BỘ VĂN HÓA, THỂ
THAO |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3909/QĐ-BVHTTDL |
Hà Nội, ngày 11 tháng 11 năm 2015 |
BỘ TRƯỞNG BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
Căn cứ Luật Du lịch số 44/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Luật Di sản Văn hóa số 28/2001/QH10 ngày 29/6/2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Di sản Văn hóa số 32/2009/QH12 ngày 18 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Nghị định số 76/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ và Nghị định số 180/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch;
Căn cứ Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản Văn hóa và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa;
Căn cứ Quyết định số 2473/QĐ-TTg ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 201/QĐ-TTg ngày 22 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”;
Căn cứ Công văn số 5345/VPCP-KGVX ngày 10 tháng 7 năm 2015 của Văn phòng Chính phủ truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đồng ý bổ sung Khu di tích Núi Sam, tỉnh An Giang vào Danh mục các Khu du lịch quốc gia;
Xét đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang tại các Tờ trình: số 319/TTr-UBND ngày 17 tháng 7 năm 2015 và số 421/TTr-UBND ngày 21 tháng 9 năm 2015 về việc đề nghị thẩm định Đề cương, Nhiệm vụ Dự án “Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Núi Sam, tỉnh An Giang đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030”;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Tài chính,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Đề cương, Nhiệm vụ Dự án “Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Núi Sam, tỉnh An Giang đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030”.
(Chi tiết tại Đề cương, Nhiệm vụ dự án Quy hoạch ban hành kèm theo)
Điều 2. Căn cứ vào nội dung Đề cương, Nhiệm vụ Dự án Quy hoạch này, Cơ quan tổ chức lập Quy hoạch và Cơ quan lập Quy hoạch có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan đơn vị liên quan tổ chức lựa chọn đơn vị tư vấn lập Dự án Quy hoạch theo đúng các quy định của pháp luật hiện hành.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Tài chính, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh An Giang và Thủ trưởng các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KHU DU LỊCH QUỐC GIA NÚI SAM, TỈNH AN
GIANG ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số
3909/QĐ-BVHTTDL ngày 11 tháng 11 năm 2015)
MỞ ĐẦU
“Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Núi Sam, tỉnh An Giang đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030”
Loại Quy hoạch: Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch (Theo quy định tại Khoản 2, Điều 17, Luật Du lịch năm 2005).
II. LÝ DO VÀ SỰ CẦN THIẾT LẬP QUY HOẠCH
An Giang là một tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long. Với đặc điểm tự nhiên và bề dày lịch sử, An Giang là địa phương có nhiều tiềm năng du lịch trong đó tiêu biểu là Núi Sam (với tên gọi khác là Vĩnh Tế Sơn hay Ngọc Lãnh Sơn), một ngọn núi cao 284m trong quần thể Bảy Núi (Thất Sơn) thuộc xã Vĩnh Tế (nay là phường Núi Sam, Thành phố Châu Đốc), cách thành phố Châu Đốc khoảng 6 km về phía Tây Nam.
Không chỉ hấp dẫn bởi địa hình núi giữa vùng đồng bằng, Núi Sam đặc biệt nổi tiếng với quần thể các di tích lịch sử văn hóa, trong đó tiêu biểu là Miếu Bà Chúa Xứ, Chùa Tây An, Lăng Thoại Ngọc Hầu, Chùa Phước Điền (còn gọi Chùa Hang) đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.
Lê hội “Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam” là lễ hội cấp quốc gia, hàng năm thu hút lượng khách vào loại lớn nhất nước để tham gia các nghi lễ chính bao gồm: lễ Tắm Bà, lễ Thỉnh sắc, lễ Túc yết, lễ Chánh tế và lễ Hồi sắc và các trò vui như: hát bội, múa võ, ca nhạc ngũ âm, múa lân, đánh cờ...
Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2473/QĐ-TTg ngày 30/12/2011) và Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 (được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 201/QĐ-TTg ngày 22 tháng 01 năm 2013) đã khẳng định vai trò của Núi Sam đối với phát triển du lịch Việt Nam, theo đó Núi Sam nằm trong danh sách các điểm đến có tiềm năng phát triển để trở thành điểm du lịch Quốc gia. Điều này là minh chứng, khẳng định về những giá trị đặc biệt ở tầm quốc gia của Núi Sam với lễ hội “Vía Bà Chúa Xứ” từ góc độ du lịch.
Trong thời gian qua hoạt động du lịch tại khu di tích Núi Sam nói riêng và An Giang nói chung luôn phát triển, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội cho địa phương với tư cách là trọng điểm của du lịch vùng đồng bằng sông Cửu Long. Nếu như năm 2011, lượng khách du lịch đến khu du lịch đạt 3,72 triệu lượt, doanh thu từ phí tham quan đạt 12,78 tỷ đồng thì đến năm 2014, lượng khách du lịch đạt trên 4,2 triệu lượt, doanh thu từ phí tham quan đạt trên 20 tỷ đồng. Trong thực tế, thu nhập từ dịch vụ du lịch sẽ còn lớn hơn rất nhiều so với phí tham quan, vì vậy, đóng góp thực tế cho sự phát triển kinh tế của địa phương từ du lịch Núi Sam là rất lớn. Mặt khác, thị trường khách du lịch đến khu di tích Núi Sam có sự thay đổi theo hướng tích cực, theo đó nếu như trước đây khách du lịch đến với Núi Sam thường là dân cư trong vùng thì đến nay đã mở rộng ra nhiều tỉnh/thành ở vùng đồng bằng sông Cửu Long và cả nước trong đó tỷ lệ khách quốc tế, đặc biệt là từ các nước ASEAN cũng tăng lên. Đây là yếu tố thể hiện vị thế, sức hấp dẫn của khu du lịch Núi Sam đã được nâng lên tầm cao mới.
Để bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa lịch sử gắn với phát triển du lịch khu di tích Núi Sam, năm 2006, UBND tỉnh An Giang đã chỉ đạo thực hiện Quy hoạch chung xây dựng khu di tích văn hóa lịch sử và du lịch Núi Sam thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang và Quy hoạch chi tiết khu di tích văn hóa lịch sử và du lịch Núi Sam. Tuy nhiên trong thời gian qua, việc khai thác các tiềm năng du lịch đặc sắc ở khu vực Núi Sam còn nhiều hạn chế; các sản phẩm du lịch còn nghèo nàn, kém hấp dẫn, thiếu gắn kết với thị trường với những định hướng cụ thể về xúc tiến quảng bá, xây dựng thương hiệu... Một trong những nguyên nhân quan trọng của thực trạng trên là Quy hoạch chung xây dựng khu di tích văn hóa lịch sử và du lịch Núi Sam, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang và Quy hoạch chi tiết khu di tích văn hóa lịch sử và du lịch Núi Sam thực hiện năm 2006 là quy hoạch bảo tồn di tích mà không phải là quy hoạch chuyên ngành du lịch. Vì vậy, các nội dung quy hoạch không phù hợp với yêu cầu của một quy hoạch khu du lịch theo quy định tại Điều 19, Luật Du lịch, thiếu những định hướng chuyên ngành về thị trường - sản phẩm du lịch; xúc tiến quảng bá và xây dựng thương hiệu điểm đến du lịch; dự báo các chỉ tiêu phát triển; tổ chức không gian khu du lịch với tầm nhìn của một khu du lịch quốc gia trên cơ sở đánh giá có hệ thống những tiềm năng du lịch của toàn khu vực trong mối quan hệ với phát triển du lịch với thành phố Châu Đốc, toàn tỉnh An Giang vùng đồng bằng sông Cửu Long, toàn quốc và rộng hơn nữa với khu vực Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng (GMS).
Ngày 18/2/2014, Ủy ban nhân dân Thành phố Châu Đốc đã có văn bản số 409/VP.UBND-KT ban hành chủ trương “Nâng cấp khu du lịch Núi Sam thành khu du lịch quốc gia” và giao Ban Quản lý Khu Di tích Văn hóa Lịch sử và Du lịch Núi Sam, Thành phố Châu Đốc làm Chủ đầu tư, trong đó đề ra nhiệm vụ rà soát, điều chỉnh và bổ sung hoàn thiện quy hoạch phát triển du lịch khu vực Núi Sam với mục tiêu phát triển khu vực Núi Sam thành Khu du lịch quốc gia.
Ngày 10/07/2015, Văn phòng Chính phủ đã có Công văn số 5345/VPCP-KGVX thông báo ý kiến của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đồng ý bổ sung khu di tích Núi Sam vào danh mục các khu du lịch quốc gia đã được xác định tại Quyết định số số 201/QĐ-TTg ngày 22/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Chính vì vậy, việc lập “Quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch quốc gia Núi Sam, tỉnh An Giang đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030” (sau đây gọi tắt là Quy hoạch) là một nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết để xây dựng các định hướng phát triển Núi Sam trở thành khu du lịch quốc gia, tạo cơ sở cho việc quản lý, thu hút đầu tư, khai thác có hiệu quả những tiềm năng du lịch đặc sắc của khu di tích Núi Sam, vừa đáp ứng nhu cầu du lịch tâm linh, du lịch tham quan, nghiên cứu, du lịch nghỉ dưỡng của khách du lịch vừa góp phần tích cực vào việc bảo tồn và phát huy các giá trị di tích văn hóa lịch sử, giá trị cảnh quan sinh thái, phát triển cộng đồng và bảo tồn văn hóa bản địa; góp phần vào nỗ lực xóa đói giảm nghèo và phát triển bền vững ở khu vực này.
• Luật Du lịch số 44/2005/QH11 ngày 14/6/2005 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, khóa XI, kỳ họp thứ 7;
• Luật Di sản Văn hóa số 28/2001/QH10 ngày 29/6/2001 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, khóa X, kỳ họp thứ 9 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản Văn hóa số 32/2009/QH12 ngày 18/6/2009 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, khóa XII, kỳ họp thứ 5;
• Luật Bảo vệ Môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/6/2014 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, khóa XIII, kỳ họp thứ 7;
• Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, khóa XIII, kỳ họp thứ 7;
• Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, khóa XIII, kỳ họp thứ 6;
• Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26/11/2014 của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, khóa XIII, kỳ họp thứ 8;
• Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 7/9/2006 của Chính phủ và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 7/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
• Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 1/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch;
• Nghị định số 180/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 1/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch;
• Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản Văn hóa và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa;
• Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường;
• Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;
• Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;
• Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng;
• Nghị quyết số 92/NQ-CP ngày 8/12/2014 của Chính phủ về một số giải pháp đẩy mạnh phát triển Du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới;
• Quyết định số 2473/QĐ-TTg ngày 30/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
• Quyết định số 201/QĐ-TTg ngày 22/1/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
• Công văn số 5345/VPCP-KGVX ngày 10/07/2015 của Văn phòng Chính phủ về việc bổ sung khu di tích Núi Sam vào Danh mục các khu du lịch quốc gia;
• Quyết định số 2052/QĐ-UBND ngày 14/10/2006 của Chủ tịch UBND tỉnh An Giang phê duyệt đồ án quy hoạch chung khu di tích văn hóa lịch sử và du lịch Núi Sam, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang;
• Quyết định số 2053/QĐ-UBND ngày 14/10/2006 của Chủ tịch UBND tỉnh An Giang phê duyệt điều chỉnh đồ án quy hoạch chi tiết khu di tích văn hóa lịch sử và du lịch núi Sam, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang;
• Quyết định số 792/QĐ-UBND ngày 5/5/2011 của Chủ tịch UBND tỉnh An Giang phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thị xã Châu Đốc tỉnh An Giang đến năm 2025;
• Quyết định số 01/QĐ-UBND ngày 2/1/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh An Giang công nhận Khu du lịch Núi Sam là khu du lịch địa phương;
• Thông báo số 30/TB-BVHTTDL ngày 23/4/2014 của Văn phòng Bộ VHTTDL thông báo kết luận của Bộ trưởng Bộ VHTTDL tại buổi làm việc với Lãnh đạo tỉnh An Giang;
• Công văn số 439/UBND-VX ngày 7/5/2014 của UBND tỉnh An Giang về việc triển khai thực hiện kết luận của Bộ trưởng Bộ VHTTDL;
• Thông báo số 963/TB-VPUB ngày 31/3/2014 của Văn phòng UBND tỉnh An Giang thông báo kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh tại buổi làm việc với lãnh đạo Thành phố Châu Đốc về kinh tế - xã hội năm 2014;
• Thông báo số 2206/TB-VPUBND-ĐTXD ngày 3/7/2014 của Văn phòng UBND tỉnh An Giang Thông báo Kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Võ Anh Kiệt về chủ trương điều chỉnh quy hoạch khu du lịch Núi Sam.
IV. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU LẬP QUY HOẠCH:
1. Về không gian
- Diện tích dự kiến tập trung phát triển thành Khu du lịch quốc gia Núi Sam, tỉnh An Giang khoảng 1.487 ha (đáp ứng yêu cầu tối thiểu về diện tích của Khu du lịch quốc gia theo quy định tại Điểm b, Khoản 1, Điều 23 của Luật Du lịch 2005 và Khoản 2, Điều 6, Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 1/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch).
- Ranh giới cụ thể Khu du lịch quốc gia Núi Sam, tỉnh An Giang sẽ được xác định trong quá trình lập Quy hoạch.
2. Về thời gian
- Số liệu phân tích, đánh giá hiện trạng giai đoạn 2000 - 2015;
- Số liệu tính toán dự báo quy hoạch đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
3. Về đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là các hoạt động du lịch và yếu tố tự nhiên, kinh tế, văn hóa xã hội, an ninh, quốc phòng liên quan đến phát triển du lịch của Khu du lịch quốc gia Núi Sam, tỉnh An Giang.
V. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU LẬP QUY HOẠCH:
1. Quan điểm lập Quy hoạch:
- Đảm bảo các nguyên tắc về quy hoạch được quy định trong Luật Du lịch;
- Đảm bảo tính phù hợp, thống nhất với Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam; Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội vùng, địa phương và có sự gắn kết chặt chẽ, thống nhất với các Quy hoạch khác liên quan trên địa bàn tỉnh An Giang;
- Phù hợp với lợi thế khu du lịch, sử dụng hợp lý, hiệu quả tài nguyên đáp ứng nhu cầu du lịch và phát triển bền vững;
- Gắn kết chặt chẽ du lịch Núi Sam với tuyến du lịch đường sông Mê Kông với du lịch khu vực Núi Cấm và các khu, điểm du lịch khác trong tỉnh;
- Phát triển du lịch đảm bảo quốc phòng an ninh, trật tự, an toàn xã hội; kết hợp hài hòa với các lĩnh vực kinh tế - xã hội khác (giao thông, nông, lâm nghiệp cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội).
2. Mục tiêu lập Quy hoạch:
Mục tiêu của lập Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Núi Sam bao gồm:
- Triển khai Luật Du lịch số 44/2005/QH11 ngày 14/6/2005, Quyết định số 2473/QĐ-TTg ngày 30/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và Quyết định số 201/QĐ-TTg ngày 22/1/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
- Triển khai Luật Di sản Văn hóa số 28/2001/QH10 ngày 29/6/2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Di sản Văn hóa số 32/2009/QH12 ngày 18/6/2009;
- Làm cơ sở lập các Quy hoạch cụ thể phát triển Khu du lịch quốc gia Núi Sam, tỉnh An Giang, các dự án đầu tư xây dựng trong khu du lịch quốc gia Núi Sam, góp phần tăng cường thu hút khách du lịch đến khu du lịch quốc gia Núi Sam nói riêng và tỉnh An Giang, vùng Kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung;
- Tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý, khai thác hiệu quả và bảo vệ tài nguyên du lịch, cảnh quan, quỹ đất...nhằm đảm bảo phát triển bền vững.
VI. PHƯƠNG PHÁP LẬP QUY HOẠCH:
Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Núi Sam tỉnh An Giang đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030 được xây dựng dựa trên việc sử dụng tổng hợp các phương pháp sau:
1. Phương pháp tổng hợp và phân tích hệ thống: Đây là phương pháp cơ bản được sử dụng phổ biến trong hầu hết các nghiên cứu quy hoạch, tổ chức lãnh thổ. Nghiên cứu về phát triển du lịch nói chung và phát triển các sản phẩm du lịch nói riêng có quan hệ chặt chẽ tới các điều kiện tự nhiên, văn hóa, kinh tế - xã hội, vì vậy phương pháp này có ý nghĩa quan trọng trong quá trình nghiên cứu quy hoạch. Tính hệ thống trong nghiên cứu quy hoạch còn được thể hiện ở việc kế thừa những kết quả nghiên cứu quy hoạch có liên quan như: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, Quy hoạch xây dựng... trên địa bàn tỉnh An Giang cũng như Quy hoạch du lịch trên địa bàn vùng Đồng bằng Sông Cửu Long.
2. Phương pháp điều tra thực địa: Công tác thực địa có mục đích cơ bản là kiểm tra chỉnh lý và bổ sung những tư liệu; đối chiếu và lên danh mục cụ thể từng đối tượng nghiên cứu; sơ bộ đánh giá các yếu tố cần thiết cho việc định hướng phát triển Khu du lịch Núi Sam.
3. Phương pháp thống kê: Đây là phương pháp không thể thiếu trong quá trình nghiên cứu những vấn đề định lượng trong mối quan hệ chặt chẽ về mặt định tính của các hiện tượng và quá trình, đối chiếu biến động về tài nguyên, môi trường du lịch với quá trình phát triển du lịch trên địa bàn lãnh thổ quy hoạch. Ngoài ra, phương pháp thống kê còn được vận dụng nghiên cứu trong quy hoạch để xác định hiện trạng hoạt động khu du lịch núi Sam thông qua các chỉ tiêu phát triển ngành cơ bản.
4. Phương pháp dự báo: đây là phương pháp được áp dụng để đưa ra các kịch bản phát triển của khu du lịch với các chỉ tiêu phát triển ngành chính. Phương pháp dự báo có thể dựa trên tốc độ tăng trưởng trung bình của các chỉ tiêu có tính đến những yếu tố tác động của bối cảnh phát triển hoặc cũng có thể dựa vào mô hình toán.
5. Phương pháp sơ đồ, bản đồ: Đây là phương pháp cần thiết trong quá trình nghiên cứu bất kỳ có liên quan đến quy hoạch tổ chức lãnh thổ nào. Bản đồ được sử dụng chủ yếu theo hướng chuyên ngành để phân tích đánh giá tiềm năng phát triển du lịch và điều kiện có liên quan trên địa bàn Khu du lịch Núi Sam nói riêng và thành phố Châu Đốc và tỉnh An Giang nói chung. Ngoài mục đích thể hiện tổ chức lãnh thổ du lịch, phương pháp này còn giúp cho các nhận định đánh giá sự phân bố những sản phẩm du lịch chính trong lãnh thổ nghiên cứu.
6. Phương pháp chuyên gia: Ngoài các phương pháp tự thân thì phương pháp chuyên gia cũng đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình nghiên cứu quy hoạch. Bản thân du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, do vậy để đảm bảo cho các đánh giá tổng hợp có cơ sở và mang tính hiệu quả cần thiết phải có sự tham gia của các chuyên gia ở nhiều lĩnh vực liên quan như địa lý, văn hóa kinh tế, du lịch,...
VII. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA QUY HOẠCH:
Căn cứ vào Khoản 1, Điều 19, Luật Du lịch và thực tiễn hoạt động của các khu du lịch, Quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch Núi Sam, tỉnh An Giang sẽ bao gồm những nội dung chủ yếu sau:
1. Xác định vai trò, vị trí của khu du lịch quốc gia Núi Sam trong mối liên hệ với du lịch tỉnh An Giang, vùng đồng bằng sông Cửu Long, cả nước khu vực và trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;
2. Xác định vị trí địa lý, quy mô, phạm vi ranh giới cụ thể của khu du lịch quốc gia Núi Sam;
3. Đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, tiềm năng và hiện trạng tài nguyên du lịch, môi trường du lịch, thị trường du lịch và các nguồn lực có liên quan đến phát triển du lịch;
4. Xác định tính chất hoạt động của khu du lịch;
5. Dự báo các chỉ tiêu phát triển du lịch chủ yếu của khu du lịch: Lượng khách, thu nhập từ khách du lịch, nhu cầu cơ sở lưu trú và lao động của khu du lịch và luận chứng các phương án phát triển du lịch;
6. Xác định thị trường và hệ thống sản phẩm du lịch của khu du lịch;
7. Tổ chức không gian khu du lịch: xác định các chức năng chính của khu du lịch và định hướng phân khu chức năng với quy mô và ranh giới của khu du lịch;
8. Định hướng tổ chức kiến trúc - cảnh quan các khu chức năng của khu du lịch;
9. Định hướng phát triển kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật của khu du lịch (cơ sở lưu trú, giao thông, cung cấp điện, nước, thoát nước thải, xử lý chất thải rắn và một số nhu cầu khác);
10. Xác định nhu cầu đầu tư, giai đoạn đầu tư, danh mục các dự án ưu tiên đầu tư, nhu cầu sử dụng đất và tính toán hiệu quả kinh tế;
11. Đánh giá sơ bộ tác động môi trường kèm các giải pháp bảo vệ môi trường;
12. Đề xuất mô hình tổ chức quản lý khu du lịch quốc gia Núi Sam;
13. Đề xuất giải pháp thực hiện quy hoạch;
Khung nội dung báo cáo tổng hợp chi tiết tại Phụ lục.
VIII. HỒ SƠ SẢN PHẨM QUY HOẠCH:
1. Phần thuyết minh
- Báo cáo tổng hợp kèm các bản đồ trên khổ A3 với phần Phụ lục bao gồm: I. Bảng số liệu hiện trạng các chỉ tiêu chủ yếu của khu du lịch giai đoạn 2000 - 2015 và bảng số liệu các chỉ tiêu định hướng phát triển khu du lịch đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030; II. Văn bản đóng góp ý kiến của các Bộ ngành địa phương tỉnh An Giang và các cơ quan, tổ chức có liên quan; III. Báo cáo giải trình tiếp thu; IV. Dự thảo quy chế quản lý khu du lịch quốc gia Núi Sam, tỉnh An Giang.
- Báo cáo tóm tắt kèm các bản đồ trên khổ A3.
- Dự thảo Tờ trình đề nghị phê duyệt và Quyết định phê duyệt.
- Các văn bản khác có liên quan.
2. Phần bản đồ: Một số bản đồ màu theo danh mục sau:
TT |
Tên bản đồ (bản vẽ) |
Kích thước |
Tỷ lệ |
1 |
Sơ đồ vị trí và mối quan hệ liên vùng |
A0 |
1/50.000 - 1/100.000 |
2 |
Bản đồ giới hạn phạm vi nghiên cứu |
A1 |
1/5.000 - 1/10.000 |
3 |
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất, hiện trạng dân cư và hiện trạng hạ tầng kỹ thuật khu vực nghiên cứu |
A3 |
1/5.000 - 1/10.000 |
4 |
Sơ đồ định hướng phát triển không gian du lịch |
A1 |
1/10.000 - 1/25.000 |
5 |
Bản đồ định hướng phân khu chức năng |
A1 |
1/5.000 - 1/10.000 |
6 |
Sơ đồ định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật |
A1 |
1/5.000 - 1/10.000 |
IX. TỔ CHỨC THỰC HIỆN LẬP QUY HOẠCH:
1. Tổ chức thực hiện:
- Cấp phê duyệt Quy hoạch: Thủ tướng Chính phủ.
- Cơ quan thẩm định và phê duyệt Đề cương, Nhiệm vụ Quy hoạch: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
- Cơ quan chủ trì lập Quy hoạch: Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang.
- Cơ quan lập Quy hoạch: Ủy ban nhân dân Thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang hoặc ủy quyền theo quy định của pháp luật.
- Cơ quan thẩm định và trình phê duyệt Quy hoạch: Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch.
- Đơn vị tư vấn lập Quy hoạch: Lựa chọn theo quy định của pháp luật.
- Cơ quan phối hợp: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các Sở Ngành liên quan tỉnh An Giang; Vụ Kế hoạch, Tài chính, Tổng cục Du lịch và các Cục Vụ thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
2. Tiến độ thực hiện:
TT |
Nội dung công việc |
Thời gian |
1 |
Lập, thẩm định và phê duyệt đề cương, dự toán và hoàn thành các thủ tục pháp lý triển khai nhiệm vụ |
Tháng 10/2015 -15/11/2015 |
2 |
Thu thập các tài liệu có liên quan ở Trung ương và địa phương; khảo sát thực địa và phân tích, xử lý tư liệu; Nghiên cứu xây dựng các phương án quy hoạch |
16/11/2015-15/12/2015 |
3 |
Gửi dự thảo báo cáo quy hoạch xin ý kiến các Sở, Ban, Ngành của tỉnh An Giang (bằng văn bản) |
16/12/2015-31/12/2015 |
4 |
Chỉnh sửa báo cáo trên cơ sở ý kiến bằng văn bản của Sở, Ban, Ngành tỉnh An Giang |
01/01/2015-10/01/2015 |
5 |
Lấy ý kiến các đơn vị liên quan thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các Bộ, Ngành (bằng văn bản) |
11/01/2016-05/02/2016 |
6 |
Chỉnh sửa báo cáo trên cơ sở ý kiến bằng văn bản của các đơn vị xin ý kiến ở Trung ương |
06/02/2016-15/02/2016 |
7 |
Báo cáo Hội đồng Thẩm định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch |
16/02/2016-29/02/2016 |
8 |
Bổ sung, chỉnh sửa và hoàn thiện hồ sơ quy hoạch theo kết luận của Hội đồng Thẩm định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch |
Tháng 03/2016 |
- Cơ quan lập Quy hoạch chủ trì, xây dựng và phê duyệt Dự toán kinh phí lập Quy hoạch này theo đúng quy định tài chính hiện hành.
- Kinh phí lập Quy hoạch lấy từ nguồn thu để lại chi hợp pháp của địa phương.
PHỤ LỤC KHUNG NỘI DUNG BÁO CÁO
Dự án: “Quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch quốc gia Núi Sam tỉnh An Giang đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030”
MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết lập quy hoạch
2. Căn cứ lập quy hoạch
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu lập quy hoạch
4. Quan điểm, mục tiêu và nhiệm vụ lập quy hoạch
5. Phương pháp nghiên cứu lập quy hoạch
PHẦN THỨ NHẤT:
ĐÁNH GIÁ NGUỒN LỰC VÀ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH KHU DU LỊCH QUỐC GIA NÚI SAM, TỈNH AN GIANG
I. VAI TRÒ, VỊ TRÍ CỦA CỦA KHU DU LỊCH
1. Vị trí địa lý, quy mô, giới hạn phạm vi ranh giới khu du lịch
2. Vị trí, vai trò của khu du lịch đối với phát triển du lịch khu vực ASEAN, Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam và vùng đồng bằng sông Cửu Long
- Vị trí của khu du lịch trong phát triển du lịch khu vực ASEAN, Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam.
- Vị trí của khu du lịch trong mối liên hệ phát triển du lịch vùng ĐBSCL.
3. Vị trí, vai trò của khu du lịch trong phát triển Kinh tế - Xã hội, an sinh xã hội, an ninh quốc phòng và du lịch tỉnh An Giang
- Vị trí vai trò của khu du lịch trong phát triển Kinh tế - Xã hội, an sinh xã hội, an ninh quốc phòng của tỉnh An Giang.
- Vị trí, vai trò của khu du lịch trong phát triển du lịch An Giang.
II. NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN DU LỊCH
1. Đánh giá các điều kiện tự nhiên, Kinh tế - Xã hội ảnh hưởng đến phát triển khu du lịch
1.1. Đặc điểm tự nhiên của khu du lịch
Phân tích các yếu tố thuận lợi và khó khăn về tự nhiên của khu vực đối với phát triển khu du lịch; chú trọng ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và tính mùa từ góc độ khí hậu và góc độ lễ hội tâm linh.
1.2. Điều kiện Kinh tế - Xã hội của khu du lịch
Phân tích các điều kiện thuận lợi và khó khăn về Kinh tế - Xã hội trong phạm vi khu du lịch Núi Sam và phụ cận ảnh hưởng đến phát triển du lịch. Chú trọng yếu tố hạ tầng và phát triển đô thị trong mối quan hệ với phát triển Thành phố Châu Đốc.
2. Đánh giá các đặc điểm về tài nguyên du lịch và khả năng khai thác để phát triển khu du lịch
2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên.
2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn.
3. Đánh giá hệ thống kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch:
3.1. Đánh giá hiện trạng và các dự án phát triển giao thông khu du lịch.
- Giao thông đối ngoại tiếp cận khu du lịch.
- Giao thông đối nội trong phạm vi khu du lịch.
3.2. Hiện trạng và các dự án hạ tầng kỹ thuật khác (cấp điện, cấp nước thu gom và xử lý chất thải,...) trên địa bàn khu du lịch.
3.3. Hiện trạng các công trình văn hóa, thể thao và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch khác.
4. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất khu du lịch (đất dân cư, đất nông nghiệp, đất công nghiệp, đất rừng,...).
5. Đánh giá chung.
III. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH GIAI ĐOẠN 2000 - 2015
1. Đánh giá hiện trạng theo các chỉ tiêu du lịch chủ yếu:
1.1. Lượng khách du lịch.
- Khu vực phát triển Khu du lịch Núi Sam, TP. Châu Đốc.
- So sánh với tỉnh An Giang, vùng Đồng bằng sông Cửu Long và một số khu du lịch khác trong vùng.
1.2. Tổng thu từ khách du lịch và GDP.
- Khu vực phát triển Khu du lịch Núi Sam, TP. Châu Đốc.
- So sánh với tỉnh An Giang, vùng đồng bằng sông Cửu Long và một số khu du lịch khác trong vùng.
1.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch.
- Khu vực phát triển Khu du lịch Núi Sam, TP. Châu Đốc.
- So sánh với tỉnh An Giang, vùng Đồng bằng sông Cửu Long và một số khu du lịch khác trong vùng.
1.4. Lao động ngành du lịch.
- Khu vực phát triển Khu du lịch Núi Sam, TP. Châu Đốc.
- So sánh với tỉnh An Giang, vùng Đồng bàng sông Cửu Long và một số khu du lịch khác trong vùng.
2. Hệ thống sản phẩm du lịch:
- Khu vực phát triển Khu du lịch núi Sam, TP. Châu Đốc.
- So sánh với tỉnh An Giang, vùng du lịch đồng bằng sông Cửu Long và một số khu du lịch khác trong vùng.
3. Đầu tư phát triển du lịch:
4. Các công tác khác: Quy hoạch và quản lý quy hoạch, xúc tiến quảng bá du lịch, ứng dụng Khoa học công nghệ,...
5. Đánh giá chung: Những thuận lợi, khó khăn, hạn chế yếu kém và xác định nguyên nhân của hiện trạng phát triển khu du lịch
PHẦN THỨ HAI:
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KHU DU LỊCH QUỐC GIA NÚI SAM, TỈNH AN GIANG ĐẾN NĂM 2025 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
I. BỐI CẢNH, QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KHU DU LỊCH
1. Bối cảnh phát triển:
- Bối cảnh quốc tế và khu vực
- Bối cảnh trong nước
2. Quan điểm phát triển:
- Quan điểm chung
- Quan điểm cụ thể
3. Mục tiêu phát triển:
- Mục tiêu tổng quát
- Mục tiêu và các chỉ tiêu cụ thể
II. DỰ BÁO CÁC CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN DU LỊCH
1. Căn cứ dự báo
2. Các phương án phát triển
2.1. Phương án cao
2.2. Phương án trung bình
2.3. Phương án thấp
3. Luận chứng các chỉ tiêu phát triển du lịch chủ yếu và lựa chọn Phương án
3.1. Khách du lịch
3.2. Tổng thu từ khách du lịch
3.3. Tỷ lệ đóng góp vào GDP du lịch địa phương
3.4. Nhu cầu cơ sở lưu trú du lịch
3.5. Lao động ngành du lịch
4. Dự báo tác động đến phát triển kinh tế - xã hội
III. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH
1. Phát triển thị trường du lịch
1.1. Thị trường quốc tế
1.2. Thị trường nội địa
2. Phát triển sản phẩm du lịch:
2.1. Xác định sản phẩm du lịch chính của khu du lịch
2.2. Các sản phẩm du lịch phụ trợ
3. Xúc tiến quảng bá khu du lịch.
IV. TỔ CHỨC KHÔNG GIAN HOẠT ĐỘNG KHU DU LỊCH
1. Xác định các thành phần chức năng chính của khu du lịch
2. Sơ đồ định hướng phát triển không gian khu du lịch
Đề xuất 3 phương án, phân tích ưu nhược điểm của từng phương án và lựa chọn phương án phát triển.
3. Cơ cấu phân khu chức năng
Phân khu chức năng và xác định ranh giới các khu chức năng của khu du lịch.
4. Định hướng kiến trúc cảnh quan và nhu cầu sử dụng đất phát triển du lịch
Định hướng chung toàn khu du lịch và đối với từng khu chức năng về giải pháp kiến trúc cảnh quan, nhu cầu sử dụng đất, mật độ xây dựng công trình và các yêu cầu khác.
5. Định hướng tổ chức không gian bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa trọng điểm là di tích quốc gia đặc biệt Miếu Bà Chúa Xứ.
V. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG KỸ THUẬT KHU DU LỊCH
1. Hệ thống giao thông
1.1. Xác định nhu cầu phát triển giao thông khu du lịch
1.2. Định hướng các tuyến giao thông chính đối ngoại để liên kết vùng và đối nội để liên kết các khu chức năng của khu du lịch
2. Hệ thống cấp điện
2.1. Xác định nhu cầu cấp điện toàn khu du lịch và cho từng khu chức năng
2.2. Định hướng cấp điện cho toàn khu du lịch
3. Hệ thống cấp nước
3.1. Xác định nhu cầu cấp nước toàn khu du lịch và cho từng khu chức năng
3.2. Định hướng cấp nước cho toàn khu du lịch
4. Hệ thống thoát nước và vệ sinh môi trường
4.1. Xác định nhu cầu thoát nước, xử lý chất thải rắn toàn khu du lịch và cho từng khu chức năng
4.2. Định hướng thoát nước thải, xử lý chất thải rắn cho toàn khu du lịch
5. Định hướng bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa, trọng điểm là di tích quốc gia đặc biệt Miếu Bà Chúa Xứ.
VI. ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ
1. Các khu vực ưu tiên đầu tư
2. Danh mục các dự án ưu tiên đầu tư
3. Nhu cầu vốn đầu tư và huy động nguồn vốn phát triển du lịch
3.1. Tổng nhu cầu đầu tư
3.2. Phân kỳ đầu tư: Đến 2025, và 2026 - 2030
3.3. Huy động nguồn vốn phát triển du lịch
4. Nhu cầu sử dụng đất
5. Tính toán hiệu quả kinh tế - xã hội
VII. ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC
1. Phạm vi nghiên cứu và các vấn đề môi trường chính liên quan trong đánh giá môi trường chiến lược
2. Phân tích đánh giá hiện trạng môi trường
3. Phân tích, dự báo những tác động đến các vấn đề môi trường
4. Đề xuất các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động xấu đến môi trường và phát triển bền vững.
PHẦN THỨ BA:
GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH
I. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH
1. Giải pháp về quy hoạch và quản lý quy hoạch
2. Giải pháp về thu hút đầu tư
3. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực và ứng dụng khoa học công nghệ
4. Giải pháp về xúc tiến quảng bá và xây dựng thương hiệu khu du lịch
5. Giải pháp về phát triển thị trường và sản phẩm du lịch
6. Giải pháp liên kết phát triển du lịch
7. Giải pháp bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch
8. Giải pháp bảo tồn các giá trị di sản văn hóa, trọng điểm là di tích quốc gia đặc biệt Miếu Bà Chúa Xứ
9. Giải pháp bảo vệ tài nguyên môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu
10. Giải pháp đảm bảo an sinh xã hội
11. Giải pháp đảm bảo an ninh, quốc phòng
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH
1. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
2. Các Bộ, Ban ngành liên quan
3. Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
PHẦN THỨ IV:
CÁC VĂN BẢN VÀ PHỤ LỤC
1. Danh mục các văn bản
2. Danh mục các tài liệu tham khảo
3. Các bảng biểu số liệu
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.