ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3809/QĐ-UBND |
Thanh Hóa, ngày 07 tháng 11 năm 2022 |
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN "PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ TỈNH THANH HÓA, GIAI ĐOẠN 2022 - 2030"
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;
Căn cứ Nghị định số 109/2018/NĐ-CP ngày 29/8/2018 của Chính phủ về Nông nghiệp hữu cơ; Quyết định số 885/QĐ-TTg ngày 23/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020 - 2030;
Căn cứ Thông tư số 16/2019/TT-BNNPTNT ngày 01/11/2019 của Bộ Trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về Quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 109/2018/NĐ-CP ngày 29/8/2018 của Chính phủ về nông nghiệp hữu cơ; Quyết định số 5317/QĐ-BNN-CBTTNS ngày 28/12/2020 của Bộ Trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc ban hành Kế hoạch hành động của Bộ Nông nghiệp và PTNT triển khai Quyết định số 885/QĐ-TTg ngày 23/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020 - 2030;
Căn cứ Quyết định số 622-QĐ/TU ngày 23/7/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIX về ban hành Chương trình phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025; Kế hoạch số 93-KH/TU ngày 13/9/2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030; Chỉ thị số 10-CT/TU ngày 16/10/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn trên địa bàn tỉnh;
Căn cứ các Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh: số 2961/QĐ-UBND ngày 05/8/2021 về ban hành Danh mục sản phẩm nông nghiệp chủ lực tỉnh Thanh Hóa; số 3416/QĐ-UBND ngày 01/9/2021 về phê duyệt Đề án phát triển sản phẩm nông nghiệp chủ lực tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030;
Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 214/TTr-SNN&PTNT ngày 28/10/2022.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án "Phát triển nông nghiệp hữu cơ tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2022 - 2030", gồm những nội dung sau:
1. Phát triển nông nghiệp hữu cơ phải bám sát định hướng về phát triển nông nghiệp, nông thôn của Trung ương, của Tỉnh; phù hợp với quy hoạch tỉnh Thanh Hóa, kế hoạch sử dụng đất của địa phương.
2. Phát triển nông nghiệp hữu cơ nhằm phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, trên cơ sở lợi thế so sánh của từng vùng, từng địa phương, xuất phát từ điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, hạ tầng, điều kiện sản xuất và trình độ canh tác của người dân.
3. Phát triển nông nghiệp hữu cơ gắn liền với nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, các tiến bộ về khoa học, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, hiện đại vào sản xuất và chế biến; đồng gắn với mục tiêu bảo vệ môi trường, phát triển đa dạng sinh học, góp phần phát triển du lịch, dịch vụ.
4. Phát triển nông nghiệp hữu cơ ở các quy mô, cấp độ từ hộ gia đình, tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp nhằm tạo ra thực phẩm hữu cơ, môi trường an toàn cho người nông dân và sản phẩm hàng hóa có giá trị gia tăng cao.
5. Phát triển nông nghiệp hữu cơ phải huy động sự tham gia của các nhà quản lý, nhà khoa học, các thành phần kinh tế, đặc biệt là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình.
1. Mục tiêu chung
Phát triển sản xuất và chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ cho các loại cây trồng, vật nuôi chủ lực, lợi thế của tỉnh nhằm tạo ra sản phẩm nông nghiệp an toàn, sản phẩm hàng hóa có giá trị gia tăng cao, bền vững, thân thiện với môi trường sinh thái, gắn với kinh tế nông nghiệp tuần hoàn phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu; đẩy mạnh áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ, áp dụng các quy trình sản xuất, chế biến hữu cơ tiên tiến, hiện đại; kiểm soát tốt các nguy cơ mất an toàn thực phẩm nhằm tạo ra các sản phẩm nông nghiệp sạch, đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật VietGAP, GlobalGAP, tiêu chuẩn hữu cơ.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Đến năm 2025:
- Diện tích đất trồng trọt hữu cơ đạt khoảng trên 0,8 - 1,0% tổng diện tích đất trồng trọt với các cây trồng chủ lực: lúa, rau đậu các loại, cây ăn quả,...
- Tỷ lệ sản phẩm chăn nuôi hữu cơ đạt khoảng 1,0 - 1,5% tính trên tổng sản phẩm chăn nuôi sản xuất trong tỉnh. Các sản phẩm chăn nuôi chủ lực được ưu tiên: thịt gia súc, gia cầm, trứng, sữa, sản phẩm ong mật,…
- Diện tích nuôi trồng thủy sản hữu cơ đạt khoảng 1 - 1,2% tổng diện tích nuôi trồng thủy sản, trong đó một số loài thủy sản có giá trị kinh tế: tôm nước lợ, ngao, cá tầm, cá hồi, các loài thủy sản bản địa (cá trắm, cá chép, rươi,…).
- Đối với sản phẩm dược liệu và lâm sản ngoài gỗ từ tự nhiên, tỷ lệ sản lượng hữu cơ trên tổng sản lượng đạt khoảng 85- 90%, đối với hình thức thâm canh (sử dụng môi trường rừng để sản xuất) tỷ lệ sản lượng hữu cơ trên tổng sản lượng đạt khoảng 65 - 70%.
- Nâng cao hiệu quả của sản xuất hữu cơ trên một đơn vị diện tích; giá trị sản phẩm trên 1,0 ha đất trồng trọt và nuôi trồng thủy sản hữu cơ cao gấp 1,2 - 1,5 lần so với phi hữu cơ.
b) Đến năm 2030:
- Diện tích đất trồng trọt hữu cơ đạt khoảng 2,0% tổng diện tích đất trồng trọt với các cây trồng chủ lực: lúa, rau đậu các loại, cây ăn quả,...
- Tỷ lệ sản phẩm chăn nuôi hữu cơ đạt khoảng 2 - 3% tính trên tổng sản phẩm chăn nuôi sản xuất trong tỉnh. Các sản phẩm chăn nuôi chủ lực được ưu tiên: thịt gia súc, gia cầm, trứng, sữa, sản phẩm ong mật,…
- Diện tích nuôi trồng thủy sản hữu cơ đạt khoảng 1,5 - 3% tổng diện tích nuôi trồng thủy sản, trong đó một số loài thủy sản có giá trị kinh tế: tôm nước lợ, ngao, cá tầm, cá hồi, các loài thủy sản bản địa (cá trắm, cá chép, rươi,…).
- Đối với sản phẩm dược liệu và lâm sản ngoài gỗ từ tự nhiên, tỷ lệ sản lượng hữu cơ trên tổng sản lượng đạt khoảng 95 - 98%, đối với hình thức thâm canh (sử dụng môi trường rừng để sản xuất) tỷ lệ sản lượng hữu cơ trên tổng sản lượng đạt khoảng 80 - 85%.
- Nâng cao hiệu quả của sản xuất hữu cơ trên một đơn vị diện tích; giá trị sản phẩm trên 01 ha đất trồng trọt và nuôi trồng thủy sản hữu cơ cao gấp 1,5 - 1,8 lần so với phi hữu cơ.
1. Phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp hữu cơ
Ưu tiên lựa chọn các vùng sản xuất đã có sản phẩm chứng nhận thực hành nông nghiệp tốt, lựa chọn các loại cây trồng, vật nuôi chủ lực, có lợi thế, đáp ứng tốt nhu cầu thị trường để sản xuất theo tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ.
a) Vùng trồng trọt hữu cơ: ưu tiên phát triển các vùng sản xuất đã có sản phẩm chứng nhận VietGAP, GlobalGAP,... có điều kiện đất đai, khí hậu thuận lợi phù hợp đối tượng cây trồng chủ lực, thực hiện chuyển đổi sang sản xuất theo hướng nông nghiệp hữu cơ và phù hợp tiêu chuẩn hữu cơ.
- Đến năm 2025: vùng sản xuất lúa hữu cơ 1.485 ha; vùng sản xuất rau đậu hữu cơ 196 ha canh tác; vùng sản xuất cây ăn quả hữu cơ 515 ha; vùng sản xuất cây dược liệu hữu cơ 206 ha; ngoài ra còn các vùng cây trồng hữu cơ tập trung khác như vùng chè 60 ha, vùng sản xuất dong riềng 10 ha,…
- Đến năm 2030: vùng lúa hữu cơ 2.815 ha; vùng sản xuất rau đậu hữu cơ 377 ha canh tác; vùng sản xuất cây ăn quả hữu cơ 730 ha; vùng sản xuất cây dược liệu hữu cơ 442 ha; ngoài ra còn các vùng cây trồng hữu cơ tập trung khác như vùng chè 115 ha, vùng sản xuất dong riềng 20 ha,…
b) Vùng chăn nuôi hữu cơ: xây dựng các vùng chăn nuôi hữu cơ với các sản phẩm chủ lực như: vùng chăn nuôi lợn, vùng chăn nuôi gia cầm (gà, vịt), vùng chăn nuôi trâu, bò.
- Đến năm 2025: vùng chăn nuôi trâu hữu cơ 900 con; vùng chăn nuôi bò thịt hữu cơ 5.800 con; vùng chăn nuôi lợn hữu cơ 11.000 con; vùng chăn nuôi gà hữu cơ 50.000 con; vùng chăn nuôi vịt hữu cơ 30.000 con; ngoài ra còn các vùng chăn nuôi hữu cơ khác (nhím, dê,…) đạt khoảng 5.900 con.
- Đến năm 2030: vùng chăn nuôi trâu hữu cơ 1.100 con; vùng chăn nuôi bò thịt hữu cơ 7.400 con; vùng chăn nuôi lợn hữu cơ 19.000 con; vùng chăn nuôi gà hữu cơ 70.000 con; vùng chăn nuôi vịt hữu cơ 60.000 con; ngoài ra còn các vùng chăn nuôi hữu cơ khác (nhím, dê,…) đạt khoảng 8.000 con.
c) Vùng nuôi trồng thủy sản hữu cơ: diện tích nuôi trồng thủy sản hữu cơ đạt khoảng 805 ha năm 2025 và khoảng 1.430 ha năm 2030; trong đó phát triển một số loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế: tôm nước lợ, ngao, cá tầm, cá hồi; các loài thủy sản bản địa (cá trắm, cá chép, rươi,…).
d) Vùng sản xuất lâm nghiệp hữu cơ:
- Đối với lâm sản ngoài gỗ hữu cơ: phát triển các sản phẩm hữu cơ, như măng, nấm, rau rừng các loại (rau dớn, bò khai, rau ngót rừng, rêu núi…), các loại các loại củ, quả.... trên các diện tích rừng tre nứa, rừng hỗn giao gỗ và tre nứa,…
- Đối với dược liệu: trồng và khoanh nuôi khai thác dược liệu dưới tán rừng tự nhiên, như: ba kích, hà thủ ô đỏ, thảo quả, xá xị, sa nhân, giảo cổ lam, tam thất, một số loại sâm, quế ngọc,....
(Chi tiết có các phụ biểu kèm theo).
2. Xây dựng, thực hiện các mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ
Lựa chọn, xây dựng khoảng 40 mô hình điểm, thực hiện hỗ trợ áp dụng quy trình kỹ thuật chuyển đổi sang sản xuất theo hướng nông nghiệp hữu cơ và phù hợp tiêu chuẩn hữu cơ, gồm:
- Lĩnh vực trồng trọt, xây dựng khoảng 15 mô hình hữu cơ, gồm: mô hình sản xuất lúa, mô hình trồng cây ăn quả, mô hình sản xuất rau, mô hình sản xuất dược liệu trồng,...
- Lĩnh vực chăn nuôi, xây dựng khoảng 10 mô hình hữu cơ, gồm: mô hình chăn nuôi vịt, mô hình chăn nuôi gà thịt, mô hình chăn nuôi lợn,...
- Lĩnh vực thủy sản, xây dựng khoảng 10 mô hình hữu cơ, gồm: mô hình nuôi tôm sú quảng canh, mô hình nuôi tôm sú xen ghép cá rô phi quảng canh, mô hình nuôi tôm sú quảng canh xen ghép cá đối, mô hình nuôi cá trắm, cá chép, mô hình kết hợp lúa - rươi, mô hình sản xuất lúa - cá luân phiên,...
- Lĩnh vực lâm nghiệp, xây dựng khoảng 5 mô hình hữu cơ, gồm: mô hình trồng tre lấy măng, mô hình trồng quế ngọc, mô hình trồng sa nhân tím,...
3. Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ trong nông nghiệp hữu cơ
- Nghiên cứu xây dựng, bổ sung, hoàn thiện các quy trình kỹ thuật sản xuất nông nghiệp hữu cơ theo hướng ứng dụng công nghệ cao kết hợp với áp dụng mô hình sản xuất nông nghiệp tuần hoàn, sử dụng các chế phẩm sinh học, phân hữu cơ sinh học, các tác nhân phòng trừ sinh học thay thế cho phân bón vô cơ, thuốc bảo vệ thực vật hóa học, để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế cho người sản xuất.
- Đẩy mạnh nghiên cứu, chọn tạo các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng, đặc biệt là những loại giống có khả năng kháng sâu bệnh, phù hợp với sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh. Tăng cường cơ giới hóa đồng bộ trong các khâu sản xuất.
- Nghiên cứu, đánh giá thực trạng độ phì nhiêu đất, nhu cầu dinh dưỡng cho các cây trồng chủ lực. Bảo tồn, phục tráng, xây dựng chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể cho các giống cây trồng, vật nuôi bản địa, đặc hữu.
4. Đào tạo, tập huấn phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển nông nghiệp hữu cơ
- Đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng, nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm.
- Đào tạo tập huấn, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý hợp tác xã, doanh nghiệp, hộ sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh.
- Nâng cao năng lực cho các cán bộ, công chức thực hiện quản lý, kiểm tra giám sát, chứng nhận sản phẩm nông nghiệp hữu cơ. Nâng cao năng lực chứng nhận nông nghiệp hữu cơ cho các tổ chức chứng nhận.
5. Phát triển các tổ chức chứng nhận, hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn về nông nghiệp hữu cơ
- Hỗ trợ, tạo điều kiện để thành lập và phát triển các tổ chức chứng nhận sản phẩm nông nghiệp hữu cơ phù hợp với tiêu chuẩn Việt Nam.
- Hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất nông nghiệp hữu cơ thực hiện thủ tục cấp chứng nhận thực hành nông nghiệp tốt, tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ, chứng nhận mã số vùng trồng, vùng nuôi.
6. Chế biến, phân phối, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hữu cơ
- Xây dựng liên kết chuỗi giá trị sản phẩm hữu cơ từ sản xuất đến chế biến, tiêu thụ, ứng dụng công nghệ cao để chế biến sâu, tinh chế tạo ra sản phẩm hữu cơ có giá trị cao mang thương hiệu Thanh Hóa.
- Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, quảng bá các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ của tỉnh thông qua các kênh thông tin, triển lãm, phiên chợ, hội chợ... Khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, siêu thị thu mua, phân phối sản phẩm nông nghiệp hữu cơ tại các địa phương trong tỉnh; đồng thời, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm đến các địa phương khác trong nước.
- Tăng cường kết nối, tạo điều kiện cho doanh nghiệp, nông dân xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp hữu cơ ra nước ngoài.
7. Phát triển vật tư đầu vào phục vụ phát triển nông nghiệp hữu cơ
- Công bố công khai danh mục các vật tư đầu vào đảm bảo tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ.
- Đa dạng nguồn sản phẩm làm thức ăn chăn nuôi, thủy sản hữu cơ như các loại thức ăn xanh, ủ chua, sấy khô,… để phát triển chăn nuôi, thủy sản hữu cơ. Phát triển và sử dụng con giống, vật tư đầu vào hữu cơ trong nuôi trồng thủy sản.
1. Giải pháp thông tin, tuyên truyền về sản xuất nông nghiệp hữu cơ
- Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, nâng cao nhận thức, hiểu biết của cộng đồng về nông nghiệp hữu cơ, từng bước thay đổi nhận thức về sản xuất truyền thống, tiến đến nền nông nghiệp hữu cơ an toàn, bền vững.
- Tuyên truyền, hướng dẫn để thực thi các chính sách, pháp luật liên quan đến nông nghiệp hữu cơ, nâng cao nhận thức cho các doanh nghiệp, người sản xuất và nhà quản lý về việc tuân thủ nghiêm ngặt quy trình sản xuất, giám sát, chứng nhận nhằm thúc đẩy phát triển nông nghiệp hữu cơ.
2. Giải pháp về quy hoạch, quản lý nông nghiệp hữu cơ
2.1. Giải pháp kỹ thuật quản lý các vùng sản xuất nông nghiệp hữu cơ
- Lựa chọn, xác định các vùng sản xuất nông nghiệp hữu cơ tập trung đặc trưng, phù hợp với điều kiện sinh thái, tiềm năng phát triển và thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hữu cơ của từng vùng để khuyến khích các doanh nghiệp, các hợp tác xã và người dân có nhu cầu sản xuất sản phẩm nông nghiệp hữu cơ đầu tư vào sản xuất.
- Áp dụng các biện pháp kỹ thuật bảo vệ chất lượng vùng sản xuất, như: kỹ thuật làm đất; sử dụng phân xanh và cây che phủ đất, luân canh cây trồng phức hợp; quản lý dinh dưỡng và kiểm soát các yếu tố độc hại trong đất; đánh giá định kỳ chất lượng môi trường đất, nước trong các vùng sản xuất hữu cơ để sớm có giải pháp ngăn chặn, cải tạo trong trường hợp cần thiết.
2.2. Giải pháp về quản lý về giống, vật tư nông nghiệp hữu cơ
- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản; kiểm soát chặt chẽ chất lượng vật tư đầu vào của sản xuất hữu cơ, như: giống cây trồng, vật nuôi; thức ăn chăn nuôi, thủy sản hữu cơ; phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, chất bảo quản, chất phụ gia... ngăn chặn hàng giả, hàng kém chất lượng trên thị trường.
- Thường xuyên theo dõi, kiểm tra, giám sát chất lượng, an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh và sản phẩm đã được chứng nhận sản phẩm nông nghiệp hữu cơ theo quy định.
3. Giải pháp về cơ chế chính sách phát triển nông nghiệp hữu cơ
- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách của Trung ương, của Tỉnh đã ban hành để khuyến khích phát triển nông nghiệp hữu cơ; khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các doanh nghiệp đầu tư sản xuất, chế biến, kinh doanh, tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh, nhất là doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ sản phẩm, nhằm đảm bảo ổn định đầu ra cho sản xuất.
- Ưu tiên bố trí kinh phí thực hiện một số chính sách đặc thù hỗ trợ sản xuất sản phẩm hữu cơ theo quy định tại Điều 16 và Điều 17, Nghị định số 109/2018/NĐ-CP ngày 29/8/2018 của Chính phủ về Nông nghiệp hữu cơ.
4. Giải pháp ứng dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất hữu cơ
- Đẩy mạnh nghiên cứu, chọn tạo các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng, đặc biệt là những loại giống có khả năng kháng sâu bệnh, phù hợp với sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh.
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, sản xuất nông nghiệp hữu cơ; xây dựng các mô hình ứng dụng công nghệ trong sản xuất, chế biến, bảo quản nông sản, xử lý môi trường nhằm phát triển nông nghiệp xanh, bền vững.
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong theo dõi sự biến đổi khí hậu, nhiệt độ, môi trường, độ ẩm, các tác động ảnh hưởng đến quá trình sản xuất nông nghiệp hữu cơ.
5. Giải pháp phát triển đa dạng các hình thức tổ chức sản xuất sản phẩm hữu cơ
- Đổi mới hình thức tổ chức sản xuất theo hướng tăng cường liên kết giữa những hộ sản xuất liền kề để cùng nhau tạo ra vùng sản xuất nông nghiệp hữu cơ đủ lớn, sản phẩm có chất lượng đồng đều, giá thành cạnh tranh.
- Mở rộng liên kết giữa doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác và hộ nông dân theo chuỗi giá trị từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ nông sản hữu cơ; trong đó, doanh nghiệp, hợp tác xã giữ vai trò nòng cốt, định hướng sản xuất, ứng dụng và chuyển giao khoa học - công nghệ, hỗ trợ đầu vào và thu mua sản phẩm của hộ nông dân, xây dựng thương hiệu nông sản; nông dân là chủ thể xây dựng, phát triển vùng sản xuất nông nghiệp hữu cơ.
- Xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ, mô hình chuỗi giá trị đối với một số sản phẩm chủ lực, sản phẩm có lợi thế của tỉnh để giới thiệu, khuyến khích các hộ sản xuất nông nghiệp tham gia học tập, làm theo.
- Hỗ trợ và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác xây dựng dựng thương hiệu sản phẩm, xây dựng chỉ dẫn địa lý, đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, tăng cường năng lực cạnh tranh cho các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ, sản phẩm OCOP.
1. Nguồn vốn
- Vốn xã hội hóa của các doanh nghiệp, nguồn tài trợ, viện trợ, nguồn huy động hợp pháp khác từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
- Vốn ngân sách thông qua việc hỗ trợ các dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt (xây dựng các mô hình; đào tạo tập huấn, tư vấn kỹ thuật), hỗ trợ chi phí cấp Giấy chứng nhận sản phẩm phù hợp TCVN về nông nghiệp hữu cơ từ nguồn vốn lồng ghép thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình phát triển kinh tế - xã hội, kinh phí khoa học công nghệ, khuyến nông, các dự án ODA và chương trình khoa học và công nghệ khác có liên quan và các cơ chế, chính sách đã ban hành.
- Các nguồn vốn hợp pháp khác.
2. Quản lý, sử dụng kinh phí: việc quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện các nhiệm vụ của đề án áp dụng theo quy định pháp luật về ngân sách nhà nước và các quy định có liên quan.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan tổ chức tuyên truyền, phổ biến, tập huấn, hướng dẫn thực hiện các nội dung Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2022 -2030 theo đúng nội dung được phê duyệt.
- Hằng năm, căn cứ vào nhu cầu, đăng ký xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ của các địa phương, các cơ sở (doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại, hộ gia đình, nhóm hộ sản xuất) trên địa bàn tỉnh, tổng hợp, xây dựng dự toán chi tiết gửi Sở Tài chính thẩm định, trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt để triển khai thực hiện.
- Phối hợp với Sở Công Thương trong công tác xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm tại các mô hình; triển khai các nội dung thông tin, tuyên truyền, quảng bá sản phẩm nông nghiệp đạt chứng nhận hữu cơ của tỉnh.
- Tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá, định kỳ hằng năm báo cáo Bộ Nông nghiệp và PTNT, Ủy ban nhân dân tỉnh kết quả triển khai thực hiện Đề án.
2. Sở Tài chính: chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị liên quan tham mưu cân đối, bố trí kinh phí thực hiện các cơ chế, chính sách, chương trình để thực hiện Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2022 - 2030.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư: phối hợp với các ngành, đơn vị liên quan trong việc lồng ghép các nguồn vốn từ các Chương trình MTQG và các chương trình, đề án khác trên địa bàn để thực hiện các nhiệm vụ của Đề án theo quy định của Luật Đầu tư công. Hướng dẫn, tạo điều kiện để các doanh nghiệp thực hiện các thủ tục đầu tư các dự án vào lĩnh vực nông nghiệp hữu cơ.
4. Sở Khoa học và Công nghệ: chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình cấp có thẩm quyền xem xét phê duyệt các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển nông nghiệp hữu cơ trong các chương trình khoa học và công nghệ; thúc đẩy hợp tác trong nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ phục vụ sản xuất vật tư đầu vào cho sản xuất nông nghiệp hữu cơ; hỗ trợ, hướng dẫn các cơ sở sản xuất thủ tục đăng ký sở hữu trí tuệ sản phẩm, hướng dẫn ghi nhãn hàng hóa, đăng ký mã số mã vạch, truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông nghiệp hữu cơ,…
5. Sở Công Thương: chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị liên quan, đẩy mạnh hoạt động khuyến công hỗ trợ phát triển sản xuất; xúc tiến thương mại, quảng bá các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ; kết nối, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm hữu cơ trong và ngoài nước thông qua các kênh phân phối, các hội nghị kết nối cung - cầu.
6. Sở Tài nguyên và Môi trường: chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan xác định diện tích đất nông nghiệp (trong đó, có các vùng nông nghiệp hữu cơ) được phân bổ chỉ tiêu trong quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh làm căn cứ giao đất, cho thuê đất thực hiện các dự án phát triển nông nghiệp hữu cơ.
7. Các sở, ban, ngành liên quan: căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao tích cực, chủ động phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo, triển khai thực hiện các nội dung của Đề án, đảm bảo hoàn thành mục tiêu đề ra.
8. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Thanh Hóa và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh: tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên, các tầng lớp Nhân dân tích cực tham gia phát triển sản xuất, kinh doanh các sản phẩm nông nông nghiệp hữu cơ; kịp thời biểu dương, nhân rộng các điển hình tiên tiến, mô hình hay, kinh nghiệm tốt trong sản xuất, kinh doanh các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh; phát huy vai trò trong quá trình thực hiện công tác giám sát, phản biện xã hội trong việc thực hiện các chính sách phát triển nông nghiệp hữu cơ của tỉnh.
9. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
- Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện Đề án cụ thể đến từng sản phẩm nông nghiệp hữu cơ; trong đó, xác định rõ vị trí, quy mô, giá trị, thương hiệu, định hướng thị trường tiêu thụ sản phẩm; đồng thời, phát triển các sản phẩm chủ lực, có lợi thế của địa phương gắn với Chương trình mỗi xã một sản phẩm.
- Triển khai rà soát, điều chỉnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng tập trung phát triển cây trồng, vật nuôi của địa phương, có khả năng phát triển nông nghiệp hữu cơ phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng, điều kiện canh tác và nhu cầu thị trường; nghiên cứu, xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ và các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển phù hợp, hiệu quả.
- Vận dụng linh hoạt cơ chế, chính sách của tỉnh để khuyến khích đầu tư phù hợp với tiềm năng, lợi thế và nhu cầu của địa phương để thu hút vốn đầu tư xã hội cho phát triển nông nghiệp hữu cơ.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT và các sở, ngành triển khai thực hiện các nội dung của Đề án trên địa bàn quản lý.
Điều 3. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư; Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ, Công Thương; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
DANH MỤC CÁC MÔ HÌNH THÍ ĐIỂM TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ
ÁN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ TỈNH THANH HÓA, GIAI ĐOẠN 2022 - 2030
(Kèm theo Quyết định số 3809/QĐ-UBND ngày 07 tháng 11 năm 2022 của Chủ tịch
Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa)
TT |
Tên mô hình |
Quy mô |
Địa điểm |
Đơn vị chủ trì |
Đơn vị phối hợp |
Đơn vị tham gia thực hiện |
I |
Mô hình sản xuất hữu cơ trong lĩnh vực trồng trọt |
|||||
1 |
Mô hình sản xuất lúa hữu cơ |
10 - 20 ha/mô hình |
Thiệu Hóa, Thọ Xuân, Quan Hóa, Mường Lát, Thường Xuân |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
UBND các huyện |
Doanh nghiệp, HTX, HGĐ trên địa bàn |
2 |
Mô hình sản xuất cây ăn quả hữu cơ |
Trên 10 ha/mô hình |
Thọ Xuân, Thạch Thành, Ngọc Lặc, Như Xuân |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
UBND các huyện |
Doanh nghiệp, HTX, HGĐ trên địa bàn |
3 |
Mô hình sản xuất rau hữu cơ |
5.000 - 10.000 m2/mô hình |
Hoằng Hóa, Đông Sơn, Bá Thước, Thiệu Hóa |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
UBND các huyện |
Doanh nghiệp, HTX, HGĐ trên địa bàn |
4 |
Mô hình sản xuất dược liệu trồng hữu cơ |
02 - 03 ha/mô hình |
Vĩnh Lộc, Triệu Sơn |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
UBND các huyện |
Doanh nghiệp, HTX, HGĐ trên địa bàn |
II |
Mô hình sản xuất hữu cơ trong lĩnh vực chăn nuôi |
|||||
1 |
Mô hình chăn nuôi vịt hữu cơ đặc sản |
1.000 - 2.000 con/mô hình |
Bá Thước, Quan Sơn, Mường Lát |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
UBND các huyện |
Doanh nghiệp, HTX, HGĐ trên địa bàn |
2 |
Mô hình chăn nuôi gà thịt hữu cơ |
2.000 - 3.000 con/mô hình |
Thọ Xuân, Vĩnh Lộc, Yên Định |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
UBND các huyện |
Doanh nghiệp, HTX, HGĐ trên địa bàn |
3 |
Mô hình chăn nuôi lợn hữu cơ |
100 - 120 con/mô hình |
Các huyện miền núi |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
UBND các huyện |
Doanh nghiệp, HTX, HGĐ trên địa bàn |
III |
Mô hình sản xuất hữu cơ trong lĩnh vực thủy sản |
|||||
1 |
Mô hình nuôi tôm sú quảng canh hữu cơ |
02 - 03 ha/mô hình |
Các huyện ven biển |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
UBND các huyện |
Doanh nghiệp, HTX, HGĐ trên địa bàn |
2 |
Mô hình nuôi tôm sú xen ghép cá rô phi quảng canh hữu cơ |
03 -05 ha/mô hình |
Các huyện ven biển |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
UBND các huyện |
Doanh nghiệp, HTX, HGĐ trên địa bàn |
3 |
Mô hình nuôi tôm sú quảng canh xen ghép cá đối hữu cơ |
03 -05 ha/mô hình |
Các huyện ven biển |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
UBND các huyện |
Doanh nghiệp, HTX, HGĐ trên địa bàn |
4 |
Mô hình nuôi cá trắm, cá chép hữu cơ |
01 - 1,5 ha/mô hình |
Quan Sơn, Thọ Xuân, Thiệu Hóa |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
UBND các huyện |
Doanh nghiệp, HTX, HGĐ trên địa bàn |
5 |
Mô hình kết hợp lúa - rươi hữu cơ |
05 - 10 ha/mô hình |
Nông Cống, Quảng Xương |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
UBND các huyện |
Doanh nghiệp, HTX, HGĐ trên địa bàn |
6 |
Mô hình sản xuất lúa - cá luân phiên hữu cơ |
35 - 50 ha/mô hình |
Hà Trung, Nông Cống |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
UBND các huyện |
Doanh nghiệp, HTX, HGĐ trên địa bàn |
IV |
Mô hình sản xuất hữu cơ trong lĩnh vực lâm nghiệp |
|||||
1 |
Mô hình trồng tre lấy măng hữu cơ |
05 - 10 ha/mô hình |
Bá Thước, Lang Chánh |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
UBND các huyện |
Doanh nghiệp, HTX, HGĐ trên địa bàn |
2 |
Mô hình trồng quế ngọc hữu cơ |
03 - 05 ha/mô hình |
Thường Xuân |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
UBND các huyện |
Doanh nghiệp, HTX, HGĐ trên địa bàn |
3 |
Mô hình trồng sa nhân tím hữu cơ |
03 - 05 ha/mô hình |
Bá Thước, Cẩm Thủy |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
UBND các huyện |
Doanh nghiệp, HTX, HGĐ trên địa bàn |
LỰA CHỌN PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ TRONG
LĨNH VỰC TRỒNG TRỌT TỈNH THANH HÓA, GIAI ĐOẠN 2022 - 2030
(Kèm theo Quyết định số 3809/QĐ-UBND ngày 07 tháng 11 năm 2022 của Chủ tịch Ủy
ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa)
Đơn vị tính: ha
TT |
Nội dung |
Đến năm 2025 |
Đến năm 2030 |
||||||||||
Tổng |
Lúa |
Rau các loại |
Cây ăn quả |
Dược liệu trồng |
Cây khác |
Tổng |
Lúa |
Rau các loại |
Cây ăn quả |
Dược liệu trồng |
Cây khác |
||
|
Tổng |
2.487 |
1.485 |
196 |
515 |
206 |
86,5 |
4.500 |
2.815 |
377 |
730 |
442 |
135,5 |
1 |
TX. Bỉm Sơn |
9 |
|
9 |
|
|
|
13 |
|
13 |
|
|
|
2 |
TX. Nghi Sơn |
4 |
|
4 |
|
|
|
4 |
|
4 |
|
|
|
3 |
Đông Sơn |
10 |
|
10 |
|
|
|
15 |
|
15 |
|
|
|
4 |
Quảng Xương |
247 |
230 |
17 |
|
|
|
583 |
540 |
43 |
|
|
|
5 |
Nga Sơn |
3 |
2 |
2 |
|
|
|
16 |
10 |
6 |
|
|
|
6 |
Hậu Lộc |
21 |
10 |
8 |
3 |
|
|
42 |
20 |
17 |
5 |
|
|
7 |
Hoằng Hóa |
15 |
|
15 |
|
|
|
25 |
|
25 |
|
|
|
8 |
Nông Cống |
30 |
30 |
|
|
|
|
51 |
50 |
1 |
|
|
|
9 |
Triệu Sơn |
112 |
50 |
9 |
|
3 |
50 |
450 |
300 |
30 |
|
20 |
100 |
10 |
Thọ Xuân |
68 |
50 |
5 |
10 |
3 |
|
135 |
100 |
10 |
20 |
5 |
|
11 |
Thiệu Hóa |
148 |
145 |
3 |
|
|
|
214 |
195 |
9 |
10 |
|
|
12 |
Yên Định |
350 |
200 |
50 |
100 |
|
|
770 |
500 |
70 |
200 |
|
|
13 |
Vĩnh Lộc |
86 |
49 |
17 |
|
20 |
|
220 |
149 |
21 |
|
50 |
|
14 |
Hà Trung |
350 |
350 |
|
|
|
|
382 |
350 |
10 |
|
22 |
|
15 |
Thạch Thành |
21 |
10 |
6 |
5 |
|
|
36 |
20 |
11 |
5 |
|
|
16 |
Cẩm Thủy |
40 |
30 |
|
|
|
10 |
60 |
40 |
|
|
|
20 |
17 |
Ngọc Lặc |
411 |
|
|
240 |
155 |
16 |
532 |
|
|
237 |
295 |
|
18 |
Như Thanh |
4,5 |
4 |
|
|
|
0,5 |
6,5 |
6 |
|
|
|
0,5 |
19 |
Như Xuân |
15 |
|
|
10 |
|
5 |
25 |
|
|
20 |
|
5 |
20 |
Thường Xuân |
12 |
|
|
12 |
|
|
15 |
|
|
15 |
|
|
21 |
Lang Chánh |
60 |
20 |
10 |
30 |
|
|
75 |
30 |
15 |
30 |
|
|
22 |
Bá Thước |
10 |
|
10 |
|
|
|
30 |
|
30 |
|
|
|
23 |
Quan Hóa |
30 |
30 |
|
|
|
|
80 |
80 |
|
|
|
|
24 |
Quan Sơn |
70 |
25 |
5 |
10 |
25 |
5 |
175 |
65 |
20 |
30 |
50 |
10 |
25 |
Mường Lát |
361 |
250 |
16 |
95 |
|
|
546 |
360 |
28 |
158 |
|
|
LỰA CHỌN PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ TRONG
LĨNH VỰC CHĂN NUÔI TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2022 - 2030
(Kèm theo Quyết định số 3809/QĐ-UBND ngày 07 tháng 11 năm 2022 của Chủ tịch Ủy
ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa)
Đơn vị tính: con
T T |
Nội dung |
Đến năm 2025 |
Đến năm 2030 |
||||||||||
Lợn |
Bò thịt |
Trâu |
Gà |
Vịt |
Con khác |
Lợn |
Bò thịt |
Trâu |
Gà |
Vịt |
Con khác |
||
|
Toàn tỉnh |
11.000 |
5.800 |
900 |
50.000 |
30.000 |
5.900 |
19.000 |
7.400 |
1.100 |
70.000 |
60.000 |
8.0000 |
1 |
Quảng Xương |
1.000 |
30 |
|
2.000 |
3.000 |
|
1.820 |
40 |
|
2.500 |
8.000 |
|
2 |
Hậu Lộc |
170 |
655 |
120 |
|
|
550 |
200 |
655 |
120 |
|
|
600 |
3 |
Thiệu Hóa |
200 |
|
|
|
|
|
1.700 |
|
|
10.000 |
|
|
4 |
Thọ Xuân |
330 |
|
|
1.350 |
|
|
450 |
|
|
4.000 |
|
|
5 |
Vĩnh Lộc |
1.700 |
|
|
|
|
|
2.700 |
|
|
|
|
|
6 |
Thạch Thành |
450 |
|
|
|
|
|
1.000 |
|
|
|
|
|
7 |
Cẩm Thủy |
350 |
250 |
780 |
|
|
650 |
600 |
410 |
980 |
|
|
1.000 |
8 |
Ngọc Lặc |
40 |
15 |
|
12.700 |
|
400 |
50 |
40 |
|
1.500 |
|
400 |
9 |
Như Thanh |
750 |
1.060 |
|
|
|
4.300 |
1.300 |
1.550 |
|
|
|
6.000 |
10 |
Như Xuân |
|
|
|
|
5.000 |
|
|
|
|
|
10.000 |
|
11 |
Lang Chánh |
1.200 |
|
|
2.500 |
400 |
|
1.500 |
|
|
3.500 |
9.500 |
|
12 |
Bá Thước |
|
|
|
12.500 |
14.500 |
|
|
|
|
17.000 |
21.500 |
|
13 |
Quan Hóa |
1.400 |
|
|
|
|
|
1.600 |
|
|
|
|
|
14 |
Quan Sơn |
810 |
|
|
3.500 |
4.000 |
|
2.460 |
|
|
5.200 |
6.000 |
|
15 |
Mường Lát |
2.600 |
3.790 |
|
15.450 |
3.100 |
|
3.620 |
4.705 |
|
26.300 |
5.000 |
|
LỰA CHỌN PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ TRONG
LĨNH VỰC THỦY SẢN TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2022 - 2030
(Kèm theo Quyết định số 3809/QĐ-UBND ngày 07 tháng 11 năm 2022 của Chủ tịch Ủy
ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa)
Đơn vị tính: ha
TT |
Nội dung |
Đến năm 2025 |
Đến năm 2030 |
||||||||||
Tổng |
Tôm |
Cá |
Rươi |
Ngao |
Con khác |
Tổng |
Tôm |
Cá |
Rươi |
Ngao |
Con khác |
||
|
Toàn tỉnh |
805 |
81 |
508,5 |
46 |
160 |
9,5 |
1.430 |
177 |
533,5 |
136 |
568 |
15,5 |
1 |
Quảng Xương |
30 |
|
|
30 |
|
|
100 |
|
|
100 |
|
|
2 |
Nga Sơn |
2 |
2 |
|
|
|
|
24 |
4 |
|
20 |
|
|
3 |
Hậu Lộc |
206 |
44 |
|
|
160 |
2 |
675 |
103 |
|
|
568 |
4 |
4 |
Hoằng Hóa |
35 |
35 |
|
|
|
|
70 |
70 |
|
|
|
|
5 |
Quan Sơn |
1,5 |
|
1,5 |
|
|
|
1,5 |
|
1,5 |
|
|
|
6 |
Vĩnh Lộc |
13 |
|
13 |
|
|
|
26 |
|
26 |
|
|
|
7 |
Hà Trung |
350 |
|
350 |
|
|
|
350 |
|
350 |
|
|
|
8 |
TX. Nghi Sơn |
13 |
|
13 |
|
|
|
13 |
|
13 |
|
|
|
9 |
TX. Bỉm Sơn |
5 |
|
5 |
|
|
|
8 |
|
8 |
|
|
|
11 |
Thiệu Hóa |
1 |
|
1 |
|
|
|
5 |
|
5 |
|
|
|
12 |
Thọ Xuân |
5 |
|
5 |
|
|
|
10 |
|
10 |
|
|
|
13 |
Cẩm Thủy |
120 |
|
120 |
|
|
|
120 |
|
120 |
|
|
|
14 |
Như Thanh |
5 |
|
|
|
|
5 |
6 |
|
|
|
|
6 |
15 |
Như Xuân |
2 |
|
|
|
|
2,0 |
5 |
|
|
|
|
5 |
16 |
Lang Chánh |
0,5 |
|
|
|
|
0,5 |
0,5 |
|
|
|
|
0,5 |
17 |
Nông Cống |
16,0 |
|
|
16 |
|
|
16 |
|
|
16 |
|
|
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.