ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 399/QĐ-UBND |
Tây Ninh, ngày 23 tháng 02 năm 2021 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật khoa học và công nghệ ngày 18 tháng 6 năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 08/2014/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật khoa học và công nghệ;
Căn cứ Thông tư số 17/2016/TT-BKHCN ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định quản lý thực hiện Chương trình bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn gen đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 48/2015/QĐ-UBND ngày 21 tháng 9 năm 2015 của UBND tỉnh Tây Ninh ban hành quy định quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh Tây Ninh;
Căn cứ Quyết định số 12/2018/QĐ-UBND ngày 7 tháng 5 năm 2018 của UBND tỉnh Tây Ninh ban hành quy định sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh Tây Ninh ban hành kèm theo Quyết định số 48/2015/QĐ-UBND ngày 21 tháng 9 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tại Tờ trình số 07/TTr-KHCN, ngày 03 tháng 02 năm 2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt “Đề án khung nhiệm vụ khoa học và công nghệ về quỹ gen cấp tỉnh thực hiện giai đoạn 2021-2025” (Đề án chi tiết kèm theo).
Kinh phí thực hiện: từ nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học của tỉnh.
Điều 2. Giao Sở Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm phối hợp với các sở, ngành, đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện Đề án theo đúng quy định hiện hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, Giám đốc Sở Tài chính và các sở, ngành, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này kể từ ngày ký./
|
KT. CHỦ TỊCH |
NHIỆM
VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VỀ QUỸ GEN CẤP TỈNH THỰC HIỆN TRONG GIAI ĐOẠN
2021-2025
(Kèm theo Quyết định số: 399/QĐ-UBND ngày 23/02/2021 của UBND tỉnh Tây Ninh)
Tên Đề án:
Bảo tồn nguồn gen cấp tỉnh thực hiện trong giai đoạn 2021-2025.
I. Nhu cầu về nguồn gen và tính cấp thiết:
- Quyết định số 1671/QĐ-TTg ngày 28/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn gen đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;
- Thông tư số 17/2016/TT-BKHCN ngày 01/9/2016 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định quản lý thực hiện Chương trình bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn gen đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;
- Quyết định số 48/2015/QĐ-UBND ngày 21/9/2015 của UBND tỉnh Tây Ninh ban hành quy định quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh Tây Ninh;
- Quyết định số 12/2018/QĐ-UBND ngày 07/5/2018 của UBND tỉnh Tây Ninh ban hành quy định sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh Tây Ninh ban hành kèm theo Quyết định số 48/2015/QĐ-UBND ngày 21/9/2015 của UBND tỉnh;
- Công văn số 161/BKHCN-CNN ngày 21/01/2020 của Bộ Khoa học và Công nghệ về xây dựng Đề án khung nhiệm vụ KH&CN về quỹ gen cấp bộ, cấp tỉnh;
- Công văn số 553/VP-VHXH ngày 31/01/2020 của Văn phòng Đoàn ĐBQH, HĐNĐ và UBND tỉnh Tây Ninh về việc xây dựng Đề án khung nhiệm vụ KH&CN về quỹ gen cấp bộ, cấp tỉnh.
- Công văn số 1074/UBND-VHXH ngày 25/5/2020 của UBND tỉnh Tây Ninh về việc Đề án khung nhiệm vụ KH&CN về quỹ gen tỉnh Tây Ninh;
- Công văn số 1851/BKHCN-CNN ngày 26/6/2020 của Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) về việc Đề án khung nhiệm vụ KH&CN về quỹ gen cấp tỉnh giai đoạn 2021-2025;
Tài liệu tham khảo:
[1] Ban Quản lý Vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát, 2020. Báo cáo số 688/BC-VQG ngày 05/10/2020 của Ban quản lý Vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát về việc báo cáo công tác thực thi pháp luật về đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường tại Vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát.
[12] Ban Quản lý Vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát, 2020. Báo cáo số 715/BC-VQG ngày 17/11/2020 của Ban quản lý Vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát về việc báo cáo kiểm điểm công tác chỉ đạo, điều hành năm 2020.
[3] Niên giám Thống kê tỉnh Tây Ninh, 2019.
[4] UBND tỉnh Tây Ninh, 2013. Quyết định số 2213/QĐ-UBND ngày 01/11/2013 phê duyệt “Đề án khung các nhiệm vụ Bảo tồn nguồn gen tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2014 - 2020”.
[5] UBND tỉnh Tây Ninh, 2014. Quyết định số 21/2014/QĐ-UBND ngày 13/8/2014 ban hành “Quy hoạch phát triển hoạt động khoa học và công nghệ tỉnh Tây Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030“.
2. Nhu cầu cần phải bảo tồn nguồn gen tại địa phương
Tây Ninh là tỉnh cực Tây của vùng Đông Nam Bộ, phía Đông giáp tỉnh Bình Dương và Bình Phước, phía Nam giáp thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Long An, phía Bắc và Tây giáp 03 tỉnh Svay Riêng, Pray-Veng và Tbong Khmum của Vương quốc Campuchia; có 02 cửa khẩu quốc tế là Mộc Bài, Xa Mát và 04 cửa khẩu chính, 10 cửa khẩu phụ; diện tích tự nhiên 4.041,25 km2, dân số năm 2019 là 1.171.683 người, dân số khu vực thành thị là 208.300 người, dân số khu vực nông thôn là 963.383 người [3]. Địa hình Tây Ninh nghiêng theo hướng Đông Bắc - Tây Nam: phía Bắc có độ cao trung bình từ 10-15 m, đặc biệt, cách Thành phố Tây Ninh gần 10 km là núi Bà Đen, với độ cao 986 m, là ngọn núi duy nhất nằm trong địa bàn tỉnh Tây Ninh; phía Nam có địa hình mang đặc điểm đồng bằng với độ cao trung bình 3-5m [5]. Nhìn chung, địa hình Tây Ninh tương đối bằng phẳng, khí hậu chia thành 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Chế độ nhiệt của Tây Ninh quanh năm cao, tương đối ổn định. Nhiệt độ trung bình năm của Tây Ninh là 27,6°C, lượng ánh sáng quanh năm dồi dào, mỗi ngày trung bình có đến 7,6 giờ nắng [3].
Hệ động thực vật trong hệ sinh thái tỉnh Tây Ninh đa dạng, với nhiều nguồn gen quý hiếm, tập trung chủ yếu tại hệ sinh thái rừng Vườn Quốc gia Lò Gò -Xa mát.
- Hệ thực vật có 32 loài quý hiếm được ghi trong Sách đỏ thực vật Việt Nam trong đó có 9 loài cấp V (sẽ nguy cấp), 6 loài cấp R (Hiếm), 9 loài cấp T (Bị đe dọa), 8 loài cấp K (cấp biết không chính xác) [4].
Vườn Quốc gia Lò Gò - Xa Mát là khu bảo tồn đa dạng sinh học quan trọng của tỉnh Tây Ninh và cả vùng Đông Nam bộ. Hệ thực vật bậc cao trong Vườn Quốc gia Lò Gò - Xa Mát rất đa dạng với khoảng 700 loài thuộc 396 chi của 116 họ trong 60 bộ của 5 ngành (Viện Sinh học nhiệt đới, 2006). Vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát cũng là nơi có nguồn gen dược liệu lớn với có 486 loài (chiếm 70,0% tổng số loài của VQG), 322 chi (81,5% tổng số chi), 104 họ (90,4% tổng số họ) của 04 ngành (80% tổng số ngành). Trong đó, xác định được 18 loài cây thuốc có giá trị bảo tồn theo đánh giá của Sách đỏ Việt Nam (2007), Danh lục đỏ của IUCN (2013) và Nghị định số 32/2006/NĐ-CP và 10 loài cây thuốc nằm trong Danh mục vị thuốc Y học cổ truyền của Bộ Y tế (2013). Về giá trị công dụng, Vườn quốc gia có 204 loài cây thuốc dùng ngoài da và 378 loài dùng uống để chữa bệnh. [1].
- Hệ động vật có 218 loài chim, 22 loài thú, 23 loài ếch nhái, 65 loài bò sát, 143 loài côn trùng [4].
Riêng hệ động vật của Vườn quốc gia Lò gò-Xa mát hiện có 42 loài thú, 203 loài chim, 25 loài lưỡng cư, 59 loài bò sát. Các loài thú có tên trong Sách Đỏ Thế giới (IUCN, 2005): Voọc chà vá chân đen (Pygathrix nigripes), Voọc bạc (Trachypilhecus margarita), Khỉ đuôi dài (Macaca fascicidaris), Khỉ đuôi lợn (Macaca leonina), Cu li nhỏ (Nycticebus pygmaeus). Các loài có tên trong Sách Đỏ Việt Nam: Dơi chó tai ngắn (Cynoplerus brachyotis), Mễn (Muntiacus m.annamensis), Mèo rừng (Prionailurus bengalensis), Chồn Bạc má (Melogale personata), Sóc đen (Ralufa bicolor), Cheo (Tragulus javanicus), Nhím bờm (Acanthion brachyurus), Sóc bay trâu (Petaurisla philippensis). Đối với loài bò sát có 07 loài nguy cấp và 02 loài cực kỳ nguy cấp là Rắn hổ mang chúa (Ophiophagus Hannah) và Trăn đất (Python molurus). Đối với loài lưỡng cư, có 02 loài sắp nguy cấp là Cóc rừng (Bufo galaeius) và Ếch giun (Ichthyophis bannanicus), loài Nhái bầu vẽ (Microhyla picta) là loài đặc hữu của Việt Nam [1].
Hoạt động bảo tồn nguồn gen có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc cung cấp nguồn gen để sử dụng trong tương lai vì mục tiêu phát triển bền vững, đảm bảo sự ổn định của các hệ sinh thái, bảo vệ môi trường, cung cấp vật liệu cho các chương trình chọn tạo giống và các nghiên cứu khoa học khác. Trong khi, hiện trạng môi trường và tài nguyên thiên nhiên tỉnh Tây Ninh, nhất là tại Vườn quốc gia Lò gò - Xa mát trong những năm gần đây, vẫn còn tình trạng khai thác bừa bãi, cháy rừng, công tác quản lý, bảo vệ rừng còn nhiều khó khăn, đây là nguyên nhân chính khiến nguồn gen quý hiếm ngày càng cạn kiệt [2].
Hoạt động bảo tồn nguồn gen tỉnh Tây Ninh chỉ đang ở bước đầu điều tra, thu thập số liệu. Giai đoạn 2014-2020, UBND tỉnh Tây Ninh đã ban hành Quyết định số 2213/QĐ-UBND ngày 01/11/2013 về việc phê duyệt “Đề án khung các nhiệm vụ Bảo tồn nguồn gen tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2014 2020“, gồm 04 nhiệm vụ: “Nghiên cứu, phục tráng và bảo tồn một số giống lúa mùa đặc sản của tỉnh Tây Ninh”, “Bảo tồn một số nguồn gen cá đặc sản tại tỉnh Tây Ninh”, “Bảo tồn, khai thác và phát triển thằn lằn núi trong điều kiện tự nhiên ở Núi Bà Đen Tây Ninh” và “Bảo tồn, khai thác và phát triển nguồn gen ốc núi trong điều kiện tự nhiên ở Núi Bà Đen Tây Ninh”. Tuy nhiên, nguồn lực địa phương còn hạn chế về năng lực nghiên cứu khoa học của các đơn vị chủ trì, chủ nhiệm nhiệm vụ tỉnh nên gặp khó khăn trong việc xét giao trực tiếp tổ chức chủ trì nhiệm vụ đáp ứng yêu cầu tại Công văn hướng dẫn số 2026/BKHCN-CNN ngày 08/7/2013 của Bộ KH&CN - yêu cầu tổ chức chủ trì nhiệm vụ do tỉnh quản lý hoặc nằm trên địa bàn tỉnh, việc triển khai chưa được thực hiện tại tỉnh Tây Ninh. UBND tỉnh đã đề nghị Bộ KH&CN xem xét việc tiếp tục thực hiện 04 nhiệm vụ bảo tồn nguồn gen nêu trên ở cấp quốc gia để chọn đúng tổ chức, cá nhân có đủ năng lực chủ trì thực hiện nhiệm vụ.
Giai đoạn 2021-2025, tiếp tục triển khai thực hiện các định hướng chỉ đạo của Bộ KH&CN, việc tiếp tục triển khai xây dựng Đề án khung nhiệm vụ về quỹ gen cấp tỉnh trên cơ sở thực tiễn địa phương nhằm tăng cường công tác quản lý, điều tra, đánh giá hiện trạng động, thực vật và vi sinh vật quý hiếm trên địa bàn; xác định đối tượng ưu tiên trong danh mục các loài động vật quý hiếm cần bảo tồn, gìn giữ, để từ đó có kế hoạch bảo tồn nguồn gen đạt hiệu quả cao là một yêu cầu cấp thiết hiện nay. Đề án được thực hiện cũng góp phần nâng cao năng lực quản lý và nhận thức xã hội về nguồn gen thông qua việc thực hiện các hoạt động thông tin, tuyên truyền và tập huấn kỹ thuật.
1. Mục tiêu tổng quát:
Bảo tồn và phát triển nguyên trạng nguồn gen quý, hiếm, đặc hữu, có giá trị tại tỉnh Tây Ninh.
2. Mục tiêu cụ thể:
- Thu thập và đánh giá được hiện trạng 04 nguồn gen quý, hiếm, đặc hữu bản địa: cây nhân trần tía (Adenosma bracteosum Bonati); Gà lôi hông tía (Lophura diardi); Gà tiền mặt đỏ (Polyplectron germaini); Công xanh Việt Nam (Pavo malicusimperalor) cần bảo tồn tại Vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát.
- Xác định được các yếu tố sinh thái, điều kiện môi trường ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của 04 nguồn gen trên tại Vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát.
- Xây dựng các mô hình nhằm duy trì bảo tồn, phát triển các nguồn gen trên tại Vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát.
- Đề xuất các biện pháp bảo tồn, phát triển tự nhiên của các nguồn gen trên tại Vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát.
1. Triển khai nhiệm vụ bảo tồn nguồn gen
Triển khai thực hiện 02 nhiệm vụ:
(1) “Bảo tồn và phát triển cây nhân trần tía (Adenosma bracleosum Bonati) tại Vườn quốc gia Lò gò - Xa mát, tỉnh Tây Ninh”;
(2) “Bảo tồn nguồn gen 03 loài: Gà lôi hông tía (Lophura diardi); Gà tiền mặt đỏ (Polyplectron germaini); Công xanh Việt Nam (Pavo malicusimperalor) tại Vườn quốc gia Lò gò - Xa mát”.
Dựa vào đặc điểm mô tả của giống, tiến hành điều tra, khảo sát, thu thập và đánh giá hiện trạng 04 nguồn gen quý, hiếm tại địa phương. Tập trung thực hiện các nội dung chính sau:
- Quản lý, lưu giữ nguồn gen thực vật, động vật quý, hiếm hiện có:
+ Quản lý, lưu giữ an toàn những nguồn gen hiện có, từng bước đánh giá ban đầu những nguồn gen để hoàn thiện dữ liệu đưa vào quản lý. Việc đánh giá ban đầu được tiến hành dần qua các năm và được đánh giá liên tục về cùng một số tính trạng.
+ Xác định 04 nguồn gen bản địa cần bảo tồn: cây nhân trần tía (Adenosma bracleosum Bonati); Gà lôi hông tía (Lophura diardi); Gà tiền mặt đỏ (Polyplectron germaini); Công xanh Việt Nam (Pavo malicusimperalor).
+ Xác định đối tượng bảo tồn nguồn gen nguyên vị và chuyển vị (đối với đối tượng bảo tồn chuyển vị, việc nhân giống khôi phục và phát triển loài cần đảm bảo độ thuần của nguồn gen nhằm đảm bảo chất lượng của nguồn giống).
- Đánh giá sự ảnh hưởng của các yếu tố sinh thái, điều kiện môi trường đến quá trình sinh trưởng và phát triển của các nguồn gen lại Vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát.
- Xây dựng, phát triển các mô hình, khu vực sinh thái thích hợp bảo tồn, phát triển các nguồn gen tại Vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát.
- Đề xuất các biện pháp bảo tồn, phát triển tự nhiên của các nguồn gen tại Vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát: các biện pháp phù hợp từng đối tượng nguồn gen.
2. Các nội dung tổ chức, quản lý
- Đào tạo, tập huấn nghiệp vụ bảo tồn gen
- Tư liệu hóa nguồn gen dưới các hình thức mẫu tiêu bản khô, mô hình, phương thức, giải pháp bảo tồn, phát triển hoặc bản đồ vùng sinh thái phục vụ công tác quản lý, bảo tồn.
- Tổ chức, kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả đạt được theo từng nội dung hoạt động.
- Đánh giá được hiện trạng và thu thập được 04 nguồn gen quý, hiếm để bảo tồn tại Vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát.
- Các nguồn gen được đánh giá về các chỉ tiêu sinh học, đánh giá về di truyền; nguồn gen được khôi phục, phát triển và được tư liệu hóa các mẫu gen quý, hiếm, nhằm phục vụ công tác nghiên cứu bảo tồn, chọn tạo giống hoặc mở rộng sản xuất (nếu có).
- Các sản phẩm KH&CN về quỹ gen: giống; bộ mẫu tiêu bản; mô hình, phương thức, biện pháp bảo tồn và phát triển nguồn gen; cơ sở dữ liệu, các tài liệu, báo cáo.
- Công bố ít nhất 02 bài báo khoa học trên tạp chí chuyên ngành.
- Đào tạo thành công 02-03 học viên cao học.
V. Dự kiến kinh phí thực hiện:
- Kinh phí cho hoạt động bảo tồn nguồn gen được lấy từ nguồn ngân sách sự nghiệp khoa học và công nghệ hàng năm của tỉnh.
- Dự kiến kinh phí thực hiện Đề án giai đoạn 2021-2025: 2.850.000.000 đồng (Danh mục kèm theo).
1. Sở Khoa học và Công nghệ
- Tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ quỹ gen cấp tỉnh theo quy định;
- Hàng năm, hướng dẫn các tổ chức cá nhân đăng ký, đặt hàng nhiệm vụ quỹ gen cấp tỉnh theo quy định; tham mưu UBND tỉnh rà soát, bổ sung các nhiệm vụ thuộc Đề án phù hợp với thực tế địa phương.
- Báo cáo định kỳ việc thực hiện Đề án về UBND tỉnh và Bộ KH&CN.
2. Sở Tài chính
Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ cân đối ngân sách tỉnh trình UBND tỉnh phân bổ kinh phí thực hiện Đề án trong nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học hàng năm.
3. Các cơ quan, đơn vị khác
Các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố; các tổ chức, cá nhân có liên quan phối hợp triển khai thực hiện Đề án.
Hàng năm căn cứ vào hướng dẫn của Bộ KH&CN, Sở KH&CN phối hợp các tổ chức, cá nhân có liên quan tổ chức rà soát, tham mưu UBND tỉnh xem xét chỉnh sửa, bổ sung Đề án cho phù hợp./.
CÁC NHIỆM VỤ BẢO TỒN NGUỒN GEN CẤP TỈNH THỰC HIỆN TRONG
GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Kèm theo Quyết định số: 399/QĐ-UBND ngày 23/02/2021 của UBND tỉnh Tây Ninh)
STT |
Tên nhiệm vụ |
Tên tổ chức dự kiến chủ trì |
Đối tượng và số lượng nguồn gen bảo tồn |
Dự kiến kinh phí (NSNN triệu đồng) |
Thời gian thực hiện |
I |
Bảo tồn nguồn gen thực vật |
||||
1 |
Bảo tồn và phát triển cây nhân trần tía (Adenosma bracleosum Bonati) tại Vườn quốc gia Lò gò - Xa mát, tỉnh Tây Ninh |
Tuyển chọn tổ chức, cá nhân có năng lực chuyên môn phù hợp đáp ứng yêu cầu theo quy định để triển khai thực hiện đề tài. |
- Bộ mẫu với 20 tiêu bản khô (có hoa hoặc quả hoặc cả hai) của cây nhân trần tía ở khu vực nghiên cứu. - Mô hình trồng cây nhân trần tía đạt tiêu chuẩn GACP. |
1.350 |
2021 - 2023 |
II |
Bảo tồn nguồn gen động vật |
||||
2 |
Bảo tồn nguồn gen 03 loài: Gà lôi hông tía (Lophura diardi); Gà tiền mặt đỏ (Polyplectron germaini); Công xanh Việt Nam (Pavo malicusimperalor) tại Vườn quốc gia Lò gò - Xa mát |
Tuyển chọn tổ chức, cá nhân có năng lực chuyên môn phù hợp đáp ứng yêu cầu theo quy định để triển khai thực hiện đề tài. |
- Cá thể 03 loài: Gà lôi hông tía (Lophura diardi); Gà tiền mặt đỏ (Polyplectron germaini); Công xanh Việt Nam (Pavo malicusimperalor) tại Vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát. - Vùng sinh thái thích hợp và phương thức bảo tồn, phát triển tự nhiên 03 loài trên tại Vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát. |
1.500 |
2022 - 2025 |
Tổng kinh phí dự kiến giai đoạn 2021-2025 |
2.850 |
|
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.