ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 38/2024/QĐ-UBND |
Vĩnh Long, ngày 10 tháng 10 năm 2024 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Phòng cháy và chữa cháy ngày 29 tháng 6 năm 2001; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy ngày 22 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Thông tư số 150/2020/TT-BCA ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành;
Căn cứ Thông tư số 17/2021/TT-BCA ngày 05 tháng 02 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;
Căn cứ Nghị quyết số 21/2023/NQ-HĐND ngày 12 tháng 12 năm 2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Long quy định mức hỗ trợ thường xuyên hàng tháng cho các chức danh Đội trưởng, Đội phó đội dân phòng và số lượng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trang bị cho lực lượng dân phòng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long;
Theo đề nghị của Giám đốc Công an tỉnh.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 24 tháng 10 năm 2024.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
QUẢN LÝ, SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY VÀ CỨU NẠN,
CỨU HỘ CHO LỰC LƯỢNG DÂN PHÒNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG
(Kèm theo Quyết định số 38/2024/QĐ-UBND ngày 10 tháng 10 năm 2024 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Vĩnh Long)
Quy chế này quy định nguyên tắc và công tác tổ chức quản lý, sử dụng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho lực lượng dân phòng; trách nhiệm của cơ quan Công an, Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn, lực lượng dân phòng được trang bị, quản lý, sử dụng phương tiện; điều kiện, trách nhiệm của Đội trưởng, Đội phó, Đội viên đội dân phòng được giao sử dụng phương tiện; điều kiện, trách nhiệm của người được giao quản lý kho, nơi bảo quản phương tiện; thẩm quyền sử dụng phương tiện được trang bị; các nội dung khác có liên quan.
1. Công an tỉnh; Công an các huyện, thị xã, thành phố (viết tắt là Công an cấp huyện); Công an các xã, phường, thị trấn (viết tắt là Công an cấp xã).
2. Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn (viết tắt là Ủy ban nhân dân cấp xã).
3. Lực lượng dân phòng.
4. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến quản lý, sử dụng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho lực lượng dân phòng.
1. Ủy ban nhân dân cấp xã thống nhất quản lý phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho lực lượng dân phòng thuộc phạm vi quản lý.
2. Tuân thủ các quy định tại Quy chế này và các quy định của pháp luật có liên quan.
3. Phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ phải được quản lý, bảo quản, bảo dưỡng an toàn, tiết kiệm, hiệu quả, bảo đảm sẵn sàng chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
4. Bảo quản, bảo dưỡng phương tiện theo đúng quy định của pháp luật; đảm bảo yêu cầu của nhà sản xuất và đặc thù trong khai thác, sử dụng.
Trong Quy chế này, các từ ngữ được hiểu như sau:
1. Phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trang bị cho lực lượng dân phòng là các phương tiện theo danh mục quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị quyết số 21/2023/NQ-HĐND ngày 12 tháng 12 năm 2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Long quy định mức hỗ trợ thường xuyên hàng tháng cho các chức danh Đội trưởng, Đội phó đội dân phòng; số lượng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trang bị cho lực lượng dân phòng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long (viết tắt là Nghị quyết số 21/2023/NQ-HĐND) và các phương tiện được đầu tư, mua sắm, được cho, tặng từ các nguồn kinh phí, tài trợ hợp pháp khác phục vụ cho công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
2. Quản lý phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ là hoạt động lập kế hoạch, tổ chức, hướng dẫn và kiểm tra công tác sử dụng, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ do cơ quan, người có thẩm quyền thực hiện để duy trì chất lượng tốt nhất của các phương tiện, đảm bảo công tác thường trực chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
3. Sử dụng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ là việc sử dụng phương tiện cho việc thực hiện nhiệm vụ công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống, ứng phó sự cố thiên tai, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội như:
a) Tham gia xử lý các vụ cháy, nổ, sự cố, tai nạn xảy ra trên địa bàn phụ trách hoặc địa bàn khác được cấp có thẩm quyền huy động, điều động;
b) Tham gia tuyên truyền, huấn luyện, bồi dưỡng, hội thao, hội thi nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
c) Tham gia diễn tập, thực tập phương án chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ đã được lập, phê duyệt theo quy định;
d) Tham gia phòng, chống, ứng phó thiên tai, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội khi được cấp có thẩm quyền huy động, điều động.
1. Phương tiện phải được thống kê, theo dõi, tổ chức bảo quản, bảo dưỡng theo quy định. Các cơ quan, đơn vị có liên quan có trách nhiệm tổ chức hướng dẫn, kiểm tra công tác quản lý, sử dụng và sửa chữa, bổ sung, thay thế kịp thời khi hư hỏng, hết hạn sử dụng.
2. Xác định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong quản lý và sử dụng phương tiện; việc bàn giao phương tiện cho Đội trưởng, Đội phó, Đội viên đội dân phòng phải được lập thành biên bản, có chữ ký của bên giao, bên nhận.
3. Điều kiện, cách thức bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
a) Bố trí nơi bảo quản phương tiện phù hợp với thực tế địa phương nhưng phải thuận tiện, dễ lấy sử dụng khi cần thiết và đáp ứng yêu cầu bảo quản (phương tiện để trong phòng phải bảo đảm khô ráo, thoáng khí, sạch sẽ; phương tiện để ngoài trời phải được bố trí mái che hoặc có biện pháp phòng, chống mưa nắng).
b) Bình bột chữa cháy xách tay, bình khí chữa cháy xách tay phải được thực hiện theo quy định tại mục 4 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7435-2:2004 (ISO 11602-2:2000) Phòng cháy, chữa cháy - Bình chữa cháy xách tay và xe đẩy chữa cháy - Phần 2: Kiểm tra và bảo dưỡng.
c) Phương tiện, dụng cụ phá dỡ thô sơ (rìu cứu nạn, búa tạ, xà beng, kìm cộng lực); phương tiện, dụng cụ cứu người (túi sơ cứu, cáng cứu thương); đèn pin phải được sắp xếp, làm sạch; bảo quản trên giá, kệ, sàn kê hoặc trong tủ bảo quản; không được quăng, quật khi sắp xếp, vận chuyển; không được để gần nơi có xăng, dầu, axít, hóa chất ăn mòn hoặc để dầu mỡ bám vào phương tiện. Sau khi chữa cháy, thực tập chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ phải vệ sinh sạch sẽ toàn bộ phương tiện; kiểm tra lại các chi tiết của phương tiện, dụng cụ bảo đảm vẫn chắc chắn khi sử dụng và sắp xếp, bảo quản đúng nơi quy định.
d) Đối với các phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ khác được trang bị cho lực lượng dân phòng ngoài danh mục trang bị theo Nghị quyết số 21/2023/NQ-HĐND thì việc bảo quản, bảo dưỡng các phương tiện đó thực hiện theo quy định pháp luật và quy trình, hướng dẫn của nhà sản xuất.
Điều 6. Trách nhiệm của cơ quan Công an
1. Trách nhiệm của Công an tỉnh, Công an cấp huyện
a) Chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện quản lý, sử dụng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho lực lượng dân phòng trong phạm vi quản lý.
b) Chỉ đạo, tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ cho lực lượng dân phòng theo quy định.
c) Kiểm tra, xử lý vi phạm theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm trong quản lý, sử dụng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho lực lượng dân phòng.
d) Giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý, sử dụng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho lực lượng dân phòng theo quy định pháp luật.
đ) Thống kê, báo cáo cơ quan Công an cấp trên về công tác quản lý, sử dụng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho lực lượng dân phòng.
2. Trách nhiệm của Công an cấp xã
a) Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp tổ chức thực hiện công tác quản lý, sử dụng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho lực lượng dân phòng thuộc phạm vi quản lý theo Quy chế này và các quy định pháp luật có liên quan.
b) Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp xem xét phê duyệt phương án, kế hoạch về công tác quản lý, sử dụng phương tiện của lực lượng dân phòng (bao gồm địa điểm quản lý; người quản lý, sử dụng; các trường hợp được sử dụng và những nội dung khác có liên quan).
c) Hướng dẫn, tổ chức hoạt động và huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ cho lực lượng dân phòng thuộc phạm vi quản lý.
d) Kiểm tra, xử lý vi phạm theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm trong quản lý, sử dụng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho lực lượng dân phòng.
Điều 7. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã
1. Phân công tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm thực hiện công tác quản lý, sử dụng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho lực lượng dân phòng thuộc phạm vi quản lý.
2. Tổ chức bàn giao phương tiện cho lực lượng dân phòng để quản lý, sử dụng.
3. Xem xét phê duyệt phương án, kế hoạch về công tác quản lý, sử dụng phương tiện của lực lượng dân phòng (bao gồm địa điểm quản lý; người quản lý, sử dụng; các trường hợp được sử dụng và những nội dung khác có liên quan).
4. Chỉ đạo việc thống kê, theo dõi, kiểm tra công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện cho lực lượng dân phòng.
5. Bảo đảm kinh phí phục vụ công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng và sửa chữa, thay thế phương tiện khi bị hư hỏng hoặc đã hết niên hạn sử dụng.
6. Thực hiện theo quy định pháp luật về thẩm quyền và trình tự, thủ tục để huy động, điều động lực lượng dân phòng thực hiện nhiệm vụ công tác phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống, ứng phó sự cố thiên tai, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
7. Định kỳ hàng năm ngày 20 tháng 11, thống kê, báo cáo Công an cấp huyện về tình hình quản lý, bảo quản, bảo dưỡng, sử dụng phương tiện.
Điều 8. Trách nhiệm của lực lượng dân phòng được trang bị, quản lý, sử dụng phương tiện
1. Tổ chức tiếp nhận phương tiện được trang bị; báo cáo, đề xuất Công an cấp xã trình Ủy ban nhân dân cùng cấp phê duyệt phương án, kế hoạch quản lý, sử dụng phương tiện cho phù hợp với điều kiện thực tế và bảo đảm an toàn, hiệu quả theo Quy chế này và đúng quy định pháp luật có liên quan.
2. Tổ chức lập và quản lý hồ sơ về phương tiện được trang bị theo hướng dẫn của cơ quan Công an.
3. Phân công cụ thể người chịu trách nhiệm quản lý kho, nơi bảo quản phương tiện của lực lượng dân phòng. Trường hợp tổ chức bảo quản tập trung tại nhiều địa điểm hoặc giao phương tiện cho cá nhân quản lý tại nhà riêng phải phân công rõ người chịu trách nhiệm ở từng địa điểm hoặc trách nhiệm cá nhân được giao quản lý tại nhà riêng.
4. Tổ chức bảo quản, bảo dưỡng phương tiện được trang bị để duy trì chất lượng, tình trạng kỹ thuật tốt nhất của phương tiện, tránh hư hỏng, mất mát hoặc sử dụng sai mục đích.
5. Tổ chức kiểm tra việc bảo quản, bảo dưỡng phương tiện thường xuyên và sau mỗi lần thực hiện nhiệm vụ. Khi phát hiện có hư hỏng, hao hụt, mất mát phải báo cáo, đề xuất việc sửa chữa, bổ sung, thay thế kịp thời.
6. Tổ chức phân công cán bộ, đội viên sử dụng phương tiện được trang bị khi thực hiện nhiệm vụ công tác quy định tại khoản 3 Điều 4 Quy chế này.
7. Định kỳ hàng năm ngày 15 tháng 11, thống kê, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trực tiếp quản lý về tình hình quản lý, bảo quản, bảo dưỡng, sử dụng phương tiện.
Điều 9. Điều kiện, trách nhiệm của người được giao quản lý kho, nơi bảo quản phương tiện
1. Người được giao quản lý kho, nơi bảo quản phương tiện là Công an cấp xã hoặc Đội trưởng, Đội phó, Đội viên đội dân phòng.
2. Trường hợp không bố trí kho, nơi bảo quản tập trung mà giao phương tiện cho cá nhân quản lý tại nhà riêng thì giao cho Đội trưởng, Đội phó, Đội viên đội dân phòng.
3. Người được giao quản lý kho, nơi bảo quản phương tiện hoặc được giao quản lý tại nhà riêng phải thực hiện công tác bảo quản, bảo dưỡng theo hướng dẫn của cơ quan Công an; thường xuyên kiểm tra nơi bảo quản, kịp thời phát hiện phương tiện bị mất, hư hỏng hoặc nơi bảo quản không bảo đảm an toàn để báo cáo, đề xuất Ủy ban nhân dân cấp xã xử lý, khắc phục.
1. Đội trưởng, Đội phó, Đội viên đội dân phòng đã được huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ mới được giao sử dụng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
2. Đội trưởng, Đội phó, Đội viên đội dân phòng được giao sử dụng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ phải có trách nhiệm sử dụng an toàn, đúng mục đích, yêu cầu nhiệm vụ; tuân thủ quy trình kỹ thuật vận hành, sử dụng của phương tiện.
Điều 11. Quy định về thẩm quyền sử dụng các loại phương tiện được được trang bị
1. Thành viên đội dân phòng được sử dụng phương tiện phá dỡ thô sơ, đèn pin, bình chữa cháy xách tay, cáng cứu thương, kể cả những phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cơ giới; phương tiện cứu người; phương tiện thông tin, liên lạc được trang bị thêm ngoài danh mục trang bị theo Nghị quyết số 21/2023/NQ-HĐND trong các trường hợp sau:
a) Theo mệnh lệnh của người chỉ huy chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ khi thực hiện nhiệm vụ công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
b) Theo mệnh lệnh của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp khi thực hiện nhiệm vụ công tác ứng phó sự cố thiên tai, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
c) Trong trường hợp khẩn cấp, cần thiết sử dụng phương tiện thì sau khi sử dụng phải báo cáo ngay cho người có thẩm quyền.
2. Đội trưởng, Đội phó đội dân phòng được sử dụng túi sơ cứu khi làm nhiệm vụ. Trường hợp, Đội viên đội dân phòng có chuyên môn, nghiệp vụ sơ, cấp cứu hoặc đã được tập huấn chuyên sâu về nghiệp vụ sơ, cấp cứu thì được giao cho người đó sử dụng khi làm nhiệm vụ.
Điều 12. Trách nhiệm thực hiện
1. Công an tỉnh chịu trách nhiệm chủ trì, theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Quy chế quản lý, sử dụng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho lực lượng dân phòng trên địa bàn tỉnh và định kỳ vào cuối tháng 11 hằng năm, tổng hợp, báo cáo Bộ Công an (qua Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ) theo quy định và gửi Ủy ban nhân dân tỉnh để theo dõi; hướng dẫn lực lượng dân phòng quản lý, sử dụng các phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ được trang bị theo đúng mục đích, an toàn, hiệu quả.
2. Ủy ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm tổ chức quản lý, sử dụng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho lực lượng dân phòng thuộc phạm vi quản lý; bảo đảm kinh phí bảo quản, bảo dưỡng và sửa chữa, thay thế phương tiện theo quy định.
Điều 13. Quy định về sửa đổi, bổ sung Quy chế
Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, các đơn vị, địa phương báo cáo về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Công an tỉnh) để được hướng dẫn hoặc xem xét sửa đổi, bổ sung Quy chế cho phù hợp.
Một số quy định tại Quy chế này được dẫn chiếu thực hiện theo quy định tại văn bản có liên quan. Trường hợp văn bản được dẫn chiếu trong Quy chế này được thay thế hoặc sửa đổi, bổ sung thì thực hiện theo văn bản thay thế hoặc sửa đổi, bổ sung./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.