ỦY BAN NHÂN DÂN
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 380/QĐ-UBND |
Gia Lai, ngày 29 tháng 6 năm 2021 |
BAN HÀNH KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH GIA LAI GIAI ĐOẠN 2021-2025
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2019;
Căn cứ Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Gia Lai lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020-2025;
Căn cứ Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025;
Căn cứ Chương trình số 43-CTr/TU ngày 26/6/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn;
Căn cứ Quyết định số 525/QĐ-UBND ngày 04/8/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các sở: Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Kế hoạch và Đầu tư; Tài chính; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các thành viên Ban Chỉ đạo Phát triển du lịch của tỉnh chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH GIA LAI GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
(Kèm theo Quyết định số: 380/QĐ-UBND ngày 29/6/2021 của Ủy ban nhân dân
tỉnh Gia Lai)
- Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn;
- Quyết định số 147/QĐ-TTg ngày 22/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030;
- Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Gia Lai lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020-2025;
- Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XV trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020-2025;
- Chương trình số 43-CTr/TU ngày 26/6/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn;
- Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh 5 năm giai đoạn 2021-2025;
- Quyết định số 525/QĐ-UBND ngày 04/8/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”;
- Kế hoạch số 346/KH-UBND ngày 18/02/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh về Phát triển du lịch cụm huyện, thị xã: An Khê, Đak Pơ, Kbang, Kông Chro giai đoạn 2019-2023;
- Quyết định số 26/QĐ-UBND ngày 20/01/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai về phê duyệt Đề án “Xây dựng thành phố Pleiku theo hướng đô thị thông minh giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030”;
- Kế hoạch số 77/KH-UBND ngày 08/02/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai về ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Xây dựng thành phố Pleiku theo hướng đô thị thông minh giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030”.
1. Mục tiêu chung
Phấn đấu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng, đóng góp cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng phát triển dịch vụ; phát huy lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, văn hoá truyền thống và hệ sinh thái nông nghiệp để phát triển các loại hình du lịch: Du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn, du lịch văn hóa - lịch sử; phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, chất lượng hiệu quả, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quảng bá, xúc tiến du lịch; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch.
2. Mục tiêu cụ thể
- Phấn đấu đến năm 2025 đạt 1,7 triệu lượt khách, tốc độ tăng trưởng lượt khách bình quân đạt 16,8%, tổng doanh thu du lịch đến năm 2025 đạt 900 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân là 18,6%. Ngày lưu trú bình quân đạt 2 ngày, chi bình quân 1,55 triệu đồng/khách/ngày. Tạo việc làm cho 3.000 lao động trực tiếp.
- Tập trung thu hút đầu tư vào các dự án du lịch, có ít nhất 02 dự án khách sạn tiêu chuẩn 04-5 sao và 03-05 dự án khu du lịch, khu vui chơi giải trí đi vào hoạt động để thu hút khách du lịch. Trước mắt tập trung vào một số dự án trọng điểm: Dự án sân Golf Đak Đoa, Khu phố đi bộ - Chợ đêm Hội Phú, Khu du lịch sinh thái thác Phú Cường.
- Xây dựng thành phố Pleiku là điểm đến du lịch trọng điểm của tỉnh, đảm bảo các điều kiện tốt nhất về môi trường xanh-sạch-đẹp, an ninh-an toàn và thân thiện, phấn đấu thành đô thị thông minh.
- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch trên cơ sở cải thiện trình độ chuyên môn, ngoại ngữ của đội ngũ lao động, đáp ứng nhu cầu phát triển và hội nhập kinh tế hiện nay.
- Nâng cao năng lực, hiệu quả trong quản lý Nhà nước về phát triển du lịch, góp phần thúc đẩy tăng trưởng, nâng cao năng lực cạnh tranh du lịch của tỉnh.
III. NHIỆM VỤ CỤ THỂ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Tiếp tục nâng cao nhận thức, đổi mới tư duy về phát triển du lịch
a) Nội dung
- Tiếp tục quán triệt, tuyên truyền Chương trình 43-CTr/TU ngày 26 tháng 6 năm 2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16 tháng 01 năm 2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn; Nghị quyết số 108/2019/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh Quy định một số chính sách hỗ trợ về đầu tư du lịch, hoạt động xúc tiến du lịch và phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh; các địa phương xác định vai trò trách nhiệm trong việc định hướng xây dựng sản phẩm cụ thể, loại hình du lịch phù hợp của mỗi địa phương để có kế hoạch triển khai hiệu quả;
- Xác định thành phố Pleiku là trung tâm du lịch của tỉnh Gia Lai, đảm bảo các điều kiện về dịch vụ tốt nhất để đón khách; chú trọng loại hình du lịch nghỉ dưỡng, du lịch MICE (hội nghị, hội thảo, sự kiện…);
- Vận động các doanh nghiệp kinh doanh du lịch và người dân địa phương tích cực tham gia giữ gìn an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, tăng cường nếp sống văn minh, lịch sự, tôn trọng pháp luật, có thái độ cởi mở, chân thành đối với khách du lịch.
b) Các bước thực hiện
- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông xây dựng kế hoạch tuyên truyền về các chủ trương, định hướng phát triển du lịch của tỉnh và các địa phương.
- UBND các huyện, thị xã, thành phố chủ động tổ chức các khóa bồi dưỡng kiến thức, tập huấn về môi trường, tài nguyên du lịch cho người dân, doanh nghiệp nhằm nâng cao nhận thức về bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch; đảm bảo các điều kiện nhà vệ sinh du lịch trên địa bàn; an ninh an toàn cho du khách, vệ sinh an toàn thực phẩm.
c) Thời gian thực hiện: Hằng năm các đơn vị liên quan triển khai thực hiện.
2. Phát triển các sản phẩm du lịch
2.1. Phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng
2.1.1. Đôn đốc nhà đầu tư triển khai các hạng mục của các dự án khu điểm du lịch đã có nhà đầu tư, hoàn thiện dịch vụ, sản phẩm của điểm đến để thu hút khách du lịch
a) Nội dung
- Khu du lịch sinh thái thác Phú Cường: Công ty Cổ phần Phú Hưng Thịnh (Gia Lai) có trách nhiệm đầu tư các hạng mục đã đăng ký trong dự án đầu tư, đảm bảo hoàn thiện Khu du lịch thác Phú Cường theo đúng tiến độ đã cam kết, nhanh chóng đưa vào khai thác, tạo điểm tham quan hấp dẫn của tỉnh. Điều chỉnh quy hoạch, xin giấy phép xây dựng từ quy hoạch chi tiết.
- Dự án sân Golf Đak Đoa: Công ty CP Tập đoàn FLC là nhà đầu tư thực hiện dự án, đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư, thời gian hoàn thành dự án đến năm 2024.
b) Các bước thực hiện
- Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan đôn đốc nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ triển khai các hạng mục tiếp theo đã được quy hoạch và đã được UBND tỉnh quyết định chủ trương đầu tư đảm bảo theo quy định sớm hoàn thành toàn bộ phương án, đưa vào sử dụng, thu hút khách tham quan.
- Công ty Cổ phần Phú Hưng Thịnh (Gia Lai), Công ty CP Tập đoàn FLC triển khai thực hiện dự án theo quy hoạch đã được duyệt.
c) Thời gian thực hiện: Từ năm 2021-2022.
2.1.2. Đôn đốc hoàn thành việc phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 để đủ cơ sở lựa chọn nhà đầu tư đối với các dự án đã có nhà đầu tư đăng ký, khảo sát
a) Nội dung
- Khu du lịch Biển hồ - Chư Đang Ya: Tiến hành hoàn thành quy hoạch chi tiết theo quy mô khu du lịch quốc gia, tiếp tục các bước tiếp theo về thu hút đầu tư dự án.
- Dự án Khu du lịch Hồ Ia Băng: Hoàn thành thủ tục lựa chọn nhà đầu tư.
- Dự án Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Ia Ly: Hoàn thành thủ tục lựa chọn nhà đầu tư.
- Dự án Lòng hồ thuỷ điện Sê San 4-thác Mơ (huyện Iagrai): Nhà đầu tư đăng ký khảo sát, lập hồ sơ.
b) Các bước thực hiện
- Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư thực hiện dự án; phối hợp với các Sở, ngành liên quan để tham mưu UBND tỉnh triển khai các thủ tục lựa chọn nhà đầu tư, triển khai dự án theo quy định.
- Sở Xây dựng hướng dẫn, đôn đốc các địa phương nhanh chóng hoàn tất các thủ tục phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 theo thẩm quyền.
- UBND huyện Chư Păh triển khai quy hoạch khu vực trồng hoa dã quỳ trên núi lửa Chư Đang Ya và khu vực tại biểu tượng núi lửa để tạo cảnh quan thu hút khách tham quan; quản lý cá nhân, doanh nghiệp tham gia tổ chức các hoạt động du lịch tại địa bàn, đảm bảo theo quy định, bảo vệ môi trường và an ninh, an toàn cho du khách.
c) Thời gian thực hiện: Năm 2021 hoàn thành thủ tục, sau đó triển khai đầu tư dự án theo tiến độ.
2.1.3. Các dự án chưa có nhà đầu tư đăng ký, tiến hành các hoạt động xúc tiến, kêu gọi đầu tư
a) Nội dung
Đẩy nhanh hoạt động xúc tiến đầu tư, kêu gọi doanh nghiệp đầu tư vào các dự án: Dự án Đồi thông Hà Tam (huyện Đak Pơ), Vườn quốc gia Kon Ka Kinh (huyện Mang Yang), lòng hồ Ayun Hạ (huyện Phú Thiện), Hồ Diên Hồng (thành phố Pleiku), Khu phố đi bộ - Chợ đêm Hội Phú (Phường Hội Thương, phường Phù Đổng, thành phố Pleiku).
b) Các bước thực hiện
Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tổ chức các hoạt động về giới thiệu dự án, khảo sát thực địa, hỗ trợ thông tin, tư vấn thủ tục đối với các nhà đầu tư.
c) Thời gian thực hiện: Thực hiện hàng năm.
2.2.1. Hình thành các mô hình du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn
a) Nội dung
Trên cơ sở lợi thế tiềm năng về văn hoá bản địa, ngành nghề thủ công truyền thống, sản xuất rau, hoa và cây ăn quả… trong việc kết hợp với chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP). Các địa phương có khả năng khai thác loại hình này: Huyện Kbang, Mang Yang, Đak Đoa, Phú Thiện, Ayun Pa, Krông Pa, Ia Grai, Đak Pơ… lựa chọn thôn làng tiêu biểu, hội tụ những yếu tố về văn hoá, sản phẩm địa phương, cơ sở vật chất, hạ tầng phù hợp để xây dựng mô hình phát triển.
b) Các bước thực hiện
- UBND các huyện, thị xã, thành phố: Chủ động xây dựng kế hoạch phát triển sản phẩm riêng, lựa chọn những mô hình phù hợp với điều kiện về tài nguyên và cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật để sớm hình thành sản phẩm cụ thể và đưa vào sử dụng.
- Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính, các địa phương, Hiệp hội Du lịch tiến hành khảo sát, hướng dẫn địa phương xây dựng mô hình, vận dụng nguồn kinh phí của các chương trình để hỗ trợ các địa phương phát triển sản phẩm.
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Công thương, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch hỗ trợ cho các địa phương thực hiện các chương trình OCOP, gắn kết sản phẩm nông sản với dịch vụ du lịch trong việc hình thành mô hình du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng.
c) Thời gian thực hiện: Hàng năm.
2.2.2. Duy trì các sự kiện văn hóa, du lịch, thể thao thường xuyên nhằm thu hút khách đến tham quan
a) Nội dung
Hàng năm tổ chức các sự kiện: Liên hoan văn hóa cồng chiêng; Lễ hội Hoa Dã quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya (huyện Chư Păh); Lễ kỷ niệm chiến thắng Ngọc hồi Đống đa và Hội cầu huê vào ngày mồng 4 tháng giêng âm lịch, Lễ hội Dâu da đỏ (thị xã An Khê); Lễ cầu mưa của Yang Pơtao Apui (huyện Phú Thiện); Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô (huyện Ia Grai); Ngày hội Du lịch huyện Kbang (huyện Kbang); Lễ hội Hoa Muồng vàng (huyện Chư Prông) và Chợ phiên cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh (huyện Đức Cơ)…
b) Các bước thực hiện
- UBND các huyện, thị xã, thành phố: Chú trọng công tác tổ chức lễ hội, sự kiện trên địa bàn, đảm bảo nội dung ngày càng phong phú, hấp dẫn, đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch và người dân tham gia sự kiện.
- Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh hỗ trợ tuyên truyên, quảng bá các sự kiện, kết nối doanh nghiệp để thu hút khách đến Gia Lai.
c) Thời gian thực hiện: Hàng năm.
2.3. Phát triển du lịch văn hoá-lịch sử
Trên cơ sở trùng tu, bảo quản và phát huy các di tích văn hoá-lịch sử, kết hợp khai thác chương trình du lịch văn hoá, lịch sử.
a) Nội dung
- Xây dựng đề án đề nghị xếp hạng di tích Tây Sơn Thượng đạo thành di tích cấp quốc gia đặc biệt.
- Kết nối các điểm di tích như Nhà lao Pleiku, Quần thể di tích Tây Sơn- Thượng đạo (UBND thị xã An Khê thực hiện dự án bảo tồn, tôn tạo di tích); di tích sơ kỳ Đá cũ Rộc Tưng, Khu di tích địa cách mạng Khu 10, Chiến thắng Pleime, Di tích chiến thắng Đak Pơ, Di tích Plei Ơi… hình thành chương trình du lịch chuyên đề về văn hoá-lịch sử.
b) Các bước thực hiện
- Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND thị xã An Khê và các địa phương liên quan hoàn chỉnh hồ sơ xếp hạng di tích Tây Sơn Thượng đạo thành di tích cấp quốc gia đặc biệt trình cấp có thẩm quyền.
- Hiệp hội Du lịch phối hợp với Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch khảo sát, xây dựng các tour du lịch kết hợp để quảng bá đến du khách.
c) Thời gian thực hiện: Hàng năm.
3. Phát triển kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch
a) Nội dung
- Tập trung nguồn lực đầu tư hạ tầng giao thông, điện, nước tại các cụm du lịch, khu vực động lực phát triển du lịch: Khu du lịch Biển Hồ-Chư Đang Ya, Quần thể di tích Tây Sơn-Thượng đạo, Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, Khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng, các điểm du lịch văn hoá, du lịch cộng đồng… Hàng năm rà soát tài nguyên du lịch của các địa phương (tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên văn hóa), đánh giá khả năng khai thác và giá trị phát triển du lịch để có kế hoạch quy hoạch, định hướng phát triển đảm bảo tính khả thi, sử dụng hiệu quả nguồn vốn hạ tầng du lịch.
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực du lịch, triển khai 02 dự án “Cổng thông tin và ứng dụng du lịch thông minh phục vụ du khách trên thiết bị di động tích hợp bản đồ số” và “Kết nối cơ sở dữ liệu ngành du lịch, hệ thống thông tin tiếp thị điểm đến, bản đồ các cơ sở văn hóa-du lịch-nhà hàng-khách sạn” hỗ trợ khách du lịch, phát triển điểm đến du lịch thông minh, đồng thời phục vụ cho công tác quản lý nhà nước và xúc tiến, quảng bá du lịch; hoàn thiện hệ thống thống kê du lịch, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu ngành du lịch, kết nối với hệ thống cơ sở dữ liệu của tỉnh.
- Đầu tư, nâng cấp trang thiết bị trong hệ thống cơ sở dịch vụ du lịch, đặc biệt đối với hệ thống cơ sở lưu trú, tăng số lượng khách sạn cao cấp (4-5 sao); tăng cường ứng dụng công nghệ xanh, sạch trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ và cơ sở lưu trú du lịch, đảm bảo nâng cao chất lượng dịch vụ trong chuỗi giá trị sản phẩm du lịch.
- Triển khai xây dựng “Nhà vệ sinh du lịch” tại các khu, điểm du lịch và những nơi công cộng.
b) Các bước thực hiện
- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan và các địa phương rà soát, tổng hợp, đề xuất nhu cầu đầu tư hạ tầng phục vụ phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh. Phối hợp với Hiệp hội Du lịch của tỉnh vận động các doanh nghiệp hoàn thiện trang thiết bị hiện đại, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách.
- Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các Sở, ngành và đơn vị liên quan tham mưu đề xuất UBND tỉnh đầu tư các dự án có tính chất phát triển du lịch trọng điểm, tránh đầu tư dàn trải (trên cơ sở các danh mục mà Sở Văn hoá, thể thao và Du lịch rà soát, đề xuất).
- Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch và các đơn vị liên quan triển khai các hoạt động về ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực du lịch, hướng tới hình thành hệ sinh thái du lịch thông minh; chỉ đạo các doanh nghiệp Viễn thông phát triển hạ tầng thông tin liên lạc tại các khu du lịch.
- Sở Khoa học và Công nghệ nghiên cứu những đề tài, đề án khuyến khích phát triển du lịch ứng dụng công nghệ số, hỗ trợ cho hoạt động du lịch.
- Sở Tài chính trên cơ sở các dự án, nhiệm vụ tại kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và dự toán kinh phí chi tiết, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch kiểm tra, tổng hợp gửi Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư đúng thời gian quy định, Sở Tài chính cân đối theo khả năng ngân sách, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu đề xuất UBND tỉnh bố trí kinh phí để triển khai thực hiện kế hoạch.
- UBND các huyện, thị xã, thành phố phối hợp với Sở Giao thông Vận tải, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Kế hoạch và Đầu tư và các ngành liên quan rà soát nhu cầu đầu tư hạ tầng phục vụ du lịch tại các địa phương hàng năm, hỗ trợ phát triển điểm đến.
- UBND thành phố Pleiku phối hợp với các tổ chức hiệp hội doanh nghiệp triển khai xây dựng nhà vệ sinh du lịch tại các điểm công cộng trên địa bàn thành phố Pleiku.
c) Thời gian thực hiện: Hàng năm.
4. Đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá du lịch; tăng cường hiệu quả hợp tác, liên kết phát triển du lịch
a) Nội dung
* Về đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá du lịch
- Xây dựng kho tư liệu, hình ảnh, phim quảng bá du lịch… để cập nhật thường xuyên trên trên trang web du lịch: dulichpleiku.gialai.gov.vn, liên kết với các trang thông tin điện tử của các tỉnh thành về du lịch để chia sẻ và quảng bá du lịch giữa các địa phương với nhau; khai thác hiệu ứng quảng bá, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng và mạng xã hội.
- Tham gia các hội chợ du lịch: ITE - Thành phố Hồ Chí Minh, VITM - Hà Nội và một số hội chợ khác trong nước để quảng bá sản phẩm du lịch trong tỉnh và tiếp cận với du khách, nhà đầu tư, các hãng lữ hành lớn để liên kết phát triển.
- Tổ chức các đoàn famtrip (nhà báo, các hãng lữ hành khảo sát du lịch) để kết hợp xây dựng các chương trình, sản phẩm mới của địa phương, đồng thời tuyên truyền hình ảnh du lịch tỉnh nhà.
- Tổ chức hội nghị, hội thảo về phát triển sản phẩm du lịch của Gia Lai, có sự tham gia của các chuyên gia, doanh nghiệp nhằm tìm giải pháp và định hướng cho du lịch Gia Lai phát triển.
- Nâng cao chất lượng về nội dung và hình thức các ấn phẩm tuyên truyền, quảng bá về du lịch (tập gấp, sách du lịch...) phục vụ các hội nghị, hội chợ, triển lãm về du lịch; xây dựng các pano tấm lớn quảng bá du lịch tại các điểm vào cửa ngỏ thành phố Pleiku và các địa phương, xây dựng các biển chỉ dẫn đến các khu, điểm du lịch trên các đường Quốc lộ, tỉnh lộ…
* Về tăng cường hiệu quả hợp tác, liên kết phát triển du lịch
- Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến sản phẩm du lịch tại các thị trường có nguồn khách ổn định và thuận lợi về vận chuyển đường hàng không (Hà Nội, Hải Phòng, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng…), tổ chức các hội nghị giới thiệu sản phẩm, mời doanh nghiệp tham gia khảo sát để xây dựng tour.
- Liên kết xây dựng chương trình du lịch liên tỉnh với các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Đăk Lăk… khai thác sự khác biệt về điều kiện khí hậu, tài nguyên vùng miền “biển-rừng”, tạo sự hấp dẫn và thu hút khách du lịch.
- Chú trọng phát triển loại hình tour Caravan (du lịch bằng xe tự lái) trong nội vùng ASEAN, khai thác tuyến du lịch qua Cửa khẩu Lệ Thanh, Đông Bắc Campuchia, Thái Lan, Nam Lào.
- Liên kết phát triển du lịch cụm huyện, thị xã: An Khê, Đak Pơ, Kbang, Kông Chro giai đoạn tới.
b) Các bước thực hiện
- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch: triển khai công tác nghiên cứu thị trường, xây dựng kế hoạch cụ thể hàng năm về hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch; rà soát các chương trình đã ký kết về phát triển du lịch với các địa phương (Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Định, Đà Nẵng, Phú Yên, Đăk Lăk, Kon Tum…) tiếp tục triển khai nhiệm vụ đã ký kết, đặc biệt thúc đẩy công tác hỗ trợ xúc tiến, quảng bá du lịch.
- Hiệp hội Du lịch tỉnh chủ động liên kết với Hiệp hội Du lịch các tỉnh, diễn đàn doanh nghiệp vừa và nhỏ... trong hoạt động kết nối tour, hỗ trợ dịch vụ du lịch, cam kết bình ổn giá, hạn chế cạnh tranh không lành mạnh bằng việc kinh doanh sản phẩm kém chất lượng, lừa gạt, chèn ép du khách... tạo môi trường an toàn, văn minh, thân thiện với du khách. Thành lập đường dây nóng xử lý kịp thời các hành vi vi phạm trong lĩnh vực du lịch, dịch vụ và vệ sinh an toàn thực phẩm.
c) Thời gian thực hiện: Hàng năm.
5. Công tác đào tào nguồn nhân lực
a) Nội dung
- Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu về quản lý du lịch gắn với nội dung ứng dụng công nghệ thông tin, quản lý điểm đến cho đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về du lịch.
- Bồi dưỡng nâng cao nhận thức, năng lực quản trị, cạnh tranh đối với doanh nghiệp; đào tạo kỹ năng giao tiếp và kỹ năng nghề, trình độ ngoại ngữ cho đội ngũ lao động du lịch tại các điểm du lịch để nâng cao chất lượng phục vụ.
- Tổ chức các khóa bồi dưỡng du lịch cộng đồng tại các địa phương có điểm du lịch cộng đồng, hướng dẫn phục vụ lưu trú tại nhà dân (Homestay), những kỹ năng cần thiết để ứng xử, phục vụ khách du lịch…
- Tổ chức các cuộc thi tay nghề về nghiệp vụ trong kinh doanh khách sạn, nhà hàng, lữ hành, hướng dẫn du lịch (Quản lý khách sạn, nghiệp vụ lễ tân, phục vụ buồng, phục vụ bàn, hướng dẫn viên, thuyết minh viên…), nhằm khích lệ tinh thần học tập, nâng cao trình độ nghiệp vụ của lao động, góp phần nâng cao chất lượng phục vụ.
b) Các bước thực hiện
- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các cơ sở đào tạo du lịch trong nước triển khai công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng cho lao động trực tiếp trong lĩnh vực du lịch; tổ chức các hội thi nghề, bồi dưỡng kiến thức du lịch cho cán bộ làm công tác du lịch.
- UBND các huyện, thị xã, thành phố phối hợp với cơ sở đào tạo tổ chức bồi dưỡng du lịch cộng đồng cho các địa phương có tiềm năng phát triển loại hình du lịch này.
- Sở Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp với các địa phương xây dựng kế hoạch đào tạo nghề nông thôn, ưu tiên cho lao động vùng đồng bào dân tộc thiểu số về đào tạo, bồi dưỡng các kỹ năng làm du lịch trong việc phát triển loại hình du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng.
- Hiệp hội Du lịch tỉnh phát động chương trình nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề, ngoại ngữ… cho lao động của các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn.
c) Thời gian thực hiện: Hàng năm.
6. Công tác quản lý Nhà nước về du lịch
a) Nội dung
- Nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo phát triển du lịch của tỉnh; phát huy vai trò của các cấp ủy, chính quyền địa phương xây dựng kế hoạch phát triển du lịch theo từng giai đoạn và hàng năm đảm bảo việc triển khai kế hoạch du lịch của tỉnh được thống nhất, xuyên suốt.
- Chú trọng công tác dự báo, cảnh báo, có biện pháp chủ động phòng tránh và giảm thiểu các sự cố về thiên tai và dịch bệnh ảnh hưởng đến hoạt động du lịch.
- Khuyến khích các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch, cơ sở lưu trú sử dụng năng lượng xanh, năng lượng sạch, sản phẩm tái chế, thực hiện chương trình hạn chế rác thải nhựa, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
- Tăng cường công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra tại các điểm du lịch, cơ sở kinh doanh khách sạn và dịch vụ du lịch đảm bảo vệ sinh, môi trường, an toàn thực phẩm, chất lượng phục vụ trên cơ sở đánh giá, công nhận dịch vụ đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch; đồng thời đảm bảo công tác an ninh, an toàn cho khách du lịch, xây dựng hình ảnh du lịch: Gia Lai là điểm đến an toàn - thân thiện.
- Định hướng cho hoạt động du lịch phát triển tích cực, vẫn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế song vẫn giữ gìn các giá trị truyền thống và bảo tồn tài nguyên du lịch của địa phương.
b) Các bước thực hiện
- UBND các huyện, thị xã, thành phố phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các ngành liên quan xây dựng nhiệm vụ quản lý điểm đến đảm bảo các điều kiện vệ sinh môi trường, an ninh, an toàn cho du khách và người dân địa phương.
- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các sở, ngành liên quan tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch đảm bảo thực hiện theo quy định hiện hành.
- Hiệp hội Du lịch tỉnh: Vận động doanh nghiệp trong việc nâng cao trình độ chuyên môn, các kỹ năng cho đội ngũ lao động của doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng phục vụ du lịch.
c) Thời gian thực hiện: Hàng năm.
IV. DỰ KIẾN KINH PHÍ THỰC HIỆN (Có phụ lục kèm theo)
Trên cơ sở nhiệm vụ phát triển du lịch tỉnh Gia Lai giai đoạn 2021-2025, các thành viên Ban Chỉ đạo Phát triển du lịch của tỉnh phối hợp thực hiện, cụ thể như sau:
1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Là đầu mối chủ trì thực hiện kế hoạch, có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng, các địa phương, đơn vị thực hiện các nhiệm vụ đề ra của Kế hoạch, triển khai thực hiện nhiệm vụ theo tình hình thực tế của tỉnh và đảm bảo công tác phòng chống dịch Covid 19 các cấp.
- Chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan và các địa phương rà soát, tổng hợp, đề xuất nhu cầu đầu tư hạ tầng phục vụ phát triển du lịch trên địa bàn toàn tỉnh.
- Đôn đốc, theo dõi các đơn vị liên quan chủ trì thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể của Kế hoạch, đảm bảo hoàn thành khối lượng và tiến độ đề ra.
- Phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư kiểm tra, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định các nội dung liên quan đến kinh phí để triển khai thực hiện. Đồng thời phối hợp với các sở, ngành liên quan đẩy mạnh việc giới thiệu, kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước, các nhà tài trợ đầu tư vào các dự án hạ tầng du lịch; vận động, thu hút các nguồn lực, tập trung ở khu vực tư nhân để đầu tư vào các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh.
- Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch định kỳ sáu tháng, năm và theo tiến độ thực hiện tại kế hoạch; tổ chức sơ kết, tổng kết nhiệm vụ.
2. Sở Tài chính: Trên cơ sở kế hoạch được phê duyệt, đơn vị có liên quan được giao nhiệm vụ xây dựng dự toán chi ngân sách gửi Sở Tài chính cùng thời điểm xây dựng dự toán chi ngân sách hàng năm để tổng hợp, trình cấp thẩm quyền xem xét phê duyệt theo quy định của Luật Ngân sách.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Phối hợp với các Sở, ngành và đơn vị liên quan tham mưu đề xuất UBND tỉnh bố trí vốn (Đầu tư phát triển) để phát triển du lịch theo lộ trình, kế hoạch đã được UBND tỉnh phê duyệt; đồng thời giới thiệu các dự án kêu gọi đầu tư phát triển du lịch cho doanh nghiệp.
- Xây dựng kế hoạch phối hợp với các sở ngành liên quan và UBND các huyện thị xã thành phố trong công tác đảm bảo về an ninh, an toàn trong hoạt động du lịch
- Kiểm tra, hướng dẫn, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh du lịch và khách du lịch thực hiện đúng các quy định của pháp luật về xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú, đi lại trên địa bàn tỉnh và các quy định khác có liên quan trên lĩnh vực an ninh trật tự.
- Phối hợp với các cấp, các ngành chức năng thẩm định các dự án đầu tư liên quan đến liên doanh đầu tư nước ngoài, các quy hoạch du lịch trên địa bàn đảm bảo an ninh, quốc phòng và trật tự an toàn xã hội.
- Chủ động xây dựng kế hoạch và triển khai các biện pháp nghiệp vụ tại các địa bàn, tuyến, điểm du lịch để đảm bảo an ninh, an toàn cho các hoạt động kinh doanh và khách du lịch trên địa bàn.
5. Sở Giao thông vận tải: Phối hợp với các sở, ngành, địa phương trong việc đề xuất đầu tư hạ tầng phục vụ phát triển du lịch kết hợp phục vụ dân sinh và phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh.
6. Sở Xây dựng: Phối hợp với các ngành, địa phương quản lý, kiểm tra thực hiện các quy hoạch chi tiết, trật tự xây dựng tại các dự án đầu tư phát triển du lịch.
- Phối hợp với các Sở, ngành, địa phương quan tâm vốn đầu tư, khôi phục các làng nghề, ngành nghề truyền thống kết hợp khai thác phục vụ ngành du lịch. Định hướng cho các doanh nghiệp, hộ kinh doanh trong tỉnh sản xuất các mặt hàng lưu niệm phục vụ nhu cầu mua sắm của khách du lịch.
- Hàng năm phối hợp với Sở Văn hóa thể thao và du lịch và các Sở, ngành, địa phương lồng ghép công tác Xúc tiến thương mại như: Tổ chức hội chợ triển lãm thương mại, tổ chức một số gian bán hàng và giới thiệu các mặt hàng quà lưu niệm, sản phẩm thủ công mỹ nghệ, sản phẩm OCOP của địa phương, những đặc sản của tỉnh gắn các sự kiện văn hóa, du lịch thường xuyên nhằm thu hút khách đến tham quan.
8. Sở Tài nguyên và Môi trường: Tăng cường công tác kiểm tra và quản lý việc sử dụng đất theo các quy hoạch được duyệt, sử dụng tài nguyên và công tác bảo vệ môi trường của các dự án. Tham mưu cho UBND tỉnh giao đất, cho thuê đất các chủ đầu tư để triển khai đầu tư dự án.
9. Sở Thông tin và Truyền thông
- Chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông tổ chức rà soát, xây dựng và có phương án đầu tư, phát triển hạ tầng viễn thông để đảm bảo thông tin liên lạc tại các khu du lịch.
- Phối hợp với các đơn vị, địa phương liên quan và các doanh nghiệp viễn thông trong việc rà soát, đầu tư cơ sở hạ tầng điện, giao thông để các doanh nghiệp viễn thông đủ điều kiện triển khai hạ tầng thông tin liên lạc tại các khu du lịch.
- Phối hợp với các đơn vị, địa phương có liên quan tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp viễn thông triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng, cấp đất và giải phóng mặt bằng, đặc biệt là thủ tục cấp phép xây dựng xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động như cấp phép trạm thu phát sóng thông tin di động, mạng cáp thông tin... để phát triển dịch vụ viễn thông tại các điểm du lịch; đảm bảo tính đồng bộ, kịp thời với hạ tầng khác của ngành du lịch.
- Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan báo chí và hệ thống thông tin cơ sở trên địa bàn tỉnh tăng cường tuyên truyền quảng bá về du lịch tỉnh Gia Lai.
10. Sở Khoa học và Công nghệ: Chủ trì, phối hợp với Sở Công thương và các ngành liên quan hỗ trợ phát triển một số thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm chủ lực trên địa bàn tỉnh; xây dựng, quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý; ưu tiên các nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ hỗ trợ cho hoạt động du lịch phát triển.
11. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du Lịch và các ngành, địa phương liên quan trong việc triển khai nhiệm vụ xây dựng đời sống văn hóa gắn với giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa trong Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025; trong đó tổ chức các hoạt động phát triển du lịch nông thôn; triển khai các hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch, xây dựng mạng lưới điểm đến, sản phẩm du lịch nông thôn tiêu biểu gắn với xây dựng nông thôn mới.
12. Sở Ngoại vụ: Chủ trì, phối hợp với các cơ quan đơn vị liên quan cung cấp thông tin thế mạnh du lịch của tỉnh cho Cục Ngoại vụ - Bộ Ngoại giao, các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, cơ quan đại diện nước ngoài ở Việt Nam để giới thiệu quảng bá hình ảnh du lịch Gia Lai ra cộng đồng quốc tế.
13. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: Hướng dẫn các địa phương, các đơn vị liên quan trong việc đào tạo nghề nông thôn thuộc lĩnh vực du lịch, ưu tiên cho công tác đào tạo lao động địa phương trong hoạt động du lịch.
14. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh: Phối hợp với các sở, ngành, địa phương thẩm định các dự án liên quan đến công tác Quốc phòng, quân sự địa phương, khu vực phòng thủ.
15. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh: Phối hợp với các ban, ngành, địa phương ở khu vực biên giới có ý kiến đối với các dự án có liên quan đến việc thực hiện các Điều ước Quốc tế, Hiệp ước, Hiệp định biên bản ghi nhớ, quy chế khu vực biên giới và các văn bản pháp luật về biên giới quốc gia.
- Tham gia thực hiện các nội dung, nhiệm vụ trong kế hoạch đẩy mạnh phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh.
- Khuyến khích, vận động các doanh nghiệp đầu tư cơ sở vật chất cho ngành du lịch như các điểm tham quan, khách sạn, nhà hàng, trung tâm thương mại, vui chơi giải trí. Tích cực tham gia các hội chợ, triển lãm, hội thảo về du lịch để giới thiệu, quảng bá về du lịch Gia Lai.
17. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các thành viên Ban chỉ đạo
- UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai công tác bảo tồn văn hóa các dân tộc, quản lý, tu bổ các di tích, tổ chức các sự kiện văn hóa, du lịch của địa phương góp phần cho hoạt động du lịch của tỉnh phát triển. Chuẩn bị các điều kiện và kinh phí tham gia các hoạt động theo kế hoạch phát triển du lịch.
- Các thành viên Ban chỉ đạo căn cứ vào nhiệm vụ của kế hoạch có liên quan đến lĩnh vực phụ trách, phối hợp với các đơn vị triển khai thực hiện.
Trên đây là Kế hoạch Phát triển du lịch tỉnh Gia Lai giai đoạn 2021-2025, đề nghị các sở, ngành, địa phương, các thành viên Ban Chỉ đạo Phát triển du lịch của tỉnh căn cứ chức năng, nhiệm vụ thực hiện hiệu quả. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc, cần phản ánh kịp thời về Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch để tổng hợp, báo cáo đề xuất UBND tỉnh./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.