ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3860/QĐ-UBND |
Thanh Hóa, ngày 06 tháng 10 năm 2016 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 07/2014/TT-BTP ngày 24/2/2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn việc đánh giá tác động của thủ tục hành chính và rà soát, đánh giá thủ tục hành chính;
Căn cứ Quyết định số 1256/QĐ-UBND ngày 11/4/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Kế hoạch rà soát, đánh giá thủ tục hành chính năm 2016 của UBND tỉnh Thanh Hóa;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 206/TTr-SNN&PTNT ngày 23/9/2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thông qua phương án đơn giản hóa 01 thủ tục hành chính trong lĩnh vực Thủy lợi thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của UBND tỉnh Thanh Hóa (có Phụ lục đính kèm).
Điều 2. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dự thảo văn bản thực thi phương án đơn giản hóa, sáng kiến cải cách thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh.
Điều 3. Giao Sở Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc các sở, ngành, đơn vị có liên quan thực hiện Quyết định này.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 5. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tư pháp; Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
LĨNH VỰC THỦY LỢI THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA UBND TỈNH THANH HÓA
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 3860/QĐ-UBND
ngày 06 tháng 10 năm 2016 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa)
Thủ tục hành chính: Cấp phép sử dụng đê, kè bảo vệ đê, cống qua đê làm nơi neo đậu tàu, thuyền, bè, mảng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
1. Nội dung đơn giản hóa
1.1. Về cách thức thực hiện: Cần quy định rõ ràng, cụ thể để công dân có quyền lựa chọn các hình thức nộp hồ sơ, trong đó đề xuất các cách thức sau: Trực tiếp hoặc qua bưu điện.
Lý do: Tại Quyết định số 2850/2010/QĐ-UBND ngày 13/8/2010 của UBND tỉnh Thanh Hóa và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan chưa quy định cách thức thực hiện.
1.2. Về thành phần hồ sơ:
a) Bỏ “Tài liệu khảo sát địa chất” trong thành phần hồ sơ: “Ý kiến bằng văn bản của các cấp, các ngành liên quan về công trình, dự án gồm: Tài liệu khảo sát địa hình, địa chất (bao gồm báo cáo kết quả khảo sát, biên bản nghiệm thu kết quả khảo sát và các bản vẽ như bình đồ hiện trạng, cắt dọc, cắt ngang,...); bản thuyết minh và các bản vẽ kỹ thuật”.
Lý do: Việc cấp phép sử dụng đê, kè bảo vệ đê, cống qua đê làm nơi neo đậu tàu, thuyền, bè, mảng, là sử dụng những công trình hiện có, các công trình này trong quá trình thi công xây dựng đã được khảo sát địa chất để tính toán ổn định công trình. Do vậy không cần tài liệu khảo sát địa chất.
b) Bỏ thành phần hồ sơ “Tài liệu tính toán về ảnh hưởng của công trình đến thoát lũ, dòng chảy, lòng sông, bờ sông và an toàn đê điều đã được cơ quan chức năng có tư cách pháp nhân thẩm định bằng văn bản (đối với hoạt động ở bãi sông, lòng sông)”
Lý do: Việc cấp phép sử dụng đê, kè bảo vệ đê, cống qua đê làm nơi neo đậu tàu, thuyền, bè, mảng, là sử dụng những công trình hiện có, không có hoạt động xây dựng ở lòng sông, bãi sông. Do vậy không cần thành phần hồ sơ nêu trên.
c) Bỏ thành phần hồ sơ “Văn bản cam kết của tổ chức, cơ quan đơn vị xin cấp phép và của nhà thầu thi công về thực hiện theo đúng giấy phép cho phép của UBND tỉnh, về chấp hành các quy định của Luật đê điều và chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn cho công trình đê điều, không làm cản trở gây ách tắc dòng chảy trong quá trình thi công và trong mùa lụt, bão”.
Lý do: Không cần thiết. Vì việc chấp hành các quy định của Luật Đê điều và nội dung trong Giấy phép của UBND tỉnh được quy định tại Điều 25 Luật đê điều, cụ thể: Trách nhiệm của UBND tỉnh được quy định tại Khoản 3 Điều 25; quyền và nghĩa vụ của người được cấp giấy phép quy định tại Khoản 5 Điều 25.
1.3. Về số lượng hồ sơ Giảm số lượng hồ sơ, từ 03 bộ hồ sơ (01 bộ bản chính, 02 bộ bản sao) thành 02 bộ hồ sơ (01 bộ bản chính và 01 bộ bản sao).
Lý do: Để giảm chi phí tuân thủ thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân. Trong đó, Chi cục Đê điều và Phòng chống lụt bão là cơ quan được giao tiếp nhận và tham mưu cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định hồ sơ xin cấp giấy phép lưu 01 bản sao, 01 bộ bản chính để trình lên cơ quan cấp trên xem xét, sau khi đã thẩm định.
1.4. Về trình tự thực hiện: Giảm thời gian kiểm tra, thẩm định hồ sơ như sau:
a) Giảm thời hạn kiểm tra hồ sơ xuống còn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ (hiện đang là 05 ngày làm việc).
Lý do: Việc xem xét, kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ chủ yếu căn cứ trên quy định của pháp luật, công việc mang tính đơn giản, không mất nhiều thời gian.
b) Giảm thời gian thẩm định hồ sơ xuống còn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (hiện đang là 15 ngày làm việc).
Lý do: Để tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân có thể đi vào hoạt động trong thời gian sớm nhất.
2. Kiến nghị thực thi
Sửa đổi Quy định về trình tự, thủ tục cấp Giấy phép đối với các hoạt động liên quan đến đê điều trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa ban hành kèm theo Quyết định số 2850/2010/QĐ-UBND ngày 13/8/2010 của UBND tỉnh Thanh Hóa. Cụ thể như sau:
- Bỏ “Tài liệu khảo sát địa chất” trong thành phần hồ sơ tại gạch đầu dòng thứ 4, khoản a Điều 3 và sửa lại như sau: “Ý kiến bằng văn bản của các cấp, các ngành liên quan về công trình, dự án gồm: Tài liệu khảo sát địa hình; bản thuyết minh và các bản vẽ kỹ thuật”
- Bỏ thành phần hồ sơ tại gạch đầu dòng thứ 5, khoản a Điều 3.
- Bỏ thành phần hồ sơ tại gạch đầu dòng thứ 8, khoản a Điều 3.
- Sửa đổi gạch đầu dòng thứ 2, khoản b Điều 3 như sau: “Đối với các trường hợp còn lại: 02 bộ hồ sơ (01 bộ bản chính, 01 bộ bản sao)”.
- Bổ sung Điều 3 như sau: “d. Cách thức nộp hồ sơ: Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép cho các hoạt động cụ thể liên quan đến đê điều nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Chi cục Đê điều và Phòng, chống lụt, bão”.
- Sửa đổi khoản 2 và khoản 3 Điều 5 như sau: “2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Chi cục Đê điều và Phòng, chống lụt, bão có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ; trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức, cá nhân xin cấp giấy phép hoàn chỉnh hồ sơ.
3. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Chi cục Đê điều và Phòng, chống lụt, bão kiểm tra nội dung hồ sơ và tham mưu cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định hồ sơ xin cấp giấy phép cho các hoạt động liên quan đến đê điều, kiểm tra thực tế hiện trường khi cần thiết; nếu đủ điều kiện thì tham mưu cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình UBND tỉnh cấp giấy phép; trường hợp không đủ điều kiện để cấp phép, cơ quan tiếp nhận trả hồ sơ cho tổ chức, cá nhân xin cấp phép và thông báo lý do không cấp phép”.
3. Lợi ích phương án đơn giản hóa
- Tổng chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 4.244.188 đồng/năm.
- Tổng chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 1.875.938 đồng/năm.
- Tổng chi phí tiết kiệm: 2.368.250 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm sau đơn giản hóa: 55,80%/.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.