ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 38/2018/QĐ-UBND |
Đắk Nông, ngày 18 tháng 12 năm 2018 |
BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ CÁC CÔNG TRÌNH GHI CÔNG LIỆT SĨ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK NÔNG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK NÔNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 5 năm 2015;
Căn cứ Pháp lệnh số 26/2005/PL-UBTVQH11 ngày 29 tháng 6 năm 2013 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc ưu đãi người có công với cách mạng;
Căn cứ Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 ngày 16 tháng 7 năm 2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng;
Căn cứ Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng;
Căn cứ Thông tư Liên tịch số 13/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 03 tháng 6 năm 2014 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ điều dưỡng phục hồi sức khỏe, cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình đối với người có công với cách mạng và thân nhân; quản lý các công trình ghi công liệt sĩ;
Theo đề nghị của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 2418/TTr-LĐTBXH ngày 16 tháng 11 năm 2018,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế quản lý các công trình ghi công liệt sĩ trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.
Điều 2. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày 28 tháng 12 năm 2018.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Lao động - Thương binh và Xã hội, Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Tài chính, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Giáo dục và Đào tạo, Tài nguyên và Môi trường, Nội vụ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và các Sở, Ban, ngành, tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUẢN LÝ CÁC CÔNG TRÌNH GHI CÔNG LIỆT SĨ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK NÔNG
(Kèm theo Quyết định số 38/2018/QĐ-UBND
ngày 18 tháng 12 năm
2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
a) Quy chế này quy định về quản lý các công trình ghi công liệt sĩ trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.
b) Các nội dung khác không quy định tại Quy chế này thì thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
2. Đối tượng áp dụng
Các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia vào các hoạt động quản lý công trình ghi công liệt sĩ trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.
Điều 2. Công trình ghi công liệt sĩ
Công trình ghi công liệt sĩ trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, gồm có: Nghĩa trang liệt sĩ, Đài tưởng niệm liệt sĩ, Đền thờ liệt sĩ, Nhà bia ghi tên liệt sĩ.
QUẢN LÝ CÔNG TRÌNH GHI CÔNG LIỆT SĨ
Điều 3. Phân cấp quản lý công trình ghi công liệt sĩ
Các công trình ghi công liệt sĩ trên địa bàn tỉnh Đắk Nông được phân cấp quản lý như sau:
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước đối với công tác quản lý các công trình ghi công liệt sĩ trên địa bàn tỉnh; trực tiếp quản lý Nghĩa trang liệt sĩ tỉnh Đắk Nông.
2. Ủy ban nhân dân huyện, thị xã trực tiếp quản lý các công trình ghi công liệt sĩ trên địa bàn huyện, thị xã (trừ Nghĩa trang liệt sĩ tỉnh). Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội giúp Ủy ban nhân dân huyện, thị xã quản lý các công trình ghi công liệt sĩ trên địa bàn huyện, thị xã, gồm: Nghĩa trang liệt sĩ huyện, Đài tưởng niệm liệt sĩ, Đền thờ liệt sĩ.
3. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn trực tiếp quản lý Nhà bia ghi tên liệt sĩ trên địa bàn.
4. Các cơ quan, đơn vị được phân công quản lý các công trình ghi công liệt sĩ tùy thuộc vào quy mô, tính chất của công trình quyết định người làm công tác quản trang (đối với nghĩa trang liệt sĩ), bảo vệ (đối với các công trình ghi công liệt sĩ còn lại) hoặc giao nhiệm vụ cho tổ chức, cá nhân có trách nhiệm quản lý, bảo vệ, chăm sóc các công trình ghi công liệt sĩ theo quy định của pháp luật để thực hiện nội dung theo quy định tại Điều 4 Quy chế này.
Điều 4. Nội dung quản lý công trình ghi công liệt sĩ
1. Cơ quan trực tiếp quản lý Nghĩa trang liệt sĩ
a) Lập sơ đồ mộ liệt sĩ, hồ sơ mộ liệt sĩ, lập danh sách mộ liệt sĩ (theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) để lưu trữ theo quy định của pháp luật hiện hành.
b) Tổ chức lễ đón nhận và an táng hài cốt liệt sĩ do các cơ quan, đơn vị tìm kiếm, quy tập trong nước bàn giao theo quy định; tiếp nhận hài cốt liệt sĩ từ Nghĩa trang liệt sĩ tỉnh khác chuyển đến theo nguyện vọng của thân nhân liệt sĩ; phục vụ lễ viếng Nghĩa trang liệt sĩ.
c) Quản lý, bảo vệ, chăm sóc mộ liệt sĩ, khuôn viên vườn hoa, cây cảnh, hệ thống điện, nước và các hạng mục khác của Nghĩa trang liệt sĩ bảo đảm xanh, sạch đẹp và trang nghiêm.
d) Tổ chức đón tiếp, hướng dẫn thân nhân liệt sĩ và nhân dân đến thăm viếng mộ liệt sĩ.
đ) Giải quyết các thủ tục cất bốc, di dời hài cốt liệt sĩ đang an táng tại nghĩa trang liệt sĩ theo nguyện vọng của thân nhân liệt sĩ thuộc thẩm quyền;
e) Lập kế hoạch xây dựng, cải tạo, nâng cấp phần mộ và Nghĩa trang liệt sĩ, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định;
g) Huy động các nguồn lực hợp pháp để xây dựng, cải tạo, nâng cấp, sửa chữa mộ liệt sĩ và các hạng mục của nghĩa trang liệt sĩ.
2. Cơ quan trực tiếp quản lý Đài tưởng niệm liệt sĩ, Đền thờ liệt sĩ, Nhà bia ghi tên liệt sĩ (sau đây gọi tắt là công trình ghi công liệt sĩ).
a) Quản lý, bảo vệ, chăm sóc các hạng mục của công trình ghi công liệt sĩ đảm bảo xanh, sạch đẹp và trang nghiêm.
b) Đón tiếp, hướng dẫn các tổ chức và nhân dân đến thăm viếng; phục vụ lễ viếng công trình ghi công liệt sĩ;
c) Lập kế hoạch xây dựng, cải tạo, nâng cấp công trình báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định;
d) Huy động các nguồn lực hợp pháp để xây dựng, cải tạo, nâng cấp các hạng mục công trình ghi công liệt sĩ.
3. Nhân viên quản trang, bảo vệ hoặc tổ chức, cá nhân được giao nhiệm vụ quản lý công trình ghi công liệt sĩ
Có trách nhiệm trực tiếp quản lý, bảo vệ, chăm sóc mộ liệt sĩ và công trình ghi công liệt sĩ; hướng dẫn các tổ chức, cá nhân đến dâng hương, thăm viếng mộ liệt sĩ và công trình ghi công liệt sĩ theo sự phân công của cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý.
Điều 5. Kinh phí xây dựng, cải tạo, nâng cấp công trình ghi công liệt sĩ
Kinh phí xây dựng, cải tạo, nâng cấp công trình ghi công liệt sĩ được đầu tư từ ngân sách Nhà nước và đóng góp của cộng đồng theo quy định tại Điều 61 Nghị định 31/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 04 năm 2013 của Chính phủ, trong đó:
1. Ngân sách Trung ương: Thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Thông tư Liên tịch số 13/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 03 tháng 6 năm 2014 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Tài chính.
2. Ngân sách địa phương: Thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Thông tư Liên tịch số 13/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 03 tháng 6 năm 2014 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Tài chính.
3. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân đóng góp kinh phí để xây dựng, cải tạo, nâng cấp các công trình ghi công liệt sĩ.
Điều 6. Trách nhiệm của cơ quan, Ban, ngành và tổ chức chính trị - xã hội
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
a) Chủ trì, tham mưu triển khai thực hiện nội dung Quy chế này; hướng dẫn thực hiện công tác quản lý công trình ghi công liệt sĩ theo quy định; tham mưu giải quyết những vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện.
b) Tổng hợp, lập kế hoạch đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp các công trình ghi công liệt sĩ trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
Trên cơ sở dự toán ngân trách Trung ương được giao, chủ trì lập phương án phân bổ kinh phí hỗ trợ trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt theo quy định để các cơ quan, đơn vị được phân công quản lý các công trình ghi công liệt sĩ triển khai thực hiện xây dựng, cải tạo, nâng cấp các công trình ghi công liệt sĩ trên địa bàn.
c) Thanh tra, kiểm tra việc triển khai, tổ chức thực hiện Quy chế này và việc thực hiện công tác mộ, nghĩa trang liệt sĩ theo quy định.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính có trách nhiệm tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh việc cân đối, bố trí ngân sách nhà nước để thực hiện xây dựng, cải tạo, nâng cấp và quản lý các công trình ghi công liệt sĩ trên địa bàn tỉnh theo quy định.
3. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm quản lý nhà nước về đất đai và môi trường đối với các công trình ghi công liệt sĩ trên địa bàn tỉnh.
4. Các Sở, Ban, ngành có liên quan căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Ủy ban nhân dân cấp huyện triển khai thực hiện việc quản lý các công trình ghi công liệt sĩ trên địa bàn tỉnh theo quy định tại Quy chế này và các quy định pháp luật có liên quan.
5. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục truyền thống cách mạng cho nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ trong công tác giữ gìn, chăm sóc các công trình ghi công liệt sĩ.
6. Ủy ban nhân dân huyện, thị xã
a) Tổ chức triển khai thực hiện nội dung Quy chế này tại địa phương, hướng dẫn thực hiện công tác quản lý công trình ghi công liệt sĩ tại địa bàn.
b) Bố trí ngân sách địa phương theo quy định để thực hiện công tác quản lý, xây dựng, cải tạo, nâng cấp, sửa chữa công trình ghi công liệt sĩ trên địa bàn.
c) Tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao ý thức giữ gìn, bảo quản các công trình ghi công liệt sĩ, bảo đảm các công trình ghi công liệt sĩ được chăm sóc chu đáo, sạch đẹp và trang nghiêm, xứng đáng với sự cống hiến hy sinh của các liệt sĩ.
7. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn
a) Tổ chức triển khai thực hiện nội dung Quy chế này tại địa phương; tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao ý thức giữ gìn, bảo quản, chăm sóc các công trình ghi công liệt sĩ.
b) Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban nhân dân huyện, thị xã trong công tác quản lý Nghĩa trang liệt sĩ trên địa bàn.
Điều 7. Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan
1. Các tổ chức, cá nhân đến dâng hương, viếng, sinh hoạt truyền thống tại các công trình ghi công liệt sĩ có trách nhiệm giữ gìn, bảo quản công trình; chấp hành các nội quy, quy định của cơ quan quản lý công trình ghi công liệt sĩ và sự hướng dẫn của tổ chức, cá nhân được giao quản lý, chăm sóc công trình ghi công liệt sĩ.
2. Không tự ý thay đổi thiết kế, kích thước, mỹ quan các phần mộ liệt sĩ và các hạng mục của công trình ghi công liệt sĩ, không tự ý thay đổi thông tin được ghi trên bia mộ liệt sĩ, bia ghi tên liệt sĩ.
Điều 8. Thông tin báo cáo, khen thưởng, xử lý vi phạm
1. Thông tin báo cáo: Cơ quan quản lý công trình ghi công liệt sĩ báo cáo cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp về tình hình triển khai thực hiện Quy chế quản lý công trình ghi công liệt sĩ trên địa bàn, lồng ghép với báo cáo công tác thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng định kỳ 6 tháng, một năm theo quy định.
2. Khen thưởng: Các tổ chức và cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác quản lý, bảo vệ, chăm sóc công trình ghi công liệt sĩ hoặc có nhiều đóng góp nguồn lực tiêu biểu vào việc đầu tư, xây dựng, cải tạo, nâng cấp, sửa chữa công trình ghi công liệt sĩ được ghi nhận, biểu dương khen thưởng theo quy định.
3. Xử lý vi phạm: Các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm, phá hoại các công trình ghi công liệt sĩ tùy thuộc vào mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 9. Sửa đổi, bổ sung Quy chế
1. Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật được trích dẫn tại Quy chế này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo hướng dẫn của các văn bản quy phạm pháp luật được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế đó.
2. Trong quá trình thực hiện nếu phát sinh vướng mắc, phản ánh kịp thời bằng văn bản về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
MỘT SỐ NỘI DUNG GIẢI TRÌNH VIỆC KHÔNG TIẾP THU Ý KIẾN GÓP Ý CỦA SỞ TƯ PHÁP
- Tại Báo cáo thẩm định số 308/BCTĐ-STP của Sở Tư pháp góp ý:
“Tại điểm a khoản 1 Điều 4: Theo Điều 3 dự thảo, chỉ có Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Ủy ban nhân dân huyện, thị xã trực tiếp quản lý nghĩa trang liệt sĩ; đương nhiên, sẽ là đơn vị chịu trách nhiệm “Lập sơ đồ mộ liệt sĩ, hồ sơ mộ liệt sĩ, lập danh sách mộ liệt sĩ (theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) để lưu trữ theo quy định của pháp luật hiện hành” theo như điểm a khoản 1 Điều 4 đã quy định.
Tuy nhiên, theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 14 Thông tư Liên tịch số 13/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC , trách nhiệm này thuộc về Ban quản lý nghĩa trang liệt sĩ hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi không có Ban quản lý nghĩa trang liệt sĩ. Đề nghị cơ quan soạn thảo xem xét lại nội dung này cho phù hợp”.
- Theo Báo cáo Giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định dự thảo Quyết định ban hành Quy chế quản lý các công trình ghi công liệt sĩ trên địa bàn tỉnh Đắk Nông kèm theo Công văn số 2418/SLĐTBXH-NCC, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã giữ nguyên như dự thảo Quyết định.
Lý do: Các Nghĩa trang liệt sĩ trên địa bàn tỉnh Đắk Nông với quy mô nhỏ nên không thành lập Ban quản lý Nghĩa trang liệt sĩ. Nhiệm vụ này giao cho cơ quan trực tiếp quản lý Nghĩa trang liệt sĩ là phù hợp với tình hình thực tế của địa phương”.
* ý kiến của Văn phòng UBND tỉnh: Thống nhất với ý kiến của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Lý do: Trên địa bàn tỉnh Đắk Nông không có Nghĩa trang liệt sĩ cấp xã; chỉ có 04 Nghĩa trang liệt sĩ huyện, 01 Nghĩa trang liệt sĩ tỉnh được phân cấp quản lý như đã quy định tại Điều 3 của dự thảo Quyết định nên không cần thiết xác định vai trò của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi không có Ban quản lý nghĩa trang liệt sĩ trong việc lập sơ đồ mộ liệt sĩ, hồ sơ mộ liệt sĩ, lập danh sách mộ liệt sĩ như nội dung ý kiến góp ý của Sở Tư pháp nêu trên.
Việc lập sơ đồ mộ liệt sĩ, hồ sơ mộ liệt sĩ, lập danh sách mộ liệt sĩ chỉ thực hiện ở Nghĩa trang Liệt sĩ, mà Nghĩa trang liệt sĩ do cấp huyện, cấp tỉnh quản lý.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.