BAN CHỈ ĐẠO QUỐC
GIA CHƯƠNG TRÌNH KHÔNG CÒN NẠN ĐÓI Ở VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2025 |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 397/QĐ-BCĐQGKCNĐ |
Hà Nội, ngày 21 tháng 9 năm 2018 |
TRƯỞNG BAN CHỈ ĐẠO QUỐC GIA VỀ CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG KHÔNG CÒN NẠN ĐÓI Ở VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2025
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Quyết định số 34/2007/QĐ-TTg ngày 12 tháng 3 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành;
Căn cứ Quyết định số 804/QĐ-TTg ngày 12 tháng 5 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ban chỉ đạo Quốc gia Chương trình hành động “Không còn nạn đói” ở Việt Nam giai đoạn 2016 - 2025;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành, kể từ ngày ký ban hành.
|
TRƯỞNG BAN |
HOẠT ĐỘNG CỦA BAN CHỈ ĐẠO QUỐC GIA CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG “KHÔNG CÒN NẠN
ĐÓI” Ở VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số 397/QĐ-BCĐQGKCNĐ ngày 21 tháng 9 năm 2018 của
Trưởng Ban chỉ đạo Quốc gia về Chương trình hành động “Không còn nạn đói” ở Việt
Nam đến năm 2025)
Điều 1. Phạm vi, đối tượng áp dụng
1. Quy chế này quy định về nguyên tắc, trách nhiệm, quyền hạn, chế độ làm việc và quan hệ công tác của Ban chỉ đạo Quốc gia Chương trình hành động “Không còn nạn đói” ở Việt Nam đến năm 2025 (sau đây gọi tắt là Ban chỉ đạo Quốc gia).
2. Quy chế này áp dụng đối với các Bộ, ngành và cơ quan, tổ chức là ủy viên Ban chỉ đạo Quốc gia.
1. Ban chỉ đạo Quốc gia làm việc theo chế độ đề cao trách nhiệm cá nhân của Trưởng Ban, Phó Trưởng ban và các Ủy viên Ban chỉ đạo Quốc gia.
2. Bảo đảm sự chủ động giải quyết nhiệm vụ của các thành viên Ban chỉ đạo Quốc gia và sự phối hợp giữa các Bộ, ngành và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ về Chương trình hành động Quốc gia “Không còn nạn đói” ở Việt Nam đến năm 2025 (sau đây gọi tắt là Chương trình).
3. Giải quyết công việc đúng phạm vi thẩm quyền và trách nhiệm được phân công, đúng trình tự, thủ tục theo các quy định của pháp luật, đảm bảo kịp thời, chất lượng và hiệu quả.
4. Bảo đảm yêu cầu phối hợp công tác, trao đổi thông tin trong giải quyết công việc theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
Các thành viên Ban chỉ đạo có trách nhiệm tham gia đầy đủ các hoạt động của Ban chỉ đạo và thực hiện nhiệm vụ do Trưởng Ban chỉ đạo phân công.
NHIỆM VỤ QUYỀN HẠN CỦA CÁC THÀNH VIÊN BAN CHỈ ĐẠO QUỐC GIA
1. Chỉ đạo toàn diện về tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban chỉ đạo Quốc gia; quyết định Chương trình, kế hoạch công tác của Ban chỉ đạo Quốc gia.
2. Phân công nhiệm vụ đối với Phó Trưởng ban chỉ đạo, các ủy viên Ban chỉ đạo Quốc gia; chỉ đạo sự phối hợp thực hiện nhiệm vụ giữa các thành viên Ban chỉ đạo Quốc gia.
3. Quyết định triệu tập, chủ trì và kết luận các cuộc họp của Ban Chỉ đạo Quốc gia.
4. Quyết định các vấn đề về chính sách, chiến lược của Chương trình.
5. Quyết định các vấn đề về kế hoạch hàng năm, trung hạn, 05 năm và dài hạn; phương hướng, cơ chế, chính sách, chương trình, dự án đối với Chương trình.
6. Chỉ đạo xây dựng, thực hiện các chính sách, chiến lược, chương trình Quốc gia liên quan đến Chương trình hành động không còn nạn đói và thực hiện các quyền hạn khác do Thủ tướng Chính phủ giao/ủy quyền.
Điều 4. Phó trưởng Ban chỉ đạo
(Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn): Giúp Trưởng ban chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ sau:
1. Xây dựng chương trình, kế hoạch công tác của Ban chỉ đạo Quốc gia và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.
2. Chỉ đạo, đôn đốc, điều phối các Bộ, ngành, địa phương xây dựng và triển khai thực hiện chiến lược, chương trình quốc gia, đề án, dự án liên quan đến Chương trình bảo đảm tính hiệu quả, lồng ghép và đồng bộ với các chiến lược, chương trình khác.
3. Tổ chức nghiên cứu về Chương trình, tham vấn, tư vấn các vấn đề có liên quan đến phát triển kinh tế - xã hội bền vững và bảo đảm quốc phòng, an ninh.
4. Tham mưu cho Trưởng Ban chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương trong việc triển khai Chương trình hành động Quốc gia; kiểm tra, báo cáo Trưởng Ban về sự phối hợp giữa các Bộ, ngành, địa phương và các tổ chức có liên quan trong việc tổ chức thực hiện Chương trình này.
5. Tham mưu cho Trưởng Ban đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ huy động nguồn lực, lập kế hoạch, chương trình Dự án để thực hiện Chương trình.
6. Chủ trì tổ chức các cuộc họp định kỳ và đột xuất theo sự phân công của Trưởng Ban chỉ đạo.
Điều 5. Các Ủy viên ban chỉ đạo Quốc gia
1. Nhiệm vụ, quyền hạn chung của Ủy viên Ban chỉ đạo Quốc gia.
a) Chịu trách nhiệm trước Trưởng Ban chỉ đạo về việc thực hiện các nhiệm vụ được phân công.
b) Tham mưu cho Trưởng Ban chỉ đạo Quốc gia đề xuất với Thủ tướng Chính phủ cơ chế, chính sách liên quan đến Chương trình thuộc phạm vi của Bộ, ngành, lĩnh vực mình phụ trách.
c) Thực hiện các nhiệm vụ của Ban chỉ đạo Quốc gia trong lĩnh vực được giao; chỉ đạo lồng ghép các hoạt động của Chương trình trong các chiến lược, chương trình, đề án, dự án của Bộ, ngành mình; chủ động phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương để xử lý những vấn đề có liên quan đến Chương trình này.
d) Tham dự đầy đủ các phiên họp, cùng Ban chỉ đạo Quốc gia xem xét, quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động của Ban chỉ đạo Quốc gia.
đ) Chịu trách nhiệm trong việc triển khai thực hiện ý kiến chỉ đạo của Trưởng Ban chỉ đạo Quốc gia liên quan đến lĩnh vực Bộ, ngành và địa phương mình phụ trách.
e) Thực hiện các nhiệm vụ khác của Ban chỉ đạo Quốc gia theo phân công của Trưởng Ban chỉ đạo Quốc gia.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của các Ủy viên Ban chỉ đạo
a) Ông Trần Thanh Nam, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Ủy viên thường trực) trực tiếp giúp Trưởng Ban, Phó trưởng Ban chỉ đạo về quản lý, điều hành việc thực hiện Chương trình.
- Chỉ đạo việc tổng hợp kinh phí thực hiện Chương trình, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan huy động và cân đối nguồn vốn của ngành để tổ chức thực hiện chương trình.
- Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện Chương trình.
- Tổng hợp báo cáo định kỳ, đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được phân công.
b) Ông Phạm Lê Tuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế
- Nghiên cứu đề xuất cơ chế, chính sách, kế hoạch để triển khai thực hiện Chương trình; Chủ trì nội dung của các hoạt động thuộc phạm vi quản lý của Bộ tại nhiệm vụ số 1, số 2 của Quyết định số 712/QĐ-TTg ngày 12 tháng 6 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ; phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo các nội dung hoạt động được giao quản lý của Chương trình.
- Lập kế hoạch, dự toán kinh phí hàng năm và phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan huy động và cân đối nguồn vốn của ngành để tổ chức thực hiện Chương trình.
- Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các nội dung được giao của Chương trình.
- Tổng hợp kết quả thực hiện các dự án, mô hình báo cáo cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo Quốc gia để tổng hợp chung báo cáo Trưởng Ban chỉ đạo.
- Tổng hợp báo cáo định kỳ, đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được phân công.
c) Ông Lê Tấn Dũng, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
- Nghiên cứu đề xuất cơ chế, chính sách, kế hoạch để triển khai thực hiện chương trình. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổ chức thực hiện, theo dõi, đánh giá hiệu quả của Chương trình theo chức năng nhiệm vụ của Bộ;
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và các địa phương lồng ghép nội dung hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo từ chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo với Chương trình;
- Phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan huy động và cân đối nguồn vốn của ngành để tổ chức thực hiện Chương trình;
- Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện Chương trình.
- Tổng hợp báo cáo định kỳ, đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được phân công.
d) Ông Nguyễn Văn Hiếu, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- Chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Bộ, ngành có liên quan huy động và bố trí các nguồn vốn trong và ngoài nước để thực hiện Chương trình.
- Nghiên cứu đề xuất cơ chế, chính sách, kế hoạch để triển khai thực hiện Chương trình. Chủ trì, phối hợp với các Bộ liên quan tổ chức thực hiện, theo dõi, đánh giá hiệu quả của Chương trình theo chức năng nhiệm vụ của Bộ.
đ) Ông Trần Xuân Hà, Thứ trưởng Bộ Tài chính
- Tổng hợp, cân đối vốn sự nghiệp thuộc ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương để thực hiện các nhiệm vụ của Chương trình theo Luật ngân sách nhà nước,
- Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư cân đối, bố trí vốn cho Chương trình theo tiến độ và kế hoạch đầu tư trung hạn, hàng năm trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
- Chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn, kiểm tra việc sử dụng kinh phí thực hiện Chương trình;
- Tổng hợp báo cáo theo quy định.
e) Đại diện lãnh đạo Bộ Ngoại giao
- Phối hợp với các các Bộ, ngành có liên quan huy động tài trợ Quốc tế cho các hoạt động của Chương trình;
- Báo cáo kinh nghiệm quốc tế về xóa đói, giảm nghèo, cải thiện dinh dưỡng và phát triển nông nghiệp bền vững.
g) Ông Phan Tâm, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông
- Nghiên cứu đề xuất cơ chế, chính sách, kế hoạch để triển khai thực hiện Chương trình. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổ chức thực hiện, theo dõi, đánh giá hiệu quả của Chương trình theo chức năng nhiệm vụ của Bộ;
- Chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tuyên truyền thực hiện Chương trình;
- Tổng hợp báo cáo về tình hình thực hiện nhiệm vụ được phân công.
h) Các Ủy viên khác của Ban chỉ đạo Quốc gia: Thực hiện các nhiệm vụ quyền hạn chung của Ủy viên Ban chỉ đạo Quốc gia quy định tại khoản 1 Điều này và nhiệm vụ khác theo phân công cụ thể của Trưởng Ban Chỉ đạo.
Điều 6. Cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo Quốc gia
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo Quốc gia, đầu mối thực hiện Chương trình.
2. Xây dựng chương trình, kế hoạch công tác của Ban chỉ đạo Quốc gia, tổ chức thực hiện sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3. Tổng hợp kinh phí chung của Chương trình gửi Bộ Tài chính để cân đối, bố trí, triển khai thực hiện các nhiệm vụ theo kế hoạch hàng năm và theo từng giai đoạn.
4. Giúp Ban chỉ đạo Quốc gia tổ chức thực hiện, kiểm tra việc thực hiện Chương trình hành động Quốc gia.
5. Chỉ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan đề xuất, trình Trưởng Ban chỉ đạo Quốc gia và các chương trình, dự án, đề án các hoạt động của Chương trình.
6. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng Ban chỉ đạo giao.
Điều 7. Giúp việc của Ban chỉ đạo Quốc gia
1. Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo Quốc gia Chương trình hành động “Không còn nạn đói” ở Việt Nam đến năm 2025 là cơ quan giúp việc Ban chỉ đạo Quốc gia đặt tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn).
Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo Quốc gia được thành lập theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại Quyết định số 804/QĐ-TTg ngày 12 tháng 5 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ.
Kinh phí hoạt động của Ban chỉ đạo Quốc gia do ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm và được cấp thông qua Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn) theo quy định hiện hành.
2. Trường hợp cần thiết, Trưởng Ban chỉ đạo Quốc gia quyết định có Tổ chuyên viên liên ngành giúp việc Ban chỉ đạo Quốc gia gồm lãnh đạo cấp Vụ, Cục thuộc các Bộ, ngành có liên quan tham gia kiêm nhiệm.
3. Ủy viên Ban chỉ đạo Quốc gia chỉ định/phân công cơ quan làm đầu mối thực hiện các nhiệm vụ của Ban chỉ đạo Quốc gia tại Bộ, ngành mình; cử cán bộ phụ trách và thông báo cụ thể về Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo Quốc gia Chương trình hành động “Không còn nạn đói” ở Việt Nam đến năm 2025 để phối hợp thực hiện.
CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC VÀ QUAN HỆ CÔNG TÁC
Điều 8. Các cuộc họp của Ban chỉ đạo Quốc gia
1. Ban chỉ đạo họp định kỳ 6 tháng, năm hoặc đột xuất theo quyết định của Trưởng Ban chỉ đạo hoặc thông qua lấy ý kiến các thành viên bằng văn bản.
2. Trưởng Ban chỉ đạo, Phó Trưởng ban chỉ đạo quyết định triệu tập cuộc họp thường trực của Ban chỉ đạo Quốc gia.
3. Trưởng Ban chỉ đạo quyết định triệu tập cuộc họp mở rộng có sự tham gia của người đứng đầu cơ quan chủ trì thực hiện chiến lược, chương trình, đề án dự án có liên quan Chương trình.
4. Văn phòng thường trực Chương trình chuẩn bị nội dung, chương trình và các điều kiện cần thiết cho cuộc họp của Ban chỉ đạo Quốc gia.
Điều 9. Chế độ làm việc và cơ chế phối hợp
1. Trưởng Ban, các Phó Trưởng ban, các Ủy viên Ban chỉ đạo Quốc gia làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.
2. Ban chỉ đạo quốc gia làm việc theo nguyên tắc tập trung thống nhất, các thành viên Ban chỉ đạo quốc gia chịu trách nhiệm về phần việc được phân công; Trưởng Ban hoặc người được Trưởng Ban ủy quyền quyết định các vấn đề của Ban chỉ đạo Quốc gia.
3. Trưởng Ban triệu tập và chủ trì các phiên họp thường kỳ 6 tháng một lần và các phiên họp đột xuất khi cần thiết. Trưởng Ban có thể ủy quyền cho Phó Trưởng Ban chủ trì các phiên họp. Các thành viên có trách nhiệm tham gia đầy đủ các phiên họp của Ban chỉ đạo Quốc gia và chuẩn bị nội dung báo cáo theo quy định.
Điều 10. Chế độ thông tin báo cáo
1. Các thành viên Ban chỉ đạo Quốc gia báo cáo Trưởng ban chỉ đạo theo các hình thức: Báo cáo trực tiếp, báo cáo bằng văn bản, báo cáo thông qua phiên họp định kỳ và đột xuất của Ban chỉ đạo Quốc gia.
2. Các Bộ, ngành, địa phương, cơ quan chủ trì thực hiện chương trình, chiến lược, kế hoạch hành động có liên quan đến Chương trình hành động Quốc gia “Không còn nạn đói” ở Việt Nam đến năm 2025 chịu trách nhiệm thực hiện chế độ báo cáo định kỳ (6 tháng, năm), báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Ban chỉ đạo Quốc gia.
3. Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo Quốc gia Chương trình hành động “Không còn nạn đói” ở Việt Nam đến năm 2025 có trách nhiệm xây dựng báo cáo 06 tháng và báo cáo hàng năm về hoạt động của Ban chỉ đạo Quốc gia.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.