ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 39/2021/QĐ-UBND |
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 10 năm 2021 |
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Đê điều ngày 29 tháng 11 năm 2006;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều ngày 17 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Tài nguyên nước ngày 21 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Luật Thủy lợi ngày 19 tháng 6 năm 2017;
Căn cứ Nghị định số 113/2007/NĐ-CP ngày 28 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đê điều;
Căn cứ Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
Căn cứ Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
Căn cứ Nghị định số 129/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi;
Căn cứ Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi;
Căn cứ Nghị định số 96/2018/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết về giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi và hỗ trợ tiền sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi;
Căn cứ Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên;
Căn cứ Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước;
Căn cứ Thông tư số 73/2018/TT-BTC ngày 15 tháng 8 năm 2018 của Bộ Tài chính hướng dẫn sử dụng nguồn tài chính trong quản lý, khai thác công trình thủy lợi sử dụng vốn nhà nước;
Căn cứ Thông tư số 05/2018/TT-BNNPTNT ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 1845/TTr-SNN ngày 08 tháng 9 năm 2021 và ý kiến thẩm định của Sở Tư pháp tại Công văn số 1605/STP-VB ngày 28 tháng 4 năm 2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2021.
Quyết định này thay thế Quyết định số 08/2010/QĐ-UBND ngày 01 tháng 02 năm 2010 của Ủy ban nhân dân Thành phố về ban hành Quy định về quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và Quyết định số 35/2014/QĐ-UBND ngày 04 tháng 11 năm 2014 của Ủy ban nhân dân Thành phố về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định số 08/2010/QĐ-UBND ngày 01 tháng 02 năm 2010 của Ủy ban nhân dân Thành phố.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận - huyện, các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
VỀ QUẢN LÝ, KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 39/2021/QĐ-UBND ngày 20 tháng 10 năm 2021 của
Ủy ban nhân dân Thành phố)
Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi
Áp dụng đối với các công trình thủy lợi được đầu tư hoàn toàn bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước; một phần nguồn vốn ngân sách nhà nước. Đối với các công trình thủy lợi được đầu tư xây dựng bằng các nguồn vốn khác, chủ sở hữu (hoặc đại diện chủ sở hữu) có trách nhiệm quản lý, khai thác và bảo vệ trên cơ sở vận dụng hướng dẫn của Quy định này và các quy định của pháp luật có liên quan.
2. Đối tượng
Áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Điều 2. Yêu cầu quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi
1. Tuân thủ theo quy định của Luật Thủy lợi, Luật Đê điều, Luật Tài nguyên nước và các quy định pháp luật liên quan.
2. Đảm bảo tính hệ thống của công trình, không chia cắt theo địa giới hành chính; các yêu cầu phòng, chống suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước và các tác hại khác do nước gây ra và an toàn công trình.
3. Tuân theo quy hoạch, kế hoạch, quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật và dự án đầu tư được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
1. Chấp hành đầy đủ các quy định về Luật Thủy lợi, Luật Đê điều, Luật Tài nguyên nước và các quy định pháp luật liên quan.
2. Sử dụng nước tiết kiệm, an toàn, hiệu quả; thực hiện các biện pháp phòng, chống cạn kiệt, suy thoái chất lượng nguồn nước.
3. Không gây cản trở hay gây thiệt hại đến việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác.
4. Tổ chức, cá nhân được hưởng lợi từ công trình thủy lợi có trách nhiệm tham gia bảo vệ công trình. Khi phát hiện công trình thủy lợi bị xâm hại hoặc có nguy cơ xảy ra sự cố, người phát hiện có trách nhiệm kịp thời báo ngay cho chính quyền địa phương, tổ chức, cá nhân quản lý công trình nơi gần nhất để xử lý theo quy định; ngăn chặn, khắc phục nếu có thể thực hiện được.
QUẢN LÝ, KHAI THÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI
Mục 1. PHÂN CẤP QUẢN LÝ, KHAI THÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI
Điều 4. Phân cấp quản lý công trình thủy lợi thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân Thành phố
1. Hệ thống công trình thủy lợi vừa, Hệ thống công trình thủy lợi lớn hoặc công trình thủy lợi mà việc khai thác và bảo vệ liên quan đến 02 địa phương trở lên giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý.
2. Các công trình thủy lợi còn lại phân cấp cho Ủy ban nhân dân Thành phố Thủ Đức và Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý.
Điều 5. Khai thác công trình thủy lợi
1. Việc tổ chức khai thác công trình thủy lợi được thực hiện theo quy định tại Điều 23 Luật Thủy lợi, Nghị định số 129/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2017, Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ và quy định hiện hành khác có liên quan.
2. Công trình thủy lợi được khai thác, sử dụng để cung cấp sản phẩm, dịch vụ thủy lợi theo quy định tại Điều 30 Luật Thủy lợi và các quy định pháp luật khác có liên quan.
Mục 2. QUY ĐỊNH VỀ LẬP, BAN HÀNH VÀ THỰC HIỆN QUY TRÌNH VẬN HÀNH CÔNG TRÌNH THỦY LỢI
Điều 6. Quy trình vận hành công trình thủy lợi
Thực hiện theo quy định tại khoản 1, 2, 4 Điều 24 Luật Thủy lợi và quy định hiện hành khác có liên quan.
Điều 7. Nội dung quy trình vận hành công trình thủy lợi
Thực hiện theo quy định tại Điều 4, Điều 5 Thông tư số 05/2018/TT-BNNPTNT ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và quy định hiện hành khác có liên quan.
Điều 8. Thẩm quyền phê duyệt, điều chỉnh quy trình vận hành công trình thủy lợi
1. Đối với công trình thủy lợi thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân Thành phố: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thẩm định, trình Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt quy trình và phê duyệt điều chỉnh quy trình vận hành công trình thủy lợi.
2. Đối với các công trình thủy lợi phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý: Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt quy trình và phê duyệt điều chỉnh quy trình vận hành công trình thủy lợi theo phân cấp quản lý.
Điều 9. Điểm giao nhận sản phẩm, dịch vụ thủy lợi
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với doanh nghiệp khai thác công trình thủy lợi và tổ chức, cá nhân có liên quan xác định vị trí điểm giao nhận sản phẩm, dịch vụ thủy lợi trình Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định theo quy định tại Điều 17 Thông tư số 05/2018/TT-BNNPTNT ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và quy định hiện hành khác có liên quan.
Điều 10. Thẩm quyền quyết định giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi
1. Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định cụ thể giá sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi thuộc phạm vi thẩm quyền quản lý sau khi được Hội đồng nhân dân Thành phố thông qua trên cơ sở giá tối đa sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi do Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định.
2. Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định cụ thể giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi khác thuộc phạm vi thẩm quyền quản lý sau khi được Hội đồng nhân dân Thành phố thông qua trên cơ sở khung giá do Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định.
BẢO VỆ VÀ BẢO ĐẢM AN TOÀN CÔNG TRÌNH THỦY LỢI
Điều 11. Phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi
1. Phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi bao gồm công trình và vùng phụ cận.
2. Trong phạm vi bảo vệ công trình, các hoạt động phải bảo đảm không gây cản trở cho việc vận hành và an toàn công trình; phải có đường quản lý, mặt bằng để bảo trì và xử lý khi công trình xảy ra sự cố.
3. Vùng phụ cận của kênh được quy định như sau:
a) Kênh có lưu lượng lớn hơn 10 m3/s, phạm vi bảo vệ được tính từ chân mái ngoài trở ra 05 m đối với kênh đất, 03 m đối với kênh kiên cố.
b) Kênh có lưu lượng từ 02 m3/s đến 10 m3/s, phạm vi bảo vệ được tính từ chân mái ngoài trở ra 03 m đối với kênh đất, 02 m đối với kênh kiên cố.
c) Kênh có lưu lượng nhỏ hơn 02 m3/s, kênh nội đồng phải có đường đi lại để quản lý vận hành và duy tu, sửa chữa, phạm vi bảo vệ từ chân mái ngoài của kênh trở ra mỗi bên tối thiểu 02m.
d) Kênh không có bờ, phạm vi bảo vệ được tính từ mép bờ cao trở ra mỗi bên tối thiểu 05 m.
4. Đối với đê bao, kè bảo vệ đê, cống qua đê, cống tưới tiêu, cống ngăn mặn, giữ ngọt, cống ngăn lũ:
a) Đê bao sông, đê cửa sông, đê bao kênh rạch, đê cấp IV và V: phạm vi bảo vệ không được nhỏ hơn 05 mét tính từ chân đê trở ra về phía sông và phía đồng.
b) Đê bao cấp đặc biệt, cấp I, cấp II và cấp III: quy định tại điểm a khoản 2 Điều 23 Luật Đê điều.
5. Phạm vi vùng phụ cận trạm bơm được xác định từ diện tích đất được nhà nước giao khi xây dựng, đưa công trình vào sử dụng (hoặc đất do địa phương bàn giao cho đơn vị khai thác hoặc đất trong hàng rào, cột mốc bảo vệ).
6. Vùng phụ cận của cống trên sông được tính từ phần xây đúc cuối cùng trở ra mỗi phía 50 m.
7. Công trình thủy lợi khi điều chỉnh quy mô, mục đích sử dụng, phải điều chỉnh vùng phụ cận phù hợp với quy định tại Điều này.
8. Trường hợp cần mở rộng hành lang bảo vệ đối với vùng đã xảy ra đùn, sủi hoặc có nguy cơ đùn, sủi gây nguy hiểm đến an toàn để do Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định.
9. Khi quy hoạch công trình thủy lợi (kênh) có bờ kết hợp làm đường giao thông (do ngành Giao thông hoặc địa phương quản lý) phải đảm bảo khoảng cách từ lề đường đến mép bờ kênh thiết kế tối thiểu 1,5m; đồng thời, phải có ý kiến thống nhất của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hồ sơ kỹ thuật để đảm bảo việc phát triển mạng lưới giao thông không làm ảnh hưởng tới năng lực, an toàn công trình thủy lợi.
1. Việc lập phương án bảo vệ công trình thủy lợi và nội dung phương án thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 41 Luật Thủy lợi và quy định hiện hành khác có liên quan.
2. Thẩm quyền phê duyệt phương án bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn Thành phố được quy định như sau:
a) Đối với công trình thủy lợi thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân Thành phố, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thẩm định, trình Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt phương án bảo vệ công trình thủy lợi.
b) Đối với các công trình thủy lợi phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý: Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt phương án bảo vệ công trình thủy lợi theo phân cấp quản lý.
Điều 13. Phê duyệt, điều chỉnh phương án cắm mốc chỉ giới
1. Thực hiện theo quy định tại Điều 21, Điều 22 và Điều 23 Thông tư số 05/2018/TT-BNNPTNT ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và quy định hiện hành khác có liên quan.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thẩm định, trình Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt phương án, phê duyệt điều chỉnh phương án cắm mốc chỉ giới công trình thủy lợi thuộc phạm vi Thành phố quản lý.
Điều 14. Cấp, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ, thu hồi giấy phép cho hoạt động quy định tại Điều 13 Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ
1. Thẩm quyền cấp, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ, thu hồi giấy phép cho hoạt động quy định tại khoản 4 Điều 13 Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp nhận hồ sơ, thẩm định, cấp, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ, thu hồi giấy phép đối với các hoạt động xả nước thải vào công trình thủy lợi thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân Thành phố cho đến khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và các quy định pháp luật liên quan khác có hiệu lực thi hành.
2. Thẩm quyền cấp, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ, thu hồi giấy phép cho hoạt động quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 5, khoản 6, khoản 7, khoản 8, khoản 9, khoản 10 Điều 13 Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ.
a) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp nhận hồ sơ, thẩm định, cấp, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ, thu hồi giấy phép đối với các hoạt động quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 5, khoản 6, khoản 7, khoản 8, khoản 9, khoản 10 Điều 13 Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân Thành phố trừ công trình thủy lợi đã phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý.
b) Ủy ban nhân dân cấp huyện tiếp nhận hồ sơ, thẩm định, cấp, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ, thu hồi giấy phép đối với các hoạt động quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 5, khoản 6, khoản 7, khoản 8, khoản 9, khoản 10 Điều 13 Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi được Ủy ban nhân dân Thành phố phân cấp quản lý sau khi có ý kiến chuyên ngành của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
THỦY LỢI NHỎ, THỦY LỢI NỘI ĐỒNG
Điều 15. Tổ chức quản lý, khai thác công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng
Theo quy định tại Chương V Thông tư số 05/2018/TT-BNNPTNT ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và quy định hiện hành khác có liên quan.
QUYỀN, TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN TRONG HOẠT ĐỘNG THỦY LỢI
Theo quy định tại Điều 53, 54, 55 Luật Thủy lợi và quy định hiện hành khác có liên quan.
TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THỦY LỢI
Điều 17. Trách nhiệm của các Sở ngành
1. Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
a) Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân Thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà nước theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
b) Hàng năm rà soát, tổng hợp, tham mưu trình Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định giao tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi đối với các công trình mới hoàn thành thuộc thẩm quyền quản lý của Thành phố cho cơ quan, đơn vị, địa phương theo quy định.
c) Định kỳ hằng năm, chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện, đơn vị có liên quan tổng hợp các số liệu cơ bản của các công trình thủy lợi trên địa bàn Thành phố để phục vụ công tác quản lý và duy tu, bảo trì, bảo dưỡng.
d) Tổ chức xây dựng và cập nhật hệ thống cơ sở dữ liệu chuyên ngành thủy lợi phục vụ công tác quản lý.
đ) Tổ chức, triển khai thực hiện các nội dung theo quy định của Quyết định này; xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức về công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước.
e) Ứng dụng công nghệ để nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác công trình thủy lợi, phòng, chống thiên tai, thích ứng biến đổi khí hậu, bảo vệ tài nguyên và hệ sinh thái nước; bảo đảm an toàn đập, hồ chứa nước.
g) Xây dựng, tổ chức tuyên truyền, phổ biến các tài liệu kỹ thuật hỗ trợ các địa phương tổ chức thực hiện các nội dung theo quy định của Quyết định này.
h) Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện theo dõi, tổng hợp, kiểm tra tình hình thực hiện Quyết định này.
i) Tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện nội dung giấy phép hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.
2. Trách nhiệm của Sở Tài chính
a) Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư cân đối nguồn vốn, kinh phí để thực hiện công tác duy tu, bảo dưỡng, vận hành các công trình thủy lợi nhằm đảm bảo an toàn phục vụ sản xuất nông nghiệp.
b) Cân đối, bố trí kinh phí cho các đơn vị, địa phương để tổ chức khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi phục vụ cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi đảm bảo tưới tiêu, ngăn triều cường, phòng chống thiên tai, cấp nước phục vụ các ngành sản xuất, dân sinh.
c) Tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố bố trí kinh phí hỗ trợ, bồi thường khi nhà nước thu hồi đất trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi theo quy định hiện hành.
3. Trách nhiệm của Sở Kế hoạch và Đầu tư
Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân cấp huyện cân đối nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Trung ương và Thành phố để đầu tư nâng cấp, hiện đại hóa các công trình thủy lợi trên địa bàn Thành phố.
4. Trách nhiệm của Sở Giao thông Vận tải
Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân cấp huyện trong việc xác định lộ giới, phạm vi bảo vệ các công trình thủy lợi có kết hợp giao thông.
5. Trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường
a) Hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp huyện và các đơn vị, tổ chức khai thác công trình thủy lợi rà soát hiện trạng, quản lý sử dụng đất trong hành lang bảo vệ công trình.
b) Chủ trì tham mưu báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố về việc thu hồi, đền bù, giao đất trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi theo thẩm quyền.
Điều 18. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện
1. Ủy ban nhân dân cấp huyện trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm
a) Tổ chức triển khai văn bản quy phạm pháp luật về thủy lợi; tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển thủy lợi theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
b) Chỉ đạo hoạt động của tổ chức, cá nhân quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi.
c) Tổ chức thống kê, xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu về thủy lợi đối với các công trình được phân cấp quản lý.
d) Tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật về thủy lợi.
đ) Chỉ đạo cơ quan chức năng phối hợp kiểm tra việc thực hiện nội dung giấy phép đối với hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi; báo cáo định kỳ và đột xuất về hoạt động thủy lợi trên địa bàn.
e) Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo về thủy lợi.
g) Tổ chức quản lý, khai thác công trình thủy lợi được phân cấp quản lý theo quy định tại Điều 23 Luật Thủy lợi, Nghị định số 129/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ và quy định hiện hành khác có liên quan.
h) Định kỳ hằng năm phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đơn vị có liên quan tổ chức kiểm tra, đánh giá hiện trạng và thống kê đầy đủ các số liệu cơ bản của các công trình thủy lợi đã được giao quản lý để phục vụ công tác quản lý và duy tu, bảo dưỡng.
i) Rà soát, thống kê, cập nhật danh sách cấp phép hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi được phân cấp quản lý, gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo theo quy định.
2. Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã thuộc địa bàn phụ trách:
a) Tổ chức thực hiện phát triển thủy lợi theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
b) Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của tổ chức thủy lợi cơ sở trong trường hợp chưa thành lập được tổ chức thủy lợi cơ sở;
c) Huy động nguồn lực tại địa phương để tổ chức xử lý khi công trình thủy lợi xảy ra sự cố theo quy định của pháp luật;
d) Phối hợp với cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp huyện giám sát hoạt động của tổ chức, cá nhân quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn;
đ) Phổ biến, giáo dục pháp luật về thủy lợi;
e) Kiểm tra việc thực hiện nội dung giấy phép đối với hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi;
g) Báo cáo định kỳ và đột xuất về hoạt động thủy lợi trên địa bàn;
h) Kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, ngăn chặn, xử lý vi phạm pháp luật về thủy lợi.
1. Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành có liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện theo chức năng và nhiệm vụ của mình có trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc, thực hiện và kiểm tra việc thực hiện Quy định này.
2. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có vướng mắc phát sinh đột xuất hoặc có sự thay đổi theo quy định của pháp luật, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị phải phản ánh kịp thời về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được giao là cơ quan đầu mối chủ trì, phối hợp với các Sở ngành, các cấp có liên quan tham mưu trình Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét, quyết định.
Các loại giấy phép trong lĩnh vực thủy lợi đã được cấp trước ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành mà chưa hết thời hạn của giấy phép thì được tiếp tục sử dụng cho đến khi hết thời hạn./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.