ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 37/2023/QĐ-UBND |
Đắk Lắk, ngày 23 tháng 11 năm 2023 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH CHI TIẾT NỘI DUNG CHI VÀ MỨC CHI CỦA QUỸ PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI TỈNH ĐẮK LẮK
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK LẮK
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Phòng, chống thiên tai ngày 19/6/2013; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều ngày 17/6/2020;
Căn cứ Nghị định số 30/2017/NĐ-CP ngày 21/3/2017 của Chính phủ về quy định tổ chức, hoạt động ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn;
Căn cứ Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15/3/2021 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội;
Căn cứ Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09/1/2017 của Chính phủ về cơ chế chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh;
Căn cứ Quyết định số 20/2021/QĐ-TTg ngày 03/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục và quy định việc quản lý, sử dụng vật tư, phương tiện, trang thiết bị chuyên dùng phòng, chống thiên tai;
Căn cứ Thông tư số 92/2009/1T-BTC ngày 12/5/2009 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về hướng dẫn việc thanh toán kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, ứng phó thiên tai, thảm họa;
Căn cứ Thông tư số 85/2020/TT-BTC ngày 01/10/2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về quy định việc quản lý, sử dụng kinh phí phục vụ hoạt động của Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai và Ban chỉ huy Phòng chống; thiên tai các cấp;
Căn cứ Khoản 1, Điều 17, Nghị định số 78/2021/NĐ-CP ngày 01/8/2021 của Chính phủ về thành lập và quản lý Quỹ phòng, chống thiên tai;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 158/TTr-SNN ngày 07/9/2023.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định chi tiết nội dung chi và mức chi của Quỹ phòng, chống thiên tai tỉnh Đắk Lắk.
Điều 2. Giao Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, đơn vị, địa phương liên quan tổ chức triển khai Quyết định này; theo dõi, kiểm tra và báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh kết quả thực hiện theo quy định.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính; Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh; Trưởng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh; Giám đốc Quỹ Phòng, chống thiên tai tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn; Thủ trưởng các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực từ ngày 03 tháng 12 năm 2023 và thay thế Quyết định số 04/2021/QĐ-UBND ngày 25 tháng 01 năm 2021 của UBND tỉnh ban hành Quy định việc phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã sử dụng nguồn thu từ Quỹ Phòng, chống thiên tai và việc quản lý, sử dụng Quỹ thực hiện các nhiệm vụ phòng, chống thiên tai./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
QUY ĐỊNH
CHI TIẾT NỘI DUNG
CHI VÀ MỨC CHI CỦA QUỸ PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI TỈNH ĐẮK LẮK
(Kèm theo Quyết định số: 37/2023/QĐ-UBND ngày 23 tháng 11 năm 2023 của Uỷ
ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Quy định này quy định chi tiết nội dung chi và mức chi của Quỹ phòng, chống thiên tai tỉnh Đắk Lắk (sau đây viết tắt là Quỹ). Những nội dung không quy định tại Quy định này thì thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Quy định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân, hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
2. Tổ chức, cá nhân ngoài tỉnh, nước ngoài đang tham gia hoạt động phòng, chống thiên tai trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
Chương II
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 3. Nội dung chi và mức chi
1. Chi hỗ trợ các hoạt động phòng, chống thiên tai
a) Chi hỗ trợ các hoạt động ứng phó thiên tai
- Hỗ trợ sơ tán người dân khỏi nơi nguy hiểm; chăm sóc y tế, thực phẩm, nước uống cho người dân nơi sơ tán: Mức chi hỗ trợ tối đa cho người dân khi thực hiện sơ tán là 100.000 đồng/người/ngày nhân với số ngày thực tế được sơ tán.
- Hỗ trợ tuần tra, kiểm tra phát hiện khu vực có nguy cơ xảy ra rủi ro thiên tai, sự cố công trình phòng, chống thiên tai đối với người không hưởng lương từ ngân sách nhà nước: Mức chi tối đa cho một người trong một ngày bằng 2 lần ngày công lao động trung bình tính trên cơ sở mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Chính phủ và căn cứ vào danh sách được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Hỗ trợ cho lực lượng được huy động tham gia ứng phó thiên tai đối với người không hưởng lương từ ngân sách Nhà nước: Mức hỗ trợ 120.000 đồng/người/ngày thực hiện.
- Hỗ trợ cho lực lượng thường trực trực ban, chỉ huy, chỉ đạo ứng phó thiên tai: Mức chi căn cứ theo dự toán hàng năm được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và khả năng cân đối của Quỹ.
b) Chi cứu trợ, hỗ trợ khắc phục hậu quả sau thiên tai
- Cứu trợ khẩn cấp về lương thực (thời gian cứu trợ không quá 03 tháng): Mức hỗ trợ 15kg gạo/người/tháng.
- Cứu trợ khẩn cấp nước uống, thuốc chữa bệnh, sách vở, phương tiện học tập và các nhu cầu cấp thiết khác cho đối tượng bị thiệt hại do thiên tai: Mức chi theo chứng từ chi thực tế và phù hợp với khả năng cân đối của Quỹ. Mức chi hỗ trợ tối đa 200.000 đồng/người/đợt thiên tai.
- Hỗ trợ tu sửa nhà ở bị thiệt hại do thiên tai
+ Đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn có nhà ở bị đổ, sập, trôi, cháy hoàn toàn do thiên tai (thiệt hại trên 70%) mức hỗ trợ tối đa 40.000.000 đồng/hộ; có nhà ở bị hư hỏng nặng do thiên tai (thiệt hại từ 30% - 70%) mức tối đa 20.000.000 đồng/hộ; có nhà ở bị hư hỏng do thiên tai (thiệt hại từ dưới 30%) mức hỗ trợ tối đa 5.000.000 đồng/hộ.
+ Đối với các trường hợp không thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn có nhà bị hư hỏng do thiên tai: Mức chi hỗ trợ do Chủ tịch UBND các cấp xem xét quyết định trên cơ sở đề xuất của địa phương và khả năng cân đối của Quỹ (mức hỗ trợ tối đa bằng 50% mức hỗ trợ cho đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn).
- Hỗ trợ tu sửa cơ sở y tế, trường học, nhà kết hợp làm địa điểm sơ tán phòng tránh thiên tai: Mức chi căn cứ tình hình thiệt hại, dự toán được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và phù hợp với khả năng cân đối của Quỹ nhưng không quá 01 tỷ đồng/công trình.
- Hỗ trợ xử lý vệ sinh môi trường vùng thiên tai: Mức chi theo chứng từ chi thực tế tối đa 10.000.000 đồng/xã, phường, thị trấn bị ảnh hưởng và phù hợp với khả năng cân đối của Quỹ.
- Hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai: Mức hỗ trợ thực hiện theo quy định tại Điều 5, Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09/1/2017 của Chính phủ và khả năng cân đối của Quỹ.
- Hỗ trợ tháo bỏ hạng mục, vật cản gây nguy cơ rủi ro thiên tai: Mức chi căn cứ tình hình thiệt hại, dự toán được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và phù hợp với khả năng cân đối của Quỹ nhưng không quá 01 tỷ đồng/hạng mục.
- Hỗ trợ xử lý đảm bảo giao thông thông suốt cho những đoạn tuyến giao thông đường bộ quan trọng trên địa bàn bị sụt trượt, sạt lở: Mức chi căn cứ tình hình thiệt hại, dự toán được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và phù hợp với khả năng cân đối của Quỹ nhưng không quá 01 tỷ đồng/công trình.
- Hỗ trợ kinh phí tu sửa, xử lý và xây dựng khẩn cấp công trình phòng, chống thiên tai: Mức chi căn cứ tình hình thiệt hại, dự toán được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và khả năng cân đối của Quỹ nhưng không quá 3 tỷ đồng trong tổng mức đầu tư 01 công trình.
c) Hỗ trợ các hoạt động phòng ngừa
- Thông tin, truyền thông và giáo dục về phòng, chống thiên tai: Mức chi theo dự toán được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và khả năng cân đối của Quỹ.
- Lập, rà soát kế hoạch phòng, chống thiên tai và phương án ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai: Mức chi căn cứ theo dự toán hàng năm được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; tình hình thực tế và khả năng cân đối của Quỹ.
- Hỗ trợ sắp xếp, di chuyển dân cư ra khỏi vùng thiên tai, nguy hiểm (thực hiện đối với hộ phải di dời nhà ở khẩn cấp theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền do nguy cơ sạt lở, lũ, ngập lụt, thiên tai khác): Mức hỗ trợ tối đa 30.000.000 đồng/hộ trong khả năng cân đối của Quỹ.
- Phổ biến, tuyên truyền, giáo dục, tổ chức tập huấn, nâng cao nhận thức cho các lực lượng tham gia công tác phòng, chống thiên tai các cấp ở địa phương và cộng đồng: Mức chi theo dự toán được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và phù hợp với khả năng cân đối của Quỹ.
- Hỗ trợ mua bảo hiểm rủi ro thiên tai cho đối tượng tham gia lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai cấp xã: Mức chi căn cứ phát sinh thực tế, Ủy ban nhân dân các cấp bảo đảm kinh phí thực hiện chế độ, chính sách cho lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai cấp xã từ nguồn ngân sách nhà nước và khả năng cân đối của Quỹ (Thời gian tính từ khi được huy động, bắt đầu thực hiện nhiệm vụ đến khi hoàn thành).
- Hỗ trợ diễn tập phòng, chống thiên tai ở các cấp; tập huấn và duy trì hoạt động cho các đối tượng tham gia hộ đê, lực lượng quản lý đê nhân dân, lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai cấp xã, tình nguyện viên phòng, chống thiên tai: Mức chi căn cứ theo dự toán hàng năm được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và phù hợp với khả năng cân đối của Quỹ.
- Hỗ trợ xây dựng công cụ, phần mềm, quan trắc, thông tin dự báo, cảnh báo thiên tai tại cộng đồng: Mức chi theo dự toán được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và phù hợp với khả năng cân đối của Quỹ.
- Hỗ trợ mua sắm, đầu tư phương tiện, trang thiết bị phục vụ công tác phòng, chống thiên tai: Mức chi căn cứ theo dự toán hàng năm được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và phù hợp với khả năng cân đối của Quỹ.
2. Chi phí quản lý, điều hành hoạt động của Quỹ phòng, chống thiên tai tỉnh là 3% tổng số thu Quỹ của tỉnh, dùng để chi cho các nội dung sau:
a) Chi hỗ trợ phụ cấp kiêm nhiệm cho bộ máy quản lý, điều hành (Hội đồng quản lý Quỹ, Ban kiểm soát Quỹ và cơ quan quản lý Quỹ) với mức bằng tổng 25% tiền lương và phụ cấp lương/người/tháng.
b) Chi trả hợp đồng lao động thực hiện công việc phục vụ hoạt động của Quỹ.
c) Chi mua sắm trang thiết bị văn phòng phục vụ hoạt động của Quỹ; chi văn phòng phẩm, điện nước, xăng xe... phục vụ hoạt động của Quỹ.
Điều 4. Phân bổ cho Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã sử dụng Quỹ.
1. Ủy ban nhân dân cấp xã được giữ lại 28% số thu trên địa bàn để hỗ trợ chi thù lao cho lực lượng trực tiếp thu là 5%; chi phí hành chính phát sinh liên quan đến công tác thu quỹ là 3% và chi thực hiện các nhiệm vụ phòng, chống thiên tai tại cấp xã là 20%. số tiền thu quỹ còn lại (72% số thu trên địa bàn) nộp vào tài khoản Quỹ ở cấp huyện do Ủy ban nhân dân tỉnh ủy quyền.
Đối với các xã đặc biệt khó khăn và các xã khu vực III, Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định phân bổ tối thiểu cho Ủy ban nhân dân cấp xã bằng số tiền của cấp xã (trừ các xã nêu trên) được phân bổ thấp nhất trên cơ sở đề xuất của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện được giữ lại 23% số thu trên địa bàn (bao gồm cả số thu của cấp xã nộp về) để chi thực hiện các nhiệm vụ phòng, chống thiên tai tại cấp huyện là 20% và chi phí hành chính phát sinh liên quan đến công tác thu quỹ là 3%. Số tiền còn lại (77% số thu trên địa bàn) nộp vào tài khoản của Quỹ.
3. Phân bổ nguồn kinh phí cấp huyện, cấp xã giữ lại khi đã sử dụng và thu hồi khoản phân bổ nếu còn dư.
Chậm nhất ngày 15/01 năm sau, UBND cấp xã nộp báo cáo quyết toán kinh phí giữ lại về UBND cấp huyện; UBND cấp huyện tổng hợp báo cáo quyết toán kinh phí giữ lại của UBND cấp xã và của cấp mình nộp về Cơ quan quản lý Quỹ trước ngày 31/01 năm sau. Căn cứ vào báo cáo quyết toán của UBND cấp huyện và chi phí quản lý, điều hành hoạt động của Quỹ, Cơ quan quản lý Quỹ tổng hợp gửi Sở Tài chính thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt trước 30/3 năm sau; tham mưu UBND tỉnh quyết định thu hồi khoản phân bổ nếu còn dư hoặc quyết định phân bổ khi nguồn kinh phí cấp huyện, cấp xã giữ lại đã sử dụng hết.
Điều 5. Thẩm quyền chi
Thực hiện theo quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 17 Nghị định số 78/2021-NĐ-CP ngày 01/8/2021 của Chính phủ, cụ thể:
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, cấp huyện, cấp xã quyết định nội dung chi và mức chi thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai theo quy định tại Điều 3 của Quy định này cho các đối tượng theo đề nghị của Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cùng cấp.
2. Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh có trách nhiệm tổng hợp thiệt hại và nhu cầu hỗ trợ của Ủy ban nhân dân cấp huyện và các cơ quan, tổ chức có liên quan; tổ chức kiểm tra, rà soát và đề xuất trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.
3. Trường hợp nhu cầu hỗ trợ lớn, vượt quá khả năng cân đối của ngân sách địa phương, sau khi sử dụng ngân sách cấp mình và nguồn Quỹ được phân bổ để ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã báo cáo Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp trên chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổng hợp, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp xem xét, quyết định hỗ trợ.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 6. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, địa phương
1. Cơ quan Thường trực về phòng chống thiên tai của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) là đầu mối, chủ trì phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các Sở, ngành liên quan kiểm tra, rà soát, thống kê, tổng hợp thiệt hại và nhu cầu hỗ trợ trên địa bàn tỉnh, đề xuất trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét hỗ trợ kinh phí; Thường xuyên theo dõi, chỉ đạo Cơ quan quản lý Quỹ, các địa phương thực hiện công tác quản lý và sử dụng quỹ theo đúng quy định.
2. Sở Tài chính:
a) Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc kiểm tra, giám sát tình hình quản lý và sử dụng Quỹ.
b) Thẩm định báo cáo quyết toán hàng năm trên cơ sở đề nghị của cơ quan quản lý Quỹ cấp tỉnh.
c) Đề xuất ngân sách tỉnh hỗ trợ cho công tác phòng chống thiên tai khi nguồn Quỹ Phòng chống thiên tai không đáp ứng.
3. Quỹ phòng, chống thiên tai tỉnh (Cơ quan quản lý Quỹ)
a) Tổ chức hoạt động, quản lý, sử dụng Quỹ đúng quy định này, Quy chế tổ chức và hoạt động của Quỹ và quy định của pháp luật liên quan; tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh hướng dẫn việc lập kế hoạch thu, chi Quỹ theo quy định; thông qua Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt kế hoạch thu, chi và thông báo kế hoạch thu, chi Quỹ hàng năm.
b) Thực hiện công khai kết quả thu, danh sách và mức thu đối với các địa phương, cơ quan, tổ chức đóng góp quỹ; báo cáo quyết toán thu, chi quỹ theo địa bàn cấp huyện theo đúng quy định.
c) Báo cáo kết quả thu, chi quỹ; lập báo cáo quyết toán hàng năm của Quỹ theo đúng quy định.
d) Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh về thanh tra thường xuyên và đột xuất việc chấp hành công tác xây dựng kế hoạch thu, chi và quản lý sử dụng Quỹ tại các địa phương, đơn vị theo đúng quy định.
4. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
a) Sử dụng kinh phí hỗ trợ đảm bảo có hiệu quả, đúng mục đích, đúng đối tượng, không để thất thoát lãng phí và xảy ra tiêu cực; chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thực hiện công khai chính sách hỗ trợ của nhà nước: danh sách người được hỗ trợ; mức hỗ trợ đối với từng hộ gia đình, cá nhân, cơ quan, tổ chức bị thiệt hại do thiên tai trước và sau khi có quyết định hỗ trợ của cấp có thẩm quyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn;
b) Lập báo cáo quyết toán thu, chi Quỹ trên địa bàn và quản lý, lưu giữ hồ sơ, tài liệu theo quy định; đồng thời gửi báo cáo Cơ quan quản lý Quỹ trước ngày 28/02 hàng năm.
5. Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn
a) Sử dụng kinh phí hỗ trợ đảm bảo có hiệu quả, đúng mục đích, đúng đối tượng, không để thất thoát lãng phí và xảy ra tiêu cực; thực hiện công khai: danh sách người được hỗ trợ; mức hỗ trợ đối với từng hộ gia đình, cá nhân, cơ quan, tổ chức bị thiệt hại do thiên tai trước và sau khi có quyết định hỗ trợ của cấp có thẩm quyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn;
b) Lập báo cáo quyết toán, thu, chi Quỹ trên địa bàn; và quản lý, lưu giữ hồ sơ, tài liệu theo quy định; báo cáo về Ủy ban nhân dân cấp huyện trước ngày 31/01 năm sau để tổng hợp, thẩm định theo quy định.
1. Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật dẫn chiếu tại Quyết định này được sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc thay thế bằng văn bản quy phạm pháp luật mới thì áp dụng quy định tại văn bản quy phạm pháp luật mới.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc hoặc phát sinh, Chủ tịch Hội đồng Quản lý Quỹ chỉ đạo Cơ quan Quản lý Quỹ tổng hợp, báo cáo, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh thông qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định bổ sung, sửa đổi Quy định cho phù hợp./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.