ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3795/QĐ-UBND |
Thanh Hóa, ngày 29 tháng 9 năm 2021 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN NHÀ Ở TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13 ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức chính phủ và Luật tổ chức chính quyền địa phương số 47/2019/QH14 ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Nhà ở số 65/2014/QH13 ngày 25/11/2014;
Căn cứ Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở; Nghị định số 30/2021/NĐ- CP ngày 26/03/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở;
Căn cứ Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ Quy định chi tiết về phát triển và quản lý nhà ở xã hội; Nghị định số 49/2021/NĐ-CP ngày 01/04/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ;
Căn cứ Quyết định số 2127/QĐ-TTg ngày 30/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển nhà ở Quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 1252/QĐ-UBND ngày 11/4/2016 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Chương trình phát triển đô thị tỉnh Thanh Hóa giai đoạn đến năm 2020 và giai đoạn 2021 - 2030;
Căn cứ Quyết định số 3321/QĐ-UBND ngày 27/8/2021 của UBND tỉnh phê duyệt Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Thanh Hóa đến đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 1996/QĐ-UBND ngày 02/6/2020 và số 2339/QĐ-UBND ngày 22/6/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề cương nhiệm vụ và dự toán lập Kế hoạch phát triển nhà ở tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021 - 2025;
Theo đề nghị của Sở Xây dựng tại Tờ trình số 7122/TTr-SXD ngày 29/9/2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch phát triển nhà ở tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021 - 2025: Có nội dung Kế hoạch ban hành kèm theo.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở, thủ trưởng các ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
KẾ HOẠCH
PHÁT
TRIỂN NHÀ Ở TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3795/QĐ-UBND ngày 29/09/2021 của Ủy ban nhân
dân tỉnh Thanh Hóa)
Phần I
MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
I. Mục đích
- Cụ thể hóa các chỉ tiêu phát triển nhà ở trên địa bàn tỉnh theo Chương trình phát triển nhà ở của tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030 đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 3321/QĐ-UBND ngày 27/8/2021;
- Xác định tỷ lệ các loại nhà ở cần đầu tư xây dựng đến năm 2025 và năm 2021;
- Xác định vị trí, khu vực phát triển nhà ở đến năm 2025 và năm 2021;
- Xác định quy mô dự án phát triển nhà ở bao gồm số lượng, diện tích sàn xây dựng nhà ở hàng năm trong giai đoạn triển khai kế hoạch.
II. Yêu cầu
- Phù hợp với nhu cầu về nhà ở trong Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030 đã được phê duyệt; đảm bảo tuân thủ pháp luật về nhà ở, quy hoạch, kế hoạch do các cấp có thẩm quyền phê duyệt và các văn bản quy phạm pháp luật đã ban hành;
- Chỉ tiêu phát triển nhà ở trong kế hoạch phải được xác định là một trong những chỉ tiêu cơ bản của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, phù hợp với từng thời kỳ điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa.
Phần II
NỘI DUNG KẾ HOẠCH
I. Kế hoạch phát triển nhà ở giai đoạn 2021 - 2025
1. Các chỉ tiêu về phát triển nhà ở
a) Chỉ tiêu diện tích nhà ở bình quân đầu người: Đến năm 2025, diện tích nhà ở bình quân toàn tỉnh đạt 28,6 m2sàn/người (trong đó: tại đô thị đạt 35,0 m2sàn/người, nông thôn đạt 24,3 m2sàn/người).
b) Chỉ tiêu về diện tích nhà ở tối thiểu: 10 m2sàn/người.
c) Chỉ tiêu về tổng diện tích sàn nhà ở tăng thêm:
Tổng diện tích sàn nhà ở tăng thêm giai đoạn 2021 - 2025 khoảng 19.242.267 m2 sàn (tương ứng với khoảng 193.939 căn nhà ở); trong đó:
- Nhà ở thương mại, khu đô thị, khu dân cư tăng thêm khoảng 10.523.352 m2 sàn (chiếm tỷ lệ 53,6%);
- Nhà ở xã hội tăng thêm khoảng 502.952 m2 sàn (chiếm tỷ lệ 2,6%);
- Nhà ở tái định cư tăng thêm khoảng 1.985.409 m2 sàn (chiếm tỷ lệ 10,1%);
- Nhà ở dân tự xây tăng thêm khoảng 6.630.554 m2 sàn (chiếm tỷ lệ 33,7%).
Bảng 1. Chỉ tiêu về tổng diện tích sàn nhà ở tăng thêm
Stt |
Diện tích sàn nhà ở xây dựng mới |
Giai đoạn 2021 - 2025 |
|
Diện tích |
Số căn |
||
1 |
Nhà ở thương mại |
10.523.352 |
87.695 |
2 |
Nhà ở xã hội |
502.952 |
8.383 |
3 |
Nhà ở tái định cư |
1.985.409 |
19.854 |
4 |
Nhà ở dân tự xây |
6.630.554 |
78.007 |
|
Tổng cộng |
19.642.267 |
193.939 |
d) Tỷ lệ nhà ở: Tỷ lệ nhà ở kiên cố và bán kiên cố đạt 97,9%, giảm tỷ lệ nhà ở đơn sơ còn 1,5% trên tổng số nhà ở toàn tỉnh.
e) Nhu cầu về vốn và nguồn vốn phát triển nhà ở:
- Nhu cầu về vốn phát triển nhà ở giai đoạn 2021 - 2025 khoảng 149.255 tỷ đồng; trong đó:
+ Vốn cho phát triển nhà ở thương mại khoảng 89.557 tỷ đồng;
+ Vốn cho phát triển nhà ở xã hội khoảng 4.997 tỷ đồng;
+ Vốn cho phát triển nhà ở tái định cư khoảng 14.553 tỷ đồng;
+ Vốn phát triển nhà ở riêng lẻ của người dân khoảng 40.148 tỷ đồng.
- Nguồn vốn:
+ Phát triển nhà ở thương mại bằng nguồn vốn xã hội hóa của các doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng...;
+ Nhà ở riêng lẻ do người dân tự xây dựng từ nguồn vốn của các hộ gia đình;
+ Phát triển nhà ở nhà ở xã hội từ nguồn vốn của doanh nghiệp; vốn vay các tổ chức tín dụng ưu đãi, Ngân hàng chính sách xã hội; nguồn thu từ các dự án nhà ở thương mại, khu đô thị...
Bảng 2. Nhu cầu về vốn và nguồn vốn
Stt |
Các loại nhà ở |
Quy mô |
Suất vốn đầu tư |
Cơ cấu nguồn vốn 2021 - 2025 |
|||
Ngân sách tỉnh |
Doanh nghiệp |
Người dân |
Tổng |
||||
1 |
Nhà ở thương mại, khu đô thị, khu dân cư |
10.523.352 |
8,51 |
0 |
89.557 |
0 |
89.557 |
2 |
Nhà ở xã hội |
502.952 |
9,9 |
500 |
4.497 |
0 |
4.997 |
3 |
Nhà ở tái định cư |
992.704 |
7,3 |
1.455 |
0 |
13.098 |
14.553 |
4 |
Nhà ở dân tự xây |
7.623.259 |
6,1 |
0 |
0 |
40.148 |
40.148 |
Tổng cộng |
19.642.267 |
|
1.955 |
94.054 |
53.226 |
149.255 |
2. Kế hoạch triển khai thực hiện các dự án đầu tư xây dựng nhà ở giai đoạn 2021 - 2025
a) Kế hoạch phát triển các dự án nhà ở thương mại, khu đô thị, khu dân cư:
Hoàn thành khoảng 10.523.352 m2 sàn; trong đó:
- Từ các dự án đang đầu tư xây dựng khoảng 9.453.228 m2 sàn;
- Từ các dự án mới khoảng 1.070.124 m2 sàn.
b) Kế hoạch phát triển các dự án nhà ở xã hội:
Hoàn thành khoảng 502.952 m2 sàn nhà ở xã hội; trong đó:
- Từ các dự án đang đầu tư xây dựng khoảng 310.224 m2 sàn;
- Từ các dự án mới khoảng 192.728 m2 sàn.
c) Kế hoạch phát triển các dự án tái định cư:
Hoàn thành khoảng 1.985.409 m2 sàn; trong đó:
- Từ các dự án đang đầu tư xây dựng khoảng 1.291.415 m2 sàn;
- Từ các dự án mới khoảng 693.994 m2 sàn.
d) Kế hoạch phát triển nhà ở dân tự xây: Hoàn thành khoảng 6.630.554 m2 sàn.
Bảng 3. Kế hoạch triển khai thực hiện các dự án đầu tư xây dựng nhà ở giai đoạn 2021 - 2025
Stt |
Diện tích sàn nhà ở xây dựng mới theo hình thức phát triển |
Giai đoạn 2021 - 2025 |
|
Diện tích |
Số căn |
||
I |
Nhà ở thương mại, khu đô thị, khu dân cư |
10.523.352 |
87.695 |
1 |
Từ dự án đang thực hiện |
9.453.228 |
78.777 |
2 |
Từ dự án phát triển mới |
1.070.124 |
8.918 |
II |
Nhà ở xã hội |
502.952 |
8.383 |
1 |
Từ dự án đang thực hiện |
310.224 |
5.170 |
2 |
Từ dự án phát triển mới |
192.728 |
3.212 |
III |
Dự án tái định cư |
1.985.409 |
19.854 |
1 |
Từ dự án đang thực hiện |
1.291.415 |
12.914 |
2 |
Từ dự án phát triển mới |
693.994 |
6.940 |
IV |
Nhà ở công vụ |
0 |
0 |
V |
Nhà ở dân tự xây |
6.630.554 |
78.007 |
1 |
Từ khu dân cư hiện hữu |
6.630.554 |
78.007 |
|
Tổng cộng |
19.642.267 |
193.938 |
3. Vị trí, khu vực phát triển nhà ở
- Vị trí của các dự án đầu tư xây dựng nhà ở đang thực hiện: Chi tiết tại Phụ lục I kèm theo Kế hoạch;
- Vị trí của các dự án đầu tư xây dựng nhà ở giai đoạn 2021 - 2025: Chi tiết tại Phụ lục II kèm theo Kế hoạch.
II. Kế hoạch phát triển nhà ở năm 2021
1. Các chỉ tiêu về phát triển nhà ở
a) Chỉ tiêu diện tích nhà ở bình quân đầu người: Năm 2021, diện tích nhà ở bình quân toàn tỉnh đạt 24,8 m2sàn/người (trong đó: tại đô thị đạt 32,5 m2sàn/người, nông thôn đạt 23,4 m2sàn/người).
b) Chỉ tiêu về tổng diện tích sàn nhà ở tăng thêm:
Tổng diện tích xây dựng nhà ở tăng thêm khoảng 3.323.772 m2 sàn; trong đó:
- Nhà ở thương mại, khu đô thị, khu dân cư tăng thêm khoảng 1.565.717 m2 sàn (chiếm chiếm tỷ lệ 47,1%);
- Nhà ở xã hội tăng thêm khoảng 31.022 m2 sàn (chiếm tỷ lệ 0,9%);
- Nhà ở tái định cư tăng thêm khoảng 400.922 m2 sàn (chiếm tỷ lệ 12,1%);
- Nhà ở dân tự xây tăng thêm khoảng 1.326.111 m2 sàn (chiếm tỷ lệ 39,9%).
Bảng 4. Các chỉ tiêu về phát triển nhà ở năm 2021
Stt |
Diện tích sàn nhà ở xây dựng mới theo hình thức phát triển |
Năm 2021 |
|
Diện tích |
Số căn |
||
I |
Nhà ở thương mại, khu dân cư, khu đô thị |
1.565.717 |
13.048 |
1 |
Từ dự án đang thực hiện |
1.505.717 |
12.548 |
2 |
Từ dự án phát triển mới |
60.000 |
500 |
II |
Nhà ở xã hội |
100.590 |
1.676 |
1 |
Từ dự án đang thực hiện |
62.045 |
1.034 |
2 |
Từ dự án phát triển mới |
38.545 |
642 |
III |
Dự án tái định cư |
400.922 |
4.009 |
1 |
Từ dự án đang thực hiện |
262.123 |
2.621 |
2 |
Từ dự án phát triển mới |
138.799 |
1.388 |
IV |
Nhà ở công vụ |
0 |
0 |
V |
Nhà ở dân tự xây |
1.326.111 |
15.601 |
1 |
Từ khu dân cư hiện hữu |
1.326.111 |
15.601 |
|
Tổng cộng |
3.393.340 |
34.334 |
c) Nhu cầu về vốn và nguồn vốn phát triển nhà ở:
- Nhu cầu về vốn phát triển nhà ở năm 2021 khoảng 25.290,0 tỷ đồng; trong đó:
+ Vốn cho phát triển nhà ở thương mại khoảng 13.325,0 tỷ đồng;
+ Vốn cho phát triển nhà ở xã hội khoảng 996,0 tỷ đồng;
+ Vốn cho phát triển nhà ở tái định cư khoảng 2.939,0 tỷ đồng;
+ Vốn phát triển nhà ở riêng lẻ của người dân khoảng 8.030,0 tỷ đồng.
- Nguồn vốn:
+ Phát triển nhà ở thương mại bằng nguồn vốn xã hội hóa của các doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng...;
+ Nhà ở riêng lẻ do người dân tự xây dựng từ nguồn vốn của các hộ gia đình;
+ Phát triển nhà ở nhà ở xã hội từ nguồn vốn của doanh nghiệp; vốn vay các tổ chức tín dụng ưu đãi, Ngân hàng chính sách xã hội; nguồn thu từ các dự án nhà ở thương mại, khu đô thị...
Bảng 5. Nhu cầu về vốn và nguồn vốn phát triển nhà ở năm 2021
Stt |
Các loại nhà ở |
Quy mô |
Suất vốn đầu tư |
Cơ cấu nguồn năm 2021 |
|||
Ngân sách tỉnh |
Doanh nghiệp |
Người dân |
Tổng |
||||
1 |
Nhà ở thương mại, khu đô thị, khu dân cư |
1.565.717 |
8,51 |
0 |
13.325 |
0 |
13.325 |
2 |
Nhà ở xã hội |
100.590 |
9,9 |
0 |
996 |
0 |
996 |
3 |
Nhà ở tái định cư |
400.922 |
7,3 |
0 |
0 |
2.939 |
2.939 |
4 |
Nhà ở dân tự xây |
1.326.111 |
6,1 |
0 |
0 |
8.030 |
8.030 |
Tổng cộng |
3.393.340 |
|
0 |
14.321 |
10.969 |
25.290 |
III. Giải pháp thực hiện
1. Giải pháp về chính sách đất đai
- Dành quỹ đất cho việc phát triển nhà ở đảm bảo phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt, trong đó đặc biệt quan tâm tới quỹ đất, quỹ nhà ở để bố trí tái định cư phục vụ cho nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng và chỉnh trang đô thị;
- Khi lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong các giai đoạn tiếp theo cần căn cứ nhu cầu quỹ đất để phát triển nhà ở được đề xuất trong Chương trình và Kế hoạch phát triển nhà ở.
2. Giải pháp về chính sách tài chính - tín dụng và thuế, huy động vốn
- Nguồn vốn ngân sách Nhà nước: Sử dụng hiệu quả nguồn vốn ngân sách để đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật tại khu vực đô thị, tạo lập Quỹ phát triển nhà ở để phát triển nhà ở xã hội, nhà ở tái định cư;
- Nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước: Khuyến khích các thành phần kinh tế sử dụng vốn chủ sở hữu, vốn vay ngân hàng và nguồn vốn huy động hợp pháp để đầu tư xây dựng nhà ở, đặc biệt là nhà ở xã hội và nhà ở thương mại.
3. Giải pháp về quy hoạch xây dựng
- Công tác lập quy hoạch xây dựng phải được quan tâm chú trọng, đi trước một bước trong quá trình thực hiện các dự án đầu tư xây dựng khu đô thị. Nâng cao chất lượng lập và quản lý quy hoạch xây dựng trước và trong quá trình triển khai các dự án phát triển nhà ở đảm bảo chất lượng, hiệu quả, tuân thủ quy định về tỷ lệ quỹ đất phát triển nhà ở xã hội;
- Rà soát điều chỉnh các quy hoạch không khả thi, quy hoạch chậm triển khai, rà soát quy hoạch các dự án đã và đang triển khai thực hiện kiểm tra việc tuân thủ quy định về quy hoạch, kiến trúc không gian cảnh quan, bố trí quỹ đất nhà ở xã hội, hạ tầng kỹ thuật, xã hội;
- Chú trọng nâng cao chất lượng công tác quy hoạch trong tất cả các khâu đảm bảo tính thực tiễn, khai thác quỹ đất hiệu quả, phù hợp với môi trường cảnh quan và bản sắc của từng khu vực, địa phương.
4. Giải pháp hỗ trợ nhà ở cho các nhóm đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội
a) Đầu tư xây dựng nhà ở xã hội cho công nhân:
- Hoàn chỉnh và sớm triển khai thực hiện Đề án “Đầu tư xây dựng các thiết chế của công đoàn tại các khu công nghiệp, khu chế xuất”, đầu tư xây dựng nhà ở lưu trú cho công nhân, nhà trẻ, siêu thị và các công trình văn hóa, thể thao..., nâng cao đời sống công nhân trong các khu công nghiệp, khu chế xuất;
- Nghiên cứu thí điểm cơ chế thực hiện quy định doanh nghiệp có sử dụng lao động trong các khu công nghiệp phải đóng góp lợi tức để tạo lập quỹ đầu tư xây dựng nhà ở lưu trú cho công nhân;
- Giới thiệu địa điểm, tạo điều kiện trong việc hỗ trợ, bồi thường, GPMB và tái định cư đối với dự án phát triển nhà ở xã hội trong đó có nhà ở công nhân;
Đẩy mạnh tổ chức kiểm tra, hướng dẫn các cơ sở kinh doanh nhà trọ cải tạo, nâng cấp, chỉnh trang nhà trọ đảm bảo các điều kiện tối thiểu về sinh hoạt cho công nhân, người lao động tại các khu công nghiệp.
b) Đầu tư xây dựng nhà ở xã hội cho sinh viên:
- Thực hiện xã hội hóa, khuyến khích các cơ sở đào tạo trực tiếp đầu tư và kêu gọi các nhà đầu tư xây dựng nhà ở xã hội để cho sinh viên thuê;
- Xem xét mở rộng chính sách hỗ trợ cho vay đối với các hộ gia đình, cá nhân đầu tư xây dựng mới hoặc sửa chữa, cải tạo nhà trọ cho công nhân, người lao động, sinh viên thuê thuê trên địa bàn tỉnh đạt chuẩn theo quy định;
- Hỗ trợ thông qua việc đầu tư hạ tầng kết nối với các cơ sở đào tạo, các khu nhà ở xã hội cho sinh viên và các khu nhà trọ.
c) Đầu tư xây dựng nhà ở xã hội dành cho người thu nhập thấp, hộ nghèo tại khu vực đô thị; cán bộ công chức, viên chức; lực lượng vũ trang...:
- Thực hiện đa dạng hóa các phương thức đầu tư xây dựng nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp, chủ yếu sử dụng vốn ngoài ngân sách; ưu tiên sử dụng vốn ngân sách để đầu tư xây dựng các nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước để cho thuê;
- Xây dựng cơ chế quy định cụ thể trách nhiệm của chủ đầu tư các dự án nhà ở thương mại, khu đô thị trong việc bố trí quỹ đất 20% để thực hiện đầu tư xây dựng nhà ở xã hội phù hợp với quy định của Luật Nhà ở;
- Tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện quy hoạch tổng thể, công năng sử dụng tiêu chuẩn thiết kế... nhằm nâng cao chất lượng nhà ở xã hội;
- Tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ cán bộ công chức, người lao động được tiếp cận nguồn vay ưu đãi từ ngân hàng chính sách xã hội, tổ chức tín dụng với lãi suất thấp hơn thị trường, đồng thời kéo dài thời gian vay mua nhà để giảm áp lực trả nợ và tăng số tiền khách hàng được vay.
d) Khuyến khích phát triển loại hình nhà ở nhà ở thương mại giá thấp và nhà ở cho thuê:
- Ưu tiên phát triển nhà ở thương mại giá thấp và nhà ở xã hội cho thuê để đáp ứng nhu cầu rất lớn về nhà ở cho người thu nhập thấp tại khu vực đô thị, công nhân, người lao động tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh được thuê, thuê mua;
- Ưu tiên, hỗ trợ các chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội được tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi để xây dựng nhà ở xã hội cho thuê;
- Thí điểm các cơ chế cho phép các dự án nhà ở thương mại giá thấp và nhà ở cho thuê được đóng tiền sử dụng đất hàng năm để giảm áp lực tài chính cho chủ đầu tư.
5. Giải pháp trong công tác quản lý nhà nước về nhà ở
- Bố trí đủ nguồn lực, kinh phí để hoàn thành việc xây dựng và vận hành cơ sở dữ liệu thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản tại địa phương, bảo đảm kết nối với hệ thống cơ sở dữ liệu của Bộ Xây dựng theo quy định tại Nghị định số 117/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 của Chính phủ;
- Cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính: Đơn giản hoá thủ tục, giảm thời gian xét duyệt hồ sơ, thủ tục đầu tư, xây dựng, đất đai. Thực hiện đổi mới quy trình, thủ tục hành chính theo hướng minh bạch hóa quy trình thủ tục, rút ngắn thời gian giải quyết, giảm khối lượng hồ sơ.
6. Giải pháp về công nghệ
- Khuyến khích thiết kế và áp dụng mô hình nhà ở sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo. Xem xét ban hành thiết kế mẫu nhà ở phù hợp với khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng bởi thiên tai, lũ lụt; nhà ở ứng với biến đổi khí hậu;
- Có chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu vật liệu, thiết bị xây dựng nhà ở hiện đại, sử dụng tiết kiệm năng lượng và thân thiện với môi trường như vật liệu không nung, vật liệu tái chế.
IV. Tổ chức thực hiện
1. Sở Xây dựng:
- Tổ chức triển khai Kế hoạch phát triển nhà ở sau khi được UBND tỉnh phê duyệt; hướng dẫn, đôn đốc và giải quyết những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện theo thẩm quyền; báo cáo UBND tỉnh xem xét, giải quyết những vấn đề vượt thẩm quyền;
- Thường xuyên kiểm tra, rà soát, đề xuất điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch phát triển nhà ở đảm bảo phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội thực tế của tỉnh;
- Công bố công khai, minh bạch nhu cầu và quỹ đất để phát triển nhà ở.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường:
- Rà soát quỹ đất đã giao cho các chủ đầu tư để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, tham mưu cho UBND tỉnh thu hồi đất đối với các dự án chậm triển khai hoặc không thực hiện để giao cho các chủ đầu tư khác thực hiện đáp ứng yêu cầu tiến độ;
- Phối hợp báo cáo, cung cấp thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản theo Nghị định số 117/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 của Chính phủ.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
- Chủ trì tham mưu chấp thuận chủ trương đầu tư dự án phát triển nhà ở theo quy định của pháp luật về đầu tư;
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng, bổ sung, cập nhật các chỉ tiêu trong kế hoạch phát triển nhà vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của địa phương;
- Phối hợp với các Sở và đơn vị liên quan tham mưu, lồng ghép các nguồn vốn để thực hiện Kế hoạch;
- Phối hợp báo cáo, cung cấp thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản theo Nghị định số 117/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 của Chính phủ.
4. Sở Tài chính:
- Phối hợp với Sở Xây dựng thẩm định giá cho thuê, thuê mua, mua nhà ở xã hội;
- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư trong việc bố trí vốn hàng năm.
5. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội:
- Phối hợp với Sở Xây dựng, UBND các huyện, thị xã, thành phố, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Thanh Hóa và các đơn vị có liên quan rà soát nhu cầu nhà ở của các hộ chính sách, hộ có công với cách mạng, hộ nghèo cần hỗ trợ nhà ở trình UBND tỉnh phê duyệt;
- Phối hợp với Sở Xây dựng, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan xác định các đối tượng cán bộ, công chức viên chức, người lao động và các đối tượng được ưu tiên thuê, mua, thuê mua nhà ở xã hội.
6. Sở Giao thông vận tải: Phối hợp các Sở, đơn vị có liên quan trong việc phát triển mạng lưới giao thông nhằm thúc đẩy phát triển các dự án nhà ở.
7. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh Thanh Hóa: Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện việc cho vay vốn cho các tổ chức, cá nhân được vay vốn theo quy định pháp luật để đầu tư, mua, xây dựng nhà ở.
8. Ban Quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp tỉnh: Chủ trì, phối hợp các đơn vị có liên quan đánh giá, xác định nhu cầu về nhà ở của công nhân làm việc tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh để có cơ sở lập và triển khai các dự án phát triển nhà ở dành cho công nhân khu công nghiệp.
9. Liên Đoàn lao động tỉnh: Phối hợp với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và các sở, ngành có liên quan triển khai thực hiện Đề án “Đầu tư xây dựng các thiết chế của công đoàn tại các khu công nghiệp”.
10. Cục Thuế tỉnh: Phối hợp báo cáo, cung cấp thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản theo Nghị định số 117/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 của Chính phủ.
11. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:
- Tổ chức, chỉ đạo triển khai kế hoạch phát triển nhà ở và thực hiện quản lý nhà nước về nhà ở trên địa bàn quản lý; tổng hợp kết quả thực hiện kế hoạch phát triển nhà trên địa bàn theo định kỳ hoặc đột xuất; gửi Sở Xây dựng để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh;
- Rà soát và lựa chọn quỹ đất phù hợp với các quy hoạch liên quan để giới thiệu địa điểm thực hiện các dự án phát triển nhà ở;
- Phối hợp báo cáo, cung cấp thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản theo Nghị định số 117/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 của Chính phủ.
12. Các đơn vị có liên quan: Theo chức năng, nhiệm vụ phối hợp, cung cấp thông tin, dữ liệu liên quan cho các đơn vị được giao chủ trì trong quá trình triển khai thực hiện.
13. Trách nhiệm của Chủ đầu tư các dự án phát triển nhà ở:
- Triển khai thực hiện các dự án phát triển nhà ở theo đúng nội dung và tiến độ đã được phê duyệt; xây dựng kế hoạch và lộ trình, tiến độ thực hiện đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật về xây dựng, nhà ở, kinh doanh bất động sản và pháp luật có liên quan;
- Thực hiện báo cáo tiến độ dự án theo định kỳ hoặc đột xuất làm căn cứ đánh giá kết quả triển khai kế hoạch phát triển nhà ở;
- Báo cáo, cung cấp thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản theo Nghị định số 117/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 của Chính phủ.
Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan kịp thời phản ánh về Sở Xây dựng để tổng hợp, tham mưu báo cáo UBND tỉnh để xem xét, giải quyết./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.