nhằm phát triển nghề nuôi cá nước ngọt vùng miền núi theo hướng công nghiệp, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong nuôi các loài thủy sản chủ lực, lợi thế vùng miền núi, phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và nhu cầu thị trường tiêu thụ, cải thiện và nâng cao mức sống, thu nhập cho nông dân miền núi, góp phần giảm nghèo, hướng tới phát triển sản xuất hàng hóa.
(4) Mô hình nuôi thâm canh các đối tượng thủy đặc sản đảm bảo an toàn thực phẩm gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm: thực hiện năm 2023 - 2025 với quy mô 4.140 m2 nhằm ứng dụng tiến bộ mới, công nghệ mới trong nuôi thâm canh các đối tượng thủy đặc sản, nâng cao giá trị, thu nhập trên một đơn vị diện tích, liên kết sản xuất hàng hóa, xây dựng thương hiệu gắn với thị trường tiêu thụ, đáp ứng nhu cầu thị trường.
(5) Xây dựng mô hình nuôi luân canh, xen canh: Lúa - tôm càng xanh, lúa - cá, lúa - rươi theo hướng hữu cơ: thực hiện năm 2023 - 2025 với quy mô 9,4 ha nhằm nâng cao giá trị và thu nhập trên một đơn vị diện tích, đa dạng hóa các sản phẩm, chuyển đổi diện tích lúa vùng chiên trũng, vùng ven biển nhiễm mặn, năng suất thấp, kém hiệu quả sang nuôi luôn canh, xen canh các đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế cao, thích ứng với biến đổi khí hậu, từng bước hình thành vùng nguyên liệu hữu cơ và xây dựng thương hiệu.
(6) Mô hình ứng dụng, chuyển giao công nghệ trong khai thác, chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản: thực hiện năm 2024 - 2025 với quy mô 02 tàu nhằm ứng dụng, chuyển giao công nghệ khai thác, chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản để hỗ trợ phát triển một số nghề khai thác có hiệu quả, góp phần phát triển các nghề khai thác có tính bền vững, bảo vệ môi trường, nguồn lợi và giảm áp lực khai thác ven bờ, nâng cao thu nhập đồng thời giúp ngư dân bám biển bảo vệ chủ quyền an ninh Quốc gia.
3.2. Đơn vị thực hiện
- Trung tâm Khuyến nông tỉnh, các tổ chức liên quan chủ trì thực hiện theo từng nội dung của Chương trình.
- Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp các huyện, thị xã và thành phố, Hội Nông dân tỉnh, Hội Làm vườn và Trang trại tỉnh, Trung tâm Nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao Khoa học công nghệ - Trường Đại học Hồng Đức, các tổ chức cá nhân liên quan phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh thực hiện.
4. Công tác tư vấn và dịch vụ khuyến nông
- Tư vấn xây dựng các chuỗi liên kết trong sản xuất gắn với thị trường tiêu thụ sản sản phẩm.
- Tư vấn về chính sách và pháp luật liên quan đến phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân.
- Tư vấn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và công nghệ, tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp.
- Tư vấn và dịch vụ khác phù hợp với quy định của pháp luật, nhu cầu của người sản xuất và năng lực của tổ chức, cá nhân hoạt động khuyến nông.
5. Hợp tác quốc tế về khuyến nông
- Tổ chức trao đổi kinh nghiệm khuyến nông và khoa học công nghệ với các tổ chức, chuyên gia quốc tế theo quy định của pháp luật.
- Nâng cao năng lực, trình độ cho người làm công tác khuyến nông thông qua các chương trình hợp tác quốc tế và chương trình khảo sát học tập nước ngoài.
- Các chương trình hợp tác về khuyến nông, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp từ nước ngoài vào Việt Nam và từ Việt Nam ra nước ngoài theo quy định.
1. Củng cố tổ chức, nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của hệ thống khuyến nông
- Tiếp tục nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống khuyến nông; thường xuyên nâng cao chất lượng trong công tác đào tạo tập huấn, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, bổ sung kiến thức về tổ chức sản xuất, thị trường… cho cán bộ khuyến nông để tham mưu, chỉ đạo, chuyển giao, ứng dụng công nghệ, hỗ trợ kịp thời cho nhu cầu sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản.
- Tập trung nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác khuyến nông các cấp, trong đó, ưu tiên cho việc đào tạo cán bộ khuyến nông cấp huyện, xã và cộng tác viên khuyến nông.
- Chú trọng nâng cao kỹ năng thực hành, kiến thức thực tế, tinh thần, trách nhiệm và thái độ phục vụ, đồng thời nâng cao kỹ năng giao tiếp, truyền đạt, tổ chức hội thảo, xây dựng mô hình và đánh giá các hoạt động khuyến nông.
- Chú trọng đầu tư nâng cấp cơ sở, vật chất, trang thiết bị, phương tiện làm việc cho hệ thống khuyến nông; chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin nâng cao hiệu quả hoạt động khuyến nông.
2. Đổi mới nội dung và phương pháp hoạt động khuyến nông
- Bám sát mục tiêu, định hướng của tỉnh về phát triển kinh tế xã hội, phát triển nông nghiệp, nông thôn; đặc biệt là các chương trình phát triển kinh tế nông nghiệp; xây dựng nông thôn mới; chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững; đào tạo nghề cho nông dân; an toàn vệ sinh thực phẩm... để tổ chức triển khai có hiệu quả công tác khuyến nông.
- Đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng thông tin, tuyên truyền; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác các mạng xã hội để truyền tải thông tin về chính sách, tiến bộ khoa học kỹ thuật, hướng dẫn sản xuất cho người dân.
- Đổi mới phương thức đào tạo, tập huấn khuyến nông theo hướng gắn với các mô hình sản xuất hiệu quả; đẩy mạnh áp dụng các phương pháp tiếp cận tiên tiến, có sự tham gia của người dân, nhất là phương pháp lớp học hiện trường (FFS); phương pháp giảng dạy lấy học viên làm trung tâm... vào hoạt động khuyến nông để nâng cao hiệu quả và tính bền vững của các hoạt động.
- Cập nhật các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới, mô hình sản xuất thiết thực, phù hợp với điều kiện địa phương chú trọng vào chất lượng, hiệu quả và khả năng nhân rộng mô hình để triển khai áp dụng trên diện rộng nhằm phát triển ngành nông nghiệp một cách bền vững, có hiệu quả về kinh tế và xã hội, tránh dàn trải, lãng phí.
3. Đẩy mạnh liên kết tạo nguồn lực và xã hội hóa khuyến nông
- Liên kết với các Viện, Trường và các Trung tâm nghiên cứu, các doanh nghiệp trong ngoài ngành để tranh thủ huy động nguồn lực, tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa công tác khuyến nông nhằm tiếp nhận, chuyển giao nhanh các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới phục vụ sản xuất.
- Ngoài nguồn vốn sự nghiệp kinh tế từ nguồn ngân sách của tỉnh hỗ trợ, thì tranh thủ các nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương, dự án, chương trình mục tiêu về xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo, nghiên cứu khoa học và các nguồn vốn liên kết khác để tăng cường và đa dạng hóa, xã hội hóa công tác khuyến nông, đưa tiến bộ kỹ thuật và khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp.
- Tích cực triển khai các giải pháp huy động tối đa các nguồn lực xã hội (các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp) tham gia vào công tác khuyến nông, thông qua việc đổi mới nội dung và phương pháp hoạt động; xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích thu hút các tổ chức xã hội tham gia... nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác khuyến nông.
4. Tiêu thụ sản phẩm và thị trường
- Đẩy nhanh việc hình thành và đổi mới hình thức hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp, câu lạc bộ khuyến nông, tổ hợp tác theo hình thức dịch vụ trọn gói từ cung ứng các dịch vụ đầu vào đến tìm đầu ra cho sản phẩm là đầu mối đại diện cho nông dân trong mối liên kết “bốn nhà” trong sản xuất nông nghiệp.
- Khuyến khích các hình thức liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, cánh đồng lớn... để tạo đầu ra bền vững cho sản phẩm, tạo vùng sản xuất hàng hóa tập trung mang lại thu nhập ổn định cho nông dân.
Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách của Trung ương và của Tỉnh đã ban hành về phát triển nông nghiệp để khuyến khích, tạo động lực cho phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh; trong đó, tập trung thực hiện hiệu quả các cơ chế chính sách về tích tục tập trung đất đai để phát triển sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao theo Nghị quyết số 192/2019/NQ-HĐND ngày 16/10/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh; cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển cây gai xanh nguyên liệu theo Nghị quyết số 385/2021/NQ- HĐND ngày 26/4/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh; chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2022 - 2025 theo Nghị quyết số 185/2021/NQ-HĐND ngày 10/12/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh; Chính sách khuyến khích phát triển khoa học và công nghệ trở thành khâu đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021 - 2025 theo Nghị quyết số 20/2021/NQ-HĐND ngày 17/7/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh; cơ chế, chính sách hỗ trợ mua thiết bị giám sát hành trình và phí thuê bao dịch vụ thiết bị thiết bị giám sát hành trình cho chủ tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 m trở lên trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa;…
6. Tăng cường chú trọng nhân rộng mô hình
Tăng cường công tác tổng kết, đánh giá, thông tin tuyên truyền rộng các mô hình sản xuất trên lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản; chú trọng các mô hình phát triển kinh tế theo chuỗi giá trị gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
7. Tăng cường công tác tư vấn và dịch vụ khuyến nông
Đẩy mạnh các hoạt động tư vấn, dịch vụ khuyến nông, coi đây là bước đi tất yếu phù hợp với yêu cầu sản xuất; tư vấn cho các tổ chức, cá nhân, hợp tác xã, tổ hợp tác… về chính sách khuyến khích phát triển sản xuất, công nghệ sản xuất các loại cây trồng, vật nuôi, nuôi trồng thủy sản, phòng chống dịch bệnh, thị trường tiêu thụ sản phẩm. Tư vấn, chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất, bảo quản chế biến nông sản theo yêu cầu của doanh nghiệp, người dân.
8. Thúc đẩy hợp tác về khuyến nông
- Đẩy mạnh hợp tác, trao đổi kinh nghiệm về khuyến nông và khoa học công nghệ với các tổ chức, chuyên gia, doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn để đưa nhanh tiến bộ kỹ thuật, các giống vật nuôi, giống cây trồng mới có năng suất cao, chất lượng tốt phù hợp với điều kiện sản xuất của tỉnh.
- Phối hợp với các Viện nghiên cứu, các trường Đại học, Trung tâm nghiên cứu ứng dụng chuyển giao khoa học để triển khai các mô hình, dự án thuộc nguồn vốn khuyến nông trung ương, nguồn vốn của tỉnh.
- Tổ chức các chuyến thăm quan, học tập kinh nghiệm triển khai các mô hình trong và ngoài tỉnh tỉnh; tham gia các diễn đàn khuyến nông @ nông nghiệp, các hội thảo chuyên đề, các cuộc tọa đàm khuyến nông; tạo cơ hội liên kết một cách hiệu quả giữa bà con nông dân với các nhà khoa học, nhà quản lý, các chuyên gia; giải đáp cho người nông dân, chủ trang trại về các vấn đề kỹ thuật, về những chính sách phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới...
VI. KINH PHÍ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
1. Mức hỗ trợ: Áp dụng theo quy định tại Nghị định số 83/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018 của Chính phủ về Khuyến nông, Thông tư số 75/2019/TT-BTC ngày 04/11/2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về quản lý, sử dụng kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách nhà nước thực hiện hoạt động khuyến nông và các văn bản liên quan.
2. Kinh phí thực hiện
- Tổng kinh phí: 44.876 triệu đồng.
+ Ngân sách tỉnh: 30.000 triệu đồng.
+ Đối ứng của người dân tham gia mô hình: 14.876 triệu đồng.
3. Nguồn vốn
- Ngân sách tỉnh (sự nghiệp kinh tế) chi cho hoạt động khuyến nông.
- Vốn đối ứng của người dân tham gia mô hình.
4. Kế hoạch vốn theo từng năm
Đơn vị tính: Triệu đồng
TT |
Nguồn kinh phí |
Năm thực hiện |
Tổng |
||
2023 |
2024 |
2025 |
|||
1 |
Kinh phí nguồn ngân sách tỉnh |
10.000 |
10.000 |
10.000 |
30.000 |
2 |
Đối ứng của người dân tham gia mô hình |
5.279 |
4.832 |
4.765 |
14.876 |
|
Tổng cộng (1+2) |
15.279 |
14.832 |
14.765 |
44.876 |
(chi tiết tại phụ lục 01, 02 và 03 đính kèm)
VII. PHƯƠNG THỨC VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Phương thức thực hiện
- Căn cứ vào Chương trình khuyến nông đã được phê duyệt, Trung tâm Khuyến nông phối hợp với các địa phương, đơn vị liên quan tiến hành rà soát các nhiệm vụ sau đó chủ trì xây dựng kế hoạch kèm theo dự toán kinh phí hàng năm báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính.
- Sở Nông nghiệp và PTNT tổng hợp kế hoạch kèm theo dự toán kinh phí hàng năm gửi Sở Tài chính thẩm định, trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt và giao nhiệm vụ cho Trung tâm Khuyến nông, các đơn vị liên quan thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách và các qui định hiện hành.
2. Tổ chức thực hiện
2.1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Tham mưu UBND tỉnh triển khai Chương trình khuyến nông trên địa bàn tỉnh; chủ trì, hướng dẫn xây dựng kế hoạch hàng năm.
- Chỉ đạo Trung tâm Khuyến nông tỉnh và các đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện tốt Chương trình.
- Phối hợp với các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan: đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền; chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đào tạo tập huấn nghiệp vụ và chuyên ngành cho hệ thống đội ngũ cán bộ khuyến nông từ tỉnh đến cơ sở.
- Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Chương trình đảm bảo hiệu quả.
- Tổng hợp kết quả thực hiện, đánh giá kết quả đạt được, những khó khăn, vướng mắc, đề xuất báo cáo UBND tỉnh.
2.2. Sở Tài chính
Hàng năm, căn cứ khả năng cân đối ngân sách tỉnh và Chương trình Khuyến nông của tỉnh giai đoạn 2023 - 2025, chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu cho UBND tỉnh bố trí kinh phí chi thường xuyên để thực hiện kế hoạch khuyến nông hàng năm theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn.
2.3. Đề nghị Ủy ban Mặt trận tổ quốc tỉnh, Hội Nông dân tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Tỉnh Đoàn, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện công tác tuyên truyền, vận động hội viên tham gia tích cực trong công tác khuyến nông và ứng dụng, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật sản xuất nông nghiệp trên địa bàn.
2.4. Các sở, ban, ngành liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện các nội dung Chương trình đảm bảo theo quy định.
2.5. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Thanh Hóa
Phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh thực hiện tốt các chuyên mục khuyến nông; đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phát triển sản xuất nông nghiệp, nông thôn, nông dân; giới thiệu các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới áp dụng có hiệu quả trong sản xuất; các mô hình, hộ nông dân điển hình tiên tiến trong sản xuất nông nghiệp.
2.6. Trung tâm Hỗ trợ Nông dân tỉnh, Hội Làm vườn và Trang trại tỉnh, Trung tâm Nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao Khoa học công nghệ - Trường Đại học Hồng Đức
Phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh trong công tác tuyên truyền, vận động hội viên tham gia tích cực trong công tác khuyến nông và ứng dụng, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh, đồng thời thực hiện tốt các nhiệm vụ xây dựng mô hình theo Chương trình đã được phê duyệt.
2.7. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và thành phố
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để triển khai thực hiện chương trình; chỉ đạo Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp, Phòng Nông nghiệp hoặc Phòng Kinh tế, UBND cấp xã và các phòng ban liên quan phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh triển khai thực hiện./.
KHÁI TOÁN KINH PHÍ CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN NÔNG TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2023 - 2025
Đơn vị tính: Triệu đồng
TT |
Chương trình |
Tổng |
Năm thực hiện |
||
2023 |
2024 |
2025 |
|||
|
Tổng cộng |
44.876 |
15.279 |
14.832 |
14.765 |
- |
Nguồn ngân sách tỉnh |
30.000 |
10.000 |
10.000 |
10.000 |
- |
Nguồn huy động, đối ứng thực hiện mô hình |
14.876 |
5.279 |
4.832 |
4.765 |
1 |
Bồi dưỡng, tập huấn và đào tạo |
4.404 |
1.478 |
1.463 |
1.463 |
|
Ngân sách tỉnh |
4.404 |
1.478 |
1.463 |
1.463 |
2 |
Thông tin tuyên truyền |
5.046 |
1.672 |
1.687 |
1.687 |
2.1 |
Xuất bản các ấn phẩm |
1.017 |
275 |
371 |
371 |
|
Ngân sách tỉnh |
1.017 |
275 |
371 |
371 |
2.2 |
Tuyên truyền trên phương tiện thông tin đại chúng |
1.351 |
450 |
450 |
450 |
|
Ngân sách tỉnh |
1.351 |
450 |
450 |
450 |
2.3 |
Chương trình quảng bá khuyến nông |
90 |
30 |
30 |
30 |
|
Ngân sách tỉnh |
90 |
30 |
30 |
30 |
2.4 |
Kinh phí dịch vụ hoạt động thông tin |
76 |
27 |
25 |
24 |
|
Ngân sách tỉnh |
76 |
27 |
25 |
24 |
2.5 |
Tổ chức, tham gia các sự kiện truyền thông |
2.512 |
889 |
812 |
812 |
|
Ngân sách tỉnh |
2.512 |
889 |
812 |
812 |
3 |
Xây dựng và nhân rộng mô hình |
35.426 |
12.129 |
11.682 |
11.615 |
- |
Nguồn ngân sách tỉnh |
20.550 |
6.850 |
6.850 |
6.850 |
- |
Nguồn huy động, đối ứng thực hiện mô hình |
14.876 |
5.279 |
4.832 |
4.765 |
a) |
Trồng trọt |
10.502 |
4.280 |
3.111 |
3.111 |
- |
Nguồn ngân sách tỉnh |
5.900 |
2.100 |
1.900 |
1.900 |
- |
Nguồn huy động, đối ứng thực hiện mô hình |
4.602 |
2.180 |
1.211 |
1.211 |
b) |
Chăn nuôi |
9.965 |
3.115 |
3.458 |
3.392 |
- |
Nguồn ngân sách tỉnh |
5.000 |
1.600 |
1.700 |
1.700 |
- |
Nguồn huy động, đối ứng thực hiện mô hình |
4.965 |
1.515 |
1.758 |
1.692 |
c) |
Lâm nghiệp |
5.917 |
1.952 |
1.983 |
1.982 |
- |
Nguồn ngân sách tỉnh |
4.450 |
1.450 |
1.500 |
1.500 |
- |
Nguồn huy động, đối ứng thực hiện mô hình |
1.467 |
502 |
483 |
482 |
d) |
Thủy sản |
9.041 |
2.781 |
3.130 |
3.130 |
- |
Nguồn ngân sách tỉnh |
5.200 |
1.700 |
1.750 |
1.750 |
- |
Nguồn huy động, đối ứng thực hiện mô hình |
3.841 |
1.081 |
1.380 |
1.380 |
TỔNG HỢP QUY MÔ, KINH PHÍ CÁC MÔ HÌNH KHUYẾN NÔNG GIAI ĐOẠN 2023 - 2025
Đơn vị tính : Triệu đồng
TT |
Tên mô hình |
Địa điểm thực hiện |
Tổng cộng |
Chia ra các năm |
||||||||||||||
2023 |
2024 |
2025 |
||||||||||||||||
Quy mô |
Tổng kinh phí |
Trong đó |
Quy mô |
Tổng kinh phí |
Trong đó |
Quy mô |
Tổng kinh phí |
Trong đó |
Quy mô |
Tổng kinh phí |
Trong đó |
|||||||
Ngân sách nhà nước hỗ trợ |
Đối ứng của người tham gia mô hình |
Ngân sách nhà nước hỗ trợ |
Đối ứng của người tham gia mô hình |
Ngân sách nhà nước hỗ trợ |
Đối ứng của người tham gia mô hình |
Ngân sách nhà nước hỗ trợ |
Đối ứng của người tham gia mô hình |
|||||||||||
|
Tổng cộng |
|
|
35.426 |
20.550 |
14.876 |
|
12.129 |
6.850 |
5.279 |
|
11.682 |
6.850 |
4.832 |
|
11.614 |
6.850 |
4.765 |
I |
Lĩnh vực trồng trọt |
|
|
10.502 |
5.900 |
4.602 |
- |
4.280 |
2.100 |
2.180 |
- |
3.111 |
1.900 |
1.211 |
- |
3.110 |
1.900 |
1.211 |
1 |
Sản xuất cây gai xanh làm nguyên liệu sợi dệt |
Vùng trung du miền núi và đồng bằng |
51 ha |
1.860 |
1.320 |
540 |
16 ha |
588 |
440 |
148 |
17,5 ha |
636 |
440 |
196 |
17,5 ha |
636 |
440 |
196.0 |
2 |
Thâm canh lúa chất lượng theo chuỗi giá trị |
Vùng đồng bằng và miền núi |
209 ha |
2.518 |
1.600 |
918 |
81 ha |
960 |
600 |
360 |
64 ha |
779 |
500 |
279 |
64 ha |
779 |
500 |
279 |
3 |
Ứng dụng cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa gắn với tiêu thụ sản phẩm |
Vùng đồng bằng và miền núi |
142 ha |
1.573 |
920 |
653 |
46 ha |
533 |
320 |
213 |
48 ha |
520 |
300 |
220 |
48 ha |
520 |
300 |
220 |
4 |
Thâm canh ngô sinh khối làm nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi đại gia súc |
Vùng đồng bằng và miền núi |
50 ha |
961 |
530 |
431 |
12 ha |
233 |
130 |
103 |
19 ha |
364 |
200 |
164 |
19 ha |
364 |
200 |
164 |
5 |
Liên kết các hộ trong thâm canh ngô đường (ngô ngọt) theo chuỗi giá trị |
Vùng đồng bằng và miền núi |
26,5 ha |
629 |
350 |
279 |
8,5 ha |
199 |
110 |
89 |
9 ha |
215 |
120 |
95 |
9 ha |
215 |
120 |
95 |
6 |
Ứng dụng đồng bộ tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất ngô lấy hạt gắn với tiêu thụ sản phẩm |
Vùng đồng bằng và miền núi |
9 ha |
171 |
100 |
71 |
9 ha |
171 |
100 |
71 |
|
0 |
|
|
|
0 |
|
|
7 |
Xây dựng mô hình sản xuất rau,quả theo hướng hữu cơ |
Vùng đồng bằng và miền núi |
26 ha |
770 |
440 |
330 |
|
- |
|
|
13 ha |
385 |
220 |
165 |
13 ha |
385 |
220 |
165 |
8 |
Ứng dụng đồng bộ tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất (lạc, đậu đỗ…) gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm. |
Vùng đồng bằng ven biển |
18 ha |
424 |
240 |
184 |
|
- |
|
|
9 ha |
212 |
120 |
92 |
9 ha |
212 |
120 |
92 |
9 |
Thực hiện mô hình sấy chế biến mít (Hội làm vườn và trang trại tỉnh thực hiện) |
Vùng đồng bằng |
|
913 |
125 |
788 |
|
913 |
125 |
788 |
|
|
|
|
|
|
|
|
10 |
Thâm canh lúa chất lượng theo chuỗi giá trị (Hội làm vườn và trang trại tỉnh thực hiện) |
Vùng đồng bằng |
10 ha |
306 |
125 |
181 |
|
306 |
125 |
181 |
|
|
|
|
|
|
|
|
11 |
Xây dựng mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ khoai tây theo chuỗi giá trị tại tỉnh Thanh Hóa (Trung tâm NCƯD và Chuyển giao KHCN - Trường Đại học Hồng Đức thực hiện) |
Vùng ven biển |
5 ha |
377 |
150 |
227 |
5 ha |
377 |
150 |
227 |
|
|
|
|
|
|
|
|
II |
Lĩnh vực chăn nuôi |
|
|
9.965 |
5.000 |
4.965 |
|
3.115 |
1.600 |
1.515 |
|
3.458 |
1.700 |
1.758 |
|
3.392 |
1.700 |
1.692 |
1 |
Chăn nuôi gà thịt gắn với tiêu thụ sản phẩm |
Vùng đồng bằng và miền núi |
8.800 con |
1.221 |
598 |
623 |
8.800 con |
1.221 |
598 |
623 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
2 |
Chăn nuôi gà thịt theo hướng hữu cơ (Hội Nông dân tỉnh 100 triệu đề xuất thực hiện năm 2023) |
Vùng đồng bằng và miền núi |
6.600 con |
1.007 |
672 |
335 |
1.000 con |
147 |
100 |
47 |
2.800 con |
430 |
286 |
144 |
2.800 con |
430 |
286 |
144 |
3 |
Chăn nuôi ngan Pháp thương phẩm đảm bảo an toàn sinh học và an toàn thực phẩm |
Vùng đồng bằng |
14.100 con |
2.678 |
1.349 |
1.329 |
5.100 con |
963 |
490 |
473 |
4.500 con |
858 |
429 |
428 |
4.500 con |
858 |
429 |
428 |
4 |
Chăn nuôi vịt thịt đảm bảo an toàn sinh học và an toàn thực phẩm |
Vùng đồng bằng |
13.600 con |
2.204 |
1.133 |
1.071 |
4.000 con |
572 |
294 |
277 |
4.800 con |
816 |
419 |
397 |
4.800 con |
816 |
419 |
397 |
5 |
Liên kết các hộ trong chăn nuôi bồ câu Pháp gắn với tiêu thụ sản phẩm |
Vùng đồng bằng |
420 con |
213 |
117 |
96 |
420 con |
213 |
117 |
96 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
6 |
Liên kết các hộ trong chăn nuôi vịt sinh sản theo hướng VietGAHP |
Vùng đồng bằng |
3.000 con |
1.003 |
417 |
587 |
0 |
0 |
0 |
0 |
1.500 con |
502 |
208 |
293 |
1.500 con |
502 |
208 |
293 |
7 |
Liên kết các hộ trong chăn nuôi gà sinh sản theo hướng VietGAHP |
Vùng đồng bằng |
3.000 con |
1.001 |
391 |
611 |
0 |
0 |
0 |
0 |
1.500 con |
501 |
|
305 |
1.500 con |
501 |
|
305 |
8 |
Nuôi ong lấy mật theo hướng hữu cơ gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm |
Vùng đồng bằng và miền núi |
140 đàn |
638 |
324 |
314 |
0 |
0 |
0 |
0 |
80 đàn |
352 |
162 |
190 |
60 đàn |
286 |
162 |
124 |
III |
Lĩnh vực lâm nghiệp |
|
|
5.917 |
4.450 |
1.467 |
|
1.952 |
1.450 |
502 |
|
1.983 |
1.500 |
483 |
|
1.982 |
1.500 |
482 |
1 |
Mô hình trồng rừng thâm canh gỗ lớn theo hướng công nghệ cao gắn với tiêu thụ sản phẩm (Keo lai mô, Keo lá tràm mô) |
Vùng đồng bằng và miền núi |
299 ha |
3.652 |
2.732 |
919 |
117 ha |
1.428 |
1.053 |
375 |
91 ha |
1.112 |
840 |
272 |
91 ha |
1.112 |
840 |
272 |
2 |
Mô hình trồng rừng thâm canh giổi ăn hạt bằng cây ghép theo chuỗi liên kết |
Vùng miền núi |
12 ha |
774 |
593 |
181 |
4 ha |
258 |
197 |
60 |
4 ha |
258 |
198 |
60 |
4 ha |
258 |
198 |
60 |
3 |
Mô hình trồng rừng thâm canh cây quế gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm |
Vùng miền núi |
14,2 ha |
460 |
345 |
115 |
8,2 ha |
267 |
200 |
67 |
|
|
|
|
6 ha |
194 |
145 |
49 |
4 |
Mô hình trồng rừng thâm canh cây Tếch |
Vùng miền núi |
19,5 ha |
452 |
343 |
109 |
|
|
|
|
13 ha |
301 |
229 |
73 |
6,5 ha |
151 |
114 |
36 |
5 |
Mô hình trồng thâm canh cây dược liệu dưới tán rừng gắn với thị trường tiêu thụ |
Vùng miền núi |
12 ha |
316 |
239 |
77 |
|
|
|
|
7 ha |
180 |
135 |
45 |
5 ha |
136 |
104 |
32 |
6 |
Liên kết các hộ trồng thâm canh cây nghệ vàng gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm |
Vùng miền núi |
1,4 ha |
263 |
198 |
65 |
|
|
|
|
0,7 ha |
131 |
99 |
33 |
0,7 ha |
132 |
99 |
33 |
IV |
Lĩnh vực thủy sản |
|
|
9.041 |
5.200 |
3.841 |
- |
2.781 |
1.700 |
1.081 |
- |
3.130 |
1.750 |
1.380 |
- |
3.130 |
1.750 |
1.380 |
1 |
Liên kết các hộ nuôi tôm thâm canh theo hướng VietGAP (trong đó Hội Nông dân tỉnh 150 triệu thực hiện năm 2023) |
Vùng đồng bằng ven biển |
3,64 ha |
2.363 |
1.241 |
1.122 |
2,04 ha |
863 |
437 |
426 |
0,8 ha |
750 |
402 |
348 |
0,8 ha |
750 |
402 |
348 |
2 |
Liên kết các hộ nuôi thâm canh cá lồng, bè trên sông, hồ, vùng ven biển và hải đảo |
trên địa bàn toàn tỉnh |
2.020 m3 |
1.101 |
834 |
267 |
520 m3 |
285 |
217 |
69 |
750 m3 |
408 |
309 |
99 |
750 m3 |
408 |
309 |
99 |
3 |
Mô hình nuôi cá nước ngọt đảm bảo an toàn thực phẩm vùng Miền núi |
Vùng miền núi |
3,54 ha |
1.745 |
1.031 |
714 |
1,44 ha |
550 |
417 |
133 |
1,05 ha |
598 |
307 |
291 |
1,05 ha |
598 |
307 |
291 |
4 |
Nuôi thâm canh các đối tượng thủy đặc sản đảm bảo an toàn thực phẩm gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm |
Vùng đồng bằng và trung du |
4.140 m2 |
1.416 |
666 |
750 |
3.300 m2 |
370 |
200 |
170 |
420 m2 |
523 |
233 |
290 |
420 m2 |
523 |
233 |
290 |
5 |
Xây dựng mô hình nuôi Luân canh, Xen canh tôm Càng Xanh - Lúa, Cá - Lúa, Rươi - Lúa theo hướng hữu cơ |
Vùng đồng bằng |
9,4 ha |
1.695 |
1.028 |
667 |
4 ha |
714 |
430 |
284 |
2,7 ha |
490 |
299 |
192 |
2,7 ha |
490 |
299 |
192 |
6 |
Ứng dụng, chuyển giao công nghệ khai thác, chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản (Ngư lưới cụ, thiết bị thông tin, ánh sáng, máy dò, tời thu lưới, thu câu, hầm bảo quản…) |
Vùng ven biển |
02 tàu |
722 |
400 |
322 |
- |
- |
- |
- |
01 tàu |
361 |
200 |
161 |
01 tàu |
361 |
200 |
161 |
* Ghi chú: Theo Điều 29, Nghị định số 83/2018/NĐ-CP ngày 24/5/2018 của Chính phủ về Khuyến nông: quy định Nhà nước hỗ trợ giống, thiết bị, vật tư thiết yếu để xây dựng và nhân rộng mô hình trên địa bàn khó khăn, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, địa bàn bị ảnh hưởng của thiên tai, dịch hại, biến đổi khí hậu theo công bố của cấp có thẩm quyền được hỗ trợ tối đa 100%; địa bàn trung du, miền núi, bãi ngang được hỗ trợ tối đa 70%; địa bàn đồng bằng được hỗ trợ tối đa 50%. Các nội dung chi tập huấn, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhà nước hỗ trợ 100%.
Đơn vị tính: Triệu đồng
STT |
Nội dung thực hiện |
ĐVT |
Số lượng |
Tổng kinh phí |
Chia ra các năm |
||
Năm 2023 |
Năm 2024 |
Năm 2025 |
|||||
|
NGUỒN KINH PHÍ CẤP TỈNH |
|
|
9.450 |
3.150 |
3.150 |
3.150 |
|
|
4.404 |
1.478 |
1.463 |
1.463 |
||
1 |
Đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng, phương pháp, nghiệp vụ, công nghệ thông tin, bổ sung, cập nhật các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới áp dụng trong sản xuất trên các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản… cho Khuyến nông viên cơ sở, cộng tác viên khuyến nông và nông dân. |
Lớp |
55 |
2.297 |
793 |
752 |
752 |
2 |
Đào tạo huấn luyện kỹ thuật theo phương pháp FFS trên cây trồng, vật nuôi cho cộng tác viên khuyến nông và nông dân tại các địa phương trong tỉnh (theo chu kỳ sinh trưởng và phát triển của cây trồng, vật nuôi) |
Lớp |
30 |
2.107 |
684 |
711 |
711 |
|
|
5.046 |
1.672 |
1.687 |
1.687 |
||
1 |
Xuất bản các ấn phẩm |
|
|
1.017 |
275 |
371 |
371 |
- |
Tập san thông tin Nông nghiệp và PTNT |
Số |
12 |
394 |
131 |
131 |
131 |
- |
Tài liệu tờ gấp, tờ poster về hướng dẫn khoa học kỹ thuật |
Tờ |
96.645 |
204 |
69 |
67 |
68 |
- |
Nông lịch hàng năm |
Cuốn |
9.000 |
225 |
75 |
75 |
75 |
- |
Xây dựng các bộ phim khoa học kỹ thuật (Băng đĩa) phục vụ công tác đào tạo tập huấn và thông tin tuyên truyền |
Phim |
4 |
194 |
0 |
97 |
97 |
2 |
Tuyên truyền trên phương tiện thông tin đại chúng |
|
|
1.351 |
450 |
450 |
450 |
2.1 |
Xây dựng chuyên mục Khuyến nông trên Đài PTTH tỉnh Thanh Hóa (Trung tâm khuyến nông Thanh Hóa thực hiện) |
Chuyên mục |
|
691 |
230 |
230 |
230 |
- |
Xây dựng chuyên mục truyền thanh |
Chuyên mục |
159 |
87 |
29 |
29 |
29 |
- |
Xây dựng chuyên mục truyền hình |
Chuyên mục |
228 |
445 |
148 |
148 |
148 |
- |
Chuyên mục khuyến nông bằng tiếng Mông và tiếng Thái phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số miền núi |
Chuyên mục |
216 |
65 |
22 |
22 |
22 |
- |
Bản tin khuyến cáo khắc phục khó khăn trong SX và giới thiệu các MHKN trên bản tin thời sự truyền hình |
Chuyên mục |
45 |
74 |
25 |
25 |
25 |
- |
Chi phí duy trì đưa tin trên hệ thống trang Website của Sở Nông nghiệp và PTNT |
Năm |
3 |
20 |
7 |
7 |
7 |
2.2 |
Phát sóng các chuyên mục Khuyến nông trên Đài PTTH tỉnh Thanh Hóa (Đài PTTH Thanh Hóa thực hiện) |
|
|
660 |
220 |
220 |
220 |
- |
Chuyên mục truyền thanh |
Chuyên mục |
159 |
155 |
52 |
52 |
52 |
- |
Chuyên mục truyền hình |
Chuyên mục |
228 |
382 |
127 |
127 |
127 |
- |
Chương trình truyền hình trên mạng Internet: Youtube, fanpage |
Chuyên mục |
228 |
123 |
41 |
41 |
41 |
3 |
Chương trình quảng bá khuyến nông |
Lần |
3 |
90 |
30 |
30 |
30 |
4 |
Kinh phí dịch vụ hoạt động thông tin |
Năm |
3 |
76 |
27 |
25 |
24 |
5 |
Tổ chức, tham gia các sự kiện truyền thông |
|
|
2.512 |
889 |
812 |
812 |
- |
Tổ chức các hội thảo đầu bờ nhân rộng mô hình |
Cuộc |
60 |
1.545 |
567 |
489 |
489 |
- |
Diễn đàn Khuyến nông @ nông nghiệp |
Cuộc |
9 |
967 |
322 |
322 |
322 |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.