ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 38/2016/QĐ-UBND |
Hà Nội, ngày 08 tháng 9 năm 2016 |
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 11/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 29 tháng 5 năm 2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Giáo dục và Đào tạo thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Phòng Giáo dục và Đào tạo thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tại Tờ trình số 2266/TTr-SGD&ĐT ngày 27 tháng 5 năm 2016 và đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 2118/TTr-SNV ngày 31 tháng 8 năm 2016 về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hà Nội.
QUYẾT ĐỊNH:
1. Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hà Nội (sau đây gọi tắt là Sở) là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố; thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân Thành phố quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo ở địa phương theo quy định của pháp luật và theo phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố.
2. Sở có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân Thành phố; chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
1. Trình Ủy ban nhân dân Thành phố:
a) Dự thảo quyết định; quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 05 năm và hàng năm; chương trình, dự án, đề án; biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước về lĩnh vực giáo dục và đào tạo ở địa phương;
b) Dự thảo mức thu học phí, lệ phí tuyển sinh đối với các cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý của địa phương để Ủy ban nhân dân Thành phố trình Hội đồng nhân dân Thành phố quyết định theo quy định của pháp luật;
c) Dự thảo văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở;
d) Dự thảo hướng dẫn cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Phòng Giáo dục và Đào tạo theo quy định tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày 05 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Thông tư liên tịch số 11/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 29 tháng 5 năm 2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Giáo dục và Đào tạo thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Phòng Giáo dục và Đào tạo thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và các văn bản pháp luật khác liên quan;
đ) Dự thảo văn bản quy định cụ thể điều kiện, tiêu chuẩn, chức danh đối với người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu các đơn vị thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo; Trưởng phòng, Phó trưởng phòng Phòng Giáo dục và Đào tạo thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.
2. Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố:
a) Dự thảo các quyết định thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể, đối với các đơn vị thuộc Sở;
b) Dự thảo các quyết định cho phép thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể, chuyển đổi loại hình các cơ sở giáo dục (bao gồm cả các cơ sở giáo dục có sự tham gia đầu tư của các tổ chức, cá nhân nước ngoài) trực thuộc Sở;
c) Dự thảo quyết định, chỉ thị cá biệt trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố.
3. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch sau khi được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn, phổ biến, giáo dục, theo dõi thi hành pháp luật về giáo dục thuộc phạm vi quản lý được giao.
4. Tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm về việc xác nhận, đăng ký, cấp giấy phép, văn bằng, chứng chỉ thuộc phạm vi trách nhiệm quản lý của Sở Giáo dục và Đào tạo theo quy định của pháp luật và theo phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân Thành phố.
5. Tổ chức ứng dụng các kinh nghiệm, thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến trong giáo dục; tổng kết kinh nghiệm, sáng kiến của địa phương; quản lý công tác nghiên cứu khoa học, công nghệ trong các cơ sở giáo dục trực thuộc Sở; xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý của Sở.
6. Tổ chức, xây dựng, nhân điển hình tiên tiến và thực hiện công tác thi đua khen thưởng về giáo dục ở địa phương.
7. Hướng dẫn, tổ chức thực hiện, kiểm tra, thanh tra các cơ sở giáo dục trực thuộc Sở, các Phòng Giáo dục và Đào tạo về thực hiện mục tiêu, chương trình, nội dung, kế hoạch giáo dục, quy chế chuyên môn, việc thực hiện chính sách đối với người học, các điều kiện đảm bảo của các cơ sở giáo dục công lập; công tác tuyển sinh, thi, xét duyệt, cấp văn bằng, chứng chỉ, kiểm định chất lượng giáo dục; công tác phổ cập giáo dục, chống mù chữ, xây dựng xã hội học tập ở địa phương và các hoạt động giáo dục khác theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
8. Hướng dẫn xây dựng và tổng hợp kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo, công chức, viên chức của các cơ sở giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý của Sở; tổ chức thực hiện sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
9. Hướng dẫn, tổ chức thực hiện việc huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để phát triển giáo dục ở Thành phố; kiểm tra việc thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục công lập trực thuộc Sở theo quy định của pháp luật.
10. Quyết định mở ngành đào tạo trình độ trung cấp đối với trường trung cấp trực thuộc Sở theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
11. Quyết định cho phép hoạt động giáo dục, đình chỉ hoạt động giáo dục đối với các cơ sở giáo dục trực thuộc Sở (không bao gồm trường cao đẳng sư phạm) theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
12. Giúp Ủy ban nhân dân Thành phố quản lý nhà nước về các hoạt động có liên quan đến lĩnh vực giáo dục của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân ở địa phương; hướng dẫn và kiểm tra hoạt động của các hội, tổ chức phi chính phủ trong lĩnh vực giáo dục ở địa phương theo quy định của pháp luật.
13. Giúp Ủy ban nhân dân Thành phố quản lý nhà nước các tổ chức dịch vụ du học tự túc theo quy định của pháp luật; thực hiện hợp tác quốc tế về lĩnh vực giáo dục theo quy định của pháp luật và của Ủy ban nhân dân Thành phố.
14. Giúp Ủy ban nhân dân Thành phố thực hiện kiểm tra, giám sát việc tuân thủ pháp luật về giáo dục trong việc bảo đảm các điều kiện thành lập trường, hoạt động giáo dục, mở ngành đào tạo, công khai chất lượng giáo dục, điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
15. Quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức thuộc Sở và các cơ sở giáo dục trực thuộc Sở.
16. Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định các điều kiện, tiêu chuẩn để cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đầu tư về giáo dục đối với các tổ chức, cá nhân nước ngoài; cấp, thu hồi giấy phép hoạt động; hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra hoạt động giáo dục của các cơ sở giáo dục có sự tham gia đầu tư của tổ chức, cá nhân nước ngoài theo quy định của pháp luật.
17. Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư cụ thể hóa các tiêu chuẩn, định mức kinh phí giáo dục địa phương; hướng dẫn xây dựng và lập dự toán ngân sách giáo dục hàng năm đối với các cơ sở giáo dục trực thuộc Sở; quyết định giao dự toán chi ngân sách giáo dục đối với các cơ sở giáo dục trực thuộc Sở sau khi đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; xác định, cân đối ngân sách nhà nước chi cho giáo dục hàng năm trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; kiểm tra việc sử dụng ngân sách nhà nước và các nguồn thu hợp pháp khác của các cơ sở giáo dục ở địa phương.
18. Thực hiện cải cách hành chính, công tác thực hành tiết kiệm, phòng chống tham nhũng, lãng phí; công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị có liên quan đến giáo dục và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.
19. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức, vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc trong các cơ sở trực thuộc; thực hiện chế độ tiền lương và chế độ đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật đối với công chức, viên chức và lao động thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật và theo sự phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân Thành phố.
20. Quản lý về tài chính, tài sản, cơ sở vật chất được giao theo quy định của pháp luật và của Ủy ban nhân dân Thành phố.
21. Thực hiện thống kê, thông tin, báo cáo định kỳ và hàng năm, báo cáo đột xuất về tổ chức và hoạt động giáo dục của địa phương với Ủy ban nhân dân Thành phố và Bộ Giáo dục và Đào tạo.
22. Thực hiện nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố giao và theo quy định của pháp luật.
1. Sở có Giám đốc và 03 Phó Giám đốc.
2. Giám đốc Sở chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố và trước pháp luật về thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở. Trách nhiệm cụ thể của Giám đốc Sở như sau:
a) Căn cứ các quy định hiện hành của pháp luật và phân công của Ủy ban nhân dân Thành phố, ban hành quy chế làm việc của Sở và chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện;
b) Chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố và trước pháp luật về thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở và các công việc được Ủy ban nhân dân Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố phân công hoặc ủy quyền. Đối với những vấn đề vượt quá thẩm quyền hoặc đúng thẩm quyền nhưng không đủ khả năng và điều kiện giải quyết thì Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo phải chủ động làm việc với Giám đốc sở có liên quan để hoàn chỉnh hồ sơ trình Ủy ban nhân dân Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét, quyết định;
c) Có trách nhiệm báo cáo với Ủy ban nhân dân Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố; Bộ Giáo dục và Đào tạo về tổ chức, hoạt động giáo dục của Sở Giáo dục và Đào tạo; báo cáo công tác, cung cấp tài liệu trước Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân Thành phố khi có yêu cầu; trả lời kiến nghị của cử tri, chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố về những vấn đề liên quan đến giáo dục và đào tạo trên địa bàn; phối hợp với Giám đốc sở, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội và các cơ quan có liên quan trong việc thực hiện nhiệm vụ của Sở Giáo dục và Đào tạo.
d) Căn cứ quy định về phân cấp quản lý tổ chức cán bộ của Ủy ban nhân dân Thành phố, Giám đốc Sở quyết định hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, luân chuyển, cách chức, giáng chức người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu các đơn vị thuộc và trực thuộc Sở theo tiêu chuẩn chức danh do Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành; công nhận, không công nhận hội đồng trường các cơ sở giáo dục trực thuộc Sở; công nhận, không công nhận hội đồng quản trị, chủ tịch hội đồng quản trị, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các cơ sở giáo dục ngoài công lập thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân Thành phố, bao gồm cả các trường cao đẳng tư thục đóng trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
3. Phó Giám đốc Sở là người giúp Giám đốc Sở phụ trách một hoặc một số mặt công tác, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công. Khi Giám đốc Sở vắng mặt, một Phó Giám đốc Sở được Giám đốc Sở ủy nhiệm điều hành các hoạt động của Sở.
4. Việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, cho từ chức, nghỉ hưu và thực hiện chế độ chính sách khác đối với Giám đốc, Phó Giám đốc Sở do Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định theo quy định của pháp luật.
1. Cơ quan Sở được tổ chức gồm 09 đơn vị sau:
a) Văn phòng;
b) Thanh tra;
c) Phòng Tổ chức cán bộ;
d) Phòng Kế hoạch - Tài chính;
đ) Phòng Chính trị, tư tưởng;
e) Phòng Giáo dục phổ thông;
g) Phòng Giáo dục mầm non;
h) Phòng Quản lý thi và Kiểm định chất lượng giáo dục;
i) Phòng Giáo dục thường xuyên - chuyên nghiệp.
2. Các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở:
a) Khối các Trường Trung học phổ thông (111 đơn vị);
b) Khối các Trường Trung cấp chuyên nghiệp (08 đơn vị);
c) Các Trường mầm non; tiểu học, phổ thông cơ sở (khuyết tật) (05 đơn vị).
(Có danh sách các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc kèm theo)
1. Biên chế công chức, số lượng người làm việc của Sở được giao trên cơ sở vị trí việc làm gắn với chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động và nằm trong tổng biên chế công chức, tổng số lượng người làm việc của các cơ quan, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập của Thành phố được cấp có thẩm quyền giao hoặc phê duyệt.
2. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và danh mục vị trí việc làm, cơ cấu chức danh công chức, viên chức được cấp có thẩm quyền phê duyệt, hàng năm Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ xây dựng kế hoạch biên chế công chức, số lượng người làm việc theo quy định của pháp luật bảo đảm thực hiện nhiệm vụ được giao trình Ủy ban nhân dân Thành phố.
Điều 6. Điều khoản chuyển tiếp
1. Tạm thời giữ nguyên số lượng Phó Giám đốc Sở hiện có, Sở chỉ được bổ sung Phó Giám đốc Sở khi số lượng ít hơn quy định.
2. Các tổ chức khác trực thuộc Sở sẽ được sắp xếp theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố:
a) Tạp chí Giáo dục Thủ đô được sắp xếp kiện toàn theo Đề án sắp xếp, phát triển và quản lý báo chí Thành phố đến năm 2025;
b) Sáp nhập các Trung tâm Giáo dục Kỹ thuật tổng hợp, các Trung tâm Giáo dục thường xuyên với các Trung tâm dạy nghề thành Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên cấp huyện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 39/2015/TTLT-BLĐTBXH-BGDĐT-BNV ngày 19 tháng 10 năm 2015;
c) Ban quản lý dự án được sắp xếp, kiện toàn theo Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng.
Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm chủ động phối hợp với Giám đốc Sở Nội vụ và các Sở, ngành có liên quan xây dựng đề án tổ chức, sắp xếp lại các đơn vị trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước và Thành phố, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét, quyết định.
3. Đối với những trường hợp đã được bổ nhiệm giữ chức vụ người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị thuộc, trực thuộc Sở trước ngày Thông tư liên tịch số 11/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 29 tháng 5 năm 2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ có hiệu lực, nếu sau khi sắp xếp, kiện toàn lại cơ cấu tổ chức của Sở mà thôi giữ chức vụ lãnh đạo hoặc được bổ nhiệm vào chức vụ mới có phụ cấp chức vụ lãnh đạo thấp hơn so với phụ cấp chức vụ lãnh đạo cũ thì được hưởng bảo lưu phụ cấp chức vụ lãnh đạo theo quy định tại Quyết định số 140/2009/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về bảo lưu phụ cấp chức vụ lãnh đạo đối với các chức danh lãnh đạo trong quá trình sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy.
1. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 27/2014/QĐ-UBND ngày 17 tháng 7 năm 2014 của Ủy ban nhân dân Thành phố về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hà Nội.
2. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố; Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã trực thuộc Thành phố và các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP TRỰC THUỘC SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 38/2016/QĐ-UBND ngày 08 tháng 9 năm 2016 của Ủy
ban nhân dân thành phố Hà Nội)
STT |
TT |
ĐƠN VỊ |
I. Trường Trung học phổ thông: (111 đơn vị) |
||
1 |
1 |
THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam |
2 |
2 |
THPT chuyên Nguyễn Huệ |
3 |
3 |
THPT Phan Đình Phùng |
4 |
4 |
THPT Trần Phú - Hoàn Kiếm |
5 |
5 |
THPT Việt Đức |
6 |
6 |
THPT Nguyễn Trãi - Ba Đình |
7 |
7 |
THPT Chu Văn An |
8 |
8 |
THPT Phạm Hồng Thái |
9 |
9 |
THPT Thăng Long |
10 |
10 |
THPT Tây Hồ |
11 |
11 |
THPT Đoàn Kết - Hai Bà Trưng |
12 |
12 |
THPT Trương Định |
13 |
13 |
THPT Hoàng Văn Thụ |
14 |
14 |
THPT Trần Nhân Tông |
15 |
15 |
THPT Đống Đa |
16 |
16 |
THPT Kim Liên |
17 |
17 |
THPT Quang Trung - Đống Đa |
18 |
18 |
THPT Lê Quý Đôn - Đống Đa |
19 |
19 |
THPT Phan Huy Chú - Đống Đa |
20 |
20 |
THPT Hoàng Cầu |
21 |
21 |
THPT Trần Hưng Đạo - Thanh Xuân |
22 |
22 |
THPT Nhân Chính |
23 |
23 |
THPT Yên Hòa |
24 |
24 |
THPT Cầu Giấy |
25 |
25 |
THPT Xuân Đỉnh |
26 |
26 |
THPT Nguyễn Thị Minh Khai |
27 |
27 |
THPT Đại Mỗ |
28 |
28 |
THPT Thượng Cát |
29 |
29 |
THPT Trung Văn |
30 |
30 |
THPT Nguyễn Gia Thiều |
31 |
31 |
THPT Lý Thường Kiệt |
32 |
32 |
THPT Thạch Bàn |
33 |
33 |
THPT Cao Bá Quát - Gia Lâm |
34 |
34 |
THPT Yên Viên. |
35 |
35 |
THPT Nguyễn Văn Cừ |
36 |
36 |
THPT Dương Xá |
37 |
37 |
THPT Cổ Loa |
38 |
38 |
THPT Vân Nội |
39 |
39 |
THPT Đông Anh |
40 |
40 |
THPT Liên Hà |
41 |
41 |
THPT Bắc Thăng Long |
42 |
42 |
THPT Trung Giã |
43 |
43 |
THPT Sóc Sơn |
44 |
44 |
THPT Đa Phúc |
45 |
45 |
THPT Kim Anh |
46 |
46 |
THPT Xuân Giang |
47 |
47 |
THPT Minh Phú |
48 |
48 |
THPT Mê Linh |
49 |
49 |
THPT Yên Lãng |
50 |
50 |
THPT Tiến Thịnh |
51 |
51 |
THPT Tự Lập |
52 |
52 |
THPT Quang Minh |
53 |
53 |
THPT Tiền Phong |
54 |
54 |
THPT Ngô Thì Nhậm |
55 |
55 |
THPT Ngọc Hồi |
56 |
56 |
THPT Việt Nam - Ba Lan |
57 |
57 |
THPT Lê Quí Đôn - Hà Đông |
58 |
58 |
THPT Quang Trung - Hà Đông |
59 |
59 |
THPT Trần Hưng Đạo - Hà Đông |
60 |
60 |
THPT Chương Mỹ A |
61 |
61 |
THPT Chương Mỹ B |
62 |
62 |
THPT Chúc Động |
63 |
63 |
THPT Xuân Mai |
64 |
64 |
THPT Thanh Oai A |
65 |
65 |
THPT Thanh Oai B |
66 |
66 |
THPT Nguyễn Du - Thanh Oai |
67 |
67 |
THPT Ứng Hòa A |
68 |
68 |
THPT Ứng Hòa B |
69 |
69 |
THPT Trần Đăng Ninh |
70 |
70 |
THPT Lưu Hoàng |
71 |
71 |
THPT Đại Cường |
72 |
72 |
THPT Mỹ Đức A |
73 |
73 |
THPT Mỹ Đức B |
74 |
74 |
THPT Mỹ Đức C |
75 |
75 |
THPT Hợp Thanh |
76 |
76 |
THPT Thường Tín |
77 |
77 |
THPT Tô Hiệu - Thường Tín |
78 |
78 |
THPT Nguyễn Trãi - Thường Tín |
79 |
79 |
THPT Vân Tảo |
80 |
80 |
THPT Lý Tử Tấn |
81 |
81 |
THPT Phú Xuyên A |
82 |
82 |
THPT Phú Xuyên B |
83 |
83 |
THPT Đồng Quan |
84 |
84 |
THPT Tân Dân |
85 |
85 |
THPT Quốc Oai |
86 |
86 |
THPT Minh Khai |
87 |
87 |
THPT Cao Bá Quát - Quốc Oai |
88 |
88 |
THPT Hoài Đức A |
89 |
89 |
THPT Hoài Đức B |
90 |
90 |
THPT Vạn Xuân - Hoài Đức |
91 |
91 |
THPT Đan Phượng |
92 |
92 |
THPT Hồng Thái |
93 |
93 |
THPT Tân Lập |
94 |
94 |
THPT Thạch Thất |
95 |
95 |
THPT Phùng Khắc Khoan- Thạch Thất |
96 |
96 |
THPT Hai Bà Trưng - Thạch Thất |
97 |
97 |
THPT Bắc Lương Sơn |
98 |
98 |
THPT Phúc Thọ |
99 |
99 |
THPT Ngọc Tảo |
10 |
10 |
THPT Vân Cốc |
101 |
101 |
THPT Sơn Tây |
102 |
102 |
THPT Tùng Thiện |
103 |
103 |
THPT Xuân Khanh |
104 |
104 |
THPT Quảng Oai |
105 |
105 |
THPT Ngô Quyền - Ba Vì |
106 |
106 |
THPT Ba Vì |
107 |
107 |
THPT Bất Bạt |
108 |
108 |
Phổ thông dân tộc nội trú |
109 |
109 |
THPT Lê Lợi |
110 |
110 |
THPT Phúc Lợi |
111 |
111 |
THPT Minh Quang |
II. Trường Trung cấp chuyên nghiệp (08 đơn vị) |
||
112 |
1 |
Trường trung cấp Kinh tế Hà Nội |
113 |
2 |
Trường trung cấp Xây dựng |
114 |
3 |
Trường trung cấp Kỹ thuật Tin học Hà Nội |
115 |
4 |
Trường trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Bắc Thăng Long |
116 |
5 |
Trường trung cấp Đa ngành Sóc Sơn |
117 |
6 |
Trường trung cấp Kinh tế - Tài chính Hà Nội |
118 |
7 |
Trường trung cấp Sư phạm Mẫu giáo - Nhà trẻ |
119 |
8 |
Trường bồi dưỡng Cán bộ giáo dục Hà Nội |
III. Trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở trực thuộc Sở (05 đơn vị) |
||
120 |
1 |
Trường Tiểu học Bình Minh |
121 |
2 |
Trường PTCS Nguyễn Đình chiểu |
122 |
3 |
Trường PTCS Xã Đàn |
123 |
4 |
Trường Mẫu giáo Mầm non B |
124 |
5 |
Trường Mẫu giáo Mầm non Việt - Triều hữu nghị |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.