ỦY BAN NHÂN DÂN
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 39/QĐ-UBND |
Cà Mau, ngày 09 tháng 01 năm 2023 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017, năm 2019);
Căn cứ Quyết định số 150/QĐ-TTg ngày 28/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Quyết định số 3592/QĐ-BNN-BVTV ngày 23/9/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt Kế hoạch hành động thúc đẩy ứng dụng Quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM) trên cây trồng chủ lực ở Việt Nam, giai đoạn 2022 - 2030;
Căn cứ Quyết định số 2461/QĐ-UBND ngày 29/9/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Cà Mau giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Công văn số 4074/SNN-TTBVTV ngày 16/11/2022 và Công văn số 4733/SNN-TTBVTV ngày 23/12/2022 (kèm Kế hoạch số 105/KH-SNN ngày 23/12/2022) và ý kiến góp ý của các sở, ngành, địa phương, đơn vị có liên quan.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch Thúc đẩy ứng dụng Quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM) trên cây trồng giai đoạn 2022 - 2025 và định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Cà Mau (kèm Kế hoạch số 105/KH-SNN ngày 23/12/2022).
Điều 2. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Cà Mau và các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện Kế hoạch nêu trên. Giao Sở Tài chính thẩm định, hướng dẫn Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về nội dung chi, mức chi, số lượng, nguồn vốn thực hiện và thanh quyết toán kinh phí đúng quy định.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Sở Tài chính, Thủ trưởng các sở, ngành, đơn vị có liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Cà Mau chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
UBND TỈNH CÀ MAU |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 105/KH-SNN |
Cà Mau, ngày 23 tháng 12 năm 2022 |
Căn cứ Quyết định số 150/QĐ-TTg ngày 28/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050”;
Căn cứ Quyết định số 3592/QĐ-BNN-BVTV ngày 23/9/2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt Kế hoạch hành động thúc đẩy ứng dụng Quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM) trên cây trồng chủ lực ở Việt Nam, giai đoạn 2022 - 2030;
Căn cứ Quyết định số 2461/QĐ-UBND ngày 29/9/2022 của UBND tỉnh Cà Mau về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững gắn với cơ cấu lại ngành Nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Thực hiện Công văn số 7095/UBND-NNTN ngày 20/10/2022 của UBND tỉnh Cà Mau về việc xây dựng Kế hoạch thúc đẩy ứng dụng Quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp và Công văn số 8350/UBND-NNTN ngày 06/12/2022 của UBND tỉnh Cà Mau về việc kế hoạch thúc đẩy ứng dụng Quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng Kế hoạch thúc đẩy ứng dụng Quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM) trên cây trồng giai đoạn 2022 - 2025 và định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Cà Mau với các nội dung sau:
1. Mục đích
- Tạo sự thống nhất trong nhận thức và hành động trong toàn ngành và xã hội về Chương trình Quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM) qua đó góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững gắn với cơ cấu lại ngành Nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
- Xác định các hoạt động cụ thể, cần ưu tiên thực hiện để thúc đẩy ứng dụng IPHM trên cây trồng trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
2. Yêu cầu
- Kế hoạch hành động là căn cứ để các cơ quan, đơn vị thuộc Sở và các địa phương xây dựng kế hoạch cụ thể, đồng thời phối hợp chặt chẽ với các đơn vị có liên quan để thúc đẩy ứng dụng IPHM trên địa bàn tỉnh Cà Mau, góp phần thực hiện Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2022 - 2030.
- Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, giám sát, kịp thời tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch; kịp thời điều chỉnh những nội dung không phù hợp, nhân rộng các mô hình, cách làm hay, đồng thời làm tốt công tác thi đua khen thưởng.
1. Mục tiêu chung
Đẩy mạnh ứng dụng Chương trình quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM) nhằm chủ động phòng chống sinh vật gây hại (SVGH) cây trồng, giảm chi phí đầu vào, giảm hóa chất độc hại, giảm phát thải khí nhà kính, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, hiệu quả sản xuất, đảm bảo an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu.
2. Mục tiêu cụ thể
2.1. Giai đoạn năm 2022 - 2025:
- Trên 80% số xã trong kế hoạch thực hiện có đội ngũ nông dân nòng cốt có hiểu biết, kỹ năng và ứng dụng hiệu quả IPHM, có khả năng hướng dẫn nông dân khác ứng dụng IPHM, đánh giá hiệu quả và phổ biến kết quả cho cộng đồng. Mỗi xã có ít nhất 2 hướng dẫn viên IPHM cộng đồng và 5 nông dân IPHM nòng cốt trong kế hoạch thực hiện, trong đó:
+ Mở 2 lớp đào tạo, tập huấn hướng dẫn viên IPHM cộng đồng và nông dân IPHM nòng cốt.
+ Mở 11 lớp huấn luyện nông dân về IPHM trên cây trồng (lúa, rau màu, cây ăn trái).
- Phấn đấu có 90% diện tích lúa, rau màu, cây ăn trái trong kế hoạch thực hiện ứng dụng IPHM qua đó giảm 30% lượng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) và 30% lượng phân bón hóa học và phát động phong trào thu gom bao gói thuốc BVTV trên đồng ruộng bảo vệ môi trường, trong đó:
+ Xây dựng mô hình ứng dụng IPHM trên cây trồng (lúa, rau màu, cây ăn trái) quy mô 210 ha.
+ Nhân rộng mô hình ứng dụng IPHM trên cây trồng (lúa, rau màu, cây ăn trái) quy mô 3.130 ha.
+ Xây dựng mô hình ứng dụng IPHM gắn với nông nghiệp sinh thái và nông nghiệp hữu cơ quy mô 550 ha.
2.2. Định hướng đến năm 2030:
- Phấn đấu 100% xã trên địa bàn tỉnh có đội ngũ hướng dẫn viên IPHM và nông dân nòng cốt để thực hiện chương trình IPHM.
- Phấn đấu 90% diện tích lúa, rau màu, cây ăn trái (trong đó ưu tiên trên cây lúa) ứng dụng IPHM trên địa bàn tỉnh, qua đó giảm 50% lượng thuốc BVTV và 50% lượng phân bón hóa học.
III. NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Truyền thông nâng cao nhận thức về IPHM
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm nâng cao nhận thức của người dân và trách nhiệm cho các cấp, các ngành về IPHM.
- Tổ chức tham quan học tập rút kinh nghiệm về ứng dụng IPHM, tập huấn chuyển giao quy trình ứng dụng IPHM trên cây trồng giúp cho nông dân nắm được các tiến bộ kỹ thuật và các biện pháp thích hợp nhằm tăng cường sức khỏe cây trồng, hạn chế sinh vật gây hại, tăng năng suất, chất lượng nông sản, giảm chi phí sản xuất, giảm lượng thuốc BVTV độc hại tồn dư trên sản phẩm, đảm bảo sức khỏe người lao động, an toàn thực phẩm, cân bằng hệ sinh thái đồng ruộng, tăng lợi nhuận trên diện tích canh tác.
2. Đào tạo, tập huấn, phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực IPHM
- Đào tạo, tập huấn hướng dẫn viên cộng đồng và lực lượng nông dân nòng cốt cấp xã cho các địa phương, qua đó hướng dẫn viên cộng đồng và nông dân nòng cốt giúp cho chính quyền và các tổ chức đoàn thể tổ chức triển khai mở rộng các hoạt động ứng dụng IPHM ở các xã.
- Mở các lớp huấn luyện nông dân về IPHM trên lúa, rau màu và cây ăn trái nhằm giúp người dân hiểu rõ và nắm vững kiến thức về hệ sinh thái đồng ruộng, sự sinh trưởng, phát triển cây trồng, sinh vật gây hại, quản lý đất đai, nguồn nước trong canh tác, phân tích đánh giá các yếu tố trong hệ sinh thái đề xuất biện pháp xử lý thích hợp trên cơ sở đạt hiệu quả kinh tế, bảo vệ môi trường mà vẫn giữ được năng suất, chất lượng sản phẩm, an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
3. Xây dựng và nhân rộng các mô hình ứng dụng IPHM trong sản xuất
- Xây dựng mô hình ứng dụng IPHM trên cây trồng (lúa, rau màu, cây ăn trái) làm cơ sở để đẩy mạnh việc nhân rộng ứng dụng IPHM trong thực tế sản xuất, gắn kết IPHM vào các mô hình sản xuất, chương trình, dự án, kế hoạch ở các địa phương nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, bảo vệ môi trường, giảm khí phát thải nhà kính hướng tới nền nông nghiệp sinh thái, hữu cơ.
- Xây dựng mô hình ứng dụng IPHM gắn với nông nghiệp sinh thái nhằm tạo ra nguồn thực phẩm tốt cho sức khỏe, giúp bảo vệ sức khỏe con người, nâng cao sản lượng, tiết kiệm chi phí, bảo vệ môi trường và cân bằng hệ sinh thái…
- Xây dựng mô hình ứng dụng IPHM gắn với phát triển nông nghiệp hữu cơ theo hướng thân thiện với môi trường nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững, hướng tới xuất khẩu, góp phần nâng cao thương hiệu sản phẩm nông nghiệp của tỉnh Cà Mau.
1. Giai đoạn năm 2022 - 2025: Các nội dung thực hiện gồm: (Phụ lục 1)
- Xây dựng kế hoạch và dự toán kinh phí trình UBND tỉnh phê duyệt.
- Phân công nhiệm vụ, phân bổ kinh phí cho đơn vị thực hiện kế hoạch.
- Tổ chức tuyên truyền, triển khai Kế hoạch đến các địa phương và người dân.
- Thực hiện công tác kiểm tra giám sát, đánh giá định kỳ hàng năm kế hoạch.
- Tổ chức tổng kết đánh giá kết quả thực hiện giai đoạn 2022 - 2025, đề xuất xây dựng kế hoạch thực hiện đến năm 2030.
2. Định hướng đến năm 2030:
- Xây dựng kế hoạch và dự toán kinh phí trình UBND tỉnh phê duyệt.
- Tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch đến năm 2030.
- Tổ chức tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch.
1. Tổng kinh phí thực hiện
Thực hiện đa dạng hóa và lồng ghép các nguồn lực để thực hiện Kế hoạch thúc đẩy ứng dụng Quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM) trên cây trồng giai đoạn 2022 - 2025. Tổng nguồn vốn thực hiện: 12.410.000.000 đồng (Số tiền bằng chữ: Mười hai tỷ, bốn trăm mười triệu đồng chẵn), trong đó:
- Vốn lồng ghép: 4.360.000.000 đồng.
- Vốn cấp thêm: 8.050.000.000 đồng.
(Chi tiết tại Phụ lục 2)
2. Nguồn kinh phí: Từ nguồn lồng ghép các chương trình, dự án, kế hoạch và ngân sách địa phương.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chủ trì theo dõi, đôn đốc, giám sát thực hiện; báo cáo tiến độ thực hiện Kế hoạch theo quy định.
- Phối hợp với các Sở, ngành và địa phương triển khai thực hiện Kế hoạch thúc đẩy ứng dụng Quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM) trên cây trồng giai đoạn 2022 - 2025 và định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
- Phối hợp với cơ quan thông tin đại chúng Báo, Đài tuyên truyền, phổ biến Kế hoạch và phối hợp với các Sở, ngành trong tỉnh thực hiện những nội dung có liên quan đến Kế hoạch thúc đẩy ứng dụng Quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM) trên cây trồng giai đoạn 2022 - 2025 và định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
- Chỉ đạo các phòng, đơn vị thuộc và trực thuộc Sở thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ quản lý, giám sát tình hình ứng dụng IPHM trên cây trồng theo phân cấp cụ thể như sau:
+ Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật: Tham mưu trực tiếp cho Sở Nông nghiệp và PTNT triển khai thực hiện Kế hoạch, sơ kết, tổng kết báo cáo kết quả thực hiện đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn trong quá trình thực hiện. Phối hợp hỗ trợ các cơ quan chuyên môn các huyện, thành phố tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch.
+ Chi cục Phát triển nông thôn: Củng cố, phát triển kinh tế tập thể, phối hợp với chính quyền địa phương tuyên truyền hướng dẫn các doanh nghiệp, HTX, THT gắn ứng dụng IPHM vào mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).
+ Trung tâm Khuyến nông: Thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền về các tiến bộ kỹ thuật ứng dụng IPHM. Tổ chức tập huấn, hội thảo, tư vấn chuyển giao quy trình, nhân rộng ứng dụng IPHM, lồng ghép các dự án, kế hoạch, chương trình khuyến nông hàng năm vào Chương trình Quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM).
2. Sở Tài chính: Hàng năm trên cơ sở dự toán kinh phí thực hiện do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lập, căn cứ khả năng cân đối ngân sách Sở Tài chính tổng hợp, tham mưu cấp thẩm quyền bố trí kinh phí theo quy định Luật ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn hiện hành.
3. Sở Công Thương: Hàng năm phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức hoạt động xúc tiến thương mại, giới thiệu các sản phẩm cây trồng lồng ghép ứng dụng IPHM.
4. Sở Tài nguyên và Môi trường: Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT và các địa phương tổ chức phong trào thu gom, vận chuyển, xử lý tiêu hủy vỏ bao gói thuốc BVTV bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp.
5. Sở Khoa học và Công nghệ: Hàng năm phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT các cơ quan, đơn vị có liên quan hỗ trợ truy xuất nguồn gốc các sản phẩm lồng ghép ứng dụng IPHM. Xây dựng và lồng ghép các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học công nghệ phục vụ Chương trình IPHM.
6. UBND các huyện và thành phố: Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn cấp huyện, UBND xã, thị trấn và các HTX, THT tham gia thực hiện Kế hoạch. Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT trong công tác chỉ đạo sản xuất, phát triển mô hình ứng dụng IPHM trên địa bàn.
7. Các hội, đoàn thể: Tổ chức tuyên truyền, giáo dục, truyền thông, vận động nâng cao nhận thức hội viên, nông dân về mục đích ý nghĩa, lợi ích mô hình ứng dụng IPHM. Phát động hội viên, nông dân tham gia các phong trào thi đua ứng dụng khoa học kỹ thuật, ứng dụng IPHM trên các cây trồng vào sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất bảo vệ môi trường nông thôn.
8. Phòng Kinh tế thành phố Cà Mau và Phòng Nông nghiệp và PTNT các huyện: Tham mưu cho UBND huyện, thành phố gắn các dự án, kế hoạch, chương trình hàng năm vào Chương trình Quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM). Phối hợp với đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT trong việc triển khai thực hiện Kế hoạch trên địa bàn huyện.
9. UBND cấp xã: Chỉ đạo các ban ngành đoàn thể xã, thị trấn tổ chức tuyên truyền, vận động nông dân tích cực tham gia vào các hoạt động sản xuất, đồng thời hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan chuyên môn, doanh nghiệp các HTX, THT, thương lái triển khai thực hiện Kế hoạch tại địa phương.
Trên đây là Kế hoạch thúc đẩy ứng dụng Quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM) trên cây trồng giai đoạn 2022 - 2025 và định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Cà Mau của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau./.
(Kế hoạch này thay thế Kế hoạch số 96/KH-SNN ngày 17/11/2022 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
|
KT. GIÁM ĐỐC |
TT |
Danh mục công việc |
Tiến độ thực hiện Kế hoạch |
Ghi chú |
||||
Giai đoạn năm 2022 - 2025 |
Định hướng đến năm 2030** |
||||||
Năm 2022* |
Năm 2023 |
Năm 2024 |
Năm 2025 |
||||
I |
Truyền thông nâng cao nhận thức về IPHM |
|
|
|
|
|
|
1 |
Tổ chức hội nghị triển khai, sơ kết, tổng kết và đề xuất Kế hoạch định hướng đến năm 2030 |
|
1 cuộc |
|
1 cuộc |
|
|
2 |
Tham quan học tập kinh nghiệm |
|
1 chuyến |
|
|
|
|
3 |
Tập huấn chuyển giao quy trình ứng dụng IPHM trên các loại cây trồng |
|
40 lớp |
40 lớp |
40 lớp |
|
|
II |
Đào tạo, tập huấn, phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực IPHM |
|
|
|
|
|
|
1 |
Mở lớp đào tạo, tập huấn hướng dẫn viên IPHM cộng đồng |
|
|
1 lớp |
|
|
|
2 |
Mở lớp đào tạo, tập huấn cho lực lượng nông dân IPHM nòng cốt |
|
|
1 lớp |
|
|
|
3 |
Mở lớp huấn luyện nông dân về IPHM trên cây lúa |
|
2 lớp |
2 lớp |
2 lớp |
|
|
4 |
Mở lớp huấn luyện nông dân về IPHM trên cây ăn trái |
|
|
1 lớp |
1 lớp |
|
|
5 |
Mở lớp huấn luyện nông dân về IPHM trên rau màu |
|
1 lớp |
1 lớp |
1 lớp |
|
|
III |
Xây dựng và nhân rộng các mô hình ứng dụng IPHM trong sản xuất *** |
|
|
|
|
|
|
1 |
Xây dựng và nhân rộng mô hình ứng dụng IPHM trên cây lúa |
|
500 ha |
750 ha |
750 ha |
|
Kế hoạch thực hiện ứng dụng IPHM |
|
500 ha |
300 ha |
200 ha |
|
- Lồng ghép vào Kế hoạch số 135/KH-UBND ngày 17/9/2021 của UBND tỉnh Cà Mau về việc thúc đẩy xuất khẩu nông lâm thủy sản đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Cà Mau. - Lồng ghép vào Kế hoạch số 03/KH-UBND ngày 03/01/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn tỉnh Cà Mau giai đoạn từ năm 2020-2025 và 2026 - 2030. - Lồng ghép vào Quyết định số 2789/QĐ-UBND ngày 09/12/2021 của UBND tỉnh Cà Mau về việc điều chỉnh, bổ sung Chương trình Khuyến nông địa phương giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Cà Mau. |
||
2 |
Xây dựng và nhân rộng mô hình ứng dụng IPHM trên cây rau màu |
|
10 ha |
10 ha |
10 ha |
|
Kế hoạch thực hiện ứng dụng IPHM |
|
|
10 ha |
|
|
- Lồng ghép vào Quyết định số 2789/QĐ-UBND ngày 09/12/2021 của UBND tỉnh Cà Mau về việc điều chỉnh, bổ sung Chương trình Khuyến nông địa phương giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Cà Mau. |
||
3 |
Xây dựng và nhân rộng mô hình ứng dụng IPHM trên cây ăn trái |
|
100 ha |
50 ha |
|
|
Kế hoạch thực hiện ứng dụng IPHM |
|
100 ha |
50 ha |
|
|
- Lồng ghép vào Kế hoạch số 135/KH-UBND ngày 17/9/2021 của UBND tỉnh Cà Mau về việc thúc đẩy xuất khẩu nông lâm thủy sản đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Cà Mau. - Lồng ghép vào Quyết định số 2789/QĐ-UBND ngày 09/12/2021 của UBND tỉnh Cà Mau về việc điều chỉnh, bổ sung Chương trình Khuyến nông địa phương giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Cà Mau. |
||
4 |
Xây dựng mô hình ứng dụng IPHM gắn với nông nghiệp sinh thái |
|
|
50 ha |
50 ha |
|
Kế hoạch thực hiện ứng dụng IPHM |
|
200 ha |
|
|
|
Lồng ghép vào Kế hoạch số 84/KH-SNN ngày 30/11/2020 của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Cà Mau về việc nhân rộng diện tích lúa sinh thái và phát triển nhãn hiệu đã được chứng nhận giai đoạn năm 2021-2023. |
||
5 |
Xây dựng mô hình ứng dụng IPHM gắn với phát triển nông nghiệp hữu cơ |
|
50 ha |
50 ha |
|
|
Kế hoạch thực hiện ứng dụng IPHM |
|
50 ha |
50 ha |
50 ha |
|
Lồng ghép vào Kế hoạch số 31/KH-UBND ngày 02/3/2020 của UBND tỉnh Cà Mau về việc phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Cà Mau giai đoạn năm 2020-2025 trên địa bàn tỉnh Cà Mau. |
* Năm 2022: Cập nhật các văn bản, xây dựng dự thảo Kế hoạch gửi các sở, ngành, địa phương góp ý, hoàn chỉnh trình UBND tỉnh phê duyệt.
** Định hướng đến năm 2030: Phấn đấu 100% xã trên địa bàn tỉnh có đội ngũ hướng dẫn viên IPHM và nông dân nòng cốt để thực hiện chương trình IPHM, xây dựng và nhân rộng 10.000 ha diện tích cây trồng được ứng dụng IPHM trên địa bàn tỉnh, qua đó giảm 50% lượng thuốc BVTV và 50% lượng phân bón hóa học.
*** Xây dựng và nhân rộng các mô hình ứng dụng IPHM trong sản xuất trong quá trình triển khai sẽ lồng ghép các nội dung để thực hiện: “Nông dân hướng dẫn nông dân” thông qua thực nghiệm ứng dụng IPHM thực tế trên đồng ruộng; kỹ thuật tưới tiết kiệm nước cho lúa (SRI, 1 phải 5 giảm, 3 tăng 3 giảm,…) và gắn sản xuất với bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.