ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3910/QĐ-UBND |
Thanh Hóa, ngày 07 tháng 10 năm 2021 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn;
Căn cứ Quyết định số 3888/QĐ-UBND ngày 05/10/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá về việc kiện toàn Hội đồng Xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống tỉnh Thanh Hoá;
Xét đề nghị tại Tờ trình số 195/TTr-SNN&PTNT ngày 17/9/2021 của Sở Nông nghiệp và PTNT về việc đề nghị kiện toàn Hội đồng xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống và ban hành quy chế hoạt động của Hội đồng xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống;
Theo đề nghị tại Công văn số 2544/SNV-TCBC ngày 30/9/2021 của Sở Nội vụ về việc tham mưu kiện toàn và ban hành quy chế hoạt động của Hội đồng xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế hoạt động của Hội đồng xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống tỉnh Thanh Hoá.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 2958/QĐ-UBND ngày 12/9/2012 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; các thành viên của Hội đồng xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống tỉnh Thanh Hoá; Giám đốc các sở, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG XÉT CÔNG NHẬN NGHỀ TRUYỀN THỐNG, LÀNG
NGHỀ, LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG TỈNH THANH HÓA
(Ban hành kèm theo Quyết định số /QĐ-UBND ngày
/ /2021 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa)
Quy chế này quy định về nguyên tắc làm việc, chế độ hoạt động của Hội đồng xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống tỉnh Thanh Hoá (sau đây gọi tắt là Hội đồng); nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng, các thành viên và cơ quan thường trực Hội đồng.
Các thành viên Hội đồng, cơ quan thường trực Hội đồng và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh.
Điều 3. Nguyên tắc làm việc và chế độ hoạt động.
1. Hội đồng làm việc theo chế độ tập thể, đảm bảo tính dân chủ, công khai và quyết định theo đa số bằng hình thức bỏ phiếu.
2. Việc xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống được thực hiện thông qua cuộc họp của Hội đồng.
3. Cuộc họp của Hội đồng được tổ chức khi có ít nhất 06 thành viên Hội đồng (2/3 số thành viên Hội đồng) tham dự, trong đó phải có Chủ tịch Hội đồng hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng (nếu được ủy quyền). Thành viên vắng mặt phải có ý kiến đóng góp bằng văn bản gửi đến Hội đồng, nhưng ý kiến của thành viên vắng mặt chỉ có giá trị tham khảo.
4. Khi lấy ý kiến của các thành viên Hội đồng tại hội nghị đối với việc xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống, nếu có từ 2/3 số thành viên Hội đồng tham dự cuộc họp đồng ý trở lên, thì được Hội đồng đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống.
5. Thành viên Hội đồng hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm, chịu trách nhiệm cá nhân về nhiệm vụ được Chủ tịch Hội đồng phân công.
Điều 4. Nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Hội đồng
1. Tổ chức thẩm định hồ sơ đề nghị xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống, lựa chọn đối tượng đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định, đề xuất Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định và cấp bằng công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống.
2. Hội đồng được đảm bảo các điều kiện cần thiết để thực hiện nhiệm vụ được giao; được hưởng các chế độ theo quy định hiện hành để thực hiện tốt nhiệm vụ của Hội đồng.
3. Hội đồng chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh về kết quả xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống.
Điều 5. Nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng
1. Chỉ đạo, điều hành hoạt động của Hội đồng theo các quy định của Quy chế này. Triệu tập, chủ trì các cuộc họp của Hội đồng. Khi vắng mặt, ủy quyền cho Phó Chủ tịch Hội đồng triệu tập, chủ trì các cuộc họp của Hội đồng.
2. Phân công nhiệm vụ cho Phó Chủ tịch Hội đồng, các thành viên Hội đồng và cơ quan thường trực Hội đồng.
3. Chỉ đạo cơ quan thường trực Hội đồng chuẩn bị hồ sơ, tài liệu liên quan đến nội dung được đưa ra thảo luận tại các kỳ họp Hội đồng.
Điều 6. Nhiệm vụ của Phó Chủ tịch Hội đồng
1. Giúp Chủ tịch Hội đồng trực tiếp điều hành công việc thường xuyên của cơ quan thường trực và thư ký Hội đồng; chỉ đạo cơ quan thường trực và thư ký Hội đồng chuẩn bị nội dung, chương trình, hồ sơ, tài liệu và các điều kiện cần thiết khác để tổ chức các cuộc họp của Hội đồng.
2. Triệu tập, chủ trì các cuộc họp của Hội đồng khi được Chủ tịch Hội đồng ủy quyền.
3. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Hội đồng giao.
Điều 7. Nhiệm vụ của Uỷ viên Hội đồng
1. Tham gia đầy đủ các cuộc họp và các hoạt động của Hội đồng.
2. Nghiên cứu tài liệu, tham gia ý kiến về những vấn đề đưa ra thảo luận tại các cuộc họp của Hội đồng.
3. Kiến nghị, thảo luận, bỏ phiếu hoặc biểu quyết những vấn đề thuộc nhiệm vụ của Hội đồng.
Điều 8. Nhiệm vụ của Thư ký Hội đồng
1. Chuẩn bị hồ sơ, tài liệu phục vụ cho các cuộc họp của Hội đồng.
2. Ghi biên bản cuộc họp Hội đồng và hoàn chỉnh hồ sơ cuộc họp.
3. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Hội đồng phân công.
Điều 9. Nhiệm vụ của Cơ quan Thường trực Hội đồng
1. Tham mưu cho Hội đồng ban hành và tổ chức thực hiện kế hoạch công tác hàng năm của Hội đồng.
2. Tiếp nhận, xử lý và gửi hồ sơ đề nghị xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống đến các thành viên Hội đồng.
3. Chuẩn bị đầy đủ điều kiện cần thiết để duy trì hoạt động của Hội đồng; thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định.
4. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Hội đồng phân công.
1. Kinh phí hoạt động của Hội đồng do ngân sách nhà nước cấp và được phân bổ vào dự toán chi hàng năm của Chi cục Phát triển nông thôn, thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Chi cục Phát triển nông thôn, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lập dự toán kinh phí gửi Sở Tài chính thẩm định, trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, phê duyệt.
Điều 11. Nội dung chi cho hoạt động của Hội đồng
1. Chi in ấn bằng công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống (bao gồm cả làm khung, kính).
2. Chi chuẩn bị tài liệu, hồ sơ, văn phòng phẩm.
3. Chi công tác chỉ đạo, kiểm tra, khảo sát thực tế.
4. Các nội dung chi khác theo quy định.
Các thành viên Hội đồng và các tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm thực hiện Quy chế này./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.