UỶ
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3837/2005/QĐ-UBND |
Hạ Long, ngày 13 tháng 10 năm 2005 |
''VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH QUẢN LÝ, SỬ DỤNG KINH PHÍ KHUYẾN CÔNG"
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH
- Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003.
- Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND ngày 03/12/2004;
- Căn cứ Nghị định số 134/2004/NĐ-CP ngày 9/6/2004 của Chính phủ về khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn;
- Căn cứ Thông tư liên tịch số: 36/2005/TTLT-BTC-BCN ngày 16/5/2005 của Bộ Tài chính, Bộ Công nghiệp “Hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp kinh tế đối với hoạt động khuyến công”;
- Theo đề nghị của Sở Công nghiệp Quảng Ninh tại Tờ trình số: 426/TT-CN ngày 06/9/2005 “V/v xin xét duyệt quy định quản lý, sử dụng kinh phí khuyến công tỉnh Quảng Ninh”.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này bản ''Quy định quản lý, sử dụng kinh phí khuyến công trên địa bàn tỉnh”
Điều 2: Các ông, bà: Chánh văn phòng Uỷ ban Nhân dân tỉnh, Thủ trưởng các ngành liên quan, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Trung tâm Khuyến công Quảng Ninh căn cứ Quyết định thi hành.
Quyết định có hiệu lực thi hành từ ngày ký./.
Nơi nhận: |
T/M
UBND TỈNH QUẢNG NINH |
QUẢN LÝ, SỬ DỤNG, KINH PHÍ KHUYẾN CÔNG TỈNH QUẢNG NINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3837/2005/QĐ-UBND ngày 13/10/2005 của Uỷ
ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh.
Điều 1: Mục tiêu hoạt động khuyến công.
1- Tạo điều kiện và huy động các nguồn lực trong nước và ngoài nước tham gia và hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển công nghiệp nông thôn và các dịch vụ khuyến công theo quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
2- Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn, tạo việc làm, tăng thu nhập, thực hiện phân công lại lao động xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
3- Hỗ trợ tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế đầu tư phát triển công nghiệp nông thôn một cách bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh, thực hiện có hiệu quả lộ trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế.
Điều 2: Nguồn kinh phí khuyến công .
Kinh phí khuyến công của tỉnh Quảng Ninh được hình thành từ các nguồn sau:
1- Ngân sách của Nhà nước cấp hàng năm.
2 - Nguồn tài trợ và đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
3 - Hỗ trợ từ kinh phí khuyến công quốc gia cho hoạt động khuyến công tỉnh Quảng Ninh theo chương trình đề án được Bộ Công nghiệp phê duyệt.
4 - Nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Điều 3: Đối tượng được hưởng hỗ trợ kinh phí khuyến công .
3.1. Các tổ chức, cá nhân trực tiếp đầu tư, sản xuất công nghiệp tại huyện. thị xã, thị trấn và xã (sau đây gọi là cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn) bao gồm:
- Các Doanh nghiệp nhỏ và vừa thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước.
- Các Doanh nghiệp nhỏ và vừa thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.
- Hợp tác xã hoạt động theo Luật Hợp tác xã.
- Hộ kinh doanh cá thể theo Nghị định số 109/2004/NĐ-CP ngày 02 tháng 4 năm 2004 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh.
3.2. Tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế hoạt động dịch vụ khuyến công (gồm các hoạt động dịch vụ trong việc tư vấn, đào tạo, chuyển giao công nghệ, cung cấp thông tin, xúc tiến thương mại và các hoạt động khác có liên quan đến đầu tư sản xuất công nghiệp nông thôn).
Điều 4: Ngành nghề được hưởng chính sách khuyến công.
Các tổ chức, cá nhân trực tiếp đầu tư, sản xuất công nghiệp tại huyện, thị xã, thị trấn và xã được hưởng chính sách khuyến công của nhà nước đối với các ngành nghề sau:
1- Công nghiệp chế biến nông- lâm- thuỷ sản.
2- Sản xuất sản phẩm sử dụng nguyên liệu tại chỗ (sử dụng nguyên liệu tại chỗ là sử dụng nguyên liệu, vật liệu chính trong phạm vi tỉnh nơi tổ chức, cá nhân đầu tư cơ sở sản xuất), sử dụng nhiều lao động (cơ sở có sử dụng từ 50 lao động trở lên);
3- Sản xuất sản phẩm mới (sản phẩm mới là sản phẩm khi tổ chức, cá nhân đầu tư cơ sở sản xuất tại huyện, thị xã, thị trấn và xã nơi cơ sở sản xuất đầu tư chưa sản xuất được), hàng thay thế hàng nhập khẩu, hàng xuất khẩu sử dụng chủ yếu nguyên liệu trong nước (sử dụng nguyên liệu trong nước là sử dụng nguyên liệu, vật liệu chính trong nước từ 70% trở lên);
4- Sản xuất sản phẩm, phụ tùng, lắp ráp và sửa chữa máy cơ khí nông nghiệp.
5- Xây dựng thuỷ điện nhỏ, điện sử dụng năng lượng mới hoặc năng lượng tái tạo có công suất lắp đặt dưới 10.000 KW để cung cấp điện cho nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
6- Sản xuất gia công chi tiết bán thành phẩm và dịch vụ cho các cơ sở sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh.
7- Đầu tư vốn xây dựng kết cấu hạ tầng cho cụm , điểm công nghiệp- tiểu thủ Công nghiệp và làng nghề .
Điều 5: Nội dung chi hoạt động khuyến công.
1- Chi phí cho các hoạt động để hướng dẫn tổ chức, cá nhân khởi sự doanh nghiệp lập dự án đầu tư phát triển công nghiệp nông thôn, tìm kiếm mặt bằng sản xuất, tuyển dụng đào tạo lao động, huy động vốn, xin ưu đãi đầu tư và các thủ tục hành chính khác theo đúng quy định pháp luật, phù hợp với quy hoạch phát triển công nghiệp theo vùng, lãnh thổ và địa phương.
2- Chi phí cho các hoạt động để hướng dẫn cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn nâng cao năng lực quản lý, hợp lý hoá sản xuất, hạ giá thành sản phẩm.
3- Chi phí cho các hoạt động để hướng dẫn, tư vấn cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất mới, mở rộng quy mô sản xuất, đổi mới và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ nâng cao năng lực sản xuất, quản lý chất lượng sản phẩm và bảo vệ môi trường.
4- Hỗ trợ chi phí để tổ chức đào tạo nghề, truyền nghề và phát triển nghề.
5- Hỗ trợ chi phí để cung cấp thông tin về thị trường, giá cả, sản phẩm và công nghệ của thị trường trong và ngoài nước, tiếp thị, tìm kiếm thị trường, đối tác kinh doanh và tổ chức triển lãm, hội chợ, giới thiệu sản phẩm .
6- Hỗ trợ chi phí cho cơ sở sản xuất thuê diện tích tham gia hội chợ, triển lãm giới thiệu sản phẩm ở trong nước.
7- Hỗ trợ chi phí để tổ chức các hoạt động trao đổi kinh nghiệm, tham quan, khảo sát trong nước, hỗ trợ và tạo điều kiện để các cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn liên doanh liên kết, hợp tác kinh tế, tham gia các hiệp hội ngành nghề.
8- Hỗ trợ chi phí để xây dựng thí điểm mô hình trình diễn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và thực hiện dịch vụ tư vấn khoa học- công nghệ để hỗ trợ tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất công nghiệp nông thôn.
9- Chi cho những công việc cần thiết về hoạt động khuyến công hàng năm như: chi mua sắm thiết bị phục vụ khuyến công, chi xây dựng kế hoạch khuyến công hàng năm và từng giai đoạn, chi tuyên truyền vận động hoạt động khuyến công, chi kiểm tra, giám sát, đánh giá, sơ kết, tổng kết công tác khuyến công, chi khen thưởng và các khoản chi khác( nếu có) theo quy định của Bộ Công nghiệp và Uỷ ban Nhân dân tỉnh về công tác khuyến công.
QUẢN LÝ SỬ DỤNG KINH PHÍ KHUYẾN CÔNG
Điều 6: Nguyên tắc sử dụng kinh phí khuyến công và mức hỗ trợ kinh phí khuyến công .
6.1- Các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân và cơ sở sử dụng kinh phí khuyến công của nhà nước cho các hoạt động khuyến công phải thực hiện theo đúng định mức chế độ chi tiêu tài chính hiện hành do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Không sử dụng kinh phí vào những hoạt động trái với quy định này.
6.2 - Một số mức chi cụ thể:
6.2.1- Về xây dựng thí điểm mô hình trình diễn kỹ thuật để phổ biến công nghệ sản xuất tiên tiến:
- Đối với các cơ sở sản xuất của tổ chức, cá nhân đang hoạt động có hiệu quả cần phổ biến tuyên truyền, nhân rộng, để các tổ chức cá nhân khác học tập,Trung tâm Khuyến công có nhiệm vụ lựa chọn cơ sở đáp ứng được yêu cầu cần trình diễn kỹ thuật xem xét hoàn chỉnh tài liệu về quy trình công nghệ, quy trình sản xuất, đề nghị Giám đốc Sở Công nghiệp phê duyệt về mô hình, thời gian và địa điểm trình diễn.
- Đối với các cơ sở sản xuất đang hoạt động nhưng cần cải tiến công nghệ, quy trình sản xuất để đáp ứng được yêu cầu trình diễn kỹ thuật,Trung tâm Khuyến công thống nhất với cơ sở sản xuất để đầu tư hoàn thiện công nghệ, quy trình sản xuất. Việc đầu tư hoàn thiện công nghệ, quy trình sản xuất do cơ sở sản xuất tự bảo đảm, Uỷ ban Nhân dân tỉnh hỗ trợ một phần các chi phí liên quan tới mô hình trình diễn. Mức hỗ trợ tối đa không quá 50 triệu đồng/ mô hình.
- Đối với các sản phẩm mới, quy trình sản xuất mới cần xây dựng mô hình trình diễn, Trung tâm Khuyến công lựa chọn tổ chức, cá nhân có đủ khả năng để xây dựng cơ sở sản xuất làm mô hình trình diễn trên nguyên tắc các tổ chức, cá nhân tự bảo đảm nguồn vốn đầu tư theo yêu cầu gắn với mô hình trình diễn, Uỷ ban Nhân dân tỉnh hỗ trợ một phần kinh phí để thực hiện, mức hỗ trợ tối đa không quá 150 triệu đồng/mô hình.
- Mức hỗ trợ cho từng cơ sở sản xuất, từng dự án cụ thể phù hợp với quy mô đầu tư, tính chất ngành nghề, công nghệ, sản phẩm, do Giám đốc Trung tâm Khuyến công đề nghị Giám đốc Sở Công nghiệp duyệt cấp theo định mức hiện hành của nhà nước và theo kế hoạch kinh phí khuyến công năm đã được Uỷ ban Nhân dân tỉnh quyết định và được Sở Tài chính đã thẩm định.
6.2.2- Về hỗ trợ cho các cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn thuê diện tích tham gia hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm ở trong nước:
Cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn được Uỷ ban Nhân dân tỉnh hỗ trợ 50% chi phí thuê diện tích gian hàng tham gia hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm trong nước. Riêng hội chợ tổ chức tại các vùng miền núi, Tây Nguyên, vùng cao được hỗ trợ tối đa 80%. Mức hỗ trợ cho từng cơ sở do Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh xem xét quyết định.
6.2.3- Về hỗ trợ các tổ chức, cá nhân hoạt động dịch vụ khuyến công:
Tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện và khả năng thực hiện dịch vụ khuyến công được Uỷ ban Nhân dân tỉnh xem xét, hỗ trợ kinh phí để thực hiện.
Việc xem xét hỗ trợ thực hiện dịch vụ khuyến công theo nguyên tắc: hoạt động khuyến công phù hợp với nội dung chương trình khuyến công trong từng thời kỳ. Kinh phí khuyến công hỗ trợ được xác định trên cơ sở khối lượng công việc cần thực hiện, thời gian thực hiện, số lượng và đối tượng được hưởng dịch vụ khuyến công, chế độ và tiêu chuẩn chi tiêu theo quy định hiện hành sau khi đã trừ phần đóng góp của tổ chức, cá nhân được thụ hưởng dịch vụ. Mức hỗ trợ cụ thể do Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh xem xét quyết định.
Điều 7: Điều kiện để được hỗ trợ kinh phí khuyến công .
1- Các đối tượng, ngành nghề, nội dung chi hoạt động khuyến công được quy định tại Điều 3, điểu 4, điều 5 của Quy định này đều được xem xét hỗ trợ kinh phí khuyến công.
2- Hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí khuyến công bao gồm các nội dung sau:
2.1- Tờ trình đề nghị được hỗ trợ kinh phí khuyến công có xác nhận của cơ quan quản lý nhà nước về công nghiệp của địa phương (huyện, thị xã, thị trấn và xã).
2.2- Về hỗ trợ kinh phí xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ phải đảm bảo đủ các điều kiện sau:
- Tổ chức, cá nhân, có cơ sở sản xuất phù hợp với yêu cầu phục vụ cho việc trình diễn quy định tại điểm 6.2.1 điều 6 Quy định này.
- Tổ chức, cá nhân đã thực sự bỏ vốn đầu tư cải tạo hoàn thiện công nghệ phù hợp với yêu cầu của Trung tâm Khuyến công.
- Chưa được hỗ trợ từ bất kỳ nguồn kinh phí nào của Nhà nước.
2.3- Về hỗ trợ kinh phí tham gia hội chợ. triển lãm hàng trong nước phải đảm bảo đủ các điều kiện sau:
- Là cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn.
- Có hợp đồng thuê gian hàng triển lãm, hội chợ.
- Hoá đơn thu tiền thuê gian hàng của cơ quan tổ chức hội chợ, triển lãm.
- Chưa được hỗ trợ từ bất kỳ nguồn kinh phí nào của Nhà nước.
2.4- Đối với hỗ trợ các tổ chức, cá nhân thực hiện dịch vụ khuyến công:
- Tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện và khả năng thực hiện dịch vụ khuyến công theo tiêu chuẩn, điều kiện quy định của Bộ Công nghiệp.
- Có đề án kèm theo dự toán kinh phí thực hiện dịch vụ khuyến công.
- Đề án thực hiện dịch vụ khuyến công phải nêu rõ thực hiện loại dịch vụ khuyến công nào, đối tượng và số lượng phục vụ, thời gian và địa điểm thực hiện, khả năng và trình độ của lực lượng thực hiện dịch vụ... Dự toán chi tiết kinh phí cần thiết, khả năng đóng góp của tổ chức và cá nhân được cung cấp dịch vụ... mức kinh phí đề nghị nhà nước hỗ trợ.
3- Hồ sơ làm thành 03 bộ gốc gửi về cơ quan thường trực là Trung tâm Khuyến công Quảng Ninh.
4- Giám đốc Sở Công nghiệp chủ trì việc thẩm định Dự án (Có đại diện các ngành liên quan tới dự án cùng tham gia) trình Uỷ ban Nhân dân tỉnh phê duyệt, quyết định mức hỗ trợ cụ thể cho từng Dự án (hoặc Giám đốc Sở phê duyệt ở mức hỗ trợ trong giới hạn nếu được Uỷ ban Nhân dân tỉnh uỷ quyền và phân cấp quản lý).
Điều 8: Lập, chấp hành và quyết toán kinh phí khuyến công
Việc lập dự toán, cấp phát và quyết toán kinh phí chi cho các nhiệm vụ khuyến công thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn hiện hành của Bộ Tài chính. Quy định này quy định cụ thể một số nội dung sau:
1- Lập dự toán kinh phí khuyến công
Hàng năm Sở Công nghịêp có trách nhiệm chỉ đạo và kiểm tra Trung Tâm Khuyến công lập dự toán kinh phí thực hiện công tác khuyến công của Tỉnh cùng với thời điểm lập dự toán ngân sách hàng năm, gửi Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư cân đối và tổng hợp trình Uỷ ban Nhân dân tỉnh, Hội đồng Nhân dân tỉnh xem xét Quyết định.
Trung tâm khuyến công (thuộc Sở Công nghiệp) là cơ quan trực tiếp quản lý sử dụng kinh phí khuyến công, kinh phí khuyến công được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước Tỉnh, chủ tài khoản là Giám đốc Trung tâm Khuyến công tỉnh.
2- Thực hiện dự toán kinh phí khuyến công.
Sau khi nhận được Quyết định của Uỷ ban Nhân dân tỉnh giao dự toán thu chi kinh phí khuyến công trước ngày 31/12/ năm trước, Sở Công nghiệp chỉ đạo và kiểm tra Trung tâm Khuyến công phân khai dự toán kinh phí khuyến công gửi cơ quan Sở Tài chính thẩm định theo quy định hiện hành.
Kho bạc Nhà nước kiểm soát chi kinh phí khuyến công theo định mức, chế độ hiện hành.
Kinh phí thực hiện cho các nhiệm vụ khuyến công theo Quy định này được phản ánh và quyết toán vào Chương 016B Loại 04 Khoản 56 và chi tiết theo mục lục Ngân sách Nhà nước.
3- Quyết toán kinh phí khuyến công.
Trung tâm Khuyến công thực hiện tổ chức hạch toán kế toán, báo cáo và quyết toán kinh phí khuyến công theo đúng chế độ kế toán hiện hành của nhà nước.
Sở Công nghiệp có trách nhiệm phối hợp với Sở Tài chính kiểm tra định kỳ, đột xuất tình hình thực hiện nhiệm vụ khuyến công, bảo đảm việc quản lý, sử dụng kinh phí khuyến công có mục đích, có hiệu quả.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, yêu cầu các cơ quan đơn vị có liên quan báo cáo Uỷ ban Nhân dân tỉnh để xem xét giải quyết./.
NGÀNH NGHỀ ĐƯỢC KHUYẾN KHÍCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP
NÔNG THÔN TẠI QUẢNG NINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 3837/2005/QĐ-UBND, ngày 13/10/2005 của Uỷ
ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh)
I. Công nghiệp chế biến Nông - Lâm - Thuỷ sản:
1. Chế biến lương thực, khoai, ngô, sắn, như : xay sát, nghiền, chế biến tinh bột, bánh đa, bánh phở, miến, ...
2. Chế biến và bảo quản rau hoa quả như : nước hoa quả, đậu phụ,...
3. Sản xuất bột giấy, giấy, bìa, ván nhân tạo trực tiếp từ nguồn nguyên liệu nông, lâm sản trong tỉnh.
4. Chế biến, bảo quản thuỷ sản từ nguồn nguyên liệu trong tỉnh.
5. Chế biến các loại dầu: quế, hồi, sở, lạc, vừng,.. sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm, thuỷ sản.
6. Đóng mới, sửa chữa tầu thuyền
7. Sơ chế, tinh chế các nguyên liệu, dược liệu phục vụ cho các ngành công nghiệp như sơ chế chè phục vụ cho nhà máy chè, sơ chế nhựa thông, sơ chế các dược liệu cung cấp cho sản xuất dược, sơ chế tre,giàng giàng, song, mây.
II. Sản xuất sản phẩm sử dụng nguyên liệu tại chỗ ( có sử dụng từ 50 lao động trở lên):
1. Sản xuất, khai thác, tinh chế muối.
2. Sản xuất miến dong.
3. Các ngành nghề sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống: chạm trổ, khảm trai, sơn mài, khắc đá, làm hàng mây tre trúc, dệt thảm, dệt lụa tơ tằm, dệt thổ cẩm, thêu ren, sản xuất hàng gốm sứ, than đá mỹ nghệ.
4. Sản xuất vật liệu xây dựng không nung.
III. Sản xuất sản phẩm mới, hàng thay thế hàng nhập khẩu, hàng xuất khẩu sử dụng chủ yếu nguyên liệu trong nước:
1. Mức xuất khẩu của hàng hoá sử dụng nguyên liệu trong nước đạt giá trị trên 30% tổng giá trị hàng hoá sản xuất kinh doanh trong năm tài chính (đối với mặt hàng xuất khẩu có thị trường ổn định).
2. Mặt hàng xuất khẩu lần đầu, mặt hàng có thị trường xuất khẩu mới.
IV. Sản xuất sản phẩm cơ kim khí, phụ tùng, lắp ráp và sửa chữa máy cơ khí nông nghiệp:
1. Gia công, sửa chữa máy nông nghiệp.
2. Đầu tư sản xuất sản phẩm, phụ tùng cơ khí phục vụ cho lắp ráp và sửa chữa máy cơ khí nông nghiệp.
3. Sản xuất các sản phẩm cơ khí phục vụ cho sản xuất, xây dựng và sinh hoạt của nhân dân (máy móc, công cụ cầm tay, bán cơ khí phục vụ sản xuất, cửa hoa, cửa xếp,...)
V. Thuỷ điện nhỏ, điện sử dụng năng lượng mới hoặc năng lượng tái tạo có công suất lắp đặt dưới 10.000KW để cung cấp điện cho nông thôn, vùng sâu, vùng xa:
1. Chế tạo máy thuỷ điện công suất dưới 10.000KW.
2. ứng dụng công nghệ sử dụng hoặc sản xuất ra thiết bị sử dụng nguồn năng lượng sinh học, năng lượng từ gió, mặt trời, địa nhiệt, thuỷ triều.
VI. Sản xuất, gia công chi tiết, bán thành phẩm và dịch vụ cho các cơ sở sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh:
1. Dich vụ công nghiệp hỗ trợ trồng cây công nghiệp phục vụ chế biến.
2. Sản phẩm phụ trợ phục vụ ngành may, sản xuất linh kiện điện tử.
3. Tái chế phế liệu, phế thải.
VII. Đầu tư vốn xây dựng kết cấu hạ tầng cho cụm, điểm công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp, làng nghề và một số hoạt động khác:
1. Xây dựng hạ tầng cho cụm, điểm CN-TTCN và làng nghề tại các huyện Cô Tô, Ba Chẽ, Bình Liêu, Hoành Bồ,Tiên Yên, Hải Hà, Đầm Hà, các xã Bắc Sơn, Hải Sơn, Vĩnh Trung, Vĩnh Thực thuộc thị xã Móng Cái.
2. Thành lập cơ sở dậy nghề, nâng cao tay nghề, truyền nghề CN- TTCN.
3. Tổ chức thành lập và hoạt động hiệp hội ngành nghề, câu lạc bộ doanh nghiệp, doanh nhân về công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp.
Các danh mục ngành nghề trên đây để lập dự án đầu tư và áp dụng chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn.
Uỷ ban Nhân dân tỉnh giao Sở Công nghiệp và các huyện, thị xã, thành phố trong quá trình thực hiện phát hiện cần thay đổi, bổ sung ngành nghề, tổng hợp báo cáo Uỷ ban Nhân dân tỉnh để xem xét quyết định./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.