ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3753/QĐ-UBND |
Thanh Hóa, ngày 11 tháng 9 năm 2020 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG CỦA UBND TỈNH THANH HÓA THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 987/QĐ-TTG NGÀY 09/7/2020 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VÀ KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG SỐ 200-KH/TU NGÀY 29/5/2020 CỦA BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 42-CT/TW CỦA BAN BÍ THƯ TRUNG ƯƠNG ĐẢNG (KHÓA XII) VỀ TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ, KHẮC PHỤC HẬU QUẢ THIÊN TAI
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 24/3/2020 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai;
Căn cứ Quyết định số 987/QĐ-TTg ngày 09/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ thực hiện Chỉ thị số 42-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai;
Căn cứ Kế hoạch hành động số 200-KH/TU ngày 29/5/2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Chỉ thị số 42-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai;
Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Công văn số 3158/SNN&PTNT-TL ngày 14/8/2020 về việc đề nghị ban hành Kế hoạch hành động của UBND tỉnh Thanh Hóa thực hiện Quyết định số 987/QĐ-TTg ngày 09/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch hành động số 200-KH/TU ngày 29/5/2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Chỉ thị số 42-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XII) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành Kế hoạch hành động của UBND tỉnh Thanh Hóa thực hiện Quyết định số 987/QĐ-TTg ngày 09/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch hành động số 200-KH/TU ngày 29/5/2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Chỉ thị số 42-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XII) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai, với các nội dung chủ yếu sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Phát huy vai trò của hệ thống chính trị, tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, hiệu quả hoạt động của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài nước đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.
- Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả, nhằm giảm nhẹ thiệt hại trước tình hình và tác động của biến đổi khí hậu, thiên tai diễn ra ngày càng phức tạp, cực đoan, bất thường gây thiệt hại nghiêm trọng trên địa bàn tỉnh.
2. Yêu cầu
- Nghiên cứu, quán triệt và thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Chỉ thị số 42-CT/TW của Ban Bí thư, Quyết định số 987/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Kế hoạch hành động số 200-KH/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, tạo chuyển biến rõ rệt, thống nhất về nhận thức và hành động, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp, các ngành đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.
- Việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 42-CT/TW, Quyết định số 987/QĐ-TTg , Kế hoạch hành động số 200-KH/TU phải được tiến hành đồng bộ với việc tổ chức thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, chiến lược, chương trình, kế hoạch, đề án, dự án về phát triển kinh tế - xã hội hàng năm và từng giai đoạn của các ngành, địa phương.
II. MỘT SỐ NHIỆM VỤ CỤ THỂ
Trên cơ sở yêu cầu, nhiệm vụ, giải pháp được đề ra trong Chỉ thị của Ban Bí thư, Kế hoạch của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch hành động của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh phân công một số nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, tổ chức liên quan như sau:
1. Tuyên truyền, giáo dục, phổ biến nâng cao nhận thức về công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai
a) Các sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố phối hợp chặt chẽ với tổ chức đảng và cấp ủy đảng cùng cấp tổ chức nghiên cứu, quán triệt và tổ chức triển khai thực hiện Chỉ thị số 42-CT/TW, Quyết định số 987/QĐ-TTg , Kế hoạch hành động số 200-KH/TU.
b) Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan thông tấn báo chí trên địa bàn tỉnh, Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa, các cơ sở truyền thanh, truyền hình cấp huyện, hệ thống thông tin cơ sở đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai tới nhân dân và các cấp chính quyền nhất là ở cơ sở.
c) UBND các huyện, thị xã, thành phố, các sở, ban, ngành liên quan, Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa, Báo Thanh Hóa xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, nâng cao nhận thức cho cơ quan, đơn vị, chính quyền các cấp, người dân và cộng đồng trong phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.
d) Hội Chữ thập đỏ tỉnh chủ trì, phối hợp với Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh, Sở Tài chính và các đơn vị liên quan khẩn trương tổ chức thực hiện Kế hoạch số 15/KH-UBND ngày 17/01/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh về đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho lực lượng làm công tác phòng, chống thiên tai giai đoạn 2020-2025, tỉnh Thanh Hóa.
2. Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách về phòng, chống thiên tai
a) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Nội vụ, Sở Tư pháp và các đơn vị liên quan rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách của tỉnh liên quan đến phòng, chống thiên tai đảm bảo đồng bộ, phù hợp với điều kiện thực tế, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ mới để nâng cao năng lực chỉ huy, điều hành phòng, chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu; tham mưu cho UBND tỉnh ban hành chính sách đặc thù cho lực lượng làm công tác phòng, chống thiên tai. Thời gian thực hiện 2020-2025.
b) Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tiếp tục hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, đánh giá việc lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai trong quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các ngành và địa phương; tổng hợp, lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Thời gian thực hiện 2020-2025.
3. Nâng cao năng lực cảnh báo, dự báo, theo dõi, giám sát thiên tai
a) Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Thanh Hóa có giải pháp nâng cao chất lượng dự báo, cảnh báo, theo dõi diễn biến thiên tai, dự báo kịp thời, chính xác tình hình diễn biến của từng đợt thiên tai để tham mưu cho UBND tỉnh và Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh trong công tác chỉ đạo phòng, chống thiên tai; tranh thủ sự hỗ trợ của các Bộ, ngành Trung ương để tăng cường năng lực dự báo, cảnh báo như đầu tư trang thiết bị, máy móc, hiện đại hóa, tự động hóa hệ thống quan trắc, kết cấu hạ tầng, ứng dụng khoa học, công nghệ mới trong công tác khí tượng thủy văn, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ dự báo.
b) Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu cho UBND tỉnh sớm phê duyệt kế hoạch phát triển mạng lưới trạm khí tượng thủy văn chuyên dùng trên địa bàn tỉnh, ban hành chính sách đẩy mạnh xã hội hoá một số hoạt động khí tượng thủy văn, xây dựng hệ thống quan trắc chuyên dùng phòng, chống thiên tai; thời gian thực hiện 2020-2021. Tăng cường rà soát, cập nhật kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng, dự báo dài hạn về thiên tai, nguồn nước, nhất là đối với các hệ thống sông trên địa bàn tỉnh.
c) UBND các huyện, thị xã, thành phố phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan tổ chức lắp đặt hệ thống cảnh báo tại các khu vực có nguy cơ xảy ra thiên tai, đặc biệt là lũ quét, sạt lở đất.
4. Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai
a) Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương, đơn vị liên quan rà soát, tổng hợp, tham mưu cho UBND tỉnh bố trí vốn trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016-2020, kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025 và hàng năm để thực hiện các nhiệm vụ, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình tổng thể, dự án phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai; xử lý dứt điểm các trọng điểm đê điều, hồ đập mất an toàn, sạt lở bờ sông, bờ biển, khu vực trọng yếu; khẩn cấp di dời dân cư vùng thiên tai gắn với sinh kế bền vững; đầu tư nâng cấp, hiện đại hóa cơ sở vật chất, trang thiết bị của cơ quan tham mưu phục vụ chỉ đạo, điều hành ứng phó thiên tai các cấp.
b) Sở Tài chính tham mưu, báo cáo UBND tỉnh phân bổ nguồn vốn dự phòng ngân sách Trung ương hỗ trợ, dự phòng ngân sách tỉnh và các nguồn hợp pháp khác để kịp thời hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai theo quy định.
c) UBND các huyện, thị xã, thành phố phải chủ động bố trí ngân sách địa phương và các nguồn hợp pháp khác để triển khai thực hiện các nhiệm vụ phòng, chống thiên tai và đầu tư công trình phòng, chống thiên tai trên địa bàn, nhất là đảm bảo an toàn đê điều, hồ đập, xử lý sạt lở bờ sông, bờ biển, di dời dân cư ra khỏi khu vực nguy hiểm.
5. Nâng cao vai trò, năng lực quản lý nhà nước về phòng, chống thiên tai
a) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ tham mưu cho UBND tỉnh quyết định kiện toàn cơ quan tham mưu chỉ đạo điều hành và bộ máy quản lý nhà nước về phòng, chống thiên tai theo hướng chuyên môn hóa, chuyên trách theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trên nguyên tắc không phát sinh thêm đầu mối và biên chế. Thời gian thực hiện 2020-2021.
b) Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh chủ trì, phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh và các đơn vị liên quan rà soát, cập nhật, điều chỉnh, hoàn thiện Kế hoạch nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động cứu hộ, cứu nạn theo chỉ đạo của Uỷ ban Quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; xây dựng hệ thống kế hoạch và triển khai có hiệu quả công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai theo Nghị định số 02/2019/NĐ-CP ngày 02/01/2019 của Chính phủ về phòng thủ dân sự.
c) UBND các huyện, thị xã, thành phố:
- Chỉ đạo xây dựng Quy chế hoạt động của Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp ở địa phương, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên, gắn với trách nhiệm người đứng đầu các phòng, ban, đơn vị; thời gian thực hiện 2020-2021. Nâng cao chất lượng hoạt động của lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai cấp xã.
- Hàng năm, tổ chức giải tỏa, thanh thải đảm bảo hành lang an toàn cầu, cống để không gây cản trở dòng chảy; thực hiện công tác giải phóng mặt bằng và bố trí bãi đổ thải phục vụ thi công khắc phục thiệt hại, đảm bảo giao thông.
6. Ứng dụng khoa học công nghệ, thúc đẩy hợp tác trong phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai
a) Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh chủ trì, phối hợp với Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Thanh Hóa tăng cường đầu tư trang bị công nghệ quan trắc, theo dõi, giám sát, chỉ đạo điều hành, ứng phó với thiên tai; ứng dụng công nghệ tin học, tự động hóa trong quản lý, khai thác, vận hành cơ sở dữ liệu, công cụ hỗ trợ chỉ đạo điều hành. Thời gian thực hiện 2020-2025.
b) UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong phòng, chống thiên tai để phục vụ công tác điều hành, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn; kịp thời thông tin các bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai đến chính quyền các địa phương và nhân dân trong vùng, đặc biệt là người dân vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số biết để chủ động phòng tránh.
c) Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ sử dụng vật liệu mới, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, phù hợp với đặc điểm thiên tai đặc thù của các địa phương, nhằm nâng cao khả năng chống chịu của cơ sở hạ tầng, công trình phòng, chống thiên tai đảm bảo an toàn với tần suất thiết kế và thích ứng với các tác động cực đoan mới của thiên tai. Thời gian thực hiện 2020-2025.
d) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 16-NQ/TU ngày 20/4/2015 của Tỉnh ủy về tái cơ cấu ngành nông nghiệp đến năm 2020, định hướng đến năm 2025, nhất là về cơ cấu giống, thời vụ sản xuất cây trồng, vật nuôi phù hợp với từng vùng để phòng tránh thiên tai hiệu quả, bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Ngoại vụ, Sở Tài nguyên và Môi trường tăng cường hợp tác, trao đổi, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm với các địa phương trong nước, ngoài nước và các tổ chức quốc tế về công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai; sử dụng hiệu quả các trang thiết bị được tài trợ để quan trắc cảnh báo, dự báo sớm thời tiết, thiên tai và các nguồn kinh phí được ủng hộ, hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế trong phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.
e) Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu cho UBND tỉnh có giải pháp khuyến khích doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân tham gia nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, thời gian thực hiện 2020-2021; đồng thời ưu tiên đặt hàng các nhiệm vụ nghiên cứu, ứng dụng công nghệ viễn thám, tin học, tự động hóa trong quản lý, khai thác, vận hành cơ sở dữ liệu, công cụ hỗ trợ chỉ đạo điều hành phục vụ công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.
7. Các sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan.
Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các nội dung của Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 18/6/2018 của Chính phủ về công tác phòng, chống thiên tai được UBND tỉnh ban hành tại Quyết định số 3079/QĐ-UBND ngày 15/8/2018 và Kế hoạch phòng, chống thiên tai năm 2020 tỉnh Thanh Hóa được UBND tỉnh ban hành tại Quyết định số 1482/QĐ-UBND ngày 29/4/2020.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Các sở, ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch này, khẩn trương xây dựng kế hoạch cụ thể, xác định nhiệm vụ trọng tâm, bố trí nguồn lực thực hiện; định kỳ hàng năm tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện để rút kinh nghiệm và đề ra các giải pháp hữu hiệu trong thời gian tiếp theo. Báo cáo kết quả thực hiện về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trước ngày 05/12 hàng năm.
2. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đôn đốc, kiểm tra các sở, ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch này; định kỳ tổng hợp, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở, Trưởng các ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.