ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 39/2020/QĐ-UBND |
Sơn La, ngày 01 tháng 09 năm 2020 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn số 34/2007/PL-UBTVQH11 ngày 20 tháng 4 năm 2007 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa 11;
Căn cứ Nghị quyết liên tịch số 09/2008/NQLT-CP-UBTWMTTQVN ngày 17 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hướng dẫn thi hành Điều 11, Điều 14, Điều 16, Điều 22 và Điều 26 của Pháp lệnh Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn;
Căn cứ Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
Căn cứ Nghị định số 34/2019/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố;
Căn cứ Thông tư số 04/2012/TT-BNV ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố;
Căn cứ Thông tư số 14/2018/TT-BNV ngày 03 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ sửa đổi, bổ sung một số Điều của Thông tư số 04/2012/TT-BNV ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 651/TTr-SNV ngày 27 tháng 8 năm 2020.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế tổ chức, hoạt động và phân loại của bản, thôn, xóm, tiểu khu, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Sơn La.
Điều 2. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 9 năm 2020 và thay thế Quyết định số 03/2020/QĐ-UBND ngày 07 tháng 02 năm 2020 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của bản, thôn, xóm, tiểu khu, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Sơn La; Quyết định số 15/2013/QĐ-UBND ngày 30 tháng 8 năm 2013 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy định tiêu chí phân loại bản, xóm, tiểu khu, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Sơn La.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc các sở, ban, ngành; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Sơn La căn cứ Quyết định thi hành./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG VÀ PHÂN LOẠI BẢN, THÔN,
XÓM, TIỂU KHU, TỔ DÂN PHỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA
(Ban hành kèm theo Quyết định số 39/2020/QĐ-UBND ngày 01/9/2020 của UBND tỉnh
Sơn La)
Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi áp dụng
Quy chế này quy định về tổ chức, hoạt động và phân loại của bản, thôn, xóm, tiểu khu, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Sơn La.
2. Đối tượng áp dụng
Quy chế này áp dụng đối với bản, xóm, tiểu khu, tổ dân phố; UBND cấp huyện, cấp xã; các sở, ban, ngành và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác tổ chức và hoạt động của bản, thôn, xóm, tiểu khu, tổ dân phố địa bàn tỉnh Sơn La.
Điều 2. Bản, tổ dân phố, quy mô hộ gia đình
1. Thôn, bản, xóm, ... (gọi chung là bản) được tổ chức ở xã; dưới xã là bản.
2. Tổ dân phố, tiểu khu,... (gọi chung là tổ dân phố) được tổ chức ở phường, thị trấn; dưới phường, thị trấn là tổ dân phố.
3. Bản, tổ dân phố không phải là một cấp hành chính mà là tổ chức tự quản của cộng đồng dân cư có chung địa bàn cư trú trong một khu vực ở một xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã); nơi thực hiện dân chủ trực tiếp và rộng rãi để phát huy các hình thức hoạt động tự quản, tổ chức nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ cấp trên giao.
4. Quy mô số hộ gia đình (hộ): Được xác định theo sổ đăng ký hộ khẩu thường trú.
Điều 3. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bản, tổ dân phố
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bản, tổ dân phố thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 1 Thông tư số 14/2018/TT-BNV ngày 03 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 04/2012/TT-BNV ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố.
Điều 4. Tổ chức của bản, tổ dân phố
1. Mỗi bản có Trưởng bản; đối với bản có quy mô từ 150 hộ trở lên hoặc có từ 100 hộ trở lên đối với bản ở xã biên giới nếu thấy cần thiết thì được bố trí thêm không quá 01 Phó trưởng bản.
2. Mỗi tổ dân phố có Tổ trưởng tổ dân phố; đối với tổ dân phố có quy mô từ 200 hộ trở lên nếu thấy cần thiết thì được bố trí thêm không quá 01 Phó Tổ trưởng tổ dân phố.
3. Trưởng bản, Tổ trưởng tổ dân phố lựa chọn Phó trưởng bản hoặc Phó Tổ trưởng tổ dân phố sau khi xin ý kiến của Chi ủy và thống nhất với Trưởng Ban công tác mặt trận; UBND cấp xã quyết định công nhận Phó Trưởng thôn, Phó Tổ trưởng tổ dân phố.
Điều 5. Nội dung hoạt động của bản, tổ dân phố
Nội dung hoạt động của bản, tổ dân phố thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 1 Thông tư số 14/2018/TT-BNV ngày 03 tháng 12 năm 2018 của Bộ Nội vụ sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 04/2012/TT-BNV ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của bản, tổ dân phố.
Điều 6. Điều kiện thành lập bản mới, tổ dân phố mới
1. Trong trường hợp do khó khăn trong công tác quản lý của chính quyền cấp xã, tổ chức hoạt động của bản, tổ dân phố yêu cầu phải thành lập bản mới, tổ dân phố mới thì việc thành lập bản mới, tổ dân phố mới phải đạt các điều kiện sau:
a) Quy mô số hộ gia đình
Đối với bản ở xã: Có từ 150 hộ gia đình trở lên;
Đối với bản ở xã biên giới: Có từ 100 hộ gia đình trở lên;
Đối với tổ dân phố ở phường, thị trấn: Có từ 200 hộ gia đình trở lên;
b) Các điều kiện khác
Cần có cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội thiết yếu, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương để phục vụ hoạt động cộng đồng và bảo đảm ổn định cuộc sống của người dân.
2. Đối với các trường hợp đặc thù
a) Bản, tổ dân phố nằm trong quy hoạch giải phóng mặt bằng, quy hoạch giãn dân, bản hình thành do di dân ở miền núi, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, bản nằm ở nơi có địa hình bị chia cắt phức tạp, bản có địa bàn rộng, giao thông đi lại khó khăn thì quy mô bản có từ 50 hộ gia đình trở lên; tổ dân phố có từ 100 hộ gia đình trở lên.
b) Trường hợp ở khu vực biên giới, do việc di dân hoặc để bảo vệ đường biên giới thì việc thành lập bản, tổ dân phố không áp dụng quy định về quy mô số hộ gia đình nêu tại Khoản 1 Điều này.
c) Bản, tổ dân phố đã hình thành từ lâu do xâm canh, xâm cư cần thiết phải chuyển giao quản lý giữa các đơn vị hành chính cấp xã để thuận tiện trong hoạt động và sinh hoạt của cộng đồng dân cư mà không làm thay đổi đường địa giới hành chính cấp xã thì thực hiện giải thể và thành lập bản mới, tổ dân phố mới theo quy định. Trường hợp không đạt quy mô về số hộ gia đình thì thực hiện ghép cụm dân cư theo quy định tại Điều 9 Quy chế này.
Điều 7. Điều kiện sáp nhập, giải thể, đặt tên, đổi tên bản, tổ dân phố
Điều kiện sáp nhập, giải thể, đặt tên, đổi tên bản, tổ dân phố thực hiện theo quy định tại Khoản 5 Điều 1 Thông tư số 14/2018/TT-BNV ngày 03 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 04/2012/TT-BNV ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của bản, tổ dân phố.
Điều 8. Quy trình và hồ sơ thành lập, sáp nhập, giải thể, đặt tên và đổi tên bản, tổ dân phố
Quy trình và hồ sơ thành lập, sáp nhập, giải thể, đặt tên và đổi tên bản, tổ dân phố được thực hiện theo quy định tại Điều 8 của Thông tư số 04/2012/TT-BNV ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố; Khoản 6, Khoản 7 Điều 1 và Khoản 2 Điều 2 Thông tư số 14/2018/TT-BNV ngày 03 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 04/2012/TT-BNV ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của bản, tổ dân phố.
Điều 9. Quy trình và hồ sơ ghép cụm dân cư hình thành vào bản, tổ dân phố hiện có
Quy trình và hồ sơ ghép cụm dân cư hình thành vào bản, tổ dân phố hiện có thực hiện theo Điều 9 Thông tư số 04/2012/TT-BNV ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố; Khoản 2 Điều 2 Thông tư số 14/2018/TT-BNV ngày 03 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 04/2012/TT-BNV ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của bản, tổ dân phố.
Điều 10. Nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng bản, Tổ trưởng tổ dân phố và Phó trưởng bản, Phó Tổ trưởng tổ dân phố
1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng bản, Tổ trưởng tổ dân phố thực hiện theo quy định tại Khoản 8 Điều 1 Thông tư số 14/2018/TT-BNV ngày 03 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 04/2012/TT-BNV ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của bản, tổ dân phố.
2. Phó trưởng bản, Phó Tổ trưởng tổ dân phố thực hiện nhiệm vụ do Trưởng bản, Tổ trưởng tổ dân phố phân công. Được cung cấp tài liệu liên quan đến quản lý, hoạt động của thôn, tổ dân phố theo lĩnh vực được phân công, được hưởng mức bồi dưỡng khi trực tiếp tham gia công việc của bản theo quy định của HĐND tỉnh.
Điều 11. Tiêu chuẩn Trưởng bản, Tổ trưởng tổ dân phố và Phó trưởng bản, Phó Tổ trưởng tổ dân phố
Tiêu chuẩn Trưởng bản, Tổ trưởng tổ dân phố và Phó trưởng bản, Phó Tổ trưởng tổ dân phố thực hiện theo quy định tại Điều 11 Thông tư số 04/2012/TT-BNV ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về tổ chức và hoạt động của bản, tổ dân phố.
Điều 12. Quy trình bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Trưởng bản, Tổ trưởng tổ dân phố và cho thôi làm nhiệm vụ đối với Phó Trưởng bản, Phó Tổ trưởng tổ dân phố
1. Quy trình bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Trưởng bản, Tổ trưởng tổ dân phố thực hiện theo quy định tại Khoản 9 Điều 1 Thông tư số 14/2018/TT-BNV ngày 03 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 04/2012/TT-BNV ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của bản, tổ dân phố.
2. Sau khi xin ý kiến của Chi ủy Chi bộ; Trưởng bản, Tổ trưởng tổ dân phố thống nhất với Ban Công tác Mặt trận bản, tổ dân phố và báo cáo UBND cấp xã xem xét, ban hành Quyết định cho thôi làm nhiệm vụ Phó Trưởng bản, Phó Tổ trưởng tổ dân phố; trường hợp UBND cấp xã không ban hành Quyết định cho thôi làm nhiệm vụ thì phải trả lời bằng văn bản và nêu lý do.
3. Nhiệm kỳ của Trưởng bản, Tổ trưởng tổ dân phố và Phó Trưởng bản, Phó Tổ trưởng tổ dân phố
a) Nhiệm kỳ của Trưởng bản, Tổ trưởng tổ dân phố là 2,5 năm (hai năm rưỡi) thực hiện thống nhất trên địa bàn toàn tỉnh từ năm 2020, thời điểm kiện toàn Trưởng bản, Tổ trưởng tổ dân phố thực hiện thống nhất chung trên địa bàn toàn tỉnh ngay sau khi đại hội các Chi bộ bản, tiểu khu, tổ dân phố. Đối những bản, tổ dân phố đã tổ chức bầu trưởng bản theo nhiệm kỳ 5 năm thì ban hành Quyết định điều chỉnh lại nhiệm kỳ theo Quy định này.
b) Trường hợp do thành lập bản mới, tổ dân phố mới hoặc khuyết Trưởng bản, Tổ trưởng tổ dân phố thì Chủ tịch UBND cấp xã quyết định cử Trưởng bản, Tổ trưởng tổ dân phố lâm thời để điều hành hoạt động của bản, tổ dân phố cho đến khi cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình của bản, tổ dân phố bầu được Trưởng bản, Tổ trưởng tổ dân phố mới trong thời hạn không quá 06 tháng kể từ ngày có quyết định cử Trưởng bản, Tổ trưởng tổ dân phố lâm thời.
c) Nhiệm kỳ của Phó Trưởng bản, Phó Tổ trưởng tổ dân phố thực hiện theo nhiệm kỳ của Trưởng bản, Tổ trưởng tổ dân phố.
Điều 13. Chế độ, chính sách đối với Trưởng bản, Tổ trưởng tổ dân phố, Phó trưởng bản, Phó Tổ trưởng tổ dân phố
1. Trưởng bản, Tổ trưởng tổ dân phố, Phó Trưởng bản, Phó Tổ trưởng tổ dân phố được hưởng các chế độ, chính sách theo Nghị quyết của HĐND tỉnh và các quy định khác của pháp luật.
2. Trưởng bản, Tổ trưởng tổ dân phố và Phó Trưởng bản, Phó Tổ trưởng tổ dân phố được đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn những kiến thức, kỹ năng cần thiết; nếu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thì được biểu dương, khen thưởng; không hoàn thành nhiệm vụ, có vi phạm khuyết điểm, không được nhân dân tín nhiệm thì tùy theo mức độ sai phạm sẽ bị miễn nhiệm, bãi nhiệm cho thôi làm nhiệm vụ hoặc truy cứu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
TIÊU CHÍ PHÂN LOẠI CỦA BẢN, TỔ DÂN PHỐ
Điều 14. Nguyên tắc phân loại bản, tổ dân phố
1. Căn cứ vào các quy định của Trung ương và phù hợp với thực tế của địa phương.
2. Đảm bảo tính thống nhất, khoa học, khách quan; làm cơ sở để quản lý và thực hiện chế độ, chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách ở bản, tổ dân phố.
Điều 15. Tiêu chí phân loại bản, tổ dân phố
1. Quy mô số hộ gia đình tại bản, tổ dân phố tính đến thời điểm rà soát phân loại theo số liệu quản lý thực tế của địa phương.
2. Các yếu tố đặc thù gồm:
a) Tỷ lệ người dân tộc thiểu số từ 50% trở lên: Được xác định theo số nhân khẩu là người dân tộc thiểu số so với tổng số nhân khẩu của bản, tổ dân phố đã đăng ký hộ khẩu thường trú tính đến thời điểm rà soát phân loại theo số liệu quản lý thực tế của địa phương.
b) Bản, tổ dân phố thuộc xã, phường, thị trấn trọng điểm, phức tạp về an ninh trật tự được xác định theo văn bản của cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, công nhận.
c) Bản đặc biệt khó khăn; bản thuộc xã biên giới; tổ dân phố thuộc thị trấn, xã biên giới được xác định theo văn bản của cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, công nhận.
Điều 16. Phân loại bản, tổ dân phố
Bản, tổ dân phố được phân loại thành 03 loại:
1. Bản, tổ dân phố loại 1: Đạt từ 85 điểm trở lên.
2. Bản, tổ dân phố loại 2: Đạt từ 75 điểm đến 84 điểm.
3. Bản, tổ dân phố loại 3: Dưới 75 điểm.
Điều 17. Phương pháp, cách tính điểm phân loại bản, tổ dân phố
1. Phân loại bản, tổ dân phố bằng phương pháp tính điểm theo tiêu chí quy định tại Điều 15 Quy chế này.
2. Điểm phân loại bản, tổ dân phố là tổng số điểm đạt được của các tiêu chí.
3. Cách tính điểm của các tiêu chí
a) Quy mô số hộ gia đình
Bản có quy mô số hộ gia đình từ 75 hộ trở xuống, tổ dân phố có quy mô số hộ gia đình từ 100 hộ trở xuống được tính 55 điểm.
Bản có quy mô số hộ gia đình từ 76 đến 150 hộ, tổ dân phố có quy mô số hộ gia đình từ 101 đến 200 hộ được tính 65 điểm.
Bản có quy mô số hộ gia đình từ 151 hộ trở lên, tổ dân phố có quy mô số hộ gia đình từ 201 hộ trở lên thì cứ thêm 10 hộ được cộng 02 điểm (điểm cộng thêm không quá 20 điểm).
b) Các yếu tố đặc thù
Mỗi yếu tố đặc thù quy định tại Điểm a, Điểm b, Khoản 2 Điều 15 Quy chế này được tính 05 điểm. Có một hoặc nhiều tiêu chí quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 15 Quy chế này được tính 05 điểm. Tổng điểm các yếu tố đặc thù không quá 15 điểm.
Điều 18. Thẩm quyền phân loại bản, tổ dân phố
Chủ tịch UBND tỉnh quyết định phân loại bản, tổ dân phố.
Điều 19. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị
1. Sở Nội vụ
a) Căn cứ hồ sơ trình của UBND cấp huyện, Sở Nội vụ thẩm định việc: thành lập bản mới, tổ dân phố mới; sáp nhập và đặt tên, đổi tên bản, tổ dân phố tham mưu cho UBND tỉnh trình HĐND tỉnh. Tổng hợp, tham mưu cho UBND tỉnh trình HĐND tỉnh việc giải thể bản, tổ dân phố.
b) Thẩm định việc đề nghị phân loại bản, tổ dân phố; điều chỉnh phân loại bản, tổ dân phố của UBND cấp huyện, trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, quyết định.
c) Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Quy chế này đối với UBND cấp huyện.
d) Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo định kỳ, đột xuất theo quy định.
2. Các sở, ban, ngành liên quan
Theo chức năng, nhiệm vụ được giao, có trách nhiệm phối hợp với Sở Nội vụ trong việc chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Quy chế này.
3. Chủ tịch UBND cấp huyện
a) Hằng năm, chỉ đạo rà soát tình hình thực tế của bản, tổ dân phố; căn cứ tiêu chí phân loại, hồ sơ phân loại tại Quy chế này trình Chủ tịch UBND tỉnh (qua Sở Nội vụ tổng hợp, thẩm định trước ngày 30 tháng 9) xem xét, quyết định điều chỉnh phân loại bản, tổ dân phố (nếu có).
b) Quyết định ghép cụm dân cư vào bản, tổ dân phố hiện có sau khi đã được UBND cấp huyện thông qua.
c) Chỉ đạo, kiểm tra và tổ chức thực hiện Quy chế này trên địa bàn quản lý; tháng 11 hằng năm hoặc theo yêu cầu đột xuất của cấp trên, báo cáo tình hình tổ chức và hoạt động của bản, tổ dân phố và việc thực hiện Quy chế này về UBND tỉnh (qua Sở Nội vụ).
d) Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, đề nghị phân loại bản, tổ dân phố của UBND cấp xã đảm bảo theo đúng quy định.
4. Chủ tịch UBND cấp xã
a) Quản lý, chỉ đạo hoạt động của Trưởng bản, Tổ trưởng tổ dân phố trên địa bàn bảo đảm theo quy định tại Thông tư số 04/2012/TT-BNV ngày 31 tháng 8 năm 2012, Thông tư số 14/2018/TT-BNV ngày 03 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Quy chế này.
b) Tổ chức rà soát các bản, tổ dân phố hiện có; đối chiếu với các tiêu chí tại Quy chế này, lập hồ sơ phân loại bản, tổ dân phố trình UBND cấp huyện.
c) Hằng năm tổ chức rà soát bản, tổ dân phố; lập hồ sơ đề nghị điều chỉnh phân loại bản, tổ dân phố (nếu có) theo Quy chế này.
Các cơ quan, đơn vị, địa phương có trách nhiệm tuyên truyền, quán triệt và tổ chức triển khai thực hiện Quy chế này. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có vướng mắc, UBND các huyện, thành phố báo cáo UBND tỉnh (qua Sở Nội vụ) để điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.