ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3987/QĐ-UBND |
Thanh Hóa, ngày 13 tháng 10 năm 2016 |
PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH CHI TIẾT XÂY DỰNG TỶ LỆ 1/500 BỆNH VIỆN UNG BƯỚU TỈNH THANH HÓA
CHỦ TỊCH UBND TỈNH THANH HÓA
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị ngày 17 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị; Thông tư số 12/2016/TT-BXD ngày 29 tháng 6 năm 2016 của Bộ Xây dựng quy định về hồ sơ của nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng vùng quy hoạch đô thị và quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù và các quy định của pháp luật có liên quan;
Căn cứ Quyết định số 2745/QĐ-UBND ngày 26 tháng 8 năm 2014 của UBND tỉnh phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 Khu đô thị Nam thành phố Thanh Hóa; Quyết định số 2498/QĐ-UBND ngày 08 tháng 7 năm 2015 về việc phê duyệt đề án thành lập Bệnh viện ung bướu, tỉnh Thanh Hóa;
Theo đề nghị của Sở Y tế tại Tờ trình số 1860/TTr-SYT ngày 23 tháng 9 năm 2016; của Sở Xây dựng tại Tờ trình số 5517/TTr-SXD ngày 29 tháng 9 năm 2016 về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Bệnh viện Ung bướu tỉnh Thanh Hóa,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Bệnh viện Ung bướu tỉnh Thanh Hóa, với nội dung chính sau:
1. Phạm vi ranh giới, diện tích lập quy hoạch:
- Phía Bắc giáp: Đất nông nghiệp hiện trạng;
- Phía Nam giáp: Đường ven sông Kênh Bắc theo quy hoạch;
- Phía Đông giáp: Đất quy hoạch dân cư dự trữ;
- Phía Tây giáp: Đường quy hoạch;
Diện tích lập quy hoạch: Khoảng 80.032,37 m2.
- Tính chất: Đất xây dựng bệnh viện Ung bướu tỉnh Thanh Hóa.
- Chức năng: Là bệnh viện chuyên khoa làm nhiệm vụ khám, chữa bệnh về ung bướu cho nhân dân tỉnh Thanh Hóa và các tỉnh lân cận.
- Giai đoạn 01: Từ năm 2015 - 2017 đáp ứng quy mô 300 giường bệnh;
- Giai đoạn 02: Sau năm 2017 đáp ứng quy mô 500 giường bệnh.
4. Bố cục quy hoạch, phân khu chức năng:
Kiến trúc hiện đại, phù hợp với cảnh quan và môi trường tại khu vực. Hướng tiếp cận chính vào bệnh viện từ phía Bắc, ngoài ra còn có cổng phụ phía Nam bệnh viện. Chức năng các khối công trình và định hướng phát triển được lựa chọn như sau:
- Khối nhà chính của Bệnh viện được bố trí chính giữa khu đất bao gồm các khối chức năng như khối khám chữa bệnh và điều trị ngoại trú, khối kỹ thuật nghiệp vụ cận lâm sàng, khối điều trị nội trú, khối hành chính; Các khối chức năng trên được bố trí liên hoàn và được xen kẽ bởi không gian trống làm sân cảnh quan và dễ tiếp nhận ánh sáng, không khí...; Khối khám và điều trị ngoại trú, khối kỹ thuật nghiệp vụ cận lâm sàng được ghép khối và bố trí liên hoàn từ tầng 1 đến tầng 3; Khối điều trị nội trú được bố trí từ tầng 4 đến tầng 9 của tòa nhà. Các hành lang giữa các khối công trình hợp với nhau thành các tuyến giao thông liên hệ xử lý công việc giữa các khu chức năng.
- Cây xanh được bố trí xung quanh khu đất kết hợp đài phun nước, đường dạo và hồ điều hòa tạo cảnh quan dọc các tuyến đường nội bộ và đóng vai trò là dải cách ly tiếng ồn của bệnh viện với các phương tiện giao thông tại khu vực.
- Khu xử lý nước thải bố trí phía Tây Nam của khu đất, thuận lợi cho việc thu nước từ các công trình và đảm bảo không làm ảnh hưởng đến hoạt động chung của bệnh viện.
- Bãi đỗ xe ô tô và xe gắn máy được bố trí tại khu vực liền kề với các cổng vào của bệnh viện, tiếp giáp trực tiếp với đường nội bộ, tạo sự thuận lợi cho việc phân luồng của các phương tiện giao thông. Ngoài ra còn có bãi đỗ xe dành cho xe cấp cứu trước sảnh của khối nhà chính để thuận lợi cho việc đưa đón, cấp cứu cho bệnh nhân khi cần thiết.
5. Quy hoạch sử dụng đất: Cơ cấu sử dụng đất được phân chia như sau:
- Đất xây dựng công trình: Là đất xây dựng các công trình chính của bệnh viện và các hạng mục chức năng phụ trợ.
- Đất hạ tầng kỹ thuật: Là đất hệ thống đường giao thông, sân, đường dạo và các công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung cho khu vực quy hoạch.
- Đất cây xanh cảnh quan, mặt nước: Gồm đất cây xanh chung và mặt nước hồ điều hòa nhân tạo.
Cụ thể như sau:
STT |
Hạng mục |
Ký hiệu |
Diện tích lô đất (m2) |
DT đất xây dựng (m2) |
DT Sàn |
MĐXD (%) |
TCTB |
Hệ số SDĐ (lần) |
Tỷ lệ (%) |
1 |
Đất xây dựng công trình chính |
CT |
24.469,97 |
20.962 |
54.558 |
85,7 |
02-09 |
2,2 |
30,57 |
1.1 |
Khối khám bệnh và điều trị ngoại trú |
- |
- |
- |
1.848 |
- |
- |
- |
- |
1.2 |
Khối điều trị bệnh nhân nội trú |
- |
- |
- |
23.339 |
- |
- |
- |
- |
1.3 |
Khối kỹ thuật nghiệp vụ |
- |
- |
- |
12.914 |
- |
- |
- |
- |
1.4 |
Khối hành chính QT |
- |
- |
- |
3.182 |
- |
- |
- |
- |
1.5 |
Khối dự kiến phát triển |
- |
- |
1.475 |
13.275 |
- |
09 |
- |
- |
2 |
Đất xây dựng công trình phụ trợ |
PT |
9.251,39 |
1.205 |
4.125 |
13 |
01-09 |
4.4 |
11,56 |
2.1 |
Đất công trình phụ trợ 1 |
PT1 |
7.415,36 |
840 |
840 |
11,3 |
01 |
- |
- |
2.2 |
Đất công trình phụ trợ 2 |
PT2 |
1.836,03 |
365 |
3.285 |
19,9 |
09 |
- |
- |
3 |
Đất cây xanh |
CX |
23.742.63 |
- |
- |
|
- |
- |
29,67 |
3.1 |
Đất cây xanh 1 |
CX1 |
2.254,19 |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
3.2 |
Đất cây xanh 2 |
CX2 |
16.660,10 |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
3.3 |
Đất cây xanh 3 |
CX3 |
924,39 |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
3.4 |
Đất cây xanh 4 |
CX4 |
3.503,80 |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
3.5 |
Đất cây xanh 5 |
CX5 |
400,15 |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
4 |
Đất mặt nước |
MN |
1.590,08 |
- |
- |
- |
- |
- |
1,99 |
5 |
Đất giao thông |
GT |
20.978,30 |
- |
- |
- |
- |
- |
26,21 |
5.1 |
Đất đường giao thông |
|
15.398,39 |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
5.2 |
Đất bãi đỗ xe 1 |
P1 |
4.655,33 |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
5.3. |
Đất bãi đỗ xe 2 |
P2 |
924,58 |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
TỔNG KHU ĐẤT QUY HOẠCH |
80.032,37 |
22.167 |
58.683 |
27,7 |
01-09 |
0.73 |
100,0 |
6. Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật:
6.1. Quy hoạch giao thông:
Giao thông đối ngoại gồm có các tuyến đường với quy mô mặt cắt cụ thể như sau:
- Đường quy hoạch phía Bắc khu đất (mặt cắt 7-7): Lộ giới 38,0m (Lòng đường 2x10,0m; vỉa hè 2x5,0m; phân cách 8,0m);
- Đường quy hoạch phía Nam khu đất (mặt cắt 6-6): Lộ giới 17,5m (Lòng đường: 7,5m; vỉa hè: 2x5,0m);
- Đường quy hoạch phía Tây khu đất (mặt cắt 5-5): Lộ giới 19,5m (Lòng đường 7,5m; vỉa hè đường 2x6,0m);
- Đường quy hoạch phía Đông khu đất (mặt cắt 2-2): Lộ giới 13,5m (Lòng đường 5,5m; vỉa hè 2x3,0m).
Các đường giao thông nội bộ:
- Mặt cắt 1-1: Lộ giới 24,0m (Vỉa hè đường 2x3,0m; lòng đường 7,5mx2; phân cách 3,0m);
- Mặt cắt 2-2: Lộ giới 13,5m (Lòng đường 7,5m; vỉa hè 2x3,0m).
- Mặt cắt 2A-2A: Lộ giới 35,51m (vỉa hè 1,96m, lòng đường 7,5m; vỉa hè 2x3,0m; phân cách 4,25m; lòng đường 7,5m; bãi xe 8,3m).
- Mặt cắt 3-3: Lộ giới 17,5m (Lòng đường 11,50m; phân cách 2x3,0m);
- Mặt cắt 4-4: Lộ giới 26,0m (Lòng đường 2x8,0m; phân cách 4,0m; vỉa hè 3,0mx2)
6.2. San nền:
San nền dốc từ trong lô đất dốc ra các tuyến đường bao quanh, xung quanh. Độ dốc chung toàn khu vực và cao độ khống chế tại các biên, nút giao thông trong khu đất phải đảm bảo tuân thủ theo khống chế của dự án và quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 Khu đô thị Nam thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa đã được phê duyệt tại Quyết định số 2745/QĐ-UBND ngày 26/8/2014;
- Hướng dốc san nền theo hướng từ trong ra ngoài, dốc ra đường quy hoạch, cao độ san nền min=+4,05; cao độ max=+4,25.
- Đất đắp san nền sử dụng đất đào và vật liệu địa phương để đắp, độ chặt k=90. Phạm vi phần đường giao thông được xử lý phần nền đầm chặt với độ chặt k=0.95.
- Khi lập dự án đầu tư cần có giải pháp san nền hoàn thiện cho toàn cho phù hợp với tính chất đặc thù của loại hình công trình và khớp nối với hạ tầng kỹ thuật các khu vực lân cận.
6.3. Cấp nước:
Nguồn nước cấp cho Bệnh viện Ung bướu được lấy tuyến đường ống cấp nước sạch của thành phố hiện có tại khu vực trên Quốc Lộ 1A thông qua các trạm bơm tăng áp và cung cấp nước cho bệnh viện. Mạng lưới cấp nước được thiết kế là mạng hở, nước từ mạng cấp nước của thành phố được dẫn tới bể nước ngầm và đưa lên kết mái của các công trình bằng hệ thống máy bơm đặt trong trạm bơm. Lưu lượng cấp nước cho toàn khu vực quy hoạch: 838 m3/ngày đêm.
Chỉ tiêu cấp nước tại bệnh viện như sau:
- Nước dùng cho bệnh nhân: 1m3/giường lưu/ngày đêm;
- Nước sinh hoạt cho y bác sỹ, người nhà: 180 - 200 lít/người/ngày đêm
- Nước khu công cộng, dịch vụ: 2 lít/ m2/ngày đêm
- Nước tưới vườn hoa, công viên: 3 - 4 lít/m2/ngày đêm
- Nước rửa đường: 0,5 - 1 lít/m2 - ngày đêm
- Nước dự phòng, rò rỉ: 20 - 25 % ∑ nước cấp
Hệ thống cấp nước cứu hỏa:
- Nước phục vụ chữa cháy là nước dự trữ nước trong bể chứa nước sạch của trạm cấp nước đặt trong dự án. Tổng lưu lượng nước dự trữ cho chữa cháy là 320 m3.
- Phương pháp bố trí họng cứu hỏa: Họng cứu hỏa được bố trí nổi nằm trên vỉa hè các tuyến đường cách vỉa hè không quá 2,5m. Khoảng cách trung bình giữa 02 trụ cứu hỏa là 100-120m/trụ.
- Trên mỗi tuyến ống bố trí các van chặt để ngắt nước khi gặp sự cố hoặc bảo trì, bảo dưỡng.
Mạng lưới cấp nước:
- Vật liệu đường ống cấp nước: Ống cấp nước sử dụng là ống HDPE.
- Thiết kế mạng lưới đường ống cấp nước theo dạng kết hợp giữa cấp nước chữa bệnh, nước cứu hỏa và nước sinh hoạt khác.
- Thiết kế mạng lưới cấp nước là mạng vòng kết hợp với mạng nhánh để đảm bảo tính an toàn và liên tục cấp nước.
- Toàn bộ hệ thống mạng lưới cấp nước được bố trí trên vỉa hè để thuận tiện cho việc quản lý sau này.
6.4. Thoát nước mưa, thoát nước thải:
- Hệ thống thoát nước là hệ thống thoát chung nước mưa và nước thải.
- Đảm bảo thoát nước tự chảy.
Hệ thống thoát nước phải được tổ chức theo dạng hệ thống riêng hoàn toàn giữa nước thải và nước mưa. Trong đó:
Hệ thống thoát nước mưa:
- Nước mưa của khu vực được thu gom vào hệ thống cống. Hệ thống thoát nước bố trí ở 02 bên đường, hướng thoát theo hướng dốc của san nền. Các tuyến cống được đặt theo nguyên tắc hướng nước đi là ngắn nhất, khoảng cách giữa 2 ga thăm từ 30-50m, độ dốc i=0,002%.
- Khu vực cây xanh tận dụng tính tự thấm của mặt phủ.
- Cống cho thoát nước mưa dùng loại cống tròn đúc sẵn bằng phương pháp ly tâm.
- Cao độ đặt cống được chọn trên cơ sở đảm bảo hệ thống thoát nước tự chảy.
- Quy hoạch thoát nước mưa của dự án được tính toán đảm bảo lưu lượng thoát nước toàn bộ nền theo quy hoạch, ngoài ra còn phần thoát nước mái của các công trình được gom theo hệ thống hố ga trước khi đổ ra hệ thống thoát nước chung của khu vực.
- Kết cấu cống thoát nước mưa:
+ Tuyến cống thoát nước mưa được đặt dưới lòng đường sử dụng ống BTCT chịu tải trọng C.
+ Sử dụng các hố ga thu trực tiếp đặt mép đường và các hố ga thăm nối giữa các đoạn cống với khoảng cách các hố L=40-60m;
+ Nắp ga thu nước và nắp ga thăm dùng loại ghi gang đúc sẵn;
+ Cống hộp làm bằng bê tông cốt thép.
Quy hoạch thoát nước thải của dự án được tính toán:
- Tiêu chuẩn thải nước tính bằng 100% tiêu chuẩn cấp nước.
- Đối với nước thải sinh hoạt cần phải xử lý bằng bể tự hoại của từng công trình sau đó thoát vào hệ thống dẫn về trạm xử lý nước thải chung của bệnh viện để tiếp tục xử lý đảm bảo đạt yêu cầu theo quy định trước khi thoát vào hệ thống thoát nước mưa.
- Đối với nước thải của bệnh nhân xạ trị: Phải được xử lý cục bộ sau đó mới đưa đến hệ thống trạm xử lý chung để đảm bảo trong nước thải không còn chứa hàm lượng chất phóng xạ và các chất khác theo quy định. Nước thải loại này phải được thu gom vào bể tự hoại riêng và phải lưu nước trong vòng 10 chu kỳ bán rã của nguyên tố phóng xạ tiêm vào người bệnh nhân phải đảm bảo đạt yêu cầu về thời gian theo quy định mới được dẫn về trạm xử lý chung của Bệnh viện Ung bướu.
- Cống thoát nước thải dùng cống tròn D300, độ dốc i=-,33%; trên hệ thống bố trí các ga thu, ga thăm để thu gom nước thải, các ga thu bố trí trên vỉa hè cách nhau khoảng 40-60m để thu nước thải đã xử lý sơ bộ của các khối nhà. Hố ga dùng kết cấu bê tông cốt thép, nắp đậy gang đúc sẵn.
6.5. Cấp điện, chiếu sáng và thông tin liên lạc:
- Nguồn điện cấp cho các trạm biến áp được lấy từ đường điện 22KV theo quy hoạch đã được phê duyệt.
- Hệ thống cấp điện dự phòng sự cố phải đảm bảo từ 50% - 60% phụ tải và phải đảm bảo thường xuyên có điện cho một số phòng và bộ phận chức năng theo quy định. Thời gian cung cấp điện cho các thiết bị y tế và chiếu sáng không được quá 15s kể từ lúc mất điện từ lưới điện quốc gia.
- Mạng lưới điện cao áp, trung áp: Tất cả các đường điện hiện có trong ranh giới lập quy hoạch phải được thay thế. Tuyến điện 22KV xây dựng mới được thiết kế đi ngầm dọc theo các trục đường giao thông nội bộ cấp điện đến các trạm biến áp 22/0.4KV.
- Mạng lưới điện hạ áp, chiếu sáng: Các tuyến đường được chiếu sáng bằng đèn cao áp bóng Sodium công suất (150-250)W- 220V. Đối với các tuyến đường có làn đường xe chạy rộng ≤ 7,5m bố trí một dãy đèn có khoảng cách 35m/đèn; đường có làn đường xe chạy rộng ≥ 10m được chiếu sáng bằng 2 dãy hai bên đối xứng. Đảm bảo độ chói trung bình đạt 0,8 - 1 Cd/m2.
- Thông tin liên lạc: Để phù hợp với quy hoạch mạng lưới thông tin liên lạc chung, tại khu vực quy hoạch phải bố trí 1 tổng đài trung tâm có dung lượng phù hợp theo từng giai đoạn phát triển; Xây dựng hệ thống cáp quang, đáp ứng theo chỉ tiêu đầu người, các tuyến thông tin phải được xây dựng ngầm trong hành lang kỹ thuật của các tuyến đường giao thông nội bộ của Bệnh viện.
7. Chất thải rắn và vệ sinh môi trường:
- Tiêu chuẩn chất thải rắn (CTR): Sinh hoạt: 1÷1,2kg/người. ngày
- Chỉ tiêu thu gom được: 100%.
- Giải pháp thu gom và xử lý chất thải rắn: Việc thu gom CTR thực hiện như sau:
+ Rác thải sinh hoạt trong khu vực được thu gom và tập kết để chuyển về khu vực xử lý rác theo quy hoạch chung.
+ Rác thải y tế phải được phân loại chất thải y tế tại nguồn, sau đó thu gom và vận chuyển đến khu xử lý chất thải y tế tuân thủ các quy định hiện hành về quản lý chất thải và phù hợp với các quy định tại Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/4/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Thực hiện giám sát chặt chẽ và có kế hoạch quản lý môi trường theo quy định hiện hành, đảm bảo không gây ô nhiễm tới môi trường.
- Sở Y tế (chủ dự án quy hoạch) có trách nhiệm hoàn chỉnh hồ sơ theo nội dung trên; gửi Sở Xây dựng kiểm tra đóng dấu, lưu trữ theo quy định, làm cơ sở quản lý và thực hiện.
- Các Sở: Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, UBND thành phố Thanh Hóa theo chức năng nhiệm vụ có trách nhiệm hướng dẫn, quản lý thực hiện theo quy định hiện hành.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Y tế; Chủ tịch UBND thành phố Thanh Hóa và Thủ trưởng các ngành, các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận: |
KT. CHỦ TỊCH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.