ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 39/QĐ-UBND |
Lâm Đồng, ngày 11 tháng 01 năm 2016 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Kế hoạch số 7075/KH-UBND ngày 15 tháng 12 năm 2011 của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc Thực hiện Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” giai đoạn 2012-2015, định hướng đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh;
Căn cứ Quyết định số 2046/QĐ-UBND ngày 24 tháng 9 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng về việc kiện toàn Ban Chỉ đạo Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tỉnh;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế tổ chức, hoạt động của Ban Chỉ đạo Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tỉnh Lâm Đồng và phân công địa bàn phụ trách cho các thành viên Ban Chỉ đạo Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tỉnh.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành và thay thế Quyết định số 1770/QĐ-UBND ngày 10 tháng 9 năm 2013.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Ban Chỉ đạo Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh và Chủ tịch UBND các huyện, thành phố căn cứ Quyết định thi hành.
Nơi nhận: |
KT. CHỦ TỊCH |
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN CHỈ ĐẠO PHONG TRÀO “TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY
DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA” TỈNH LÂM ĐỒNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số:
39/QĐ-UBND ngày 11
tháng 01 năm 2016 của UBND tỉnh Lâm Đồng)
Điều 1. Quy chế này quy định về tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” (viết tắt là “Ban Chỉ đạo”) được kiện toàn theo Quyết định số 2046/QĐ-UBND ngày 24 tháng 9 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng.
Điều 2. Hoạt động của Ban Chỉ đạo nhằm: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về văn hóa, nhiệm vụ xây dựng, phát triển văn hóa trong giai đoạn mới; chỉ đạo triển khai thực hiện Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ngày càng sâu rộng trên địa bàn tỉnh và gắn kết chặt chẽ với các cuộc vận động khác.
Điều 3. Ban Chỉ đạo xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể, thường xuyên đổi mới, nâng cao chất lượng về nội dung và phương thức hoạt động.
Điều 4. Ban Chỉ đạo thực hiện nguyên tắc chỉ đạo tập trung, thống nhất; phát huy vai trò chủ động, sáng tạo và trách nhiệm cá nhân của các thành viên.
NHIỆM VỤ CỦA BAN CHỈ ĐẠO, TRƯỞNG, PHÓ VÀ THÀNH VIÊN BAN CHỈ ĐẠO
Điều 5. Nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo
1. Xây dựng kế hoạch, chương trình triển khai thực hiện Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên phạm vi toàn tỉnh.
2. Đề ra chủ trương, giải pháp nhằm huy động mọi nguồn lực, tập hợp mọi lực lượng đẩy mạnh việc thực hiện và nâng cao chất lượng Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”.
3. Chỉ đạo tổ chức thực hiện và kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch, chương trình triển khai thực hiện Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” do Ban Chỉ đạo Trung ương, Ban Chỉ đạo tỉnh ban hành.
4. Chỉ đạo hoạt động, kiện toàn Ban Chỉ đạo các cấp theo hướng dẫn của Ban Chỉ đạo Trung ương.
5. Bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ tham gia công tác chỉ đạo triển khai thực hiện Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”.
6. Sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm, tổ chức hội nghị liên hoan nhân rộng các điển hình tiên tiến, các nhân tố mới, khen thưởng và đề nghị cấp trên khen thưởng các tập thể, gia đình, cá nhân có thành tích xuất sắc trong Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”.
Điều 6. Nhiệm vụ của Trưởng Ban Chỉ đạo
1. Trực tiếp lãnh đạo, điều hành hoạt động của Ban Chỉ đạo; chịu trách nhiệm chung về hoạt động của Ban Chỉ đạo. Chỉ đạo xây dựng và thực hiện các chương trình, kế hoạch hoạt động của Ban Chỉ đạo.
2. Triệu tập, chủ trì hoặc ủy quyền cho Phó Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì các cuộc họp của Ban Chỉ đạo, các hội nghị triển khai công tác, sơ kết, tổng kết Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”.
3. Phân công nhiệm vụ các thành viên Ban Chỉ đạo, chỉ đạo việc phối hợp hoạt động giữa các thành viên Ban Chỉ đạo các cấp.
4. Chỉ đạo việc xây dựng, ký ban hành các văn bản thuộc thẩm quyền của Ban Chỉ đạo.
Điều 7. Nhiệm vụ của các Phó Trưởng Ban Chỉ đạo
1. Thay mặt Trưởng Ban Chỉ đạo triệu tập, chủ trì các cuộc họp của Ban Chỉ đạo, hội nghị triển khai công tác, sơ kết, tổng kết Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” khi được ủy quyền.
2. Chỉ đạo thực hiện các chương trình, kế hoạch hoạt động của Ban Chỉ đạo ban hành, theo sự phân công của Trưởng Ban Chỉ đạo.
3. Chỉ đạo việc xây dựng, ký ban hành các văn bản thuộc thẩm quyền.
Điều 8. Nhiệm vụ của thành viên Ban Chỉ đạo
1. Tham gia đầy đủ các hoạt động của Ban Chỉ đạo, thực hiện nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo, nhiệm vụ cụ thể của thành viên, cơ quan thành viên Ban Chỉ đạo được quy định tại Điều 5 và Điều 9 của Quy chế này.
2. Trực tiếp chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trong hệ thống tổ chức của ngành mình phụ trách theo các chương trình, kế hoạch của Ban Chỉ đạo.
3. Xây dựng và chỉ đạo tổ chức thực hiện nhiệm vụ của phong trào có liên quan đến lĩnh vực phụ trách; các chương trình, kế hoạch phối hợp liên ngành lồng ghép thực hiện các nhiệm vụ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ trong Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”.
Điều 9. Nhiệm vụ cụ thể của thành viên, cơ quan thành viên Ban Chỉ đạo
1. Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh chủ trì, phối hợp với các tổ chức thành viên trong việc tuyên truyền vận động các tầng lớp Nhân dân tham gia thực hiện xây dựng Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống ván hóa”; chủ trì Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” gắn với xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.
2. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chủ trì, định hướng tư tưởng về công tác tuyên truyền trong Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Chủ trì phong trào xây dựng “Người tốt, việc tốt”, chỉ đạo lồng ghép thực hiện việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
3. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch là Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo tỉnh, chủ trì, phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Liên đoàn Lao động tỉnh thực hiện nhiệm vụ Thường trực Ban Chỉ đạo: Chuẩn bị nội dung các cuộc họp, hội nghị, xây dựng kế hoạch, chương trình hoạt động của Ban Chỉ đạo để Ban Chỉ đạo thảo luận, quyết định; thực hiện quản lý Nhà nước, tổ chức thi đua - khen thưởng phong trào xây dựng gia đình văn hóa; khu dân cư (thôn, tổ dân phố và tương đương) văn hóa; “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới”, “Phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị”; Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa; hướng dẫn Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ở địa phương.
4. Liên đoàn Lao động tỉnh chủ trì, phối hợp với các cơ quan thành viên Ban Chỉ đạo tổ chức, chỉ đạo triển khai, thực hiện phong trào xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh; phong trào học tập, lao động, sáng tạo trong công nhân viên chức lao động; Chủ trì cuộc vận động “Xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa”.
5. Ban Dân vận Tỉnh ủy chủ trì phối hợp với các Sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh, các địa phương trong công tác dân vận. Phối hợp, chỉ đạo việc thực hiện quy chế dân chủ trên địa bàn tỉnh. Tuyên truyền vận động các tầng lớp Nhân dân, các tổ chức xã hội, tổ chức tôn giáo trong tỉnh tích cực tham gia Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với Phong trào thi đua “Dân vận khéo”; xây dựng nếp sống văn hóa nơi sinh hoạt công cộng, nơi thờ tự tín ngưỡng tôn giáo trong tỉnh Lâm Đồng.
6. Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh chủ trì, phối hợp với cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo triển khai thực hiện nhiệm vụ do Trưởng Ban Chỉ đạo giao.
7. Hội Nông dân tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức chỉ đạo cuộc vận động xây dựng gia đình nông dân văn hóa, tăng cường các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, tập huấn, nâng cao kiến thức và chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân nhằm chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi và đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp góp phần xây dựng kinh tế hộ gia đình ngày càng phát triển.
8. Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh chịu trách nhiệm chỉ đạo, triển khai cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”, gắn với việc xây dựng gia đình văn hóa, khu dân cư văn hóa, câu lạc bộ Gia đình văn hóa. Phối hợp với các ngành liên quan tổ chức các hoạt động dạy nghề, tín dụng, tiết kiệm cho phụ nữ để hỗ trợ, nâng cao chất lượng cuộc sống các gia đình trên địa bàn toàn tỉnh.
9. Hội Cựu Chiến binh tỉnh chỉ đạo, động viên hội viên phát huy bản chất Bộ đội Cụ Hồ, tích cực gắn việc thực hiện phong trào thi đua xây dựng Gia đình Cựu chiến binh văn hóa với thực hiện Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”.
10. Tỉnh đoàn Lâm Đồng chịu trách nhiệm vận động và tổ chức phong trào thanh niên xung kích trên lĩnh vực thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới. Chỉ đạo các tổ chức cơ sở Đoàn, Hội, Đội bằng những hành động cụ thể, tham gia tích cực vào Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ở địa phương, đơn vị. Gắn Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” với phong trào xung kích, đồng hành của Đoàn thanh niên.
11. Ban Dân tộc tỉnh chủ trì, phối hợp với các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương trong việc hướng dẫn, xây dựng chương trình hành động tuyên truyền đoàn kết các dân tộc, phát huy vai trò người có uy tín trong việc vận động hưởng ứng và thực hiện tốt Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; tuyên truyền, vận động từng bước xóa bỏ các phong tục, tập quán lạc hậu trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
12. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh chủ trì, phối hợp chỉ đạo triển khai xây dựng môi trường văn hóa trong các cơ quan, đơn vị bộ đội thường trực, lực lượng dân quân tự vệ và lực lượng dự bị động viên. Phối hợp với các cơ quan, đơn vị xây dựng nền quốc phòng toàn dân; xây dựng gia đình quân nhân gương mẫu.
13. Công an tỉnh chịu trách nhiệm triển khai phong trào xây dựng nếp sống văn hóa trong lực lượng Công an nhân dân theo 6 điều Bác Hồ dạy, chỉ đạo tốt phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, xây dựng khu dân cư không có tội phạm. Phối hợp trong việc xây dựng trật tự trị an nơi công cộng và địa bàn dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường đạt tiêu chuẩn “An toàn về an ninh trật tự” theo quy định Thông tư số 23/2012/TT-BCA ngày 17/4/2012 của Bộ Công an. Duy trì tốt phong trào “Công an nhân dân chấp hành nghiêm điều lệnh, xây dựng nếp sống văn hóa vì Nhân dân phục vụ".
14. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, chịu trách nhiệm tham mưu UBND tỉnh, phối hợp với các ngành, địa phương tổ chức thực hiện các nội dung công tác trên lĩnh vực lao động, người có công và xã hội; cụ thể: đào tạo nghề, giải quyết việc làm, chính sách với người có công với cách mạng, giảm nghèo bền vững, công tác bình đẳng giới, thực hiện quyền trẻ em, bảo trợ xã hội, phòng chống tệ nạn xã hội...
15. Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các Sở có liên quan giúp Ủy ban nhân dân tỉnh hướng dẫn việc xây dựng hương ước, quy ước: thôn, buôn, tổ dân phố văn hóa...; xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới; phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị; cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa; quy ước xây dựng nếp sống văn hóa nơi công cộng...
16. Sở Y tế chủ trì, phối hợp triển khai phong trào xây dựng, thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn 2011 - 2020; phong trào toàn dân tham gia giữ gìn vệ sinh, chăm sóc bảo vệ sức khỏe gắn với phong trào xây dựng gia đình văn hóa, khu dân cư văn hóa, xây dựng nếp sống văn hóa nơi khám chữa bệnh. Phối hợp, lồng ghép nội dung sinh hoạt gia đình không sinh con thứ 3 trở lên vào nội dung sinh hoạt Câu lạc bộ Gia đình văn hóa ở khu dân cư trên địa bàn.
17. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, đoàn thể, các địa phương tham mưu UBND tỉnh cấp kinh phí hoạt động và hướng dẫn việc quản lý và sử dụng nguồn kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo các cấp theo quy định.
18. Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì Phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, đẩy mạnh phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt” gắn với phong trào xây dựng trường học đạt chuẩn Quốc gia. Phối hợp chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện Phong trào xây dựng trường học đạt danh hiệu "Đơn vị văn hóa”.
19. Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng tăng cường công tác tuyên truyền, giới thiệu cách làm hay, mô hình tốt, biểu dương các điển hình tiên tiến của Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Chỉ đạo các cơ quan báo chí địa phương và Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh tuyên truyền cho phong trào và mở các chuyên mục “Xây dựng đời sống văn hóa” trên các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh; thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động cung cấp dịch vụ Internet phát triển đúng định hướng, góp phần xây dựng đời sống văn hóa lành mạnh.
20. Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể nghiên cứu, đề xuất chế độ phụ cấp cho cán bộ công tác trong lĩnh vực văn hóa - xã hội ở khu dân cư; theo dõi việc thực hiện các chỉ tiêu phong trào của các địa phương, cơ quan, đơn vị làm cơ sở để xem xét đề xuất công tác thi đua - khen thưởng; hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng trong Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”.
21. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh thực hiện và hướng dẫn các đài địa phương tuyên truyền vận động Nhân dân tích cực tham gia Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” thông qua các chuyên trang, chuyên mục, phóng sự về xây dựng đời sống văn hóa, biểu dương gương người tốt, việc tốt trong phong trào.
22. Báo Lâm Đồng tuyên truyền, vận động Nhân dân tham gia Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” thông qua các chuyên trang, chuyên mục xây dựng đời sống văn hóa, biểu dương gương người tốt, việc tốt trong phong trào.
23. Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành hướng dẫn các địa phương triển khai xây dựng nhà ở, nhà văn hóa (nhà sinh hoạt cộng đồng khu dân cư, nhà văn hóa xã...) và công sở; kiến trúc, quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn; hạ tầng kỹ thuật đô thị (hè, đường đô thị, cấp nước, thoát nước, chiếu sáng, công viên cây xanh, rác thải đô thị, nghĩa trang, bãi đỗ xe trong đô thị...).
24. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể hướng dẫn việc triển khai chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và Đề án Phát triển văn hóa nông thôn đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.
25. Sở Tài nguyên và Môi trường, chịu trách nhiệm hướng dẫn các địa phương trong việc quy hoạch quỹ đất để xây dựng các thiết chế văn hóa - thể thao như: nhà văn hóa, trung tâm thể thao xã, phường, thị trấn; nhà sinh hoạt và khu thể thao thôn, buôn, tổ dân phố và tương đương. Phối hợp chỉ đạo, tổ chức thực hiện tuyên truyền, vận động giữ gìn vệ sinh môi trường trong Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”.
26. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với Sở Tài chính đề xuất UBND tỉnh phân bổ vốn đầu tư phát triển cho các dự án đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao ở các cấp theo quy định.
27. Sở Giao thông vận tải chủ trì chỉ đạo, hướng dẫn địa phương lựa chọn quy mô kết cấu đường giao thông nông thôn; phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí tổ chức tuyên truyền thực hiện có hiệu quả Phong trào “Toàn dân tham gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông” và “Xây dựng văn hóa giao thông”.
28. Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh tổ chức các hoạt động sáng tác văn học, nghệ thuật tuyên truyền về hiệu quả và lợi ích thực hiện Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trong cộng đồng dân cư.
29. Ban đại diện Hội Người Cao tuổi tỉnh: Phát huy vai trò của người cao tuổi trong việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc tang và các nội dung trong Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; nâng cao vai trò, trách nhiệm của người cao tuổi trong việc tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình; giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của gia đình, dòng họ và cộng đồng khu dân cư.
CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC CỦA BAN CHỈ ĐẠO
Điều 10. Ban Chỉ đạo làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, đề cao trách nhiệm của các thành viên Ban Chỉ đạo và tuân thủ sự phân công của Trưởng Ban Chỉ đạo.
Điều 11. Theo đề nghị của các cơ quan thành viên Ban Chỉ đạo, Trưởng Ban Chỉ đạo quyết định bổ sung hoặc thay thế danh sách thành viên Ban Chỉ đạo.
Điều 12. Ban Chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh.
Điều 13. Trưởng Ban Chỉ đạo sử dụng con dấu của Ủy ban nhân dân tỉnh, các Phó Trưởng Ban Chỉ đạo ký các văn bản theo nhiệm vụ được phân công hoặc ủy quyền và sử dụng con dấu của sở, ban, ngành, đoàn thể cơ quan mình.
Điều 14. Hàng năm, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo căn cứ vào kế hoạch, chương trình nhiệm vụ công tác xây dựng dự trù kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo trình UBND tỉnh phê duyệt.
Phối hợp hoạt động thường xuyên, hiệu quả giữa các cơ quan thành viên Ban Chỉ đạo và các địa phương với hình thức:
1. Phối hợp theo chương trình, kế hoạch liên ngành đã được ký kết.
2. Phối hợp thực hiện các hoạt động cụ thể trong từng thời gian.
3. Phối hợp thực hiện các nội dung Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”
1. Họp Ban Chỉ đạo: Định kỳ vào tháng 6 và tháng 12 hàng năm.
2. Họp Thường trực Ban Chỉ đạo: Mỗi quý họp một lần vào tháng cuối quý.
3. Hội nghị Sơ kết phong trào toàn tỉnh: 05 năm hai lần. Hội nghị Tổng kết phong trào toàn tỉnh: 05 năm một lần.
4. Trường hợp cần thiết Trưởng Ban Chỉ đạo có thể triệu tập phiên họp bất thường.
1. Ban Chỉ đạo tổ chức kiểm tra tình hình thực hiện Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” định kỳ hàng năm tình hình hoạt động của Ban Chỉ đạo các huyện, thành phố.
2. Thường trực Ban Chỉ đạo kiểm tra phong trào ở các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh một năm một lần.
3. Khi cần thiết, Trưởng Ban Chỉ đạo phân công các thành viên phối hợp cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo tổ chức kiểm tra tình hình thực hiện Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ở các địa phương, báo cáo Trưởng Ban Chỉ đạo theo quy định.
1. Thành viên Ban Chỉ đạo, Trưởng Ban Chỉ đạo các huyện, thành phố trực thuộc tỉnh báo cáo bằng văn bản về tình hình thực hiện Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” với Thường trực Ban Chỉ đạo (qua cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo), trước ngày 25 tháng 11 hàng năm hoặc đột xuất cho Thường trực Ban Chỉ đạo tỉnh khi có yêu cầu.
2. Thường trực Ban Chỉ đạo báo cáo bằng văn bản về tình hình thực hiện Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên toàn tỉnh về Ban Chỉ đạo Trung ương, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh trước ngày 30 tháng 11 hàng năm.
Điều 19. Trưởng Ban Chỉ đạo, các thành viên Ban Chỉ đạo, các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện Quy chế này.
Điều 20. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố trực thuộc tỉnh căn cứ vào Quy chế này, ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” của địa phương.
Điều 21. Trong quá trình tổ chức thực hiện Quy chế, nếu phát hiện có những vấn đề chưa phù hợp cần sửa đổi, bổ sung thì kịp thời phản ánh về Ban Chỉ đạo tỉnh để trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét quyết định./.
ĐỊA
BÀN PHỤ TRÁCH CHO CÁC THÀNH VIÊN BAN CHỈ ĐẠO PHONG TRÀO “TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY
DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA” TỈNH LÂM ĐỒNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 39/QĐ-UBND ngày 11 tháng 01 năm 2016 của
UBND tỉnh Lâm Đồng)
Cụm 1: Tổ trưởng: Bà Nguyễn Thị Nguyên - Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Họ và tên |
Chức vụ |
Địa bàn phụ trách |
Bà Nguyễn Thị Lệ |
Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy |
Huyện Đơn Dương |
Ông Lê Chinh |
Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
|
Ông Bùi Quang Sơn |
Phó Giám đốc Sở Xây dựng |
Thành phố Đà Lạt |
Bà Hồ Thị Lan |
Phó Tổng Biên tập Báo Lâm Đồng |
|
Ông Nguyễn Đức Ngân |
Phó Chánh Văn phòng UBND tỉnh |
Huyện Lạc Dương |
Bà Trần Thị Mai Phương |
Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông |
Cụm 2: Tổ trưởng: Ông Nguyễn Thanh Đạm - Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy.
Họ và tên |
Chức vụ |
Địa bàn phụ trách |
Ông Đào Xuân Vạn |
Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh |
Huyện Lâm Hà |
Bà Phạm Thị Ánh Tuyết |
Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ |
|
Bà Lê Thị Thêu |
Phó Giám Đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội |
Huyện Đức Trọng |
Ông Phan Đức Thái |
Phó Bí thư Tỉnh đoàn |
|
Ông Nguyễn Nhật Nga |
Chính ủy Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh |
Huyện Đam Rông |
Ông Nguyễn Văn Gia |
Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải |
Cụm 3: Tổ trưởng: Bà Mai Lương Anh - Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh
Họ và tên |
Chức vụ |
Địa bàn phụ trách |
Bà Phạm Thị Hồng Hải |
Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo |
Huyện Di Linh |
Ông Lê Văn Sáng |
Phó Giám đốc Đài Phát thanh và Truyền hình |
|
Ông Phạm Văn Sơn |
Phó Giám đốc Sở Nội vụ |
Thành phố Bảo Lộc |
Ông Lê Hồng Phong |
Phó Giám đốc Công an tỉnh |
|
Ông Phạm Quang Tường |
Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường |
Huyện Bảo Lâm |
Ông Đoàn Xuân Sơn |
Phó Giám đốc Sở Tư pháp |
Cụm 4: Tổ trưởng: Ông Phan Hoàng Anh - Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh.
Họ và tên |
Chức vụ |
Địa bàn phụ trách |
Ông Đoàn Kim Đình |
Phó Giám đốc Sở Tài chính |
Huyện Đạ Huoai |
Ông Đinh Công Lý |
Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh |
|
Ông Bùi Văn Lâm |
Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư |
Huyện Đạ Tẻh |
Ông Trần Mạnh Hạ |
Phó Giám đốc Sở Y tế |
|
Ông Nguyễn Anh Hùng |
Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch |
Huyện Cát Tiên |
Ông Bon Yô Soan |
Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.