ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3975/QĐ-UBND |
Thanh Hóa, ngày 18 tháng 11 năm 2014 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2005 của Chính phủ về Quy hoạch xây dựng; Thông tư số 07/2008/TT-BXD ngày 7 tháng 4 năm 2008 về việc hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng; Thông tư số 10/2010/TT-BXD ngày 11/8/2010 quy định hồ sơ từng loại quy hoạch đô thị và các quy định của pháp luật có liên quan;
Căn cứ Quyết định số 445/2009/QĐ-TTg ngày 07 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050; Quyết định số 114/2009/QĐ-TTg ngày 28 tháng 9 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020; Quyết định số 1659/2012/QĐ-TTg ngày 07 tháng 11 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển đô thị quốc gia giai đoạn 2012¸2020; Quyết định số 1114/2013/QĐ-TTg ngày 09 tháng 7 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 3023/2006/QĐ-UBND ngày 24 tháng 10 năm 2006 của UBND tỉnh phê duyệt Đề án rà soát, điều chỉnh Quy hoạch tổng thể hệ thống đô thị tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020; Quyết định số 108/2012/QĐ-UBND ngày 10 tháng 01 năm 2012 của UBND tỉnh phê duyệt Đề án xây dựng phát triển đô thị tỉnh Thanh Hóa đến năm 2015 đạt mục tiêu tỷ lệ đô thị hóa 25%;
Xét đề nghị của Viện Quy hoạch - Kiến trúc Thanh Hóa tại Tờ trình số 335/TTr-VQHKT ngày 18 tháng 9 năm 2014; của Sở Xây dựng tại Tờ trình số 5211/SXD-PTĐT ngày 30 tháng 9 năm 2014 về việc đề nghị phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị tỉnh tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, với nội dung chính sau:
a) Quan điểm:
- Thực hiện mục tiêu chiến lược về đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, định hướng phát triển đô thị của quốc gia; phù hợp với thực tiễn phát triển kinh tế-xã hội gắn với quốc phòng - an ninh và định hướng của tỉnh Thanh Hóa và vùng Bắc Trung Bộ.
- Phân bố hợp lý các đô thị, các vùng đô thị hóa tạo sự phát triển cân đối, có sự hỗ trợ, liên kết giữa các đô thị; tập trung xây dựng các cụm đô thị động lực, các đô thị trung tâm vùng và tiểu vùng để tạo sức phát triển lan tỏa; gắn phát triển đô thị với xây dựng nông thôn mới, nhất là tại vùng sâu, vùng xa, vùng cao.
- Kết hợp hài hòa giữa cải tạo và xây dựng mới, gìn giữ bản sắc văn hóa, các giá trị truyền thống, điều kiện tự nhiên và cảnh quan môi trường với việc áp dụng những tiến bộ khoa học - công nghệ, xây dựng cuộc sống tiện nghi, văn minh hiện đại ở đô thị.
b) Mục tiêu:
- Từng bước xây dựng hoàn chỉnh hệ thống đô thị Thanh Hóa phát triển theo mô hình mạng lưới đô thị; có cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội phù hợp, đồng bộ, hiện đại; có môi trường và chất lượng sống đô thị tốt; có nền kiến trúc đô thị tiên tiến, giàu bản sắc; có vị thế xứng đáng, có tính cạnh tranh cao trong phát triển kinh tế - xã hội quốc gia, khu vực và quốc tế, góp phần thực hiện tốt hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng xã hội chủ nghĩa và bảo vệ tổ quốc.
- Xây dựng hệ thống đô thị Thanh Hóa đảm bảo đáp ứng dự báo dân số đô thị đến năm 2020 chiếm khoảng 38% dân số toàn tỉnh, đến năm 2025 chiếm khoảng 50% dân số toàn tỉnh; định hướng đến năm 2030 bằng trung bình cả nước.
2. Mức tăng trưởng dân số đô thị.
- Dân số trung bình tỉnh Thanh Hóa năm 2014 khoảng 3.476.600 người; Trong đó dân số đô thị là 639.744 người, chiếm 18,5% dân số toàn tỉnh, dân số nội thị là 451.700 người, chiếm 13,0% dân số toàn tỉnh.
- Dự báo dân số trung bình tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020 là 3.700.000 người, dân số đô thị khoảng 1.372.300 người, chiếm khoảng 37% dân số toàn tỉnh, dân số nội thị khoảng 1.192.300 người, chiếm khoảng 32% dân số toàn tỉnh; định hướng đến năm 2030 dân số đô thị chiếm khoảng 60%, dân số nội thị chiếm khoảng 50% dân số toàn tỉnh.
3. Nhu cầu sử dụng đất và định hướng chọn đất phát triển đô thị
- Đất xây dựng đô thị đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 lấy theo các tiêu chuẩn sau đây:
+ Các đô thị loại I: tối thiểu 120 m2/người;
+ Các đô thị loại II: tối thiểu 115 m2/người;
+ Các đô thị loại III: tối thiểu 110 m2/người;
+ Các đô thị loại IV, V: tối thiểu 100 m2/người;
+ Khu công nghiệp (đô thị mới): tối thiểu 180 m2/người, khi quy hoạch các khu công nghiệp lấy theo quy định chi tiết trong Qui chuẩn xây dựng.
- Dự báo quỹ đất xây dựng đô thị: Tổng quĩ đất đô thị năm 2014 là 29.117,3ha, trong đó đất xây dựng đô thị khoảng 8.500ha. Dự báo quĩ đất xây dựng đô thị đến năm 2020 là 15.000ha tăng 6.500ha so với năm 2013; Đến năm 2030 khoảng 28.500ha tăng so với năm 2020 là 13.500ha.
- Định hướng chọn đất phát triển đô thị: Chủ yếu phát triển theo chiều sâu trên cơ sở sử dụng tối đa số đất hiện có chưa sử dụng hoặc sử dụng kém hiệu quả trong đô thị, từng bước mở rộng đô thị ra vùng ven đô và tùy theo điều kiện để có thể phát triển các đô thị mới ở những nơi thích hợp, từng bước đô thị hóa nông thôn.
- Cơ cấu sử dụng đất đô thị: Thực hiện theo quy chuẩn xây dựng và tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam; đặc biệt lưu ý khi quy hoạch phải dành đủ đất xây dựng giao thông, công trình hạ tầng kỹ thuật và công trình công cộng theo hướng hiện đại và phát triển bền vững.
Phát triển hệ thống đô thị tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 bao gồm các thành phố, thị xã, thị trấn, với chức năng của các đô thị được xác định theo các nhóm như sau:
- Nhóm đô thị là thành phố, thị xã, bao gồm:
+ Thành phố Thanh Hóa là đô thị tỉnh lị, trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật của tỉnh Thanh Hóa, hướng tới kết hợp với thị xã Sầm Sơn trở thành một trong những trung tâm kinh tế, dịch vụ, du lịch, chăm sóc sức khỏe, giáo dục đào tạo, thể dục thể thao của vùng phía Nam Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Các đô thị thành phố Thanh Hóa - Sầm Sơn, Tĩnh Gia - Nghi Sơn, Lam Sơn - Sao Vàng, Bỉm Sơn là những trung tâm phát triển có vai trò động lực lan tỏa, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của tỉnh;
+ Đến năm 2030 Đô thị trung tâm vùng miền núi phía Tây Ngọc Lặc trở thành trung tâm văn hóa - xã hội của các huyện miền núi phía Tây tỉnh Thanh Hóa;
- Nhóm đô thị là thị trấn huyện lỵ: là trung tâm hành chính - chính trị - kinh tế - văn hóa của các huyện.
- Nhóm đô thị là thị trấn công nghiệp, dịch vụ: có chức năng kinh tế, văn hóa, du lịch ... của tiểu vùng cấp huyện hoặc liên huyện;
- Nhóm thị tứ, trung tâm tiểu vùng, trung tâm cụm xã, khu cụm công nghiệp làng nghề: là trung tâm kinh tế, văn hóa và dịch vụ của xã hoặc cụm xã nhằm đẩy mạnh quá trình đô thị hóa nông thôn và xây dựng nông thôn mới, là các điểm dân cư tiền đô thị, tương lai là đô thị sau năm 2030.
5. Số lượng và phân loại đô thị
Toàn tỉnh hiện có 33 đô thị bao gồm: 01 đô thị loại I (thành phố Thanh Hóa), 01 đô thị loại III (thị xã sầm Sơn), 01 thị đô thị loại IV (thị xã Bỉm Sơn), 30 đô thị loại V.
Đến năm 2020 có 70 đô thị gồm: 01 đô thị loại I (thành phố Thanh Hóa), 04 đô thị loại III (thị xã Sầm Sơn, thị xã Bỉm Sơn, Đô thị Lam Sơn - Sao Vàng Thọ Xuân, Đô thị Tĩnh Gia - Nghi Sơn), 02 đô thị loại IV (Rừng Thông, Đô thị trung tâm vùng miền núi phía Tây), 63 đô thị loại V.
Đến năm 2030: có khoảng 90¸ 95 đô thị được xếp loại gồm; 02 đô thị loại I (thành phố Thanh Hóa, Nghi Sơn - Tĩnh Gia), 03 đô thị loại II (Bỉm Sơn, Lam Sơn - Sao Vàng, Sầm Sơn), 01 đô thị loại III (Đô thị trung tâm vùng miền núi phía Tây), 11 đô thị loại IV (Rừng Thông, Bút Sơn, Vạn Hà, Quán Lào, Hà Trung, Triệu Sơn, Kim Tân, Vân Du, Nông Cống, Bến Sung, Cẩm Thủy), còn lại là các đô thị loại V.
(Danh sách, chức năng, quy mô đô thị như Bảng phụ lục kèm theo)
6. Định hướng phát triển không gian hệ thống đô thị
Để hợp với quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội toàn tỉnh, thuận lợi cho việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội của tỉnh và phát triển theo các chương trình trọng điểm, phân vùng hệ thống đô thị tỉnh Thanh Hóa như sau:
6.1. Hệ thống đô thị theo vùng lãnh thể cùng tính chất địa hình:
Phân bố đô thị định hướng đến 2030 theo các vùng địa hình gồm có:
+ Vùng ven biển: gồm 17 đô thị thuộc 6 huyện (thị xã): Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Sầm Sơn, Quảng Xương, Tĩnh Gia.
+ Vùng đồng bằng: gồm 21 đô thị thuộc 10 huyện (thành phố, thị xã): Nông Cống, Triệu Sơn, Đông Sơn, Hà Trung, Vĩnh Lộc, Thiệu Hóa, Thọ Xuân, Yên Định, thị xã Bỉm Sơn, và thành phố Thanh Hóa;
+ Vùng núi: gồm 30 đô thị thuộc 11 huyện miền núi: Mường Lát, Quan Hóa, Quan Sơn, Lang Chánh, Bá Thước, Cẩm Thủy, Thạch Thành, Thường Xuân, Như Xuân, Ngọc Lặc, Như Thanh.
6.2. Hệ thống đô thị theo các vùng kinh tế:
+ Vùng trung tâm: Vùng phát triển gồm các đô thị thuộc các huyện, thị, thành phố sau: thành phố Thanh Hóa, thị xã Sầm Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Quảng Xương, Thiệu Hóa, Yên Định, Đông Sơn, Triệu Sơn, Thọ Xuân. Hạt nhân là hai cụm đô thị động lực thành phố Thanh Hóa - Sầm Sơn và Lam Sơn - Sao Vàng Thọ Xuân.
Hiện tại vùng trung tâm có 14 đô thị gồm: 01 đô thị loại I, 01 đô thị loại III, 12 đô thị loại V; Dự kiến đến 2020 có 29 đô thị: 01 đô thị loại I, 02 đô thị loại III, 26 đô thị loại V; Đến 2030 có 36 đô thị: 01 đô thị loại I, 02 đô thị loại, 07 đô thị loại IV, 26 đô thị loại V.
+ Vùng Đông Bắc tỉnh Thanh Hóa: Gồm các đô thị thuộc các huyện, thị xã vùng Đông Bắc tỉnh Thanh Hóa, định hình bởi Quốc lộ 217 và đường tỉnh 522 nối đường Hồ Chí Minh với Quốc lộ 1A, thuộc các huyện Thạch Thành, Vĩnh Lộc, Hà Trung, thị xã Bỉm Sơn và Nga Sơn. Hạt nhân là trục đô thị Bỉm Sơn - Thạch Thành.
Hiện tại vùng Đông Bắc có 06 đô thị gồm: 01 đô thị loại IV, 05 đô thị loại V; Dự kiến đến 2020 có 11 đô thị gồm: 01 đô thị loại III, 10 đô thị loại V; Đến 2030 có 14 đô thị, gồm: 01 đô thị loại II, 03 đô thị loại IV, 10 đô thị loại V.
+ Vùng Đông Nam tỉnh Thanh Hóa: Vùng phát triển gồm các đô thị nằm trong 4 huyện thuộc vùng Nam Thanh - Bắc Nghệ thuộc các huyện: Nông Cống, Tĩnh Gia, Như Thanh, Như Xuân. Hạt nhân là đô thị Nghi Sơn - Tĩnh Gia.
Hiện tại vùng Đông Nam có 05 đô thị gồm: 05 đô thị loại V; Dự kiến đến 2020 có 10 đô thị, gồm: 01 đô thị loại III, 06 đô thị loại V; Đến 2030 có 11 đô thị, gồm: 01 đô thị loại I, 02 đô thị loại IV, 08 đô thị loại V.
+ Vùng miền núi phía Tây: Vùng phát triển gồm các đô thị thuộc các huyện miền núi: Thường Xuân, Ngọc Lặc, Cẩm Thủy, Lang Chánh, Quan Hóa, Bá Thước, Quan Sơn, Mường Lát. Giai đoạn 2014 ¸ 2020, hạt nhân vùng là đô thị Trung tâm vùng miền núi phía Tây tại Ngọc Lặc, đến giai đoạn 2021¸2030 bố trí thêm 2 trung tâm tiểu vùng núi cao tại Đồng Tâm (Bá Thước) và Na Mèo (Quan Sơn) để thúc đẩy kinh tế khu vực.
Hiện tại vùng Miền núi phía Tây có 08 đô thị gồm: 08 đô thị loại V; Dự kiến đến 2020 có 20 đô thị, gồm: 01 đô thị loại IV, 19 đô thị loại V; Đến 2030 có 31 đô thị, gồm: 01 đô thị loại III, 02 đô thị loại IV, 28 đô thị loại V.
Dự báo dân số theo phân vùng như sau:
Vùng phát triển |
Trung tâm |
Đông Bắc |
Đồng Nam |
Miền núi phía Tây |
Tổng cộng |
|
Hiện trạng 2014 |
Dân số vùng |
1,798,400 |
529,600 |
562,200 |
585,800 |
3,476,000 |
Số lượng đô thị |
14 |
6 |
5 |
8 |
33 |
|
Dân số đô thị |
516,015 |
74,975 |
17,900 |
33,674 |
639,744 |
|
Tỷ lệ so sánh DS vùng (%) |
28.7 |
13.9 |
3.2 |
5.7 |
18.6 |
|
Dân số nội thị |
337,571 |
61,555 |
17,900 |
34,674 |
451,700 |
|
Tỷ lệ so sánh DS vùng (%) |
17.7 |
11.6 |
3.2 |
5.7 |
13,0 |
|
Dự báo đến 2020 |
Dân số vùng |
1,894,500 |
574,000 |
598,500 |
633,000 |
3,700,000 |
Số lượng đô thị |
29 |
11 |
10 |
20 |
70 |
|
Dân số đô thị |
846,000 |
202,000 |
209,500 |
114,800 |
1,372,300 |
|
Tỷ lệ so sánh DS vùng (%) |
45 |
35.2 |
35.0 |
18.1 |
37.0 |
|
Nội thị |
726,000 |
172,000 |
179,500 |
114,800 |
1,192,300 |
|
Tỷ lệ so sánh DS vùng (%) |
38.3 |
30.0 |
30.0 |
18.1 |
32.0 |
|
Dự báo đến 2025 |
Dân số vùng |
2,032,600 |
613,200 |
659,000 |
645,200.0 |
3,950,000 |
Số lượng đô thị |
32 |
12 |
11 |
25 |
80 |
|
Dân số đô thị |
1,176,000 |
299,500 |
376,300 |
198,800 |
2,050,600 |
|
Tỷ lệ so sánh DS vùng (%) |
57,9 |
48.8 |
57.1 |
30.8 |
50.0 |
|
Nội thị |
931,000 |
249,500 |
281,300 |
173,800 |
1,635,600 |
|
Tỷ lệ so sánh DS vùng (%) |
45.8 |
40.7 |
42.7 |
26.9 |
41.0 |
|
Dự báo đến 2030 |
Dân số vùng |
2,192,000 |
633,000 |
683,000 |
692,000 |
4,200,000 |
Số lượng đô thị |
36 |
14 |
13 |
31 |
90÷95 |
|
Dân số đô thị |
1,418,500 |
379,000 |
460,000 |
285,000 |
2,538,500 |
|
Tỷ lệ so sánh DS vùng (%) |
64.7 |
59.9 |
67.3 |
41.2 |
60.0 |
|
Nội thị |
1,180,500 |
324,000 |
390,000 |
237,000 |
2,127,500 |
|
Tỷ lệ so sánh DS vùng (%) |
53.9 |
51.2 |
57.1 |
34.2 |
1 50.0 |
6.3. Các hành lang phát triển đô thị:
a) Theo hướng Bắc - Nam:
- Hành lang đô thị ven biển và vùng phụ cận: gồm các đô thị dọc Quốc lộ 10 và các đô thị biển, gồm có 12 đô thị: Hoa Lộc - Hậu Lộc - Bút Sơn - Điền Hộ - Nga Liên - Nga Sơn - Diêm Phố - Hải Tiến - Sầm Sơn - Bắc Ghép - Hải Ninh - Đô thị trung tâm vùng huyện Tĩnh Gia và Nghi Sơn;
- Hành lang dọc tuyến Quốc lộ 1A gồm có 10 đô thị: Bỉm Sơn - Hà Trung - Bà Triệu - Nghĩa Trang - thành phố Thanh Hóa - Quảng Xương - Cống Trúc - Bắc Ghép - Hải Ninh;
- Hành lang dọc đường Hồ Chí Minh gồm có 13 đô thị: Thạch Quảng - Cẩm Tú - Cẩm Thủy – Cẩm Châu - Trung tâm miền núi phía Tây - Phố Châu - Ba Si - Lam Sơn Sao Vàng Thọ Xuân - Khe Hạ - Thượng Ninh - Yên Cát - Xuân Quỳ - Bãi Trành;
- Hành lang dọc tuyến hành lang miền núi phía Tây gồm có 09 đô thị: Trung Sơn - Mường Lý - Trung Lý - Hiền Kiệt - Mường Mìn - Quan Sơn - Bát Mọt - Yên Nhân - Trung tâm miền núi phía Tây;
- Hành lang dọc tuyến Nghi Sơn-Sao Vàng-Ninh Bình gồm có 14 đô thị: Vân Du - Kim Tân - Vĩnh Lộc - Quý Lộc - Kiểu - Xuân Lai - Thọ Xuân- Lam Sơn Sao Vàng - Sim - Nưa - cầu Quan - Trường Sơn - Đô thị trung tâm vùng huyện Tĩnh Gia và Nghi Sơn;
b) Theo hướng Đông-Tây:
- Hành lang dọc tuyến Quốc lộ 45 gồm có 12 đô thị: Vân Du - Kim Tân - Vĩnh Lộc - Kiểu - Quán Lào - Vạn Hà – Rừng Thông - thành phố Thanh Hóa - Cầu Quan - Nông Cống - Bến Sung - Yên Cát;
- Hành lang dọc tuyến đường tỉnh 522 gồm có 05 đô thị: Thạch Quảng - Kim Tân - Vân Du - Hà Long - Bỉm Sơn;
- Hành lang dọc tuyến Quốc lộ 217 gồm có 14 đô thị: Na Mèo - Sơn Điện - Quan Sơn - Trung Hạ - Đồng Tâm - Cành Nàng - Điền Lư - Cẩm Thủy - Phúc Do -Vĩnh Lộc - Bồng - Hà Lĩnh - Hà Trung - Gũ;
- Hành lang dọc Quốc lộ 47 gồm có 06 đô thị: Lam Sơn Sao Vàng Thọ Xuân - Đà - Thiều - Đông Khê - Rừng Thông - thành phố Thanh Hóa - Sầm Sơn.
7. Định hướng phát triển kiến trúc đô thị
Kiến trúc đô thị phải kết hợp hài hòa giữa kiến trúc qui hoạch, kiến trúc công trình và kiến trúc cảnh quan, tạo bản sắc đặc trưng riêng cho mỗi đô thị. Kiến trúc đô thị trong hệ thống đô thị tỉnh Thanh Hóa cần đặc biệt chú ý một số dạng như: Kiến trúc dạng đô thị trung tâm tổng hợp tại thành phố Thanh Hóa; kiến trúc cảnh quan sinh thái ở các đô thị du lịch và nghỉ dưỡng Sầm Sơn, Bến En, Cửa Đặt...; kiến trúc hiện đại tại các đô thị công nghiệp lớn: Nghi Sơn - Tĩnh Gia, Lam Sơn - Sao Vàng Thọ Xuân, Bỉm Sơn, Vân Du; kiến trúc bền vững ở các đô thị vùng biển và đồng bằng; kiến trúc ở các đô thị vùng núi.
Mỗi đồ án quy hoạch, mỗi công trình kiến trúc kiên cố trước khi xây dựng phải được xét duyệt nghiêm ngặt, tạo cho các đô thị cảnh quan mới, môi trường tốt đẹp và bền vững, đảm bảo các yếu tố về quốc phòng-an ninh. Quan tâm phát triển kiến trúc đô thị hiện đại, văn minh tương ứng với tầm vóc đất nước trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa nhưng phải bảo vệ, tôn tạo và giữ gìn các di sản lịch sử, văn hóa, các công trình kiến trúc có giá trị, đồng thời phát triển nền văn hóa kiến trúc đô thị mới hiện đại đậm đà bản sắc dân tộc.
8. Định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị
8.1. Giao thông đô thị
a) Giai đoạn 2014 ¸ 2020: Đảm bảo tỷ lệ đất dành cho giao thông trong đất xây dựng đô thị tại thành phố Thanh Hóa (đô thị loại I) đạt từ 23 ¸ 25%; tại các đô thị loại III, loại IV và loại V đạt tỷ lệ tối thiểu 20%.
Đối với trung tâm thành phố Thanh Hóa: Tổ chức giao thông đường bộ có mật độ dân cư cao và có nhiều hoạt động văn hóa - du lịch - thương mại - dịch vụ ưu tiên đi bộ và sử dụng xe đạp.
b) Giai đoạn 2021 ¸ 2030: Đảm bảo tỷ lệ đất dành cho giao thông trong đất xây dựng đô thị tại các đô thị loại I, loại II đạt trên 25%; tại các đô thị loại III, loại IV và loại V đạt tỉ lệ từ 20% ¸ 22% trở lên.
Đối với thành phố Thanh Hóa và vùng lân cận: Đầu tư xây dựng các tuyến vận tải công cộng khối lượng lớn như đường sắt trên cao và tàu điện ngầm, tiếp tục phát triển và hoàn thiện hệ thống xe bus nhanh. Phát triển giao thông công cộng tại các đô thị loại II và loại III.
Tổ chức giao thông đường bộ trong khu vực trung tâm các đô thị loại I và loại II có mật độ dân cư cao và có nhiều hoạt động văn hóa - du lịch - thương mại - dịch vụ ưu tiên đi bộ và sử dụng xe đạp, và phương tiện cho người khuyết tật.
8.2. Cấp điện và chiếu sáng đô thị:
a) Cấp điện:
- Giai đoạn 2014 ¸ 2020: Đảm bảo cấp điện tại thành phố Thanh Hóa đạt chỉ tiêu 850 ¸ 1200kwh/ng/năm; các đô thị loại II, III đảm bảo chỉ tiêu 500 ¸ 700kwh/ng/năm; các đô thị loại IV, V đạt 300¸ 350kwh/ng/năm; 100% đô thị được cấp điện sinh hoạt.
- Giai đoạn 2021 ¸ 2030: Đảm bảo cấp điện tại thành phố Thanh Hóa đạt chỉ tiêu 1500 ¸ 2000kwh/ng/năm; các đô thị loại II, III đảm bảo chỉ tiêu tối thiểu 1500kwh/ng/năm; các đô thị loại IV, V đạt tối thiểu 1000kwh/ng/năm; 100% đô thị được cấp điện sinh hoạt.
b) Chiếu sáng đô thị:
- Giai đoạn 2014 ¸ 2020: Tỷ lệ chiếu sáng đường phố chính và khu nhà ở, ngõ xóm thành phố Thanh Hóa đạt 100%; các đô thị loại III, loại IV, loại V đạt 90% chiều dài các tuyến đường chính và 85% chiều dài đường khu nhà ở, ngõ xóm được chiếu sáng.
- Giai đoạn 2021 ¸ 2030: Đối với thành phố Thanh Hóa: đảm bảo 100% chiều dài các loại đường phố trong loại đô thị được chiếu sáng; Đối với các loại đô thị loại II, III: đảm bảo 100% chiều dài các tuyến đường phố chính, 90% chiều dài các tuyến đường phố cấp khu vực và 80% đường ngõ xóm được chiếu sáng; Đối với đô thị loại IV, V: đạt tỉ lệ 85 ¸ 90% chiều dài các tuyến đường phố chính và đường cấp khu vực, 70% đường ngõ xóm được chiếu sáng.
- Xây dựng các trung tâm điều khiển chiếu sáng công cộng cho các đô thị loại III, IV, từng bước triển khai xây dựng các trung tâm điều khiển chiếu sáng công cộng cho các đô thị loại V. Tổ chức hạ ngầm đường dây cáp cấp điện chiếu sáng vào hệ thống tuynel kỹ thuật tại các đô thị.
8.3. Cấp nước đô thị:
a) Giai đoạn 2014 ¸ 2020: Tỉ lệ bao phủ cấp nước sạch tại thành phố Thanh Hóa đạt 95%, tiêu chuẩn cấp nước 1201/người/ngày.đêm, tại các đô thị loại III, IV, V đạt 70% trở lên, tiêu chuẩn cấp nước đạt 1201/người/ng.đ.
b) Giai đoạn 2021 ¸ 2030: Tỉ lệ bao phủ cấp nước sạch tại các đô thị từ loại I và loại II đạt 100%, tiêu chuẩn cấp nước 1501/người/ngày.đêm; tại các đô thị loại III, IV, V đạt 90%, tiêu chuẩn cấp nước đạt 1001/người/ng.đ.
Tổ chức các giải pháp cung cấp nước từ nguồn nước mặt và giải pháp cấp nước liên vùng, liên đô thị, giảm thiểu khai thác sử dụng nguồn nước ngầm.
8.4. Thoát nước đô thị:
a) Giai đoạn 2014 ¸ 2020:
- Thoát nước mưa: Tỷ lệ bao phủ của hệ thống thoát nước đạt 70 ¸ 80 % diện tích lưu vực thoát nước trong các đô thị. Tăng cường hệ thống hồ điều hòa (sông, hồ, kênh, mương, rạch...) hạn chế cống hóa các dòng sông đô thị.
- Thoát nước thải: đảm bảo 60 ¸ 70% lượng nước thải sinh hoạt tại TP. Thanh Hóa được thu gom và xử lý, các đô thị loại III, IV, V đảm bảo tối thiểu 30% lượng nước thải sinh hoạt được thu gom và xử lý đạt tiêu chuẩn quy định.
b) Giai đoạn 2021 ¸ 2030:
- Tỷ lệ bao phủ của hệ thống thoát nước đô thị đạt trên 90% đối với các đô thị loại I, II; đạt tối thiểu 70% đối với các đô thị loại III, IV, V.
- Thoát nước thải: đảm bảo 80 ¸ 90% lượng nước thải sinh hoạt tại các đô thị loại I, II được thu gom và xử lý. Các đô thị loại III, IV, V đảm bảo tối thiểu 60% lượng nước thải sinh hoạt được thu gom và xử lý đạt tiêu chuẩn quy định.
- Hệ thống thoát nước mưa, nước thải riêng biệt đối với tất cả các đô thị.
8.5. Quản lý chất thải rắn:
a) Giai đoạn 2014 ¸ 2020: Xây dựng các trạm trung chuyển và khu xử lý rác thải theo quy hoạch. Đảm bảo thu gom và xử lý đảm bảo tiêu chuẩn môi trường tại các đô thị loại I, II đạt 90%, các đô thị còn lại trên 85%. Tổ chức rà soát, xây dựng lộ trình đóng cửa các bãi rác hiện hữu trong các đô thị không đảm bảo vệ sinh môi trường theo quy trình, lập dự án thu gom, phân loại chất thải rắn tại nguồn.
b) Giai đoạn 2021 ¸ 2030: Đảm bảo thu gom và xử lý đảm bảo tiêu chuẩn môi trường tại các đô thị loại I, II đạt 100%, tại các đô thị loại III, IV đạt 90%, tại các đô thị còn lại trên 85%. Tập trung đầu tư xây dựng các khu xử lý chất thải rắn vùng cấp tỉnh và liên huyện.
8.6. Nghĩa trang:
- Bố trí các khu nghĩa trang tập trung cấp tiểu vùng dành cho dân cư đô thị cho các vùng phát triển đô thị. Dự kiến tại các vị trí như sau:
+ Vùng Đông Bắc: 01 nghĩa trang trên cơ sở mở rộng nghĩa trang thị xã Bỉm Sơn (phường Đông Sơn), diện tích khoảng 46,0ha.
+ Vùng Trung tâm: 01 nghĩa trang tại khu vực núi Rùa thuộc các xã Minh Sơn, Thọ Tân huyện Triệu Sơn, diện tích khoảng 150 ¸ 200ha (Dự án Công viên nghĩa trang vĩnh hằng).
+ Vùng Đông Nam; Bố trí 01 nghĩa trang tại khu vực các xã Yên Lạc (Như Thanh), Công Bình (Nông Cống), diện tích khoảng 80 ¸ 100 ha.
+ Vùng miền núi phía Tây: Bố trí các nghĩa trang cho từng cụm dân cư và đô thị theo khoảng cách hợp lý.
- Giai đoạn 2014 ¸ 2020: Xây dựng hoàn thiện các dự án công viên nghĩa trang tập trung tại các đô thị hiện có. Từng bước đóng cửa các nghĩa địa nhỏ lẻ, không nằm trong quy hoạch. Xây dựng Công viên nghĩa trang vĩnh hằng cho vùng Trung tâm.
- Giai đoạn 2021 ¸ 2030: Xây dựng các khu nghĩa trang tập trung cấp tiểu vùng. Xây dựng nhà tang lễ cho đô thị loại IV trở lên.
8.7. Nhà ở:
a) Giai đoạn 2014 ¸ 2020: Đảm bảo diện tích sản nhà ở bình quân đầu người khoảng 21m2/người; tỉ lệ nhà ở kiên cố tối thiểu đạt 75%.
Phát triển đa dạng các loại nhà ở có diện tích và mức độ tiện nghi khác nhau để bán và cho thuê nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường và điều kiện thu nhập của các tầng lớp dân cư (sinh viên, công nhân, công chức, người có thu nhập thấp...). Phát triển nhà chung cư để tăng quỹ nhà ở, tiết kiệm đất. Tăng cường tỉ lệ nhà kiên cố, cải tạo các khu chung cư cũ.
b) Giai đoạn 2021 ¸ 2030: Đảm bảo diện tích sàn nhà ở bình quân đầu người trên 24m2/người; tỉ lệ nhà ở kiên cố tối thiểu đạt 85%.
8.8. Bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên, phát triển bền vững:
a) Giai đoạn 2014 ¸ 2020: Đối với thành phố Thanh Hóa và các đô thị du lịch, sinh thái: đất cây xanh đô thị đạt tối thiểu 10m2/người; đất cây xanh công cộng khu vực nội thị đạt từ 5 ¸ 6m2/người. Đối với các đô thị còn lại: đất cây xanh đô thị tối thiểu 5 m2/người; đất cây xanh công cộng khu vực nội thị đạt từ 3 ¸ 4m2/người.
- Xác định, bảo vệ và duy trì bộ khung thiên nhiên gồm: rừng tự nhiên, rừng phòng hộ, các khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia (Pù Hu, Pù Luông, Xuân Liên), không gian xanh, mặt nước của mỗi vùng, mỗi đô thị, các di tích thiên nhiên được xếp hạng, các vùng thiên nhiên cần bảo vệ và các vùng cấm xây dựng đã được xác định trong quy hoạch xây dựng đô thị. Khai thác và sử dụng hợp lý, tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên như đất đai, nguồn nước, năng lượng, khoáng sản...vào mục đích cải tạo và xây dựng phát triển đô thị.
- Tăng cường trồng các loại cây xanh phù hợp với khí hậu, chức năng và tính chất của từng khu vực trong đô thị, đảm bảo môi trường sinh thái. Lựa chọn các loại cây trồng có màu sắc hài hòa, sinh động, tạo nét riêng đặc trưng cho khu vực.
- Nghiên cứu giải pháp và từng bước thực hiện cải tạo, chỉnh trang các không gian xanh trong các khuôn viên các công trình công cộng, các công trình kiến trúc di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh và đặc biệt là các không gian kiến trúc đô thị gắn liền với mặt nước đối với tất cả các đô thị.
- Đề xuất các giải pháp và triển khai thực hiện phát triển các cụm không gian cảnh quan gắn với thảm thực vật trong các đô thị II trở lên nhằm tạo điểm nhấn về màu sắc và cảnh quan phù hợp với tính chất của từng khu vực trong đô thị; xây dựng giải pháp phát triển các cụm không gian cảnh quan gắn với thảm thực vật cho đô thị loại III, IV, V.
b) Giai đoạn 2021 ¸ 2030: Đối với đô thị loại I, II và đô thị du lịch, sinh thái: đất cây xanh đô thị đạt tối thiểu 15 m2/người; đất cây xanh công cộng khu vực nội thị đạt từ 6 ¸ 7 m2/người. Đối với các đô thị còn lại: đất cây xanh đô thị từ 7 ¸ 10 m2/người; đất cây xanh công cộng khu vực nội thị đạt tối thiểu 5 m2/người.
9.1. Các nhóm giải pháp chính
a) Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng quy hoạch và quản lý xây dựng đô thị theo quy hoạch, gồm các giải pháp sau:
- Tăng cường việc lập, phê duyệt quy hoạch xây dựng, nâng cao chất lượng đồ án quy hoạch xây dựng đô thị: Bố trí nguồn vốn lập quy hoạch từ nguồn ngân sách và huy động các nguồn vốn đầu tư khác để lập quy hoạch xây dựng đô thị làm cơ sở cho việc giới thiệu địa điểm, cấp chứng chỉ quy hoạch, xem xét chấp thuận đầu tư các dự án và cấp giấy phép xây dựng.
- Nâng cao vai trò, chức năng của cơ quan thẩm định đồ án Quy hoạch xây dựng đô thị: Phối hợp hiệu quả giữa các ngành có liên quan trong quá trình thẩm định; tăng cường công tác phổ biến, hướng dẫn các quy định pháp luật về lập, phê duyệt quy hoạch xây dựng, quản lý xây dựng, cấp phép xây dựng, việc áp dụng các tiêu chuẩn, quy phạm, quy chuẩn thiết kế quy hoạch xây dựng trên địa bàn tỉnh.
- Tăng cường công tác quản lý xây dựng theo quy hoạch: Công khai, công bố quy hoạch tại các nơi công cộng và trên các phương tiện thông tin đại chúng để nhân dân biết, thực hiện và giám sát việc thực hiện quy hoạch; Tổ chức tiến hành cắm mốc giới theo đúng quy định; Phân cấp quản lý quy hoạch đến cấp huyện với sự hướng dẫn, kiểm tra của Sở Xây dựng; Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện xây dựng theo quy hoạch.
- Tăng cường quản lý kiến trúc, cảnh quan đô thị theo Quy định quản lý xây dựng theo quy hoạch, Quy chế quản lý kiến trúc đô thị.
b) Nhóm giải pháp đầu tư phát triển đô thị:
- Xây dựng chương trình đầu tư phát triển đô thị tỉnh Thanh Hóa theo Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị được duyệt; Xác định các nguồn vốn đầu tư phát triển đô thị cho từng khu vực phát triển đô thị theo từng loại cụ thể.
- Thành lập các Ban quản lý Khu vực phát triển đô thị thực hiện nhiệm vụ quản lý đầu tư phát triển đô thị trong Khu vực phát triển đô thị theo Nghị định 11/2013/NĐ-CP ngày 14/01/2013 của Chính phủ về quản lý đầu tư phát triển đô thị.
- Sử dụng các nguồn vốn một cách hiệu quả, tập trung vào các khu vực và dự án trọng điểm, có sức lan tỏa lớn; Xây dựng các yếu tố cạnh tranh thu hút các nguồn vốn trong nước và quốc tế; huy động nguồn vốn trong nhân dân bằng cơ chế chính sách xã hội hóa, nâng cao vai trò cộng đồng, hoạt động của chính quyền đô thị.
- Xây dựng các chính sách khuyến khích, hỗ trợ, ưu đãi cho dự án đầu tư phát triển đô thị theo từng nhóm dự án: Công trình hạ tầng kỹ thuật khung đô thị, hạ tầng xã hội phục vụ công cộng; Công trình nhà ở xã hội, nhà ở tái định cư, nhà ở cho thuê, nhà ở dân cư hiện có cải tạo, xây dựng lại; Công trình có ứng dụng công nghệ mới, thân thiện với môi trường.
- Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư đô thị song song với các chính sách ưu đãi để hỗ trợ, đồng hành cùng các nhà đầu tư.
9.2. Các chương trình ưu tiên đầu tư
a) Lập quy hoạch vùng, quy hoạch chung, quy hoạch phân khu và chi tiết làm cơ sở chỉ đạo và quản lý phát triển đô thị.
b) Lập các Khu vực phát triển đô thị: Tập trung đầu tư cho các đô thị động lực phát triển kinh tế của tỉnh: thành phố Thanh Hóa - Sầm Sơn, Bỉm Sơn, Tĩnh Gia - Nghi Sơn, Lam Sơn - Sao Vàng, Đô thị trung tâm vùng miền núi phía Tây (Ngọc Lặc); Các đô thị công nghiệp - dịch vụ - thương mại có ý nghĩa thúc đẩy kinh tế các tiểu vùng: Bãi Trành, Thạch Quảng, Đồng Tâm, Vân Du...
c) Chương trình phát triển đô thị:
Hướng phát triển kinh tế chính của các cụm đô thị động lực là đầu tư xây dựng công nghiệp tập trung có qui mô lớn, công nghệ cao, có tác động mạnh đến phát triển kinh tế của tỉnh và cả nước. Chú trọng sản xuất hàng xuất khẩu, phát triển mạnh dịch vụ-du lịch và thương mại.
Đối với các đô thị khác chủ yếu phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản, vật liệu xây dựng, phát triển công nghiệp nhẹ, thủ công nghiệp từ nguồn vật liệu của địa phương để sản xuất hàng tiêu dùng và xuất khẩu. Phát triển dịch vụ - thương mại - Du lịch.
- Chương trình cải tạo, chỉnh trang, mở rộng các đô thị hiện có.
- Chương trình thành lập các đô thị mới: Trên cơ sở điều chỉnh quy hoạch tổng thể, thực hiện lập QHC, tiến hành đầu tư xây dựng theo chương trình phát triển đô thị để có thể thành lập các đô thị theo quy hoạch.
Giai đoạn 2015 ¸ 2020, thành lập thêm khoảng 30¸ 35 đô thị: gồm các đô thị dự kiến thành lập theo Quyết định số 108/2012/QĐ-UBND ngày 10/01/2012 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt Đề án xây dựng phát triển đô thị tỉnh Thanh Hóa đến năm 2015 đạt mục tiêu tỷ lệ đô thị hóa 25% và các đô thị có tiềm năng khác trong giai đoạn 2015 ¸ 2020. Giai đoạn 2021 ¸ 2030, thành lập thêm khoảng 25 ¸ 30 đô thị.
d) Chương trình phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị: Xây dựng chương trình chương trình phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị, theo các giai đoạn 2014 ¸ 2020 và 2021 ¸ 2030 đảm bảo các chỉ tiêu và yêu cầu chung theo Quy hoạch tổng thể phát triển Hệ thống đô thị được duyệt.
e) Giai đoạn 2014 ¸ 2020, thực hiện Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Thanh Hóa định hướng đến năm 2020 đã được Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt tại Quyết định số 3657/2009/QĐ-UBND ngày 16/10/2009. Trên cơ sở kết quả thực hiện, tiếp tục lập chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở đô thị giai đoạn 2021 ¸ 2030.
- Sở Xây dựng: Chủ trì triển khai lập Chương trình tổng thể phát triển đô thị tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2015¸ 2020 để làm cơ sở hướng dẫn các huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình phát triển đô thị cho từng giai đoạn cụ thể đến các địa phương.
+ Tham mưu cho UBND tỉnh thành lập Ban quản lý Khu vực phát triển đô thị thực hiện nhiệm vụ quản lý đầu tư phát triển đô thị trong khu vực phát triển đô thị theo Nghị định 11/2013/NĐ-CP ngày 14/01/2013 của Chính phủ về quản lý đầu tư phát triển đô thị.
+ Hướng dẫn quy trình lập các đề án phân loại đô thị, đề án nâng cấp đô thị theo quy định pháp luật hiện hành; Hướng dẫn Ủy ban nhân dân các huyện, thành, thị trong công tác lập và phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng đảm bảo định hướng phát triển đô thị theo mục tiêu đề ra; lập chương trình phát triển đô thị, lập đề án đề nghị công nhận loại đô thị trên địa bàn toàn tỉnh.
+ Kiểm tra, giám sát các việc lập, thực hiện quy hoạch đô thị và quy hoạch xây dựng theo Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030 và xử lý việc lập quy hoạch xây dựng, xây dựng phát triển đô thị sai quy hoạch theo thẩm quyền và quy định của pháp luật.
- Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành, thị nghiên cứu, tham mưu đề xuất quy định về cơ chế vốn cho phát triển cơ sở hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật đô thị sử dụng vốn ngân sách; Đề xuất phương án vận động thu hút nguồn vốn ODA, tổ chức xúc tiến đầu tư phát triển đô thị từ các nguồn vốn hợp pháp trong nước và quốc tế; Đề xuất, hướng dẫn cơ chế ưu đãi, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển đô thị theo các mục tiêu nhiệm vụ của Chương trình phát triển đô thị.
- Sở Tài nguyên và Môi trường: Dựa trên chương trình phát triển đô thị toàn tỉnh và từng đô thị. Sở Tài nguyên và Môi trường điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, trình UBND tỉnh phê duyệt để chuyển đổi mục đích sử dụng đất hàng năm phục vụ phát triển đô thị.
- Sở Tài chính: Đề xuất nguồn vốn cho công tác phát triển đô thị; Tham mưu, đề xuất với UBND tỉnh thành lập quỹ phát triển đô thị.
- Sở Nội vụ: Hướng dẫn thực hiện lập các Đề án thành lập đô thị, điều chỉnh địa giới hành chính. Hoàn thiện tổ chức, bộ máy quản lý và phát triển đô thị trên địa bàn để thực hiện có hiệu quả các nội dung Chương trình phát triển đô thị.
- Sở Giao thông vận tải; Lập kế hoạch và thực hiện phát triển mạng lưới giao thông toàn tỉnh theo định hướng Quy hoạch phát triển Hệ thống giao thông vận tải tỉnh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã phê duyệt phù hợp với Chương trình phát triển đô thị theo từng giai đoạn để đảm bảo kết nối giữa các đô thị trên địa bàn được thuận lợi và thông suốt.
- Viện Quy hoạch - Kiến trúc Thanh Hóa: Là đơn vị nòng cốt trong việc lập và điều chỉnh các quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch chung, quy hoạch phân khu và dự án đầu tư xây dựng đô thị. Tổ chức xây dựng cơ sở dữ liệu trong lĩnh vực quy hoạch, kiến trúc, số liệu hạ tầng kỹ thuật đô thị, mốc tọa độ, độ cao nhà nước, mốc chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng trên địa bàn các đô thị.
Sau khi Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được phê duyệt; Viện Quy hoạch - Kiến trúc có trách nhiệm:
+ Kiểm tra, xác nhận hồ sơ, bản vẽ thiết kế quy hoạch theo quyết định phê duyệt để làm cơ sở quản lý, thực hiện các bước tiếp theo (nộp Sở Xây dựng để đóng dấu thẩm tra kèm theo quyết định phê duyệt).
+ Tổ chức công bố công khai quy hoạch cho các tổ chức, cơ quan, nhân dân biết để thực hiện và giám sát thực hiện.
- Các Sở, Ban, Ngành liên quan: Trong phạm vi chức năng nhiệm vụ được giao, có trách nhiệm phối hợp nghiên cứu xây dựng cơ chế chính sách và chỉ đạo thực hiện các chính sách liên quan đến quản lý phát triển đô thị.
- Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã: Tổ chức lập quy hoạch đô thị, thực hiện chương trình phát triển đô thị trên địa bàn địa phương quản lý; Phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan tổ chức rà soát, đánh giá tính chất, chức năng các đô thị và các điểm dân cư trong chương trình; đối chiếu với các tiêu chí phân loại đô thị để làm cơ sở triển khai các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, xây dựng đề án phân loại, nâng cấp đô thị theo từng giai đoạn đề ra; Tăng cường công tác quản lý trật tự đô thị hiện hữu và các khu vực dự kiến phát triển đô thị trên địa bàn mình quản lý.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các Ban, ngành liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.