ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3995/QĐ-UBND |
Khánh Hòa, ngày 26 tháng 12 năm 2016 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006;
Căn cứ Quyết định số 251/2006/QĐ-TTg, ngày 31 tháng 12 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020;
Căn cứ Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31 tháng 10 năm 2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn lập, điều chỉnh, thẩm định, phê duyệt và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;
Căn cứ Quyết định số 3272/QĐ-UBND ngày 02 tháng 12 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa về việc cho phép lập dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Vạn Ninh đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030;
Xét đề nghị của Ủy ban nhân dân huyện Vạn Ninh tại Tờ trình số 146/TTr-UBND ngày 01 tháng 12 năm 2016 về việc đề nghị phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Vạn Ninh đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 và đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Báo cáo thẩm định quy hoạch số 2909/BC-SKHĐT ngày 07 tháng 12 năm 2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Vạn Ninh đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 với những nội dung chính sau:
Phát triển kinh tế - xã hội huyện Vạn Ninh phải được đặt trong tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Khánh Hòa cũng như vùng Nam Phú Yên-Bắc Khánh Hòa và khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ. Phát triển Vạn Ninh trở thành vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc của tỉnh Khánh Hòa đi đôi với việc bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên. Tăng tính kết nối với thành phố Nha Trang và các huyện, các tỉnh ven biển.
Tập trung khai thác tốt tiềm năng, lợi thế, huy động tối đa các nguồn lực cho đầu tư phát triển; đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn 2016-2025 và tạo đột phá trong giai đoạn 2026-2030. Tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp.
Không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, đảm bảo tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái, tạo sự chuyển biến cơ bản về chất lượng nguồn nhân lực, phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất.
Gắn kết chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với tăng cường và củng cố quốc phòng, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện.
Phát triển kinh tế theo hướng mở, tăng cường các mối quan hệ hợp tác đối ngoại, chủ động hội nhập quốc tế. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội của huyện với các địa phương khác trong và ngoài tỉnh.
1. Mục tiêu tổng quát
Xây dựng huyện Vạn Ninh trở thành thị xã trước năm 2020, thành vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc của tỉnh và trọng điểm kinh tế của vùng, có đóng góp ngày càng lớn vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh của vùng. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Khai thác có hiệu quả quan hệ kinh tế đối ngoại; từng bước nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh nền kinh tế. Thu hẹp khoảng cách chênh lệch về thu nhập bình quân đầu người so với bình quân chung toàn tỉnh. Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho yêu cầu phát triển và tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế. Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học và nâng cao trình độ khoa học công nghệ trong các ngành sản xuất. Nâng cao dân trí, chất lượng nguồn nhân lực và đảm bảo phúc lợi xã hội cho mọi tầng lớp dân cư. Tiếp tục thực hiện mục tiêu giảm nghèo và tạo việc làm. Giữ vững chính trị, trật tự an toàn xã hội, phát triển kinh tế gắn với quốc phòng an ninh và bảo vệ môi trường.
2. Mục tiêu cụ thể
2.1. Giai đoạn 2016-2025
a) Về kinh tế
- Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất giai đoạn 2016-2025 đạt 12 - 13%, trong đó giai đoạn 2016-2020 đạt 10 - 11% (công nghiệp - xây dựng đạt 20 - 21%; thương mại - dịch vụ đạt 11 - 12%; nông, lâm, thuỷ sản đạt 5 - 5,5%) và giai đoạn 2021-2025 đạt 14 - 15% (tương ứng đạt 21 - 22%, 19 - 20% và 5,5 - 6%).
- Thu hẹp khoảng cách chênh lệch về thu nhập bình quân đầu người so với bình quân chung toàn tỉnh từ 28,5% năm 2015 lên 35,3% vào năm 2020 và đạt 65,4% vào năm 2025, tương ứng thu nhập bình quân đầu người (giá hiện hành) năm 2020 đạt 26 - 27 triệu đồng (tương ứng 1.129 USD), năm 2025 đạt 65 - 66 triệu đồng (tương ứng 2.700 USD).
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ và giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp. Cơ cấu ngành năm 2020 là nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ, tỷ trọng các ngành tương ứng đạt 45 - 46%, 36 - 37% và 17 - 18% và năm 2025 cơ cấu ngành là công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ, tỷ trọng các ngành tương ứng đạt 44 - 45%, 31 - 32% và 24 - 25%.
- Tốc độ thu ngân sách tăng khoảng 21 - 22% năm 2020 và 20 - 21% vào năm 2025 (trong đó thu ngân sách của huyện khoảng 12 - 14%). Tổng thu ngân sách đến 2020 đạt khoảng 268 tỷ đồng (trong đó thu ngân sách của huyện khoảng 180 tỷ đồng) và đến năm 2025 đạt khoảng 678 tỷ đồng (trong đó thu ngân sách của huyện khoảng 350 tỷ đồng).
- Tổng vốn đầu tư toàn xã hội huy động giai đoạn 2016-2025 đạt 16.697 tỷ đồng (giá hiện hành), trong đó, giai đoạn 2016-2020 đạt 3.975 tỷ đồng, giai đoạn 2021-2025 là 12.723 tỷ đồng. Tỷ lệ huy động vốn đầu tư toàn xã hội phấn đấu năm 2020 đạt 18 - 19% và đến năm 2025 đạt khoảng 29 - 30% so với giá trị gia tăng nền kinh tế.
b) Về xã hội
- Tốc độ tăng dân số tự nhiên giai đoạn 2016-2020 đạt 0,61% và 0,56% giai đoạn 2021-2025; tốc độ tăng dân số cơ học giai đoạn 2016-2020 đạt 0,05% và 0,92% giai đoạn 2021-2025. Đến năm 2020 quy mô dân số 135.725 người (trong đó dân số đô thị đạt 51% tổng dân số) và năm 2025 đạt 145.000 người (trong đó dân số đô thị đạt 70% tổng dân số).
- Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân hàng năm 2%.
- Số người lao động có việc làm tăng thêm bình quân hàng năm giai đoạn 2016-2020 khoảng 1.500 người và giai đoạn 2021-2025 khoảng 2.000 người.
- Tỷ lệ lao động qua đào tạo đến 2020 đạt 50% (trong đó đào tạo nghề 28,49%), năm 2025 đạt trên 65%.
- Tỷ trọng lao động công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp đến năm 2020 là 20% - 31% - 49% và năm 2025 tương ứng là 25% - 34% - 41%.
- Số bác sĩ tại các trạm y tế đến năm 2020 đạt 90%, năm 2025 đạt 100%;
- 100% xã, phường, thị trấn đạt bộ tiêu chí quốc gia về y tế vào năm 2020.
- Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng đến năm 2020 còn dưới 6%, năm 2025 còn dưới 5%.
- Đến năm 2020 có 63,6% số xã có trung tâm văn hóa - thể thao xã, có sân vận động xã và năm 2025 đạt 100% số xã.
- Đến năm 2020 có 60% thôn, tổ dân phố có nhà văn hóa, khu thể thao và năm 2025 đạt 75% số thôn, tổ dân phố.
- Đến năm 2020 có trên 80% thôn, tổ dân phố, 85% gia đình và 98% cơ quan, đơn vị được công nhận tiêu chuẩn văn hóa và đến 2025 tương ứng đạt 85%, 90% và 100%.
- 100% số xã, phường, thị trấn duy trì đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục trung học cơ sở đúng độ tuổi.
- Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia năm 2020 đạt 60% và năm 2025 đạt 69%.
- Trẻ em 5 tuổi được học mẫu giáo trước khi vào lớp 1 năm 2020 đạt 99,9% và năm 2025 đạt 99,9%.
- Tỷ lệ học sinh tiểu học hoàn thành chương trình tiểu học năm 2020 đạt 100%, năm 2025 đạt 100%.
- Tỷ lệ học sinh trung học cơ sở tốt nghiệp năm 2020 đạt 99,8% và năm 2025 đạt 99,8%.
- 100% hộ gia đình có máy thu hình trên địa bàn huyện được xem các chương trình truyền hình số bằng các phương tiện khác nhau.
c) Về môi trường
- Độ che phủ rừng đạt trên 40% vào năm 2020 và trên 44% vào năm 2025 theo hướng nâng cao chất lượng độ che phủ.
- Đến 2020 có trên 95% dân số được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh và năm 2025 đạt 98%.
- Đến 2020 có trên 90% dân số được sử dụng hố xí hợp vệ sinh và năm 2025 đạt 95%.
- Đến năm 2020 số cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn về môi trường trên 95% và năm 2025 đạt 98%.
d) Về xây dựng nông thôn mới
Số xã đạt tiêu chí nông thôn mới năm 2020 đạt 63,6% và năm 2025 đạt 100%.
2.2. Tầm nhìn đến năm 2030
a) Về kinh tế
- Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất giai đoạn 2026-2030 đạt 18 - 19%, trong đó thương mại - dịch vụ đạt 25 - 26%, công nghiệp - xây dựng đạt 22 - 23% và nông, lâm, thủy sản đạt 6 - 6,5%.
- Thu hẹp khoảng cách chênh lệch về thu nhập bình quân đầu người so với bình quân chung toàn tỉnh từ 28,5% năm 2015 lên 65,41% vào năm 2025 và đạt 113,9% vào năm 2030, tương ứng thu nhập bình quân đầu người (giá hiện hành) năm 2030 đạt 170 - 171 triệu đồng (tương ứng 6.600 USD).
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng các ngành dịch vụ, công nghiệp và giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp. Cơ cấu ngành năm 2030 là công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp, tỷ trọng các ngành tương ứng đạt 47 - 48%, 34 - 35% và 18 - 19%.
- Tốc độ thu ngân sách tăng khoảng 24% vào năm 2030 (trong đó thu ngân sách của huyện khoảng 15%). Tổng thu ngân sách đến 2030 đạt khoảng 1.990 tỷ đồng (trong đó thu ngân sách của huyện khoảng 700 tỷ đồng).
- Tổng vốn đầu tư toàn xã hội huy động giai đoạn 2026-2030 đạt 44.520 tỷ đồng (giá hiện hành). Tỷ lệ huy động vốn đầu tư toàn xã hội đạt khoảng 35 - 36% so với giá trị gia tăng nền kinh tế.
b) Về xã hội
- Tốc độ tăng dân số tự nhiên giai đoạn 2026-2030 đạt 0,51%; tốc độ tăng dân số cơ học đạt 1,54%. Đến năm 2030 quy mô dân số 153.000 người (trong đó dân số đô thị đạt 97% tổng dân số).
- Tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện dưới 2,5% theo tiêu chí do Chính phủ quy định theo từng thời kỳ.
- Số người lao động có việc làm tăng thêm bình quân hàng năm giai đoạn 2026-2030 khoảng 2.800 người.
- Tỷ lệ lao động qua đào tạo đến 2030 đạt trên 80%.
+ Tỷ trọng lao động công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp đến năm 2030 là 33% - 37% - 30%.
- Trạm y tế có bác sĩ năm 2030 đạt 100%.
- 100% xã, phường, thị trấn đạt bộ tiêu chí quốc gia về y tế.
- Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng năm 2030 còn dưới 4%.
- Đến năm 2030 có 100% số xã có trung tâm văn hóa - thể thao xã, có sân vận động xã và có 100% thôn, tổ dân phố có nhà văn hóa, khu thể thao.
- Đến năm 2030 có trên 90% thôn, tổ dân phố, 95% gia đình và 100% cơ quan, đơn vị được công nhận tiêu chuẩn văn hóa.
- 100% số xã, phường, thị trấn duy trì đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục trung học cơ sở đúng độ tuổi.
- Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia năm 2030 đạt 83%.
- Trẻ em 5 tuổi được học mẫu giáo trước khi vào lớp 1 năm 2030 đạt 99,9%.
- Tỷ lệ học sinh tiểu học hoàn thành chương trình tiểu học năm 2030 đạt 100%.
- Tỷ lệ học sinh trung học cơ sở tốt nghiệp năm 2030 đạt 99,8%.
c) Về môi trường
- Độ che phủ rừng đạt trên 47% vào năm 2030 theo hướng nâng cao chất lượng độ che phủ.
- Đến năm 2030 có 100% dân số được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh.
- Đến năm 2030 có 100% dân số được sử dụng hố xí hợp vệ sinh.
- Đến năm 2030 số cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn về môi trường đạt 100%.
d) Về xây dựng nông thôn mới
Duy trì 100% số xã đạt tiêu chí nông thôn mới vào năm 2030.
III. Quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực
1. Công nghiệp - xây dựng
Phát triển công nghiệp phải gắn với quy hoạch phát triển công nghiệp của tỉnh và vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, gắn với nhu cầu thị trường, nâng cao năng lực quốc phòng, đảm bảo trật tự an toàn xã hội, gắn chặt chẽ với bảo vệ môi trường. Phấn đấu đến năm 2020 nhóm ngành công nghiệp - xây dựng đóng góp 36 - 37% tổng giá trị sản xuất, giải quyết 20% lao động trong các ngành kinh tế, tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân hàng năm giai đoạn 2016-2020 đạt 20 - 21%; đến năm 2025 đóng góp 44 - 45% tổng giá trị sản xuất, giải quyết 25% lao động trong các ngành kinh tế, tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân hàng năm giai đoạn 2021-2025 đạt 21 - 22% và đến năm 2030 đóng góp 47 - 48% tổng giá trị sản xuất, giải quyết 33% lao động trong các ngành kinh tế, tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân hàng năm giai đoạn 2026-2030 đạt 22 - 23%.
Đẩy nhanh tốc độ phát triển ngành công nghiệp trên cơ sở phát huy có hiệu quả các ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh, các ngành công nghiệp có tính mũi nhọn của huyện để tạo được bước chuyển biến căn bản về hiệu quả và tốc độ tăng trưởng theo hướng kết hợp tăng trưởng và phát triển bền vững trong công nghiệp.
Thu hút đầu tư đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn mà huyện có lợi thế như: Công nghiệp cảng biển, dịch vụ và công nghiệp hậu cảng; công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng; công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản; nước tinh khiết,...
Từng bước hình thành phát triển các dạng năng lượng mới, năng lượng tái tạo như: Sản xuất điện từ năng lượng mặt trời, điện gió,... tại bán đảo Hòn Gốm.
Chú trọng phát triển công nghiệp nông thôn, tiểu thủ công nghiệp truyền thống, tạo nền tảng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Phát triển các nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch, đồng thời quy hoạch các khu trưng bày giới thiệu sản phẩm tại các trung tâm du lịch, nhà hàng, khách sạn.
Đẩy mạnh tiến độ xây dựng hạ tầng khu công nghiệp Vạn Thắng, khu sản xuất vật liệu xây dựng Tân Dân, khu vực sản xuất công nghiệp tập trung tại Dốc Đá Trắng, nhằm tạo mặt bằng thu hút nhanh các dự án đầu tư.
Xây dựng cơ sở hạ tầng các khu du lịch, khu đô thị, trung tâm xã, khu tái định cư và điểm dân cư nông thôn mới.
2. Thương mại, dịch vụ và du lịch
Phát triển ngành thương mại, dịch vụ và du lịch theo hướng tăng trưởng nhanh để chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế và nâng cao hiệu quả nền kinh tế. Phấn đấu đến năm 2020 nhóm ngành thương mại, dịch vụ và du lịch đóng góp 17 - 18% tổng giá trị sản xuất, giải quyết 31% lao động trong các ngành kinh tế, tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân hàng năm giai đoạn 2016-2020 đạt 11 - 12%; đến năm 2025 đóng góp 24 - 25% tổng giá trị sản xuất, giải quyết 34% lao động trong các ngành kinh tế, tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân hàng năm giai đoạn 2021-2025 đạt 19 - 20% và đến năm 2030 đóng góp 34 - 35% tổng giá trị sản xuất, giải quyết 37% lao động trong các ngành kinh tế, tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân hàng năm giai đoạn 2026-2030 đạt 25 - 26%.
Đầu tư phát triển mạnh ngành du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của huyện Vạn Ninh, gắn kết chặt chẽ với du lịch tỉnh, vùng và cả nước; mở rộng các tuyến du lịch trực tiếp đến các nước trong khu vực. Hình thành một tổ hợp các khu, cụm du lịch với các loại hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng biển, thể thao giải trí biển, du lịch tham quan, du lịch hội nghị, hội thảo, sự kiện.
Phát triển các loại hình dịch vụ cao cấp, chất lượng cao. Xây dựng hệ thống dịch vụ tài chính, ngân hàng như: Trung tâm thương mại - tài chính tại bán đảo Hòn Gốm, trung tâm thương mại - xe buýt Vạn Ninh; hệ thống siêu thị, chợ huyện, chợ đầu mối, chợ xã như siêu thị tại khu đô thị Tu Bông, khu đô thị Vạn Thắng, chợ huyện; hệ thống các khách sạn, nhà hàng, cửa hàng trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm hàng hóa phục vụ du lịch,... kích thích các hoạt động kinh tế khu vực này trở nên sôi động hơn.
Phát triển mạnh dịch vụ vận tải biển, dịch vụ cảng, dịch vụ hậu cảng (logistics), dịch vụ du lịch, dịch vụ tài chính, ngân hàng, dịch vụ giáo dục - y tế,... hỗ trợ tốt cho sản suất và nâng cao chất lượng sống cho người dân.
3. Nông, lâm nghiệp và thủy sản
Phát triển ngành nông nghiệp, thủy sản theo hướng nâng cao chất lượng tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành để nâng cao hiệu quả, bảo đảm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, phát triển nông nghiệp, nông thôn gắn với thực hiện chính sách an sinh xã hội. Phấn đấu đến năm 2020 nhóm ngành nông - lâm - thủy sản đóng góp 45 - 46% tổng giá trị sản xuất, giải quyết 49% lao động trong các ngành kinh tế, tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân hàng năm giai đoạn 2016-2020 đạt 5 - 5,5%; đến năm 2025 đóng góp 31 - 32% tổng giá trị sản xuất, giải quyết 41% lao động trong các ngành kinh tế, tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân hàng năm giai đoạn 2021-2025 đạt 5,5 - 6% và đến năm 2030 đóng góp 18 - 19% tổng giá trị sản xuất, giải quyết 30% lao động trong các ngành kinh tế, tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân hàng năm giai đoạn 2026-2030 đạt 6 - 6,5%.
- Về nông nghiệp: Phấn đấu tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân 4 - 5%/năm, chiếm tỷ trọng 28% vào năm 2020, năm 2025 đạt 27% và năm 2030 đạt 26% trên tổng giá trị sản xuất toàn ngành. Ổn định diện tích trồng lúa 2 - 3 vụ đảm bảo an toàn lương thực; nâng cao chất lượng đàn gia súc, gia cầm, phát triển mô hình chăn nuôi trang trại tập trung gắn với công nghiệp chế biến, nâng tỷ lệ sinh hóa đàn bò.
Trong giai đoạn tới tập trung, ưu tiên phát triển các cây chủ lực là lúa nước, rau các loại, mía, đậu phụng (lạc); phát triển 3 loại vật nuôi chính là bò thịt, heo và gia cầm.
- Về thủy sản: Phát triển ngành thủy sản theo hướng bền vững, khai thác tiềm năng lợi thế về kinh tế biển, phát triển cả khai thác, nuôi trồng, chế biến và hậu cần nghề cá; phát triển thủy sản gắn với phát triển du lịch, gắn với công nghiệp chế biến xuất khẩu; đẩy mạnh nghề khai thác thủy sản xa bờ, gắn với tàu công suất lớn, hiện đại gắn với bảo vệ chủ quyền biển đảo, nâng cao hàm lượng khoa học, công nghệ trong đánh bắt, bảo quản. Phấn đấu tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân đạt 6 - 7%/năm, chiếm tỷ trọng 72 - 73% vào năm 2025 và đạt 73 - 74% vào năm 2030 trên tổng giá trị sản xuất toàn ngành.
Phát triển vùng nuôi tôm tập trung (tôm thẻ thâm canh) đạt 750 ha, gồm các xã: Vạn Thạnh 20 ha, Vạn Thọ 100 ha, Vạn Phước 60 ha, Vạn Long 60 ha, Vạn Khánh 200 ha, Vạn Thắng 150 ha, Vạn Lương 10 ha, Vạn Hưng 150 ha.
Đầu tư phát triển nuôi trồng thủy hải sản tại các vùng ven biển và hải đảo,... Đối tượng nuôi chủ yếu là tôm hùm, cá biển, ngọc trai,... Sản lượng hải sản đánh bắt xa bờ tăng hàng năm; đến năm 2020 đạt 15.000 tấn, đến năm 2025 đạt 23.000 tấn và đến năm 2030 đạt 34.500 tấn. Đến năm 2025 tổng số tàu thuyền các loại dự kiến 2.450 chiếc, tổng công suất đạt 200.000CV, bình quân 82 CV/chiếc; đến năm 2030 tổng số tàu thuyền các loại dự kiến 2.500 chiếc, tổng công suất đạt 300.000CV, bình quân 120 CV/chiếc.
- Về lâm nghiệp: Mục tiêu đến năm 2020 độ che phủ rừng đạt 40%, năm 2025 đạt 44% và năm 2030 đạt 47%.
Đến năm 2025 diện tích rừng trên địa bàn huyện dự kiến đạt 23.090 ha, trong đó: Rừng phòng hộ có diện tích khoảng 16.545 ha, rừng sản xuất có diện tích khoảng 6.545 ha. Đến năm 2030 diện tích rừng trên địa bàn huyện dự kiến đạt 28.137 ha, trong đó: Rừng phòng hộ có diện tích khoảng 17.430 ha, rừng sản xuất có diện tích khoảng 10.707 ha.
Tổng diện tích đất trồng, chăm sóc rừng phòng hộ khoảng 230 ha; chăm sóc rừng trồng chuyển tiếp 134 ha. Rừng phòng hộ đầu nguồn lưu vực sông Đồng Điền, sông Cạn, sông Hiền Lương; rừng phòng hộ ven biển tập trung ở bán đảo Tuần Lễ, xã Vạn Thọ.
Tổng diện tích trồng rừng ngập mặn 220 ha, trong đó: Xã Vạn Hưng 100 ha, xã Vạn Long 70 ha, xã Vạn Phước 30 ha và xã Vạn Thọ 20 ha.
4. Phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật
a) Giao thông
* Giao thông đường bộ
- Đường cao tốc: Xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Bắc Nam, theo tiêu chuẩn đường cao tốc Việt Nam quy mô 4 làn xe, dài 40 km.
- Quốc lộ: Xây dựng 2 tuyến tránh Quốc lộ 1A: Đoạn qua Vạn Khánh, Vạn Thọ dài 11,6 km và đoạn qua thị trấn Vạn Giã dài 12,5 km. Được thiết kế theo tiêu chuẩn kỹ thuật cấp I ĐB.
- Đường tỉnh: Gồm 05 tuyến với tổng chiều dài các tuyến 112,9 km, quy hoạch đạt tiêu chuẩn cấp III và cấp IV và chuẩn đường đô thị:
+ Đường Đầm Môn (ĐT 651): Dài 23 km, đường đô thị, rộng 100 m.
+ Đường dọc biển (ĐT 651B): Dài 40,4 km, đường đô thị, rộng 26 m.
+ Đường Nguyễn Huệ (ĐT 651C): Dài 19,3 km, đường đô thị, rộng 26 m.
+ Đường Vạn Giã - đập Đá Bàn (ĐT 651D): Dài 18,9 km, đường cấp III ĐB, rộng 42 m.
+ Đường Xuân Sơn (ĐT 651E): Dài 8,0 km, đường cấp IV MN, rộng 27,5 m.
+ Đường Vạn Hưng (ĐT 651G): Dài 3,3 km, đường cấp III ĐB, rộng 42 m.
+ Ngoài ra còn có hệ thống tuyến đường gom dọc quốc lộ qua địa bàn huyện Vạn Ninh dài tổng số 41,35 km. Đường gom được thiết kế tối thiểu 2 làn xe, bề rộng nền đường tối thiểu rộng 10 m (2 làn x 3,5 m + 2 lề x 1,5 m), vận tốc thiết kế V = 60 km/h, tương ứng đường cấp IV đồng bằng theo tiêu chuẩn thiết kế TCVN 4054-2005.
- Đường huyện: Gồm 12 tuyến với tổng chiều dài các tuyến 46,63 km, quy hoạch đạt tiêu chuẩn cấp V ĐB.
- Đường đô thị: Quy hoạch theo chỉ giới xây dựng.
- Đường xã: Quy hoạch đạt tiêu chí nông thôn mới GTNT A và B.
* Giao thông đường sắt
- Chuyển tuyến đường sắt Thống Nhất hiện có ra ngoài trung tâm thị trấn Vạn Giã.
- Xây dựng tuyến đường sắt nối cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong, dài 20 km.
* Giao thông đường thủy
- Xây dựng bến cảng tổng hợp đa năng, Cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong và bến tàu khách du lịch quốc tế Đầm Môn.
- Bến đò thủy nội địa (bến Hải Triều, bến Vạn Thọ, bến Tuần Lễ, bến Vĩnh Yên, bến Mũi Đá Son, bến Đại Lãnh, bến Bãi Ngang, bến Cát Thắm, bến Mũi Đá Chồng, bến Hồ Na, bến Sơn Đừng, bến Cá Ông, bến Bãi Lách, bến Khải Lương, bến Ninh Tân, bến Ninh Đảo, bến Tân Đức, bến Xuân Tự, bến Xuân Vinh, bến cá Quảng Hội).
* Hệ thống bến xe
- Xây dựng bến xe Vạn Ninh, tại xã Vạn Bình, quy mô 2,21 ha; bến xe Tu Bông, tại xã Vạn Long, quy mô 0,4 ha và bến xe Đầm Môn tại xã Vạn Thạnh, quy mô 0,6 ha.
- Quy hoạch các điểm đỗ xe khách, xe tải tại các khu vực chợ, khu vực thương mại, khu du lịch và các khu dân cư tập trung.
b) Thủy lợi
- Xây mới 3 hồ chứa: Hồ Đồng Điền (xã Vạn Phú, Vạn Bình), hồ Đồng Dáy (xã Vạn Thắng) và hồ Đại Lãnh (xã Đại Lãnh).
- Nâng cấp 2 hồ: Hồ Suối Lớn (xã Vạn Thọ), hồ Suối Luồng (xã Vạn Thắng).
- Nâng cấp 3 đập dâng: Đập Hải Triều (xã Vạn Long), đập Phú Hội (xã Vạn Thắng), đập Bà Tú (xã Vạn Khánh).
- Kiên cố toàn bộ hệ thống kênh mương cho các xã.
- Nâng cấp, xây dựng mới hệ thống kè chắn sóng biển và đê ngăn mặn: Kè thôn Ninh Tân, thôn Ninh Đảo, thôn Điệp Sơn, (xã Vạn Thạnh), kè Đại Lãnh, kè bờ tả, bờ hữu sông Đồng Điền và kè bờ biển thị trấn Vạn Giã.
c) Cấp nước, thoát nước và xử lý chất thải rắn
- Nâng cấp nhà máy nước Vạn Ninh, công suất 39.000 m3/ngày đêm. Xây dựng mới nhà máy nước Đại Lãnh, công suất 2.000 m3/ngày đêm; nhà máy nước Tu Bông, công suất 50.000 m3/ngày đêm và đầu tư hệ thống cấp nước 4 thôn đảo, xã Vạn Thạnh.
- Xây dựng hệ thống xử lý nước thải tại thị trấn Vạn Giã, đô thị Tu Bông, thị tứ Vạn Hưng, khu công nghiệp Vạn Thắng và các trọng điểm du lịch.
- Quy hoạch các bãi trung chuyển rác tại các khu vực đô thị, các khu dân cư tập trung, khu vực chợ. Xây dựng mới khu xử lý chất thải rắn tại thôn Suối Hàng, xã Vạn Khánh quy mô 30 ha; phục vụ nhu cầu xử lý chất thải rắn khu vực Đại Lãnh, Tuần Lễ - Hòn Ngang, trung tâm bán đảo Hòn Gốm, khu vực Tu Bông, thị trấn Vạn Giã và các khu vực phụ cận khác nhằm bảo vệ môi trường bãi biển và các khu du lịch.
- Quy hoạch nghĩa trang Bắc huyện Vạn Ninh, xã Vạn Khánh diện tích 30,53 ha; nghĩa trang Nam huyện Vạn Ninh, xã Vạn Hưng diện tích 33,4 ha và nghĩa trang, nghĩa địa tại các xã, tổng số 15,65 ha (gồm các xã: Xuân Sơn, Vạn Phú, Vạn Bình, Vạn Thắng, Vạn Thạnh).
d) Cấp điện
Mục tiêu đến năm 2020 đáp ứng 100% hộ gia đình đều được sử dụng điện lưới quốc gia và đáp ứng 100% nhu cầu về điện sản xuất phù hợp với quy mô sản xuất, cụm công nghiệp, cảng biển, các khu du lịch.
- Xây dựng mới đường 110KV gồm: Đấu nối NM Điện Vạn Thạnh; nhánh rẽ Vạn Thạnh; nhánh rẽ Vạn Ninh 2.
- Nâng cấp trạm Vạn Giã 110/22KV (năm 2025 quy mô 2 x 25MVA, năm 2030 quy mô 2 x 40MVA).
- Xây dựng mới: Trạm KCN Vạn Thắng quy mô 2 x 40MVA; trạm 110/22KV Vân Phong, quy mô 2 x 63MVA; trạm 110/22KV Đầm Môn, quy mô 2 x 63MVA; trạm 110/22KV CN Dốc Đá Trắng, quy mô 2 x 40MVA.
- Năng lượng tái tạo: Xây dựng nhà máy phong điện Vạn Thạnh, dự kiến xây dựng tại bán đảo Hòn Gốm, công suất là 112MW.
e) Bưu chính và truyền thông
- Đảm bảo 100% số xã có ít nhất 1 điểm phục vụ là bưu cục hoặc điểm bưu điện văn hóa xã.
- Nâng cấp bưu cục trung tâm (thị trấn Vạn Giã), bưu cục Tu Bông (xã Vạn Long) và bưu cục Xuân Tự (xã Vạn Hưng).
- Phát triển hạ tầng thông tin phục vụ công tác phòng chống thiên tai, an ninh quốc phòng.
+ Tất cả các xã đều được phủ sóng phát thanh và truyền hình chất lượng cao, 100% số xã có trạm truyền thanh.
5. Văn hóa - xã hội
a) Dân số, lao động và việc làm
- Hàng năm giảm tỷ suất sinh trung bình 0,1 - 0,3‰. Tốc độ tăng dân số trung bình thời kỳ 2016-2025 khoảng 1,0 - 1,5%, trong đó dân số cơ học tăng khoảng 0,1 - 0,9%/năm; thời kỳ 2026-2030 khoảng 2,0 - 2,1%, trong đó dân số cơ học tăng khoảng 1,5 - 1,6%/năm.
- Quy mô dân số toàn huyện đến năm 2020 có khoảng 135.725 người, năm 2025 có 145.000 người, năm 2030 có 153.000 người.
- Số người lao động có việc làm tăng thêm bình quân hàng năm khoảng 1.500 - 2.000 lao động.
- Phấn đấu đến năm 2020 lao động qua đào tạo đạt 50% (trong đó đào tạo nghề 28,5%) so với tổng số lao động đang làm việc; đến 2025 lao động qua đào tạo chiếm 65%; đến 2030 lao động qua đào tạo chiếm 80%.
b) Giáo dục và đào tạo
Phát triển mạng lưới trường, lớp ở các cấp học đạt chuẩn quốc gia, chú trọng phát triển nhà trẻ mẫu giáo theo hướng xã hội hóa. Phát triển toàn diện, đồng bộ cả về quy mô, chất lượng giáo dục đào tạo, bảo đảm tốt cơ sở vật chất và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, huy động mọi trẻ em trong độ tuổi đi học đến trường học.
- Phấn đấu đạt được một số mục tiêu và định hướng sau:
+ 100% số xã, thị trấn duy trì đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học và phổ cập giáo dục trung học cơ sở.
+ Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia đến năm 2020 đạt 60%, năm 2025 đạt 69% và đến năm 2030 đạt 83%.
+ Tỷ lệ giáo viên các cấp học đạt chuẩn 100% và nâng cao tỷ lệ giáo viên đạt trình độ đào tạo trên chuẩn.
+ Trẻ em 5 tuổi được học mẫu giáo trước khi vào lớp 1 đến năm 2020, năm 2025 và năm 2030 đạt 99,9%.
+ Tỷ lệ học sinh tiểu học ra lớp đến năm 2020, năm 2025 và năm 2030 đạt 99,8%.
+ Tỷ lệ học sinh trung học cơ sở ra lớp đến năm 2020 đạt 97,5%, năm 2025 đạt 98% và đến năm 2030 đạt 98,5%.
+ Tỷ lệ học sinh tiểu học hoàn thành chương trình đến năm 2020, năm 2025 và năm 2030 đạt 100%.
+ Tỷ lệ học sinh trung học cơ sở tốt nghiệp đến năm 2020, năm 2025 và năm 2030 đạt 99,8%.
+ Tỷ lệ học sinh tiểu học học 2 buổi/ngày đến năm 2020 đạt 50%, đến năm 2025 đạt 75% và đến năm 2030 đạt 100%.
- Phát triển hệ thống trường lớp:
+ Trung tâm dạy nghề phía Bắc huyện Vạn Ninh, tại xã Vạn Long.
+ Xây mới 02 trường trung học phổ thông tại xã Vạn Bình và xã Vạn Thọ.
+ Xây dựng 07 trường trung học cơ sở gồm: Trường Trung học cơ sở Vạn Phú, Trường Trung học cơ sở Vạn Bình, Trường Trung học cơ sở tại thôn Ninh Tân, xã Vạn Thạnh; Trường Trung học cơ sở xã Vạn Thạnh (tại điểm Khải Lương), Trường Trung học cơ sở Vạn Thắng, Trường Trung học cơ sở Vạn Giã và Trường Trung học cơ sở Vạn Lương.
+ Xây dựng 06 trường tiểu học, gồm: Trường Tiểu học Vạn Lương 3, Trường Tiểu học Vạn Thạnh 2, Trường Tiểu học Vạn Bình 2, Trường Tiểu học Đại Lãnh 1, Trường Tiểu học Vạn Long 2 và Trường Tiểu học Vạn Thạnh 1 (tại khu tái định cư Vĩnh Yên).
+ Xây dựng 06 trường mầm non, gồm: Trường Mầm non Vạn Lương 2, Trường Mầm non Vạn Phú 2, Trường Mầm non Vạn Bình 2, Trường Mầm non Vạn Thắng 2, Trường Mầm non Vạn Hưng 2 và Trường Mầm non Vạn Thạnh (điểm Khải Lương).
+ Ngoài ra, để đáp ứng mục tiêu số trường đạt chuẩn quốc gia vào năm 2025 là 69% và năm 2030 đạt 86%, dự kiến sẽ đầu tư nâng cấp các trường hiện có.
c) Y tế
Quy hoạch và phát triển mạng lưới y tế cơ sở, hoàn thiện hệ thống y tế dự phòng, nâng cấp các trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia, quy hoạch đội ngũ y bác sĩ và cán bộ y tế, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe tại chỗ cho nhân dân với chất lượng các dịch vụ y tế đạt hiệu quả cao.
- Mục tiêu:
+ 100% số xã, thị trấn đạt bộ tiêu chí quốc gia về y tế.
+ 100% trạm y tế xã, thị trấn có bác sĩ điều trị.
+ Tỷ lệ trẻ em được tiêm chủng năm 2020 đạt 98%, năm 2025 đạt 99% và năm 2030 đạt 100%.
+ Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng đến năm 2020 còn dưới 6%, đến năm 2025 còn dưới 5% và đến năm 2030 còn dưới 4%.
+ Tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế đến năm 2020 đạt 90%, đến năm 2025 đạt 95% và đến năm 2030 đạt 100%.
- Quy hoạch phát triển mạng lưới y tế:
+ Xây dựng Trung tâm Dân số và Kế hoạch hóa gia đình, Đội y tế dự phòng và Đội bảo vệ bà mẹ trẻ em.
+ Nâng cấp Phòng khám đa khoa khu vực Tu Bông.
+ Nâng cấp Bệnh viện Đa khoa Vạn Ninh.
+ Xây mới các trạm y tế, phân trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia, gồm: Trạm Y tế xã Xuân Sơn, Trạm Y tế Vạn Thắng 2, Trạm Y tế Vạn Hưng 2, Trạm Y tế Vạn Giã 2, Phân Trạm Y tế tại thôn Ninh Tân, Phân Trạm Y tế tại thôn Điệp Sơn và Phân Trạm Y tế tại Đầm Môn, xã Vạn Thạnh.
d) Văn hóa - thông tin - thể thao
- Phấn đấu đạt được một số mục tiêu sau:
+ Đến năm 2020 có 63,6% số xã có trung tâm văn hóa - thể thao xã, có sân vận động xã; năm 2025 và năm 2030 đạt 100% số xã.
+ Đến năm 2020 có 60% thôn, tổ dân phố có nhà văn hóa, khu thể thao; năm 2025 đạt 75% số thôn, tổ dân phố; năm 2030 đạt 100% số thôn, tổ dân phố.
+ Đến 2020 có trên 80% thôn, tổ dân phố, 85% gia đình và 98% cơ quan, đơn vị được công nhận tiêu chuẩn văn hóa; đến năm 2025 tương ứng đạt 85%, 90%, 100% và đến năm 2030 tương ứng đạt 90%, 95%, 100%.
+ Tỷ lệ người tham gia tập luyện thể dục thể thao thường xuyên đến năm 2020 đạt trên 40% tổng dân số, đến năm 2025 đạt trên 45% và đến năm 2030 đạt 50%.
+ Tỷ lệ hộ gia đình tham gia tập luyện thể dục thể thao thường xuyên đến năm 2020 đạt trên 35% tổng số hộ, đến năm 2025 đạt trên 40% và đến năm 2030 đạt 45%.
- Xây dựng các công trình:
+ Quảng trường 14/8 thị trấn Vạn Giã.
+ Nâng cấp Trung tâm văn hóa - thể thao huyện.
+ Các công viên cây xanh - thể dục thể thao theo quy hoạch xây dựng.
+ Đài tưởng niệm tại xã Vạn Hưng và xã Đại Lãnh
+ Trung tâm văn hóa - thể thao cho các xã và nhà văn hóa các thôn còn lại đạt chuẩn nông thôn mới.
+ Xây dựng trung tâm thể dục thể thao tại khu đô thị mới Tu Bông; xây dựng sân vận động cho 10 xã, thị trấn và khu thể thao cho các thôn, khu phố.
e) An sinh xã hội và xóa đói giảm nghèo
Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 2%/năm; đến năm 2020 hộ nghèo giảm xuống dưới 2,5%; đến năm 2025 và năm 2030 tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện còn dưới 2,5% theo tiêu chí hộ nghèo do Chính phủ quy định theo từng thời kỳ.
6. Tổ chức không gian lãnh thổ
6.1. Quy hoạch địa giới hành chính
Chia tách xã Vạn Thạnh thành 02 đơn vị hành chính cấp xã (khu vực Ninh Đảo được tổ chức thành 1 đơn vị hành chính) cho phù hợp điều kiện phát triển và trình độ quản lý kinh tế và xã hội. Đến năm 2025 trên địa bàn huyện có 14 đơn vị hành chính, tăng 01 đơn vị hành chính so với năm 2015.
6.2. Quy hoạch các tiểu vùng kinh tế - xã hội
- Tiểu vùng 01 - Tiểu vùng kinh tế nông nghiệp: Tiểu vùng này gồm khu vực đồng bằng, trung du chuyển tiếp và vùng núi phía Tây huyện. Tiểu vùng này có lợi thế về trồng cây lương thực, thực phẩm, nuôi trồng thủy sản và làm muối để phát triển kinh tế nông nghiệp tập trung, phát triển rừng và kinh tế lâm nghiệp.
- Tiểu vùng 02 - Tiểu vùng kinh tế trung tâm đô thị: Tiểu vùng này gồm khu vực đồng bằng ven biển từ thị trấn Vạn Giã đến đèo Cổ Mã. Tiểu vùng này có tốc độ đô thị hóa mạnh, có lợi thế là trung tâm kinh tế hạt nhân, có vai trò thúc đẩy và liên kết các tiểu vùng khác phát triển. Tiểu vùng này là trung tâm đô thị, trung tâm thương mại, công nghiệp và nuôi trồng thủy sản.
- Tiểu vùng 03 - Tiểu vùng kinh tế ven biển: Tiểu vùng này gồm khu vực bán đảo Hòn Gốm đến Đại Lãnh. Tiểu vùng này là trung tâm kinh tế - dịch vụ - thương mại tổng hợp của huyện cũng như tỉnh và vùng; trong đó trọng tâm là cảng biển quốc tế, dịch vụ hậu cảng, dịch vụ du lịch và tài chính thương mại. Tiểu vùng này có lợi thế về phát triển du lịch, phát triển kinh tế biển, khai thác, nuôi trồng thủy sản.
7. Bảo vệ môi trường
Bảo vệ môi trường để phát triển bền vững theo phương châm lấy phòng ngừa và hạn chế tác động xấu đối với môi trường là chính kết hợp với xử lý ô nhiễm, khắc phục suy thoái, cải thiện môi trường và bảo tồn thiên nhiên. Mục tiêu cụ thể sau:
- Tỷ lệ che phủ rừng năm 2020 đạt trên 40%, năm 2025 đạt 44% và năm 2030 đạt 47%.
- Đến 2020 có trên 95% dân số được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, năm 2025 đạt 98% và năm 2030 đạt 100%.
- Đến 2020 có trên 90% dân số sử dụng hố xí hợp vệ sinh, năm 2025 đạt trên 95% và năm 2030 đạt 100%.
- Đến 2020 có trên 95% cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn về môi trường, năm 2025 đạt 98% và năm 2030 đạt 100%.
- Quản lý và xử lý chất thải công nghiệp nguy hại, chất thải y tế năm 2020 đạt trên 90%, năm 2025 đạt 95% và năm 2030 đạt 100%.
- Đến năm 2030, các khu đô thị đều có hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường.
8. Quốc phòng - an ninh
Phát triển kinh tế - xã hội gắn với củng cố quốc phòng - an ninh, xây dựng vững chắc nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân và thế trận biên phòng toàn dân.
Xây dựng thực lực chính trị. Xây dựng các tổ chức trong hệ thống chính trị luôn vững mạnh. Phấn đấu đến năm 2020 có trên 90% và đến năm 2025 có 100% xã, thị trấn vững mạnh về quốc phòng - an ninh. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế lãnh đạo của Đảng trong khu vực phòng thủ.
IV. Danh mục các dự án ưu tiên đầu tư
(Phụ lục kèm theo)
V. Các giải pháp chủ yếu thực hiện quy hoạch
1. Giải pháp huy động vốn đầu tư
Cải thiện môi trường đầu tư, sản xuất, kinh doanh, nhất là cải cách thủ tục đầu tư; tạo điều kiện về cơ sở hạ tầng để sẵn sàng tiếp nhận các dự án đầu tư; ban hành các chính sách hỗ trợ đầu tư hấp dẫn, minh bạch, phù hợp với các quy định của pháp luật.
Mở rộng các hình thức đầu tư BOT, BTO, BT, BOO, PPP,... tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các thị trường vốn; phát triển các hình thức liên doanh, liên kết đầu tư, góp vốn đầu tư bằng tài sản.
Phát triển các hình thức tạo vốn từ quỹ đất: Cho thuê mặt bằng kinh doanh, văn phòng cao cấp và bán đấu giá quyền sử dụng đối với các khu vực có giá trị thương mại cao như: Đô thị, du lịch, dịch vụ,...
Thực hiện có hiệu quả chủ trương xã hội hóa trên lĩnh vực y tế, dạy nghề, giáo dục, văn hóa và thể thao, môi trường.
Xây dựng các chính sách về tín dụng tạo điều kiện thuận lợi cho mọi thành phần kinh tế vay vốn tín dụng để phát triển sản xuất; nhất là các chính sách tín dụng ưu đãi cho các lĩnh vực: Nông nghiệp, nông thôn và nông dân, sản xuất hàng hóa xuất khẩu, phát triển sản xuất tại vùng kinh tế - xã hội khó khăn, hộ nghèo và đối tượng chính sách,...
Tăng cường xúc tiến đầu tư nhằm thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI, ODA...). Đặc biệt chú trọng thu hút nguồn vốn FDI, tăng tiềm lực vốn để đẩy mạnh phát triển sản xuất, kinh doanh. Tranh thủ nguồn vốn ODA để đầu tư xây dựng hạ tầng nông thôn, vùng khó khăn.
2. Giải pháp về xây dựng kết cấu hạ tầng
Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ngân sách nhà nước đầu tư các công trình hạ tầng thiết yếu như giao thông, thủy lợi.
Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư các công trình điện, nước, kết cấu hạ tầng khu đô thị, khu du lịch, dịch vụ, sản xuất,... để kinh doanh bằng hình thức đổi đất lấy cơ sở hạ tầng đối với các khu quy hoạch dân cư, dịch vụ tại đô thị, khu du lịch.
Thực hiện xã hội hóa về xây dựng kết cấu hạ tầng, nhất là các công trình có quy mô vừa và nhỏ như giáo dục, văn hóa, thể thao, chợ,...
3. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực
Xây dựng Phân hiệu Trường Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật Sài Gòn với các ngành đào tạo như công nghệ thông tin, tài chính ngân hàng, kế toán doanh nghiệp, quản trị kinh doanh,... Đảm bảo không chỉ đào tạo, bồi dưỡng giáo viên có trình độ cho các trường, các trung tâm mà còn đào tạo cán bộ quản lý, kỹ sư có tay nghề phục vụ cho yêu cầu phát triển của huyện cũng như khu vực. Hoạt động của trường cần có sự liên kết, hợp tác với Trường Cao đẳng Nghề của tỉnh và các cơ sở dạy nghề trong khu vực.
Sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí đào tạo cho lao động nông thôn và các nguồn tài trợ khác hàng năm để đầu tư cho hoạt động tuyên truyền, tư vấn học nghề và giới thiệu việc làm sau khi đào tạo; điều tra khảo sát và dự báo chính xác về đào tạo nghề cho người lao động; thí điểm mô hình dạy nghề theo địa chỉ sử dụng; tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề, phát triển chương trình, giáo trình, học liệu; phát triển và nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý nghề.
Thu hút đầu tư, mở thêm các cơ sở công nghiệp, công nghiệp chế biến, xây dựng, thương mại, du lịch,... đi đôi với phát triển ngành nghề ở nông thôn. Thông qua các chương trình khuyến nông, khuyến công, khuyến ngư và khuyến lâm để hỗ trợ vốn, kinh nghiệm sản xuất, thông tin thị trường cho người lao động. Áp dụng tiến bộ khoa học - công nghệ trong sản xuất nông nghiệp theo hướng tăng giá trị tăng thêm của các sản phẩm thủy sản vốn là thế mạnh của địa phương.
Đẩy mạnh xã hội hóa đào tạo; khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đào tạo nghề, hoạt động dịch vụ giới thiệu việc làm.
Gắn đào tạo nghề nghiệp với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của huyện, trước mắt chú trọng đào tạo các ngành nghề công nghiệp như: Điện dân dụng, điện công nghiệp, chế biến nông thủy sản, thực phẩm, các ngành nghề dịch vụ du lịch,...
Trọng dụng tài năng, có cơ chế chính sách ưu đãi thu hút các nhà khoa học, cán bộ giỏi, thợ lành nghề bậc cao, người có tâm huyết, trình độ, sinh viên giỏi mới ra trường về công tác, làm việc tại huyện, tại các tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất,... của huyện.
Lập kế hoạch đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản trị doanh nghiệp đủ sức tiếp cận những tiến bộ mới về khoa học quản lý, về công nghệ mới, biết dự báo và tiếp cận với thị trường để chủ động hội nhập vào tiến trình toàn cầu hóa.
4. Giải pháp về khoa học công nghệ
Khuyến khích và hướng dẫn người dân thực hiện cơ khí hóa các hoạt động sản xuất nông nghiệp (làm đất, thu hoạch, vận chuyển...) để tăng năng suất, mở rộng quy mô và giảm thiểu hao phí lao động.
Áp dụng công nghệ sinh học vào sản xuất các giống cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện của địa phương, khả năng chống sâu bệnh tốt và cho năng suất cao. Triển khai rộng rãi các mô hình sản xuất hiện đại, hiệu quả đến với bà con nông dân.
Nghiên cứu các mô hình thử nghiệm, chuẩn bị chuyển hướng cho giai đoạn sau; nghiên cứu tạo sản phẩm mới từ nguồn nguyên liệu địa phương, đặc biệt từ các sản phẩm nông nghiệp.
Kêu gọi các nhà máy, cơ sở sản xuất hỗ trợ nông dân đưa công nghệ vào sản xuất, áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào canh tác,... đảm bảo nguồn nguyên liệu cung cấp cho chính nhà máy, các cơ sở sản xuất và tạo điều kiện cho người dân phát triển sản xuất.
Có chính sách ưu đãi, khuyến khích cho các doanh nghiệp, nhà máy và cơ sở sản xuất trên địa bàn huyện có nhu cầu đổi mới công nghệ.
Khuyến khích các nhà máy, cơ sở chế biến nông, lâm, hải sản ứng dụng các hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế nhằm nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh cho sản phẩm.
Đẩy mạnh công tác xã hội hóa tin học để mở rộng kiến thức cho mọi người dân trong huyện, đặc biệt là cán bộ quản lý, người sản xuất tiếp cận kiến thức mới, tiếp cận thị trường dễ dàng và nhanh chóng.
Tăng cường đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho khoa học công nghệ; tạo điều kiện thu hút các chuyên viên kỹ thuật giỏi từ nơi khác đến công tác tại huyện.
Tăng cường hợp tác với các tỉnh lân cận để học hỏi kinh nghiệm, các kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi hiệu quả có thể áp dụng với huyện mình.
Học hỏi và đầu tư xây dựng các mô hình sản xuất, các dây chuyền công nghệ sử dụng các phế thải, phụ phẩm nông nghiệp để giảm thiểu chất thải nông nghiệp và tiết kiệm chi phí phát triển khoa học công nghệ.
5. Giải pháp về thị trường
Đẩy mạnh công tác khuyến mãi, giới thiệu sản phẩm, tìm kiếm khách hàng, tìm kiếm thị trường, đánh thuế một lần, không gây ách tắc lưu thông, khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân làm hàng xuất khẩu. Coi trọng thị trường trong nước, nhất là thị trường gần ngay ở các xã của huyện, nội tỉnh và các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên.
Nâng cao chất lượng, đa dạng hóa mẫu mã và tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm hàng hóa để đưa sản phẩm hàng hóa của huyện từng bước thâm nhập các thị trường cần có những biện pháp.
Đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng trung tâm thương mại, chợ đầu mối nông, hải sản để thúc đẩy thương mại và tiêu thụ hàng nông, hải sản. Gọi vốn đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến nông hải sản chất lượng cao trên địa bàn huyện, sử dụng nguyên liệu của địa phương, tạo ra sản phẩm chất lượng và sức cạnh tranh cao, đa dạng sản phẩm hàng hóa của huyện.
Nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp. Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm, cải tiến mẫu mã... đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài nước.
Phối hợp với tỉnh và các huyện khác tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, xây dựng và quản lý chất lượng nông, hải sản hàng hóa, hướng dẫn các doanh nghiệp đăng ký và bảo vệ thương hiệu hàng hóa.
Hỗ trợ thông tin về sản xuất, về thị trường để giúp cơ sở và người sản xuất đầu tư phát triển sản xuất theo thị trường và tiêu thụ sản phẩm có hiệu quả: Phối hợp với tỉnh xây dựng hệ thống thông tin; hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận pháp luật quốc tế và luật pháp của một số thị trường lớn, khó tính,...
Khuyến khích cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp triển khai thực hiện ký hợp đồng tiêu thụ nông, hải sản nhằm tạo thuận lợi cho lưu thông nông sản hàng hóa và cung ứng vật tư nông nghiệp, tạo nguồn hàng cho xuất khẩu.
6. Giải pháp về liên kết, hợp tác liên vùng, liên tỉnh
Củng cố quan hệ hợp tác với các tỉnh thành lân cận trên cơ sở phát huy thế mạnh trong giáo dục đào tạo của từng địa phương tạo ra nguồn nhân lực chất lượng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội huyện, của tỉnh và toàn vùng.
Tăng cường phối hợp với các vùng, các tỉnh tổ chức hội chợ việc làm tăng cơ hội tiếp cận việc làm cho người lao động, xác định nhu cầu lao động của từng địa phương và bổ sung nhân lực cho nhau.
Tăng cường kết nối phát triển kinh tế liên vùng, liên tỉnh: Như Khu kinh tế Vân Phong, vùng Nam Phú Yên - Bắc Khánh Hòa và các tỉnh trong vùng như Phú Yên, Đăk Lăk,...
Phối hợp với các huyện trong và ngoài tỉnh thực hiện các chương trình quảng bá, giới thiệu các điểm du lịch, di tích lịch sử, nét đặc sắc văn hóa...
Liên kết với thành phố Nha Trang trong việc phát triển các khu du lịch chất lượng cao, khu đô thị mới quy mô lớn, chung cư, biệt thự cao cấp, cao ốc cho thuê văn phòng, hình thành quần thể du lịch Vân Phong.
7. Giải pháp nâng cao năng lực quản lý hành chính và nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành của bộ máy quản lý nhà nước
Xây dựng và hoàn thiện cải cách thể chế, cải cách tổ chức bộ máy hành chính các cấp; đẩy mạnh việc phân cấp quản lý cho các ngành, các cấp, làm rõ quyền hạn, trách nhiệm của từng cấp, từng ngành và người đứng đầu cơ quan; đổi mới nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức nhằm từng bước chuẩn hóa, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng hành chính cho đội ngũ cán bộ công chức cơ sở; thực hiện có hiệu quả công tác cải cách tài chính công; tăng cường mối quan hệ làm việc theo mô hình trực tuyến chức năng sẽ tăng được hiệu lực, hiệu quả của bộ máy hành chính các cấp.
Từng bước tách biệt rõ cơ quan hành chính công quyền với tổ chức sự nghiệp dịch vụ công. Thực hiện có hiệu quả cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “Một cửa” ở các cấp, các ngành.
Đổi mới phương thức điều hành, đồng thời cải tiến nâng cao chất lượng nội dung các cuộc họp; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kịp thời xử lý những vướng mắc tồn tại ở các đơn vị địa phương.
Đào tạo và đào tạo lại cán bộ: Đào tạo tập trung, đào tạo tại chức, bồi dưỡng nghiệp vụ, đào tạo chuyên tu,... Chú trọng công tác tạo nguồn cán bộ tại chỗ, đáp ứng biên chế cho đội ngũ cán bộ cơ sở đủ về số lượng, coi trọng chất lượng, nhất là về phẩm chất chính trị, có phương pháp và tác phong công tác sâu sát cơ sở, gần gũi với nhân dân.
Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị, quản lý nhà nước, chính sách dân tộc tôn giáo, pháp luật, chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức từ huyện xuống xã, trưởng, phó thôn đang công tác, làm việc.
8. Bảo vệ môi trường, phát triển bền vững
Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường; xã hội hóa các hoạt động bảo vệ môi trường.
Tăng cường quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường: Kiện toàn và nâng cao năng lực hoạt động của đội ngũ quản lý môi trường. Tổ chức thực hiện tốt các văn bản pháp luật, cơ chế, chính sách bảo vệ môi trường của Nhà nước. Tăng cường kiểm tra, giám sát, phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm túc các trường hợp vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Áp dụng các biện pháp kinh tế trong bảo vệ môi trường: Đối tượng gây thiệt hại đến môi trường phải khắc phục, bồi thường.
Điều 2. Tổ chức thực hiện quy hoạch
Giao Ủy ban nhân dân huyện Vạn Ninh phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương có liên quan thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Tổ chức công bố công khai quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Vạn Ninh đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030 cho các cấp, chính quyền, các ngành, đoàn thể, các doanh nghiệp và nhân dân trong huyện, trong tỉnh được biết.
- Trên cơ sở các định hướng và giải pháp phát triển tiến hành xây dựng, rà soát quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực trên địa bàn theo hướng có sự liên kết, phối hợp liên ngành; xác định các trọng điểm và bước phát triển trong từng giai đoạn.
- Triển khai thực hiện quy hoạch qua các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm. Kế hoạch hàng năm phải bám vào các mục tiêu quy hoạch đã được duyệt và tiến độ phải thực hiện trong từng giai đoạn.
- Thực hiện công tác kiểm tra, giám sát đối với công tác thực hiện đầu tư phát triển theo đúng quy hoạch. Cuối mỗi kỳ kế hoạch 5 năm tiến hành rà soát, đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch của từng giai đoạn để điều chỉnh, bổ sung mục tiêu cho phù hợp với tình hình thực tế.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VẠN NINH ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Quyết định số 3995/QĐ-UBND ngày 26
tháng 12 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa)
1. Dự án do các bộ, ngành đầu tư
- Cảng tổng hợp đa năng Vân Phong (giai đoạn mở đầu) và Cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong
- Đường sắt đi Cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong
- Hầm đường bộ Đèo Cả (đang thi công)
- Đường tránh Quốc lộ 1 (qua xã Vạn Khánh, Vạn Thọ và thị trấn Vạn Giã)
- Đường bộ cao tốc Bắc - Nam
- Xây dựng hồ Đồng Điền
- Thao trường Huấn luyện cho lực lượng vũ trang huyện Vạn Ninh
- Công trình phòng thủ cấp huyện (01 lô cốt cố thủ; 01 đài quan sát; 01 hầm chỉ huy cấp đại đội)
2. Dự án do tỉnh đầu tư
- Dự án đầu tư lâm sinh, trồng rừng ngập mặn
- Trạm công nghệ sinh học giống nuôi trồng thủy sản
- Xây dựng, nâng cấp các tuyến đường tỉnh: Đường Đầm Môn (ĐT.651), đường dọc biển (ĐT.651B), đường Nguyễn Huệ (ĐT.651C), đường Vạn Giã - đập Đá Bàn (ĐT.651D), đường Xuân Sơn (ĐT.651E), đường Vạn Hưng (ĐT.651G).
- Hệ thống đường gom quốc lộ
- Đường cơ động và bến cập tàu đảo Hòn Lớn, xã Vạn Thạnh
- Đường giao thông ngoài Cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong (giai đoạn khởi động); đường trục chính khu tổng hợp Đầm Môn
- Hệ thống đường phục vụ sản xuất lâm sinh, phát triển và bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng
- Cảng cá Quảng Hội - Vạn Thắng - Vạn Ninh
- Dự án đê, kè chắn cát, chắn sóng, ngăn mặn
- Xây dựng Trường Trung học phổ thông Nguyễn Thị Minh Khai, Trường Trung học phổ thông Bắc Vạn Ninh
- Hệ thống điện chiếu sáng công cộng trên tuyến đường mở rộng Quốc lộ 1 (phần 1 bên đường còn lại đối với các đoạn qua đô thị, khu dân cư đông đúc)
- Hệ thống giếng khoan tập trung, các bể chứa nước và xử lý nước cho 4 thôn đảo xã Vạn Thạnh (gồm Ninh Tân, Ninh Đảo, Khải Lương và Điệp Sơn)
- Tái định cư Vĩnh Yên (giai đoạn 2)
3. Dự án do huyện làm chủ đầu tư
- Tái định cư Vạn Thắng, Vạn Bình
- Xây dựng hạ tầng khu đô thị thị trấn Vạn Giã
- Dự án cánh đồng mẫu lớn
- Nâng cấp các tuyến đường huyện, đường giao thông nông thôn
- Xây dựng hồ Đồng Dáy, hồ Đại Lãnh
- Đầu tư nâng cấp và phát triển các trường học các cấp (xây mới 7 trường trung học cơ sở, 6 trường tiểu học, 6 trường mầm non và nâng cấp các trường hiện có đạt chuẩn quốc gia)
- Nâng cấp Phòng khám Đa khoa khu vực Tu Bông, Bệnh viện Đa khoa Vạn Ninh
- Xây dựng Trung tâm Dân số và Kế hoạch hóa gia đình, Đội y tế dự phòng và Đội bảo vệ bà mẹ trẻ em
- Đầu tư xây mới các trạm y tế, phân trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia
- Quảng trường 14/8 thị trấn Vạn Giã
- Nâng cấp trung tâm văn hóa - thể thao huyện
- Công viên cây xanh - thể dục thể thao theo quy hoạch xây dựng
- Trung tâm văn hóa - thể thao các xã, thị trấn
- Sân vận động các xã, thị trấn
- Nhà văn hóa - khu thể thao các thôn
- Trụ sở Ủy ban nhân dân xã Vạn Khánh
- Nghĩa trang, nghĩa địa tại các xã (Xuân Sơn, Vạn Phú, Vạn Bình, Vạn Thắng, Vạn Thạnh)
- Trung tâm Bảo trợ xã hội và Công tác xã hội huyện Vạn Ninh
4. Dự án kêu gọi đầu tư
- Khu đô thị sinh thái Tuần Hoàn Cổ Mã (khu đô thị Tu Bông và khu du thuyền cao cấp)
- Khu đô thị sinh thái Mũi Đá Son
- Khu đô thị - du lịch Hòn Ngang
- Khu công nghiệp Vạn Ninh (khu công nghệ cao Vạn Thắng)
- Hạ tầng khu sản xuất vật liệu xây dựng Tân Dân
- Hạ tầng khu vực sản xuất công nghiệp tập trung tại Dốc Đá Trắng
- Dự án đầu tư khai thác mỏ đá Granit tảng lăn làm đá ốp lát khu Tân Dân, Vạn Thắng, Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa
- Khu nghiền sàng chế biến đá xây dựng
- Nhà máy chế biến đá Granite
- Nhà máy sản xuất đá Granite - Ống bê tông cốt thép ly tâm và cọc bê tông dự ứng lực
- Nhà máy sản xuất và khai thác chế biến Cao Lanh Vạn Ninh
- Đất san lấp làm vật liệu xây dựng thông thường
- Dự án khai thác - chế biến mỏ đá, đất làm vật liệu xây dựng thông thường tại núi Bồ Đà 3
- Khai thác mỏ đá làm vật liệu xây dựng thông thường mỏ Bồ Đà
- Trung tâm thương mại - tài chính tại bán đảo Hòn Gốm
- Khu dịch vụ và công nghiệp hậu cảng
- Trung tâm thương mại - xe buýt Vạn Ninh
- Siêu thị tại khu đô thị Tu Bông, khu đô thị Vạn Thắng, chợ huyện
- Cửa hàng xăng dầu Vạn Bình
- Dịch vụ đô thị Vạn Thắng
- Khu du lịch sinh thái biển Hòn Ngang - Bãi Cát Thấm
- Khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp Vân Phong
- Khu du lịch cao cấp LuckyLand Vân Phong
- Khu du lịch nghỉ dưỡng, nghỉ mát bãi Ông Hào
- Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Whitesand
- Khu du lịch cao cấp Hồ Na - Vân Phong
- Khu du lịch sinh thái bãi Cá Ông
- Khu du lịch cao cấp Minexco và khu du lịch sinh thái biển rừng Minexco
- Khu du lịch và nghỉ dưỡng Năm Sao Đại Lãnh
- Khu du lịch Cửu Long Vân Phong
- Khu du lịch sinh thái Tây Bắc Hòn Lớn - Vân Phong
- Khu vui chơi giải trí Hòn Đen
- Khu du lịch sinh thái Bãi Cây Bàng
- Khu du lịch nghỉ mát bãi Ông Nghi
- Khu trung tâm dịch vụ hỗn hợp và du lịch Tuần Lễ - Hòn Ngang
- Khu đô thị - du lịch Hòn Ngang
- Khu du lịch Vinpearl Vân Phong
- Khu du lịch Vân Phong
- Khu hỗn hợp dịch vụ và du lịch Bắc Tuần Lễ
- Khu dịch vụ hỗn hợp và du lịch Tuần Lễ - Vân Phong
- Khu du lịch cao cấp Phương Đông
- Blue Paradise - Resort Hòn Cùm Meo
- Khu du lịch Bãi Cá Sòng
- Dự án sản xuất giống, ương, nuôi các loài cá lồng biển
- Dự án sản xuất, ương nuôi con giống, nuôi trồng và thu mua cá tại vịnh Vân Phong
- Dự án trồng rong biển xuất khẩu
- Dự án nuôi cá ngừ thương phẩm
- Dự án nuôi cấy ngọc trai biển theo công nghệ mới
- Dự án nuôi thương phẩm cá biển
- Dự án nuôi tôm công nghiệp
- Bến tàu khách du lịch quốc tế Đầm Môn
- Bến xe Vạn Ninh
- Bến xe Tu Bông
- Bến xe Đầm Môn
- Nâng cấp nhà máy cấp nước Vạn Ninh
- Nhà máy cấp nước Đại Lãnh
- Nhà máy cấp nước Tu Bông
- Hệ thống cấp nước thô Bắc Vân Phong
- Hệ thống thoát nước thải các khu đô thị, khu công nghiệp
- Khu xử lý chất thải rắn Bắc Vân Phong
- Nhà máy xử lý và tái chế rác thải sinh hoạt
- Nghĩa trang phía Bắc và nghĩa trang phía Nam huyện Vạn Ninh
- Dự án cải tạo và phát triển lưới điện đô thị, nông thôn
- Nhà máy phong điện Vạn Thạnh
- Phân hiệu Trường Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật Sài Gòn
- Trung tâm Dạy nghề Vạn Long
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.